Zing News - Tri thức trực tuyến

Đậu đũa - món ăn tốt cho bé tập ăn dặm

Đậu đũa, hay còn gọi là đậu que rất giàu canxi, một bát nhỏ đậu que chứa đến 66mg canxi. Tuy nhiên, đậu que lại nghèo vitamin A và vitamin C.

Các chất dinh dưỡng khác có trong đậu que giúp ngăn ngừa chứng hen suyễn, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chứng viêm khớp, nhiễm trùng tai và cảm cúm. Đó là lý do cha mẹ chọn đậu que vào thực đơn ăn dặm cho con.

Thời điểm cho bé ăn đậu que

Đậu que được xếp vào nhóm thức ăn ít có khả năng gây dị ứng cho bé. Cha mẹ có thể yên tâm khi cho bé mới ăn dặm thưởng thức đậu que.

Tuy nhiên, vì đậu que khá cứng, rất khó để xay nhuyễn đậu que thành hỗn hợp mềm, mịn; vì thế, chờ đến khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi, mới thử cho bé ăn đậu que. Nhiều cha mẹ quyết định chờ đến khi bé biết bốc thức ăn mới cho bé thử ăn đậu que.

Đậu đũa - món ăn tốt cho bé tập ăn dặm 1

Cách chế biến

Hấp hoặc luộc với một chút nước là hai cách làm đơn giản với đậu que. Chờ cho nước sôi, sau đó, mới thả đậu que vào nồi luộc. Tránh luộc đậu que quá 15 phút vì với thời gian dài, đậu que dễ bị mềm nhũn và mất màu. Nấu chín đậu que là cách chế biến thích hợp dành cho bé nhưng không nên để đậu que chín tới mức mất đi màu xanh.


Tham khảo 2 món với đậu que:

1. Đậu que xay nhuyễn: Đậu que được rửa sạch, tước bỏ xơ, cho vào nồi hấp, đến khi chín mềm. Tiếp đến, cho đậu que vào máy, xay nhuyễn. Dùng rây lọc lại hỗn hợp đậu, để loại bỏ những mảnh hạt đậu bị vỡ, nằm lẫn trong hỗn hợp. Thêm vào hỗn hợp đậu que chút nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cuối cùng, trộn đều hỗn hợp và cho bé thưởng thức.

Đậu đũa - món ăn tốt cho bé tập ăn dặm 2

2. Đậu que, carrot, bí xanh (cho bé tập ăn bốc). Hấp chín đậu que, carrot và bí xanh. Sau đó, thái chúng dưới dạng hạt lựu, trộn đều lên và cho bé dùng tay bốc ăn. Thức ăn ấm hay lạnh đều khiến bé thích thú.

Thức ăn trộn chung với đậu que là: carrot, bí xanh, khoai tây; lúa gạo, đậu phụ; thịt gà, thịt bò.




Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn chế biến ăn dặm kiểu Nhật để con tập nhai 
Đậu đũa - món ăn tốt cho bé tập ăn dặm 3
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé

Nếu tập ăn dặm, có thể cho bé thử khoai lang với nước ép táo; khoảng 8 tháng tuổi, có thể cho bé ăn thịt gà (thịt bò) kèm carrot.

Giai đoạn mới ăn dặm đến 8 tháng tuổi

1. Bí đỏ, chuối chín và nước ép táo

Dầm nhuyễn bí đỏ đã được hấp (luộc) chín với một phần chuối chín. Thêm vào hỗn hợp nước táo ép.

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 1

2. Bí đỏ và chuối chín

Bí đỏ hấp chín rồi trộn chung với chuối chín.

3. Nước xốt táo và nước xốt lê


Trộn táo và lê (được hấp chín và xay nhuyễn) với nhau.

4. Chuối chín và quả bơ

Chuối chín và quả bơ là món ngon cho bé. Có thể thêm hỗn hợp quả này vào bột ăn dặm: Trộn bột với nước ấm; sau đó, cho hỗn hợp quả vào bột rồi trộn đều lên.

