Zing News - Tri thức trực tuyến

Cố vượt đường sắt, xế sang bị tàu tông bẹp dúm

Một chiếc ôtô hiệu Lexus chở 4 người cố tình băng ngang đường sắt đã bị tàu hỏa tông trực diện, kéo lê khoảng 10m.

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 8/10, tại đường ngang dân sinh giao cắt với tuyến đường sắt Bắc - Nam, thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Chiếc xe sang hiệu Lexus bị tàu hỏa đâm bẹp dúm
​Vào thời điểm trên, một chiếc 'xế hộp' hiệu Lexus lưu thông trên Quốc lộ 1A, mặc dù đoàn tàu hỏa Bắc - Nam đang đến gần nhưng lái xe vẫn cố băng qua điểm giao cắt dân sinh với đường sắt.
Hậu quả, chiếc xe Lexus bị đoàn tàu hỏa tông trực diện, kéo lê gần chục mét.
Cú đâm mạnh đã khiến chiếc xe 7 chỗ bị biến dạng, phần đầu bị bẹp dúm. Thấy chiếc xe gặp nạn, nhiều người dân hỗ trợ, phá kính để đưa những người trên xe Lexus đi cấp cứu.
​Liên quan vụ tai nạn, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, vụ việc đã khiến 4 người trong xe Lexus bị thương, ôtô hư hỏng nặng. Đoàn tàu đã phải dừng lại gần 20 phút để giải quyết sự việc.
Theo lãnh đạo Ban An toàn giao thông đường sắt Việt Nam, đoạn đường ngang dân sinh xảy ra vụ tai nạn trên không có rào chắn nhưng hệ thống cảnh báo bằng đèn vẫn hoạt động tốt.
Nguyên nhân là do tài xế chiếc xe sang cố tình vượt đường ngang.
Theo Ng.Hưởng - Người lao động

Ký ức “có một không hai” về phim Chí Phèo

Vai diễn để đời khiến diễn viên Bùi Cường tốn công sức tìm tòi để diễn tả giọng cười của nhân vật điển hình trong văn học.

bui cuong va ky uc "co mot khong hai" ve phim chi pheo hinh 0
NSƯT Bùi Cường trong vai Chí Phèo.
PV: Làm đạo diễn, đóng rất nhiều phim nhưng cái tên Bùi Cường luôn gắn liền với nhân vật Chí Phèo trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy". Ông nói sao về điều này?
Bùi Cường: Tôi cho đó là một may mắn của đời mình. Diễn viên nào cũng ao ước có một vai diễn để đời, được khán giả gọi bằng tên nhân vật mỗi khi xuất hiện. So với bạn bè cùng học khóa hai, lớp diễn viên trường Nghệ thuật Điện ảnh, tôi không phải người có thế mạnh về ngoại hình nên cơ hội tìm được vai diễn hay rất ít. Hồi đó, sau khi đã chọn diễn viên chán chê, cuối cùng đạo diễn Phạm Văn Khoa quyết định giao vai Chí Phèo cho tôi vì cho rằng ngoại hình, gương mặt và chiều cao của tôi rất hợp với tướng tá một anh lực điền. Tôi thấy vui mừng nhưng cũng vô cùng áp lực vì trước khi bước vào phim. Chí Phèo đã là một nhân vật điển hình của văn học.
Trong sự nghiệp diễn xuất, tôi luôn mang ơn đạo diễn Phạm Văn Khoa và nhà văn Nam Cao. Sự sáng tạo nghệ thuật của cả hai đã giúp tôi có được vai diễn để đời như ước nguyện.
bui cuong va ky uc "co mot khong hai" ve phim chi pheo hinh 1
Bùi Cường - Đức Lưu (người đóng vai Thị Nở) hội ngộ trong Giải cánh diều 2014.
PV: Nhắc về vai diễn này, điều gì khiến ông nhớ nhất?
Bùi Cường: Tôi thử uống thật nhiều rượu để biết cảm giác của người say nhưng không ăn thua. Sau cùng tôi luyện cách tập trung nhìn một ngón tay thành hai ngón để tạo ánh mắt đờ đẫn. Tôi để ý thấy ai nhập vai say cũng nhắm mắt, chân đi vắt chéo loạng choạng rồi nói lè nhè. Làm vậy trông "kịch" lắm. Tôi tập cho Chí Phèo của mình tướng đi dạng chân khật khưỡng. Khó nhất với tôi là làm sao tạo cho nhân vật của mình một giọng cười có một không hai của kẻ say. Sau nhiều ngày vắt óc suy nghĩ, tôi chợt nảy ra ý tưởng Chí Phèo khi bị đẩy vào đường cùng khác nào một con chó cắn càn. Do đó khi diễn, tôi cười khùng khục giống chú chó bị hóc xương.
Bình thường Chí Phèo suốt ngày chửi bới. Tôi nghĩ lên phim mà như vậy không nhân văn cho lắm. Tôi bèn xin đạo diễn cho nhân vật của mình hát. Khi đó tôi nhớ tới lời hát ru từ bà vú nuôi của con gái mình: "Tình tính tang, anh đang rang tép, anh thấy cô mình đẹp, anh đổ tép đi...". Không ngờ chi tiết đó trở nên hiệu quả trong phân đoạn Chí Phèo ngồi mơ về một mái ấm hạnh phúc.
Sở dĩ tôi phải đầu tư kỹ cho nhân vật như vậy vì thời đó kinh phí có hạn. Mỗi cảnh chỉ được quay tối đa hai ''đúp" vì quay nhiều rất lãng phí tiền tráng phim.
bui cuong va ky uc "co mot khong hai" ve phim chi pheo hinh 2
Đạo diễn Bùi Cường ấp ủ dự án phim tâm huyết về nhà văn Nam Cao.
PV: Trong điều kiện làm phim như vậy, thù lao của diễn viên chính như ông được trả ra sao?
Bùi Cường: Nói thật, thời đó chúng tôi làm phim vì đam mê, thù lao nhận về chỉ đủ để trả tem phiếu. Tôi nhớ hồi đó giải "Nam diễn viên chính xuất sắc" cho vai Chí Phèo được một triệu đồng. Số tiền đó đủ để đi máy bay từ Hà Nội vào Sài Gòn nhận giải thưởng và chiêu đãi bạn bè, đồng nghiệp.
Bù lại, vợ và các con tôi rất tự hào vì vừa có người thân là diễn viên vừa được cải thiện bữa ăn do tem phiếu được phân phối nhỉnh hơn một chút nhờ khoản "bồi dưỡng thanh sắc". Khi đó, mỗi tháng tôi được 15 kg gạo. Gọi là gạo nhưng nó bao gồm cả gạo và bột mì. Ngày đó chưa biết cán mì sợi hay làm bánh như bây giờ nên bột mì chỉ được vo tròn thả vào nước sôi rồi vớt ra ăn. Thịt chỉ mong lấy được miếng nhiều mỡ về rán lấy tóp và mỡ nước để xào rau. Thời đó, nhà tôi cũng như mọi gia đình công chức Hà Nội khác, thường xuyên ăn cơm độn khoai sắn. Nhờ có tiêu chuẩn nghệ sĩ của tôi mà cả nhà được "tự hào" hơn hàng xóm.
PV: Ông chăm lo thế nào cho gia đình với thu nhập không cao?
Bùi Cường: Tôi may mắn có được người vợ yêu, hiểu chồng và biết thu vén gia đình. Trong thành công của tôi không thể thiếu sự hy sinh của vợ. Từ một công chức ngành dược, cô ấy nghỉ việc ra ngoài buôn bán đủ thứ để lo cho chồng và con, từ bán cà phê đến nhận may gia công quần áo. Nhờ vậy tôi mới yên tâm ra Bắc vào Nam đóng phim liên tục những năm 1980. Sau Chí Phèo tôi còn có nhiều vai diễn đáng nhớ trong các phim Biệt động Sài Gòn, Không có đường chân trời, Kẻ giết nguời...
PV: Đầu những năm 1990, ông không đóng phim mà chuyển qua làm đạo diễn. Vì sao vậy?
Bùi Cường: Những năm 1990 là thời kỳ điện ảnh Việt Nam trầm lắng, diễn viên không có nhiều phim để đóng. Mà không làm phim, tôi chẳng biết làm gì. Tôi chỉ đam mê điện ảnh. Ngày đó dù cuộc sống có khó khăn đến mấy, tôi quyết không bỏ nghề trong khi các bạn cùng lứa nhiều người từ bỏ nghiệp diễn.
Cảm nhận mình có tố chất đạo diễn, tôi đánh liều bỏ tiền làm phim. Khi tôi làm phim đầu tay Anh hùng râu quặp, nhiều người bảo tôi dở hơi. Họ nói tôi có tiền không đi đầu tư đất mà "chơi ngông" đi làm phim. Tuy nhiên tôi tự tin vào khả năng của mình, quan trọng hơn vợ tôi hết lòng ủng hộ quyết định này. Rất may bộ phim gây tiếng vang vào thời điểm đó, đưa tên tuổi nghệ sĩ hài Minh Vượng đến với công chúng. Trên đà đó, tôi Nam tiến đạo diễn nhiều bộ phim "mỳ ăn liền" như: Chuyện tình một ngôi sao, Kẻ cướp cô dâu... Sau đó, VTV3 có chương trình "Văn nghệ Chủ nhật", tôi bắt đầu sự nghiệp làm phim truyền hình từ đó. Hiện tại tôi đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn để làm đạo diễn.
PV: Ông đánh giá sao về thực trạng làm phim hiện nay so với thời kỳ 1980 - 1990?
Bùi Cường: Tôi thấy làm phim bây giờ khó hơn thời trước rất nhiều. Đạo diễn luôn phải đảm bảo ba yếu tố: chất lượng, tiến độ nhanh, kinh phí rẻ trong khi diễn viên nhiều nhưng ít người biết cảm nhận vai diễn. Do tôi đã kinh qua nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên nên vẫn điều tiết được ba yếu tố trên.
PV: Trăn trở lớn nhất của ông với nghệ thuật là gì?
Bùi Cường: Khát vọng của tôi về một bộ phim nghệ thuật đúng nghĩa, mang giá trị nhân văn sâu sắc nhiều năm nay vẫn chưa thành hiện thực. Từ lâu tôi ấp ủ làm một bộ phim liên quan đến cố nhà văn Nam Cao. Tôi đặt tên phim là Bữa ăn cuối cùng của Lão Hạc. Trong phim tôi đề cập đến mâu thuẫn trong gia đình, xã hội quanh việc tranh giành đất đai. Tôi sẽ đặt nhân vật chính vào trong những bối cảnh đối lập và đẩy kịch tính lên tới mức khốc liệt. Các hình thức diễn xướng dân gian như Ca trù, Ả đào, hát Xẩm... sẽ được sử dụng làm âm nhạc chính trong phim. Nếu thực hiện được bộ phim này, coi như tôi đã hoàn thành tâm niệm cuối đời./.
Theo Châu Mỹ/VnExpress