5. Bí đỏ và bột ăn dặm

Trộn lẫn bí đỏ (hấp chín, dầm nhuyễn) với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.

6. Táo và bột ăn dặm

Trộn lẫn một phần nước xốt táo với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.

7. Khoai lang và nước táo ép

Thêm chút nước táo ép vào hỗn hợp khoai lang được hấp chín, dầm nhuyễn sẽ khiến khoai có vị ngọt, thơm hơn.

Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

1. Đậu Hà Lan, carrot và bột ăn dặm

Có thể thêm vào hỗn hợp trên một chút nước táo ép và sữa chua sau khi đã múc bột ra bát.

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 2

2. Đậu que và khoai tây

Trộn lẫn đậu que với khoai tây thành hỗn hợp mịn. Có thể thêm nước ép táo hoặc nước ép lê khiến bé ngon miệng.

3. Khoai lang và bột ăn dặm

Thêm khoai lang vào bát bột ăn dặm cho bé; sau đó, múc bột ra bát rồi thêm sữa chua.

4. Các món kết hợp với đậu phụ

- Đậu phụ trộn lẫn với nước táo ép.

- Trộn lẫn đậu phụ với quả bơ và quả lê.

- Trộn đậu phụ với chuối chín.

5. Các món với thịt gà (thịt bò)

- Thịt gà (thịt bò) trộn cùng carrot (có thể thêm nước ép táo)

- Thịt gà (thịt bò) trộn chung với bí đỏ hoặc khoai lang.

Một số cách kết hợp khác:

- Dâu tây và bánh mỳ nướng
Vitamin C có trong dâu tây làm biến đổi chất sắt có trong bánh mỳ nướng thành một dạng mà cơ thể dễ hấp thu.

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 3

- Cháo (bột) yến mạch (oatmeal) và sữa công thức

Magiê có trong bột yến mạch tăng khả năng hấp thụ canxi có trong sữa.

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 4

- Dầu olive và rau xanh

Những loại rau như súp lơ xanh, cải bó xôi (rau chân vịt), quả bí đao; thậm chí cả ớt xanh, những loại rau có lá màu xanh đậm đều có thể kết hợp với dầu olive. Chất béo “khỏe mạnh” trong dầu olive giúp cơ thể hấp thu tốt chất chống oxy hóa có trong rau xanh.

Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 5

- Thịt gà và carrot

Súp thịt gà, carrot là món ăn thích hợp cho bé khi ốm. Chất kẽm có trong thịt gà giúp cơ thể chuyển hóa tốt vitamin A có trong carrot.
Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 6



Nghe thì có vẻ đơn giản, bạn nghĩ rằng chỉ cần nghiền hoặc xay nhuyễn là xong? Làm rau củ nghiền cho bé đôi khi lại có thể phức tạp hơn một chút đấy!
Những cách kết hợp thực phẩm có lợi cho sức khỏe bé 7
Theo Mai Anh / Pháp Luật Xã Hội

Những nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho con

Bảo quản thức ăn dặm trong ngăn đá tủ lạnh là cách làm của nhiều người mẹ bận rộn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vài điểm sau nếu muốn bảo quản đồ ăn dặm của con trong ngăn đá tủ lạnh:

- Bạn có thể mua những chiếc khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ(tương tự khay để đá viên trong tủ lạnh) để giữ thực phẩm đông lạnh cho bé. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải, tránh lãng phí. Chỉ cần ước lượng số gram thịt (tôm, cua, rau, củ…) cho mỗi bữa của con là rã đông số ô vuông thức ăn tương ứng. Ngoài ra, khay nhựa kiểu này còn dễ dàng khi cọ rửa, tráng nước nóng hoặc rửa với nước rửa bát chuyên dụng.

Những nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho con 1

- Dùng thìa múc từng thìa thức ăn được nghiền nhuyễn vào mỗi ô nhỏ trên khay. Bạn có thể trộn thức ăn với sữa mẹ trước khi mang cả hỗn hợp đó vào ngăn đá. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất
sữa công thức lại chống chỉ định bảo quản đông lạnh sản phẩm của họ. Nếu muốn thêm sữa mẹ vào hỗn hợp nào đó để đông lạnh, cần chọn sữa mẹ mới vắt (chứ không phải sữa mẹ đã được đông lạnh sẵn). Nếu không thích, có thể trộn sữa mẹ vào hỗn hợp thức ăn sau khi thức ăn đó được rã đông.

- Cố định khay thức ăn với lớp nylon chuyên dụng, dùng để bao thức ăn; sau đó, dãn nhãn loại thức ăn, ngày chế biến lên trên (nếu cần).

- Thức ăn đã được rã đông thì không nên đông lạnh lại lần nữa.

Những nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho con 2

- Thức ăn đông lạnh càng cho bé dùng sớm hết thì càng tốt (có thể trong vài ngày đến vài tuần). Các chuyên gia gợi ý, nếu bảo quản đúng cách, thức ăn để trong ngăn đá có thể sử dụng trong vòng 3 tháng mà vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng.

- Các loại thịt để đông lạnh thì dễ dàng hơn so với rau xanh và hoa quả. Nhưng khi tan, chúng dễ bị thay đổi màu sắc và kết cấu. Có thể nấu chín thực phẩm, nghiền nhuyễn rồi cho vào ngăn đá thay vì dùng thực phẩm tươi sống.

- Tránh để thức ăn trong lọ (hộp) thủy tinh rồi đặt vào ngăn đá. Chất liệu thủy tinh có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.




Học cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cực nhàn của mẹ Việt ở Tokyo (P3) 
Những nguyên tắc bảo quản đồ ăn dặm cho con 3
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé

Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!

Với các bé, ngoài bữa chính ra thì các bữa phụ cũng khá quan trọng. Trong thời kỳ ăn dặm thì bữa phụ của các bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng khi bé tròn 1 tuổi rưỡi (cũng là lúc kết thúc thời kỳ ăn dặm) thì các bữa phụ bắt đầu thay bằng những đồ ăn điểm tâm khác.

Lần này mẹ Bee đi học lớp chế biến bữa phụ cho bé, mặc dù Bee chưa hết thời kỳ ăn dặm nhưng mẹ cứ học để biết trước, như vậy sẽ có thêm nhiều sự chuẩn bị cho thời gian tới.

Lớp học lần này được hướng dẫn bởi cô giáo phụ trách về dinh dưỡng cho trẻ và có rất nhiều bà mẹ đến tham gia.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bữa phụ cho trẻ mặc dù cần có đủ dinh dưỡng nhưng không quá cầu kỳ và phức tạp. Các mẹ có thể dùng chính đồ ăn có trong tủ lạnh hoặc cơm, bánh mỳ để làm bữa phụ cho con. Chỉ cần thêm vài gia vị cần thiết là có thể hoàn thành món phụ cho bé mà không quá tốn thời gian cho các mẹ.



Ngoài ra, những món này các mẹ có thể chế biến từ tối hôm trước rồi để tủ lạnh hôm sau cho bé ăn. Lúc ăn chỉ cần cho vào lò vi sóng quay lên là được.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 2

Hôm nay cô giáo dinh dưỡng hướng dẫn cách chế biến 2 món phụ:

1. Bánh cơm

Nguyên liệu:

Cơm: 150g
Bột mỳ: 3 thìa to (27g)
Cá cơm: 2 thìa nhỏ (3g)
Vừng trắng: 2 thìa nhỏ (3g)
Tương Miso (Nhật): 1 thìa nhỏ (6g)
Đường: 1 thìa nhỏ (3g)
Dầu olive và nước lọc.

Cách chế biến:

Dùng một âu to:

(1). Bột + đường+ tương miso cho vào âu trộn đều.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 3

(2). Trong khi trộn thì cho nước từng ít một vào, để tránh bị dính vào âu.