Trong một gia đình có 9 người nhập viện do ngộ độc thực phẩm

Chiều 27/9, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận 9 bệnh nhân nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm.

Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Đến thời điểm 18 giờ cùng ngày, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình có 3 trường hợp ngộ độc nặng, 4 trường hợp nhẹ hơn và 2 trường hợp ngộ độc nhẹ nhất có thể tự chăm sóc cho mình.
Theo thông tin ban đầu từ Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Sở Y tế Ninh Bình, các bệnh nhân nhập viện từ 14 giờ chiều 27/9, đều là con, cháu trong gia đình bà Trần Thị Cường, 73 tuổi, thôn Lý Nhân, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đa phần các bệnh nhân nhâp viện trong tình trạng đau đầu, khô cổ, tê chân tay, hoa mắt, chóng mặt, có dấu hiệu của ngộ độc thần kinh.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã huy động tối đa cán bộ, bác sỹ, phương tiện cứu chữa bệnh nhân. Tối cùng ngày, 3 trường hợp bệnh nhân nặng nhất đang phải điều trị tích cực bằng các loại máy móc.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ông Vũ Mạnh Dương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại Khoa Cấp cứu nắm tình hình, trực tiếp chỉ đạo công tác điều trị, cứu chữa bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã huy động sự hợp tác từ Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai-Hà Nội, mời bác sỹ về phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân.
Bà Nguyễn Thị Hường, Chi cục Trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Ninh Bình cho biết, các bệnh nhân nhập viện đều ăn bữa trưa lúc 12 giờ tại gia đình bà Trần Thị Cường, thức ăn gồm có thịt vịt quay, canh rau ngót, chả thịt lợn, thịt cầy, trứng rán..
Đáng lưu ý, gia đình đã mua thịt vịt tươi sống tại chợ và nhờ một cửa hàng khác ướp gia vị và quay vịt. Hiện vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân của vụ ngộ độc thực phẩm này.
Chi cục đã lấy mẫu dịch rửa dạ dày của bệnh nhân, thức ăn thừa từ bữa ăn, gia vị ướp thịt để gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm quốc gia xét nghiệm nhằm đưa ra kết luận về vụ ngộ độc thực phẩm./.
Theo dantri.vn

Nhiều người Việt Nam đang bị ung thư do nhiễm chất amiang.