(3). Cho tiếp cơm, cá cơm và vừng trắng vào âu trộn đều.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 4

(4). Đun nóng chảo, sau đó cho vài giọt dầu olive vào, dùng thìa nhỏ múc hỗn hợp (3) vào chảo, ấn dẹt, rán sao cho vàng đều là hoàn thiện.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 5

Món này sử dụng cơm nguội để chế biến nên rất tiện lợi. Có thể thay thế vị miso và cá cơm bằng các gia vị khác, không nhất thiết là chỉ dùng được hai vị trên.

Món này ngoài là món ăn cho bữa phụ thì các mẹ có thể dùng làm đồ ăn sáng cho trẻ.

2. Khoai lang nấu táo

Nguyên liệu:

Khoai lang: 1 củ (200g)
Táo: 1/4 quả (50g)
Nho khô: 15g
Bơ: 5g
Nước cốt chanh: 10ml
Đường: 15g
Một chút muối và nước.

Cách chế biến:

(1). Rửa sạch khoai lang (để nguyên vỏ) và táo cắt miếng mỏng, nhỏ vừa với miệng của bé.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 6

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 7

(2). Rửa qua nho khô

(3). Dùng 1 nổi nhỏ cho tất cả các nguyên liệu vào nồi (bơ cho 1 nửa), trộn đều lên rồi đậy vung, đun nhỏ lửa cho đến khi khoai lang mềm là được. Cuối cùng cho nốt bơ vào đảo đều là hoàn thiện.

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 8

Món này nhuận tràng, phòng tránh táo bón cho bé.

Ngoài ra, với món này các mẹ có thể chế biến khoai lang với nước cam, dứa….

Sau khi tham gia lớp học này mẹ Bee thấy bớt lo lắng đi rất nhiều, vì không ngờ những món phụ của bé lại đơn giản, dễ chế biến như vậy. Các mẹ cũng thử làm cho bé ăn nhé!



Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi từ mẹ Mon
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 9
Theo Mẹ Bee / Pháp Luật Xã Hội

Cho con ăn bí đỏ và những điều mẹ cần lưu ý

Mẹ không nên bảo quản bí đỏ trong tủ lạnh và sau khi nấu, nên cho bé dùng ngay lúc còn ấm.

Bí đỏ chứa caroten, caroten sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A – quan trọng với thị giác của bé. Nếu thiếu caroten, bé dễ mắc chứng quáng gà (chứng bệnh khiến bé mất đi khả năng nhận biết sự vật xung quanh bằng mắt một cách bình thường).

Nói như vậy không có nghĩa là bạn lạm dụng bí đỏ trong quá trình chế biến thức ăn cho bé; bởi vì, nếu được hấp thụ quá nhiều, lượng caroten sẽ tích tụ ở lớp biểu bì, khiến trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khu vực da xung quanh mắt... của bé sẽ chuyển sang màu vàng chanh.

Thời điểm và những lưu ý khác khi cho bé ăn bí đỏ
Bạn nên cho bé làm quen với món bí đỏ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn chay, trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc bạn có thể nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà.

Khá nhiều dưỡng chất có trong bí đỏ sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng; vì thế, khi chế biến bí đỏ, bạn nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi bạn cắt bí thành miếng; ngay khi nấu xong, bạn nên cho bé ăn bí ngay khi nó còn ấm.

Cho con ăn bí đỏ và những điều mẹ cần lưu ý 1

Hạn chế tối đa việc bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh (tuyệt đối không bảo quản bí đỏ ở ngăn đá) vì khi ấy, bát bí đỏ dành cho bé sẽ ngả sang màu nâu vàng – không an toàn khi cho bé ăn lại.


Không nên cho bé ăn bí đỏ mỗi ngày một bữa vì điều này dễ dẫn tới hiện tượng thừa caroten. Tương tự bí đỏ, carrot cũng chứa một lượng lớn caroten; do đó, bạn nên cân bằng hai loại thực phẩm này trong thực đơn cho bé. Chẳng hạn, mỗi tuần bạn chỉ nên cho bé ăn một bữa carrot (mỗi bữa 1/2 củ nhỏ) và 1-2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1/2 miếng nhỏ) là đã đạt mức tối đa.

Lưu ý: Cũng không nên cho bé ở tuổi ăn dặm làm quen với hạt bí đỏ vì khi chưa nhai thành thạo, bé sẽ có khả năng bị hóc vì hạt bí đỏ.

Dinh dưỡng có trong một bát bí đỏ đã được nấu chín

- Vitamin: Vitamin A (12230 IU), vitamin C (11,5mg), vitamin K (2mg).

- Kali (364mg), photpho (74mg), megiê (22mg), canxi (37mg), sắt (1,4mg) cùng với một lượng chất kẽm, mangan và chất xơ.




5 sai lầm về dinh dưỡng cho bé khiến các mẹ tin sái cổ 
Cho con ăn bí đỏ và những điều mẹ cần lưu ý 2
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Rắc rối khi ăn dặm: con từ chối ăn bằng thìa

Nhiều bé không chịu mở miệng, quấy khóc, xuất hiện dấu hiệu bị trớ khi bạn cho bé ăn bằng thìa.

Ở tuổi mới ăn dặm, chuyện bé từ chối ăn bằng thìa không phải là điều quá nghiêm trọng. Chìa khóa dành cho cha mẹ là nên linh hoạt và kiên nhẫn, không nên bắt ép bé phải sử dụng thức ăn dặm ngay lập tức, vì nguồn dinh dưỡng chính cho bé mới ăn dặm vẫn là sữa.

Nguyên nhânkhiến bé không thích ăn bằng thìa

- Bé chưa thực sự sẵn sàng với quá trình ăn dặm. Từ chối thìa đồng nghĩa với thông điệp “con chưa hứng thú với thức ăn dặm”. Không nên bắt ép bé, thay vào đó, bạn thử đợi một vài ngày nữa rồi tiếp tục cho bé ăn bằng thìa. Khi mới ăn bằng thìa, bé có thể phản ứng bằng cách “phun” thức ăn. Cha mẹ nên xác định đây là thời điểm cho bé làm quen với thìa chứ không hẳn là ép bé phải ăn no. Có khi những bữa đầu tiên, bé chỉ có thể ăn được 1-2 thìa bột. Nên lưu ý là, khi bé nuốt chưa quen, bé dễ bị sặc hoặc nghẹn vì bột.

Rắc rối khi ăn dặm: con từ chối ăn bằng thìa 1

- Bé bị mệt hoặc khi buồn ngủ, bé cũng thường tỏ ra khó chịu khi thức ăn dặm được đưa vào miệng bé bằng thìa. Cha mẹ nên kiên nhẫn và cố gắng thử cho bé ăn bằng thìa vào một lúc khác, thuận tiện hơn (khi bé đã vui vẻ).

- Thìa ăn dặm không đúng chuẩn: Loại thìa không dành riêng cho bé có thể gây đau lợi và miệng bé nên bé cũng chán ăn. Bạn nên chọn loại thìa mềm với thiết kế đặc biệt dành cho bé mới tập ăn dặm.

- Khi bé mọc răng: Lợi của bé sẽ trở nên đau và bé thực sự không hứng thú với việc ăn uống bằng thìa. Nên thử cho bé ăn bằng thìa vào lần khác; đồng thời, bạn nên chọn loại thìa mềm dành cho bé. Ngoài ra, bạn có thể dùng tay sạch bốc thức ăn cho bé vì hành động này không gây tổn thương đến lợi bị sưng đau của bé.

Mẹo cho bé ăn bằng thìa khác

- Sắp xếp cho bé tham gia hoạt động ăn bằng thìa cùng các bé khác. Các bé đều thích bắt chước nhau và vì thế, bạn sẽ thấy bé vui vẻ chấp nhận cách ăn bằng thìa khi các bạn của bé cũng hành động tương tự.