Đó là ý kiến của các nhà khoa học khi nói về tác hại của amiang đối với sức khỏe con người tại một hội thảo mới đây do Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam tổ chức.
Theo đó, tại Hội thảo về: “Sự tham gia của các tổ chức xã hội đóng góp cho kế hoạch hành động Quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiang”, các nhà khoa học cho biết: “Có nhiều ý kiến cho rằng, bột amiang vỡ ra từ các tấm lớn, tán nhỏ rồi đưa ra đồng ruộng sẽ rất tốt cho cây trồng.
Tuy nhiên, họ không thể biết rằng khi đó chính những người nông dân lại bị ảnh hưởng như những người công nhân trong nhà máy, họ hít phải chất độc này từ năm này sang năm khác và dần dần sẽ mắc phải những căn bệnh ung thư nguy hiểm”.
Cũng tại buổi Hội thảo này, các nhà khoa học lên tiếng về việc loại bỏ amiang ra khỏi cuộc sống người dân. Đặc biệt là việc sử dụng tấm lợp pro xi măng tại các gia đình. Đặc biệt là những vùng nông thôn.
“Hiện nay, ngay cả những chương trình như 135 của Chính phủ hay các chương trình hỗ trợ của các tổ chức Phi chính phủ đang tài chợ miễn phí tấm lợp pro xi măng cho người dân ở những vùng nghèo khó, việc làm này cần phải dừng lại ngay vì “nó” đang “tiếp tay” cho sự bùng phát các căn bệnh nguy hiểm như ung thư đối với những người dân nghèo.
Chúng ta không thể nói vì người nghèo mà duy trì tấm lớp pro ximăng bởi WHO đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng amiang là “sát thủ” của sức khỏe con người, đặc biệt là gây ra bệnh ung thư”, TS Trần Tuấn - Trưởng Ban thường trực hành động Liên minh vận động chính sách y tế nhấn mạnh .
Theo TS Tuấn, những người bị phơi nhiễm amiang nhiều nhất là công nhân làm ở các nhà máy tấm lợp, người sử dụng tấm lợp pro xi măng, amiang từ tấm lớp pro xi măng thải ra môi trường…
Nhiều người Việt Nam đang nhiễm chất amiang gây ung thư - 1
TS Trần Tuấn cho rằng, cần loại bỏ càng sớm càng tốt các sản phẩm có chứa amiang.
“WHO đã chỉ ra rằng amiăng gây ung thư cho phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bụi phổi amiang (xơ hóa phổi). Các bệnh liên quan đến amiang có thể phòng ngừa được, và cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh này là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiang để phòng ngừa phơi nhiễm”, TS Tuấn khuyến cáo.
Trước những ý kiến về tác hại của amiang, nhất là với những vùng nông thôn được hỗ trợ tấm lợp pro xi măng theo các chương trình của nhà nước và tổ chức phi chính phủ, ông Hoàng Xuân Lương, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ cho rằng, chúng ta cần phải tin tưởng vào những khuyến cáo của WHO về tác tại của amiang đến sức khỏe con người. Bởi WHO là tổ chức có tiềm lực nhất về đội ngũ chuyên gia cũng như cơ sở vật chất trong lĩnh vực y tế.
Đồng thời, ông Lương cũng khẳng định sẽ có những khuyến cáo đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước để mua các sản phẩm (mà chủ yếu là tấm lợp) có amiang để hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn; chỉ đạo các cơ quan báo chí của Ủy ban Dân tộc truyền thông về tác hại của amiang đến đồng bào dân tộc.
Ngoài ra ông Lương cũng kiến nghị: “Những tác hại của amiang đã được WHO là không thể phủ nhận, nguy hiểm hơn là nhiều nơi đồng bào còn hứng nước mưa từ những mái pro xi măng này để dùng trong sinh hoạt. Bởi vậy, việc nghiên cứu những tác hại của amiang cả về đường tiêu hóa, nội tiết là điều cần phải triển khai ngay”.
125 người bị phơi nhiễm amiang
Theo thống kê, năm 2008, có 7,6 triệu tử vong do ung thư cùng với 12,7 triệu ca nhiễm mới. Có khoảng 19% tất cả các ca ung thư được ước tính là có liên quan đến môi trường, kể cả nơi làm việc.
Theo đó, khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm với amiăng tại nơi làm việc. Theo ước tính của WHO, ít nhất 107 000 người chết hàng năm do ung thư phổi liên quan đến việc sử dụng hoặc đã được sử dụng là hỗn hợp sợi, kết dính với các nguyên vật liệu khác như: xi măng, chất dẻo và nhựa hoặc dệt thành vải may mặc.
Hiện nay, cả thế giới đã vào cuộc với amiang. Tại Mỹ dù amiăng chưa được cấm nhưng tiêu thụ đã giảm từ 668 000 tấn năm 1970 xuống 359 000 tấn năm 1980, 32 tấn năm 1990, 1.1 tấn năm 2000 và 1.0 tấn năm 2010.
Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng amiang. Ở Nhật, tiêu thụ amiăng là khoảng 320 000 tấn năm 1988 và giảm liên tục theo năm xuống dưới 5000 tấn năm 2005; sử dụng amiăng bị cấm năm 2012. Ở Singapore, việc nhập khẩu amiăng thô đã giảm từ 243 tấn năm 1997 xuống 0 tấn năm 2001. Tại Philippines, việc nhập khẩu amiăng thô là khoảng 570 tấn năm 1996 và 450 tấn năm 2000.
Theo Khám phá/eva.vn

Bé gái đầu tiên sinh ra từ "ống nghiệm" giờ ra sao?

18 năm trước, Lan Thy là bé gái đầu tiên ở Việt Nam được ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Câu chuyện về sự ra đời "khác người" của em đã trở thành chủ đề kỳ thị, bàn tán, em đã khóc rất nhiều khi bị gọi là đồ nhân tạo...

Bệnh viêm mũi. Bệnh nhẹ, biến chứng nặng

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc của mũi. Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề...

Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề, người bệnh thường cảm thấy ngạt mũi, chảy dịch mũi trong, ngứa mũi, họng khó chịu, ho. Mọi người cho rằng nhức đầu sổ mũi là chuyện vặt, tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì biến chứng viêm mũi xoang không hề nhẹ.
Các loại viêm mũi
Viêm mũi dị ứng: Trong các loại viêm mũi, loại hay gặp nhất là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có 2 thể: thể có chu kỳ và thể không có chu kỳ. Thể có chu kỳ xảy ra một cách đột ngột về đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Người bệnh thấy buồn buồn (nhột), cay cay trong mũi, hắt hơi từng tràng; đồng thời thấy cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Sau đó nước mũi chảy đầm đìa. Nước mũi trong như nước lã. Người bệnh thấy nặng đầu, tay chân uể oải, sợ ánh sáng; có người bị đau trán, nhức đầu... Những cơn như vậy thường xảy ra vào buổi sáng sớm. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày, có khi hằng tuần rồi tự biến mất. Mỗi năm vào đúng thời kỳ đó lại tái diễn bệnh. Thể không có chu kỳ cũng có dấu hiệu tương tự, nhưng xảy ra bất kỳ ở thời tiết nào.