Rắc rối khi ăn dặm: con từ chối ăn bằng thìa 2

- Nếu bé thích dùng tay nghịch thức ăn, hãy rửa tay cho bé thật sạch, đặt thức ăn vào thìa và bạn sẽ đưa thức ăn bằng thìa vào miệng bé sau đó. Kiểu ăn này phù hợp với những loại quả khi bé mới bước vào tuổi ăn dặm, chuối nhúng sữa chua là một gợi ý thú vị dành cho cha mẹ.

- Nếu trước đó, bạn cho bé uống sữa hoặc uống nước bằng thìa thì đến khi ăn dặm, việc ăn bằng thìa sẽ khiến bé không bỡ ngỡ. Nhiều bé dễ dàng chấp nhận cách ăn này hơn khi được cha mẹ cho uống sữa bằng thìa trước đó.

- Nhiều cha mẹ thích dùng phương pháp đánh lạc hướng để dụ bé ăn. Khi ấy, bé sẽ tự đồng há miệng, nuốt thức ăn trong khi tâm trí của bé tập trung vào một đồ vật hay hoạt động khác. Đơn giản hơn, cha mẹ có thể đặt trước mặt bé một chiếc bát và một chiếc thìa nhựa để bé bận rộn với món đồ chơi mới mà tạm quên đi cảm giác khó chịu khi phải ăn bằng thìa.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

6 gợi ý thú vị với món táo tây cho bé

Ngoài việc cho bé ăn táo tây như hoa quả, mẹ cũng có thể coi đây là một loại rau củ để chế biến đồ ăn dặm cho bé.

Táo tây là một trong những loại quả thân thiện dành cho bé tập ăn dặm. Táo phổ biến, dễ tiêu hóa lại nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, táo cũng rất thích hợp để làm bánh hoặc trộn với bột ăn dặm của bé (giống như một loại rau, củ).

Cha mẹ cũng có thể cho táo vào ngăn mát tủ lạnh và để bé nhấm nháp những lát táo mỏng, giúp giảm cơn đau trong quá trình mọc răng.

6 gợi ý thú vị với món táo tây cho bé 1
Khi bé mọc răng, các mẹ có thể cho vài lát táo vào tủ lạnh để bé nhấm nháp, làm giảm cảm giác đau khi mọc răng.

Tác dụng của táo
Táo chứa hai loại chất xơ: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan.

Cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng làm khỏe đường ruột, ngăn ngừa viêm ruột thừa và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng tương tự thức ăn thô, giúp bé đi tiêu đều đặn (tránh táo bón và phòng tiêu chảy).


Những cách chế biến táo hợp lý

Táo sẽ giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng khi được nướng (như món bánh táo). Cũng có thể hấp táo vì cách này hạn chế bay hơi dưỡng chất có trong táo. Các mẹ có thể làm món bánh táo cực thơm ngon cho bé theo cách của mẹ Bee - một bà mẹ Việt ở Nhật.

Luộc táo với một lượng nước phù hợp cũng là cách chế biến táo khoa học. Vì táo chứa nhiều nước nên táo có xu hướng chảy nước nếu được xay nhuyễn. Đó là lý do bạn không cần phải thêm nước lọc vào hỗn hợp táo xay.

Với bé mới ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi), bạn nên hấp táo để bé làm quen. Tuy nhiên, với bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé ăn táo tươi (không cần hấp).

Thực phẩm có thể trộn chung với táo là: Bột ăn liền dành cho bé; chuối, lê, khoai lang, carrot, thịt gà, thịt bò, sữa chua...

6 gợi ý thú vị với món táo tây cho bé 2
Các mẹ cũng có thể chế biến táo với bột ăn dặm cũng rất thơm ngon.

6 gợi ý với táo

1. Hỗn hợp táo và chuối: Táo được hấp chín. Sau đó, bạn xay táo chung với chuối chín (số lượng đủ khẩu phần ăn của bé), có thể thêm một chút nước lọc, sữa chua hoặc phômai, nếu cần.

Phương pháp này phù hợp với những loại táo xanh vì vị ngọt trong chuối sẽ giảm bớt độ chua có trong táo xanh.