Phân biệt giữa viêm mũi và cảm cúm
Viêm mũi cấp tính: Là do nhiễm vi khuẩn hoặc do virut gây ra, giai đoạn đầu do các mao mạch của tế bào mũi sung huyết, tăng xuất tiết, chảy dịch trong, sau vài ngày, dịch rỉ lắng đọng trên bề mặt niêm mạc, hình thành dịch mũi đặc.
Viêm mũi mạn tính: Do viêm mũi cấp tính điều trị không dứt điểm hoặc trị lâu ngày không khỏi. Biểu hiện sưng niêm mạc, tăng xuất tiết, dịch đặc màu vàng hoặc màu trắng, thời gian kéo dài, thường bị ngạt mũi hoặc đau đầu và nặng hơn sau mỗi lần cảm cúm.
Viêm mũi do mũi khô: Biểu hiện niêm mạc mũi khô, người bệnh thường không chảy mũi nhưng do khoang mũi khô ngứa, người bệnh thường ngoáy mũi, nên gây tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu mũi.
Viêm mũi do khô teo: Đây là một loại bệnh về mũi phát triển rất chậm, thường bệnh này có liên quan tới chứng rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, yếu tố di truyền hoặc khi mắc phải viêm mũi mạn tính. Các tuyến trong khoang mũi bị teo, dịch mũi có mủ xanh, mùi hôi...
Từ một viêm mũi nhẹ có thể gây biến chứng nặng nề
Bệnh viêm mũi nếu không được chữa trị, hoặc chữa trị không đúng cách sẽ có nhiều biến chứng và ảnh hưởng chức năng sinh lý của mũi. Sẽ xuất hiện tình trạng hô hấp khó khăn, làm giảm lượng ôxy hít vào. Ảnh hưởng chức năng và sự chuyển hóa của các bộ phận khác xung quanh mà xuất hiện một số tình trạng như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn...
Ngoài ra, có thể ảnh hưởng niêm mạc khứu giác gây mất ngửi; gây biến chứng hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản...; biến chứng mắt: rất hay gặp, nhất là ở trẻ em, vi khuẩn theo ống lệ tỵ từ mũi lên gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, túi lệ,... 
Nếu viêm mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được trị khỏi kịp thời, viêm nhiễm sẽ phát triển lây lan ra bộ phận khác, tổ chức khác của của cơ thể, như gây viêm hốc mắt, viêm dây thần kinh võng mạc, viêm não, viêm màng não, áp-xe não, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang... Hơn nữa khi viêm mũi không thở nổi, hô hấp khó khăn sẽ kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh phì đại cuốn mũi, khi ngủ thiếu ôxy, nghiêm trọng gây nhồi máu, bộc phát bệnh tim mạch, có những bệnh nhân thậm chí đột tử. 
Khoảng 90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành. Như vậy, từ một viêm nhiễm nhẹ ở mũi có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng nề khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, không thể xem thường nhức đầu sổ mũi như nhiều người vẫn tưởng. Tốt nhất, khi có biểu hiện viêm nhiễm ở khu vực tai-mũi-họng, nên đến cơ sở có chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Ngoài việc tránh các tác nhân gây viêm mũi nói chung và viêm mũi dị ứng nếu bạn bị dị ứng như sử dụng máy điều hòa, làm giảm độ ẩm trong nhà, luôn bật quạt hút khi tắm, quạt hút mùi khi nấu ăn; hút bụi thường xuyên, lau chùi nhà cửa, chăn mền giặt sạch sẽ... Ngoài ra, việc rửa mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt những người bị các triệu chứng xoang mạn tính, viêm xoang cấp, cảm lạnh, các triệu chứng do cảm cúm, rửa mũi sẽ có lợi. Tuy nhiên, không rửa mũi khi có nhiễm khuẩn tai hoặc mũi đang bị tắc gây khó thở.
Khi bạn bị cảm cúm, ban đầu cũng có biểu hiện tại mũi. Làm thế nào để có thể tự phán đoán mình bị viêm mũi hay là bị cảm cúm?
Hắt xì hơi nhiều lần: Những người bị cảm cúm thì mức độ hắt xì hơi không nghiêm trọng như người bị viêm mũi, nếu tần suất hắt xì hơi quá nhiều, rất có thể bạn đã bị viêm mũi.
Nước mũi chảy thường xuyên và liên tục: Những người bị cảm cúm thì triệu chứng ban đầu là nước mũi không nhiều, còn người bị viêm mũi thì có triệu chứng ngược lại, lúc nào cũng chảy nhiều nước mũi.
Mũi bị nghẹt và ngứa: Bị nghẹt mũi lâu ngày, phải thở bằng miệng, chức năng khứu giác bị suy giảm, người mắc bệnh viêm mũi thì xuất hiện triệu chứng mũi ngứa, người bị cảm cúm sẽ không có triệu chứng này.




Theo Sức khỏe & Đời sống

Cháu bé 13 ngày tuổi suýt bị dìm vào lu nước

Ông Trương Văn Cai (48 tuổi) - cha chị Ly chưa hết bàng hoàng kể lại: "Mọi chuyện xảy ra nhanh quá. Con tôi vừa mở cửa thì thằng Hữu xông thẳng vô nhà, túm lấy hai chân cháu bé, rồi đánh con Ly… Nó định dìm cháu tôi xuống nước!".


Theo lời ông Cai, lúc đó khoảng gần 3 giờ sáng thì ông nghe tiếng chó sủa và tiếng la hét inh ỏi trong khu phố. Khoảng 5 phút sau ông nghe tiếng đập cửa nhà mình. Do chưa biết là ai nên ông còn do dự thì con ông là Trương Việt Hùng (17 tuổi) đã nhanh chân mở cửa.
"Cửa vừa mở, tên Hữu xông thẳng vào, la hét, đập phá. Lúc này cháu Ly trong phòng sau bước ra thì tên Hữu chạy thẳng vào phòng chụp hai chân cháu Ngọc Bảo (cháu mới 13 ngày tuổi) dọa giết nếu ai đó chống cự", ông Cai kinh hãi nhớ lại.

bv-phu-quoc-1441585003015
Hiện mẹ con chị Ly vẫn còn được điều trị tại bệnh viện Đa khoa Phú Quốc.
Lo cho con, chị Ly chạy đến giằng co với tên Hữu thì bị hắn đạp văng ra. Chưa dừng lại ở đó, Hữu còn dùng một cục gạch đập vào đầu chị Ly làm chị ngất xỉu. Lúc này hắn bảo mọi người trong nhà đứng yên và đóng cửa lại. Trong lúc mọi người khuyên bảo tên Hữu, ông Cai lẻn ra cửa sau gọi điện thoại báo công an. Khoảng 30 phút sau công an thị trấn có mặt.
Khi thấy công an xuất hiện, tên Hữu càng tức giận hơn, liên tục đòi giết cháu bé nếu như người nhà và công an xông tới. Lúc này, đồng chí trưởng Công an thị trấn Dương Đông ra sức kêu gọi, thuyết phục tên Hữu trao trả cháu bé nhưng tên Hữu không lay chuyển ý định.

1-1441585175092
Căn nhà của gia đình ông Trương Văn Cai sinh sống - nơi đối tượng Hữu khống chế bé Bảo Ngọc
Nhận thấy tên Hữu có biểu hiện ngáo đá, không kiểm soát được hành vi của mình và đặc biệt là hắn có ý định dìm cháu bé vào lu nước gần đó nên lực lượng chức năng đã nổ súng bắn đối tượng khiến hắn quỵ xuống. Lúc này khoảng 5 giờ sáng, lực lượng chức năng áp sát khống chế đối tượng Hữu và đưa mẹ con chị Ly cùng tên Hữu đến Bệnh viện đa khoa Phú Quốc cấp cứu.
Thiếu tá Lê Minh Chánh - trưởng công an thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc cho biết: "Trong tình thế quá nguy cấp đến tính mạng cháu bé nên tôi phải nổ súng để khống chế đối tượng. Tuy nhiên do vết đạt trúng bụng làm đối tượng tử vong và tôi cũng rất lấy làm tiếc khi phải sử dụng đến phương cách nổ súng để giải cứu cháu bé".

me-con-chi-ly-1-1441585002969
Hiện mẹ con chị Ly đang hồi phục sức khỏe.

Anh  Bảo – chồng chị Ly cho biết thêm, từ lúc tên Hữu xông vào nhà cho đến trúng đạn qụy xuống, hắn đã quay cháu bé 13 ngày tuổi hơn 1 giờ đồng hồ. "Nếu các anh công an không nổ súng tôi nghĩ con tôi sẽ khó lòng qua khỏi, vì hắn có thể văng con tôi đi hoặc dìm con tôi xuống nước...", anh Bảo nói.
17 giờ ngày 6/9, lực lượng chức năng đã khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể đối tượng Hữu cho gia đình đưa về lo hậu sự. Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình đối tượng Hữu chưa đến thăm hỏi gia đình chị Ly cũng như chưa có một động thái khiếu nại nào về cái chết của Hữu.
Khoảng 17 giờ 30 cùng ngày, chị Ly đã hồi tỉnh sau cơn hôn mê và nói chuyện được với người thân. Gia đình cho biết, khi nào chị Ly hoàn toàn tỉnh táo, nếu cần thiết gia đình sẽ xin bệnh viện chuyển lên tuyến trên điều trị.
Công an thị trấn Dương Đông cho biết, đối tượng Hữu đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản.

Theo  dân trí

Bà lão ăn xin và tờ 5000 đồng

Câu chuyện xúc động về 5.000đ của bà lão ăn xin đang gây sốt trên cộng đồng mạng và khiến nhiều người phải giật mình suy ngẫm.

Hiện nay, cư dân mạng đang chia sẻ câu chuyện về tấm lòng của một bà cụ ăn xin khiến nhiều người không khỏi cảm động. Tuy nghèo khó về tiền bạc, vật chất, nhưng cụ lại rất giàu tình cảm và tự trọng. Hành động đẹp của bà khiến mọi người đều phải nể phục và phải giật mình suy ngẫm về cuộc sống.



Nguyên văn câu chuyện đang được lan truyền từ một trang cá nhân như sau: "Hôm nay là lần đầu tiên trong đời phải nhận tiền của người ăn xin mà không thể nào từ chối! Chuyện là vậy. Vô quán vừa kêu tô hủ tiếu thì bà cụ đến. Lúc móc tiền cho, thoáng thấy bà nhìn tô hủ tiếu rồi chép miệng nuốt vội nước bọt nên ngỏ ý gọi cho bà một tô. Chắc quá đói, bà cụ đồng ý rồi bê tô hủ tiếu ra ngồi một góc ăn ngon lành. Ăn xong, bà già bước tới nói cám ơn rồi móc ra 5.000 đồng bảo 'cho bà hùn với con, con không lấy là bà không đi'. Tự nhiên thấy vui vui...".

Công trình nước sạch khiến cho hàng chục nhà dân nứt toác?

Sau khi công trình nước sạch đi vào hoạt động không lâu, hàng chục ngôi nhà dân bỗng dưng nứt toác, nhiều giếng khoan, ao hồ gần đó cũng trơ đáy. Người dân hoang mang nghi ngờ nguyên nhân chính là do nhà máy nước sạch gây nên.



Hàng chục hộ dân hoang mang vì nhà bỗng dưng nứt toác
Nhà, đường nứt; ao, giếng cạn kiệt
Theo phản ánh của các hộ dân thôn Bùi 2, xã Tiến Lộc (huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa), bao nhiêu năm qua ở đây chưa bao giờ xảy ra tình trạng như trên. Tuy nhiên, từ sau khi nhà máy nước sạch được xây dựng và đi vào hoạt động, một thời gian ngắn sau đó bắt đầu xuất hiện những vết nứt  tường, nền nhà sụt. Không những vậy, những chiếc giếng khoan hay ao hồ gần đó cũng bỗng nhiên cạn kiệt, không một giọt nước.
Ông Hoàng Ngọc Ngôn lo lắng cho biết: “Ban đầu xuất hiện những vết nhỏ, nghĩ bình thường nên tôi không để ý. Đến khi vết nứt ngày càng há rộng và xuất hiện thêm nhiều vết rạn nứt mới hoang mang. Hiện căn nhà cấp 4 của gia đình có nhiều chỗ trên tường đã bị nứt toác hết. Gia đình tôi bây giờ sống trong nhà vô cùng bất an vì sợ nhà đổ lúc nào không biết, đặc biệt là mùa mưa lũ sắp tới”.