2. Táo và bột ăn dặm: Hấp hoặc luộc táo cho chín mềm. Tiếp đến, bạn xay nhuyễn táo rồi trộn với bột ăn dặm thành món “bột táo” thơm ngon.

Cách 2: Táo, bột ăn dặm và sữa công thức. Trước tiên, bạn hấp chín và xay nhuyễn táo. Tiếp đến, bạn trộn táo vào bát sữa công thức đã được pha sẵn dành cho bé (khoảng 50-100ml sữa). Cuối cùng, bạn trộn chung hỗn hợp sữa táo vào bột ăn dặm cho bé.

3. Hỗn hợp táo xay: Thái táo thành những miếng hạt lựu. Sau đó, bạn luộc táo trong một nồi nước (mực nước trong nồi cao hơn táo một chút là được). Luộc táo trong nồi đến khi táo chín mềm (bạn nên nhớ kiểm tra mực nước trong nồi). Cuối cùng, bạn có thể dùng thìa dầm táo đã chín mềm thành một hỗn hợp sền sệt và cho bé thưởng thức.

4. Hỗn hợp táo, khoai lang: Khoai lang và táo hấp chín được xay nhuyễn cùng nhau (có thể thêm chút nước lọc, phômai vào xay cùng, nếu cần).

5. Hỗn hợp táo, lê và sữa chua: Táo, lê hấp chín được xay nhuyễn cùng nhau (có thể thêm chút nước lọc, nếu cần). Cuối cùng, bạn trộn sữa chua (loại dành riêng cho bé) vào hỗn hợp táo, lê rồi cho bé thưởng thức.

6. Táo, thịt gà (dành cho bé 8-10 tháng tuổi): Táo được luộc chín, nghiền nát thành hỗn hợp sền sệt như nước sốt. Thịt gà, đã được nấu chín, xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt như nước sốt. Trộn hỗn hợp táo và thịt gà rồi cho bé thưởng thức.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm tập cho con ăn dặm

"Khi nào có thể cho bé ăn dặm" và "Bữa ăn dặm đầu tiên của bé gồm những gì" là hai thắc mắc phổ biến với cha mẹ. Dưới đây là kinh nghiệm được nhiều người mẹ chia sẻ, khi tập cho con ăn dặm.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (sau đó, mới tập cho bé ăn dặm) hoặc có thể cho bé tập ăn dặm khi bé được khoảng 4-6 tháng tuổi.

Một số ý kiến cho rằng, bạn nên tập cho bé một số loại quả như táo, lê trước vì chúng có vị ngọt tự nhiên (gần giống sữa mẹ). Tiếp đến, mới cho bé ăn bột và các loại rau, củ khác. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho biết, nên tập cho bé ăn bột, ăn rau, củ trước rồi tiếp theo mới là các loại quả. Cha mẹ có thể chọn cách tập cho bé ăn dặm mà bản thân thấy phù hợp nhất hoặc hỏi thêm bác sĩ dinh dưỡng về vấn đề này.

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm tập cho con ăn dặm 1

Dưới đây là kinh nghiệm được nhiều người mẹ chia sẻ khi tập cho con ăn dặm:

- “Mình cho bé ăn chuối đầu tiên và có vẻ bé rất thích thú. Tiếp đến là tập cho bé ăn khoai lang và dường như bé cũng khoái món này. Hôm sau nữa mình mới cho bé thử một thìa bột ăn dặm. Bé khoái hoa quả và rau củ hơn bột ăn dặm”, mẹ bé Na (Hà Nội).



- “Mình cho bé tập ăn 1-2 thìa bột ăn dặm lỏng trước cữ bú buổi trưa. Nên cho bé ăn bột dạng lỏng để tránh bé bị nghẹn. Khi mới tập ăn dặm, bé chỉ nên ăn từ từ, ăn một bữa một ngày. An toàn nhất là bột ăn dặm, rau xanh và một số loại hoa quả”, mẹ Bin (Hà Tây).