01-26b8a
02-7ab28
Những vết nứt bất thường trong nhà ngày càng lớn khiến người dân vô cùng hoang mang

Cùng chung tình trạng với gia đình ông Ngôn là hàng chục ngôi nhà ở thôn Bùi 2. Theo phản ánh của bà con, đến nay hầu hết các hộ dân thôn Bùi 2 đều có hiện tượng rạn nứt tường nhà, trong đó có 36 hộ bị nứt thấy rõ được các cơ quan chức năng xuống kiểm tra và đánh dấu theo dõi. Gia đình bà Nguyễn Thị Hài ông Hoàng Ngọc Cạy là những hộ bị ảnh hưởng nặng nhất, tường nhà nứt nham nhở khắp nơi. Không chỉ có nứt tường mà nền nhà, sân vườn cũng có vết nứt gãy rất khó hiểu.
Không chỉ nứt, sụt nền nhà mà đến đường bê tông cũng bị nứt toác... Trong khi đó, toàn bộ nguồn nước tự nhiên, ở giếng khơi, giếng khoan bị cạn kiệt dân không có nước tưới cây, tưới rau, vệ sinh chuồng trại
“Chúng tôi ở đây hàng chục năm, nhưng chưa bao giờ thấy giếng cạn nước kể cả những năm hạn hán kỷ lục. Đến nay giếng nhà nào cũng trơ đáy, khiến chúng tôi vô cùng khó khăn trong việc tắm giặt, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại” – ông Hoàng Ngọc Ngôn nói.
Ngay trong buổi tìm hiểu của PV thì nhà ông Hoàng Ngọc Duy bị rơi một mảng trần nhà khiến cả gia đình đang ngủ trưa sợ hãi chạy ra ngoài. Qúa hoảng sợ, ông Duy đã đạp xe  ra ủy ban xã báo cáo sự việc.

03-13b14
Cổng của một hộ dân cũng bị nứt toác

“Cả gia đình đang nghỉ trưa thì bỗng có một tiếng động rất lớn trong buồng, mọi người trong nhà chạy vào thì thấy một đống vôi vữa bắt tung tóe khắp nhà, nhìn lên trên thì thấy lộ ra một mảng trần rất to. Hoảng quá gia đình tôi chạy hết ra ngoài sân” – ông Duy kể lại.
Ghi nhận thực tế cho thấy, trần nhà ông Duy rơi một mảng vôi vữa rất lớn có chiều dài khoảng 1 m, chiều rộng khoảng 60 cm. Tại điểm bong tróc này có một vết nứt chạy dài, nước ngấm qua trần tạo thành vết.
Được biết, xã Tiến Lộc là xã có truyền thống làm nghề rèn, do việc ô nhiễm từ hoạt động của làng nghề, lo lắng cho sức khoẻ của người dân nơi đây mà các cấp ngành chức năng đã nỗ lực, ưu ái cho xã này một nhà máy nước sạch từ nguồn vốn ADB. Thế nhưng, niềm vui do nhà máy nước sạch đi vào hoạt động chưa tròn một năm thì hàng loạt hộ dân sống gần khu vực nhà máy lại hoang mang vì nỗi lo nhà sập.
Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân
Trước tình trạng trên, người dân đã phản ánh sự việc với chính quyền địa phương và đã có nhiều đoàn kiểm tra, đo đếm, xác nhận có hiện tượng như người dân phản ánh. Tuy nhiên, nguyên nhân có phải do nhà máy nước sạch gây nên không thì vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Ông Hoàng Văn Thiêm, Phó chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, cho biết:. “Tình trạng nứt nhà, đường hay ao giếng cạn kiệt được người dân phản ánh là do nhà máy nước sạch gây ra tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán chứ chưa có kết luật chính thức nào được đưa ra. Địa phương đã đề nghị cấp trên mời các kỹ sư, chuyên gia địa chất về kiểm tra làm rõ nguyên nhân cho người dân yên tâm”.
Cũng theo ông Thiêm thì lúc đầu có 16 hộ nhưng đến nay đã tăng lên 36 hộ bị nứt nhà.

04-c1630
Những vết nứt như thế này xuất hiện ở hàng chục hộ dân thôn Bùi 2

Ông Nguyễn Xuân Trang, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa (đơn vị quản lý trạm cấp nước sạch xã Tiến Lộc) nhận định có thể việc khai thác nguồn nước ngầm quá lớn dẫn tới hụt hẫng nguồn nước phía dưới gây ra nứt gãy tầng địa chất, cộng thêm đó tại khu vực thôn Bùi 2 người dân sống tựa lưng vào núi tiếp giáp với cánh đồng nên khi nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức sẽ gây sụt lún làm nứt nhà dân.
“Sau khi ghi nhận thực tế, chúng tôi đã báo cáo Sở NN-PTNT và các ban ngành liên quan để đưa ra biện pháp xử lý. Một đoàn công tác của Cục quán lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) cũng đã về kiểm tra, ghi nhận thực tế và khuyến cáo chúng tôi giảm tần xuất bơm nước từ 100% công suất xuống 50% để theo dõi diễn biến, chờ kết luận cuối cùng” – ông Trang nói.
Được biết, ngày 13/8, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi các ban ngành có liên quan yêu cầu nhanh chóng thuê nhà tư vấn xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Chỉ đạo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tính toán nhu cầu sử dụng nước của các hộ dân thuộc Dự án, chỉ khai thác lượng nước đủ cấp cho sinh hoạt.
Trong khi chờ kết luận của cơ quan chuyên ngành, các nhà khoa học xác định hiện tượng rạn nứt, tiếp tục theo dõi hiện tượng trên nếu có bất thường dừng ngay việc khai thác báo cáo kịp thời lên cấp trên để có biện pháp xử lý. Đồng thời khẩn trương phối hợp với UBND xã Tiến Lộc lập biên bản xác định các vết nứt, thiệt hại về tài sản để làm cơ sở cho việc hỗ trợ, bồi thường.
( theo dantri.vn)

Hơn 300 người dân Bột Xuyên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Ngày 13/9, đoàn từ thiện của Soha News, BV Bạch Mai và Công ty Sao Thái Dương đã về xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để khám bệnh miễn phí cho người dân nơi đây.

    Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng biên tập, Giám đốc Soha News cho hay: “Đây là một trong những hoạt động từ thiện thường xuyên của đoàn nhằm giúp đỡ những người cao tuổi, những người dân thuộc diện khó khăn ở những vùng quê nghèo, không có điều kiện đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Mong muốn của đoàn là nâng cao sức khoẻ cộng đồng”.
    Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng biên tập, Giám đốc Soha News (Ảnh: Kim Ngân)
    Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng biên tập, Giám đốc Soha News (Ảnh: Kim Ngân)
    Trong lần làm từ thiện này, ngoài việc khám bệnh miễn phí cho hơn 300 người dân, cấp thuốc miễn phí từ nguồn thuốc của Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Sao Thái Dương cũng có khoảng 300 suất quà, mỗi suất trị giá gần 600.000 đồng để tặng người dân.
    Sau khi được khám, cụ Bùi Thị Tái (93 tuổi) không giấu nổi xúc động nói: “Tôi vui quá. Cám ơn các bác sỹ đã khám cho chúng tôi”.
    Cụ Bùi Thị Tái xúc động
    Cụ Bùi Thị Tái xúc động
    Còn cụ Đỗ Thị Tân (84 tuổi) chia sẻ: “Các bác sỹ vui vẻ lắm. Con cháu thì bận, tôi rất ít đi khám. Mấy năm nay tôi không đi khám vì yếu quá. Hôm nay, được đoàn bác sỹ về khám, chúng tôi rất cảm ơn”.
    Cùng chung cảm nhận về các bác sỹ khoác áo Thanh niên tình nguyện trong đoàn từ thiện, cụ Kim Ngọc Bội (81 tuổi) nói: “Các bác sỹ vui vẻ lắm. Còn nhớ, ngày nghe UBND xã thông báo về việc đoàn từ thiện về xã, chúng tôi phấn khởi lắm. Các bác sỹ bảo tôi bị nhiều bệnh như khớp, dạ dày nhưng tình trạng sức khoẻ hiện nay là tương đối tốt”.
    Cụ Kim Ngọc Bội: Các bác sỹ vui vẻ lắm
    Cụ Kim Ngọc Bội: "Các bác sỹ vui vẻ lắm"
    Với sự tích cực làm việc, cuối buổi khám bệnh, Thạc sỹ Hoàng Văn Dũng – Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Bạch Mai cho hay về tình hình sức khoẻ của những người dân được khám: “Đây dù là vùng đồng bằng, không khí khá trong lành nhưng bệnh của những người dân nơi đây cũng giống như ở những vùng khác, đó là bệnh người già: tăng huyết áp, thoái hoá khớp, loãng xương, bệnh lý dạ dày, bệnh lý nhiễm trùng.
    Bên cạnh đó, chúng tôi thấy có điểm nổi bật lên là bệnh tăng huyết áp nhiều. So với các nơi khác, tỷ lệ tăng huyết áp ở địa phương này cao hơn rất nhiều dù tuổi thọ trung bình ở khu vực này không phải là cao nhất – khoảng 70% số người được khám. Để lý giải được việc này thì cần phải có một cuộc khảo sát rộng hơn các yếu tố nguy cơ. Một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tăng huyết áp là ăn mặn – thói quen sử dụng muối nhiều trong bữa ăn, ngoài ra cũng có khả năng là mỡ máu… nói chung là liên quan đến dinh dưỡng.
    “Sau những buổi khám bệnh như thế này, chúng tôi sẽ có báo cáo với địa phương để địa phương có kế hoạch chuẩn bị thuốc ở trạm y tế, dự phòng tai biến mạch máu não”, anh Hoàng Văn Dũng nói.
    “Bật mí” với chúng tôi về hoạt động từ thiện trong thời gian tới của đoàn bác sỹ bệnh viện Bạch Mai, ThS. Hoàng Văn Dũng cho biết: “Từ thiện là hoạt động khá nổi bật ở bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi đang tập trung cho những vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, khu vực nông thôn khó khăn ở TP. Hà Nội cũng được chúng tôi chú ý đến. Tới đây, chúng tôi sẽ tới vùng ATK ở Thái Nguyên. Đó là vùng căn cứ cách mạng, vùng nghèo còn nhiều khó khăn”.
    Là một trong những thành viện của đoàn từ thiện, ông Hoàng Văn Giáp – cán bộ phụ trách truyền thông của Công ty Sao Thái Dương - khẳng định hoạt động khám bệnh miễn phí cho những người cao tuổi, những người dân có hoàn cảnh khó khăn là “hết sức cần thiết, các bác sỹ đã rất nhiệt tình khám bệnh cho người dân”.
    Cuối buổi làm việc, Chủ tịch UBND xã Bột Xuyên - phát biểu: “Các bác sỹ đã làm việc rất vất vả, nhiệt tình, chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn tấm lòng của đoàn từ thiện”.
    Dưới đây là một số hình ảnh về buổi làm việc của đoàn từ thiện ở xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội:
    Theo kế hoạch được UBND xã Bột Xuyên thông báo trước đó, nhiều người dân đã có mặt từ sáng sớm để đón và được các bác sỹ trong đoàn từ thiện về khám
    Theo kế hoạch được UBND xã Bột Xuyên thông báo trước đó, nhiều người dân đã có mặt từ sáng sớm để đón và được các bác sỹ trong đoàn từ thiện về khám (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    Thuốc dành cho buổi khám miễn phí của Bệnh viện Bạch Mai
    Thuốc dành cho buổi khám miễn phí của Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Tuấn Nam)
    Niềm vui của người dân khi đón đoàn từ thiện
    Niềm vui của người dân khi đón đoàn từ thiện (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    Bác sỹ tư vấn cho người dân đến khám (Ảnh: Tuấn Nam)
    Bác sỹ tư vấn cho người dân đến khám (Ảnh: Tuấn Nam)
    Không chỉ được khám và cấp thuốc miễn phí, người dân đến khám còn được nhận một suất quà từ Công ty Sao Thái Dương
    Không chỉ được khám và cấp thuốc miễn phí, người dân đến khám còn được nhận một suất quà từ Công ty Sao Thái Dương (Ảnh: Tuấn Nam)
    Đoàn từ thiện chụp ảnh lưu niệm tại nhà văn hoá thôn Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi cách đây 5 tháng, Soha News đã tặng thư viện với nhiều thể loại sách cho người dân
    Đoàn từ thiện chụp ảnh lưu niệm tại nhà văn hoá thôn Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi cách đây 5 tháng, Soha News đã tặng thư viện với nhiều thể loại sách cho người dân (Ảnh: Tuấn Nam)
theo Đại Lộ

    Cận cảnh ngôi nhà của người phụ nữ Tày nghèo nhất Tuyên Quang

    Căn nhà trống hoác bằng phên nứa là “tổ ấm” nhiều năm nay của vợ chồng chị Quế ở xã nghèo thuộc tỉnh Tuyên Quang.

    Người phụ nữ Tày Ma Thị Quế (SN 1979) ở Khuổi Phát, xã Kim Quang, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang được người dân trong vùng ví von “Khổ như Ma Quế” vì gần chục năm nay mình chị chạy vạy thuốc thang, chăm chồng bị liệt nuôi 3 con nhỏ ăn học mà không một lời kêu than.
    Người phụ nữ Tày Ma Thị Quế (SN 1979) ở Khuổi Phát, xã Kim Quang, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang được người dân trong vùng ví von “Khổ như Ma Quế” vì gần chục năm nay mình chị chạy vạy thuốc thang, chăm chồng bị liệt nuôi 3 con nhỏ ăn học mà không một lời kêu than.


    Năm 2008, chồng chị bị viêm đa khớp phải nằm liệt một chỗ, không ngồi dậy được, chứ nằm như vậy trên giường không động đậy nên mọi sinh hoạt, ăn uống của anh đều do chị và các con làm. Hàng ngày bón cho anh từng thìa cơm suốt 6 năm qua, chị khóc cạn nước mắt vì thương anh, thương con.
    Năm 2008, chồng chị bị viêm đa khớp phải nằm liệt một chỗ, không ngồi dậy được, chứ nằm như vậy trên giường không động đậy nên mọi sinh hoạt, ăn uống của anh đều do chị và các con làm. Hàng ngày bón cho anh từng thìa cơm suốt 6 năm qua, chị khóc cạn nước mắt vì thương chồng, thương con.


    Anh Vàng A Thạch nằm 1 chỗ suốt 6 năm qua.
    Anh Vàng A Thạch nằm 1 chỗ suốt 6 năm qua.
    Ngôi nhà chị trống hoác, bức tường che mưa nắng được làm bằng tấm nứa phên ốp vào, bên trong nhà chẳng có gì đáng giá, quạt điện, bàn thờ..đều không có. Nói rồi chị chỉ vào chiếc ti vi đen trắng để ở giường của anh chồng nói đó là vật giá trị nhất được người “buôn sắn dưới xuôi mang lên cho” và chiếc xe đạp mini chị chắt chiu mua cho con lớn đi học dưới xuôi.
    Ngôi nhà chị trống hoác, bức tường che mưa nắng được làm bằng tấm nứa phên ốp vào, bên trong nhà chẳng có gì đáng giá, quạt điện, bàn thờ..đều không có. Nói rồi chị chỉ vào chiếc ti vi đen trắng để ở giường của chồng nói đó là vật giá trị nhất được người buôn sắn dưới xuôi mang lên cho và chiếc xe đạp mini chị chắt chiu mua cho con lớn đi học.
    Những đồ dùng cũ kỹ, đối với gia đình chị, chăn màn, những bộ quần áo mới, tủ quần áo…là những vật dụng xa xỉ, đáng mơ ước những năm qua.
    Những đồ dùng chăn màn, những bộ quần áo mới, tủ quần áo…là những vật dụng xa xỉ, đáng mơ ước những năm qua. Chị kể rằng, năm 2009 được nhà nước cho vay vốn xóa đói giảm nghèo 8 triệu đồng với hơn 8 triệu tiền hỗ trợ xóa nhà tạm, chị gom góp vay mượn “bà vãi” (mẹ chị - PV), anh chị em trong nhà để làm phên, lợp tấm proximăng để kiên cố ngày mưa gió.
    Còn trước đó, cả gia đình anh chị sống trong căn nhà xập xệ, tạm bợ, chật chội mà giờ chị làm đấy là chỗ nấu nướng cho gia đình. Chị hồi tưởng lại ngày mới lấy nhau, hai vợ chồng chẳng có chỗ mà nằm, những đêm mưa gió co quắp nhường nhau chỗ khô.
    Còn trước đó, cả gia đình anh chị sống trong căn nhà xập xệ, tạm bợ, chật chội mà giờ chị làm đấy là chỗ nấu nướng cho gia đình. Chị hồi tưởng lại ngày mới lấy nhau, hai vợ chồng chẳng có chỗ mà nằm, nấu nướng, nhiều đêm mưa gió co quắp nhường con chỗ nằm ấm, khô ráo.
    Thiếu thốn là thế, nhưng anh chị vẫn quyết cho mấy đứa con đi học đầy đủ. “Bọn trẻ đi học được nhà trường cho mượn sách vở, được hỗ trợ tiền học.
    Thiếu thốn là thế, những bữa cơm đạm bạc cơm trộn muối nhưng vợ chồng luôn hòa thuận, yêu thương, kiên cường nuôi con ăn học.
    Biết thông tin qua bài viết trên Soha.vn, nhóm Sống Hướng Thiện cùng các nhà hảo tâm đến tận nơi trao tặng 6 triệu đồng tiền mặt, 1 xe đạp trị giá 2 triệu đồng, đèn tích điện, quần áo, sách vở, chăn màn ấm và các vật phẩm thứ yếu như 100 kilogam gạo, 10 lít dầu ăn, 4 thùng mì tôm, 2 kilogam mì chính, muối mắm, đường, chậu nhựa…cho gia đình anh chị Thạch.
    Biết thông tin qua bài viết trên Soha.vn, nhóm Sống Hướng Thiện cùng các nhà hảo tâm đến tận nơi trao tặng 6 triệu đồng tiền mặt, 1 xe đạp trị giá 2 triệu đồng, đèn tích điện, quần áo, sách vở, chăn màn ấm và các vật phẩm thứ yếu như 100 kg gạo, 10 lít dầu ăn, 4 thùng mì tôm, 2 kg mì chính, muối mắm, đường, chậu nhựa…cho gia đình anh chị Thạch.
    Anh chị có với nhau ba mặt con (1 gái, 2 trai), bé lớn tên Vàng Thị Phượng (2001); bé thứ hai tên Vàng Văn Toàn (2003) và bé Vàng Văn Dân (2005). Dù cuộc sống thiếu thốn, “khổ không để đâu cho hết” nhưng anh chị luôn kiên cường, lạc quan sống tiếp. Đối với anh chị, cuộc đời hai vợ chồng có khổ thế nào, cả đời ngai lưng trả nợ 30 – 49 triệu thì tâm nguyện lớn nhất vẫn mong muốn cho các con đi học đầy đủ lấy cái chữ.
    Anh chị có với nhau ba mặt con (1 gái, 2 trai), bé lớn tên Vàng Thị Phượng (2001); bé thứ hai tên Vàng Văn Toàn (2003) và bé Vàng Văn Dân (2005). Dù cuộc sống thiếu thốn, “khổ không để đâu cho hết” nhưng anh chị luôn kiên cường, lạc quan sống tiếp. Đối với anh chị, cuộc đời hai vợ chồng có khổ thế nào, cả đời ngai lưng trả nợ 30 – 49 triệu thì tâm nguyện lớn nhất vẫn mong muốn cho các con đi học đầy đủ lấy cái chữ.
    theo Đại Lộ