- “Mới đầu, mình tập cho bé ăn khoai lang trước vì khoai lang mềm, vị ngọt lại dễ tiêu hóa. Bé gái 5 tháng tuổi nhà mình rất thích khoai lang. Sau đó là thử cho bé nếm bột ăn dặm và chuối. Mình trộn thêm sữa công thức vào bột ăn dặm để bột có vị ngọt mà bé nhà mình thích”, chị Hồng (Hải Dương).

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm tập cho con ăn dặm 2

- “Mình cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó, mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Đầu tiên, mình mua bột ăn dặm có pha sẵn sữa để bé làm quen. Lúc đầu, mình chỉ cho con ăn được 1-2 thìa bột pha loãng. Một tuần sau, bé mới ăn được nửa bát bột con một ngày. Mình nghe bác sĩ nói, bé mới ăn dặm khó tiêu hóa nên nếu cho bé ăn nhiều bột, bé dễ bị rối loạn”, mẹ Bông (Đà Nẵng).

- “Bác sĩ dinh dưỡng chỗ mình khuyên, nên cho bé thử loại rau có màu xanh trước, tiếp đến là những loại củ, quả có màu cam như carrot, bí ngô và tiếp nữa là các loại quả. Nên cho bé ăn đa dạng, nếu không sau này bé sẽ kén ăn”, mẹ Nấm (Hà Nam).

- “Mình bắt đầu cho bé thử bột ăn dặm sữa lúc bé khoảng 5 tháng tuổi. Tiếp đến, mình thử trộn rau xanh vào bát bột của bé, rồi thử cho bé ăn khoai lang hấp dầm nhuyễn, lê hấp xay nhuyễn”, chị Hoài (Hải Phòng).

- “Khoảng 4,5 tháng tuổi, mình đã tập cho bé ăn bột. Lúc đầu, bé chỉ ăn được rất ít nhưng khoảng 2 tuần sau đó, bé tỏ ra rất thích bột. Thấy vậy, mình tăng lên 3 bữa bột một ngày cho bé. Kết quả, bé bị đau bụng. Sau lần ấy, mình rút ra kinh nghiệm là không nên ép bé ăn dặm quá nhiều, nhất là ăn bột”, mẹ Ben (Hà Nội).

- “Mình cho bé làm quen với bột ăn dặm và quả bơ – loại quả không có vị ngọt nhưng lại chứa chất tốt cho bộ não của bé. Tiếp theo, mình tập cho bé ăn chuối, khoai lang, lê và quả mận sau đó”, mẹ Ngô (Quảng Ninh).

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm tập cho con ăn dặm 3

- “Khoảng 5,5 tháng, mình đã cho bé thử ăn quả bơ xay nhuyễn trộn chung với sữa mẹ. Sau đó, thêm một số loại quả khác được trộn chung với sữa mẹ và bé rất thích thú”, mẹ Bí đỏ (Hà Nội).

- “Bé đầu tiên nhà mình nuôi rất dễ vì bé ăn mọi thứ. Nhưng sang đến bé thứ hai thì mọi chuyện phức tạp hơn nhiều. Dạ dày của bé dường như “bị đầy” ngay từ khi mới chào đời, hễ mình cho bé ăn gì là bé quấy khóc liên tục. Mỗi ngày bé chỉ ăn được một ít bột, ngoài ra mình phải tăng cường các cữ sữa cho bé”, mẹ An (Hà Nội).

- “Mình cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé được khoảng 5,5 tháng tuổi. Mới đầu là dùng bột mua sẵn nhưng sau đó, mình tự xay bột rồi trộn chung bột với đậu xanh (hoặc các loại đậu khác). Mỗi lần cho bé ăn khoảng 3-4 thìa, ngày một bữa. Ngoài ra, mình còn xay thêm táo, lê để bé ăn thêm ngoài bữa ăn. Trong giai đoạn tập ăn dặm thì sữa mẹ vẫn là chính. Mỗi loại thức ăn, mình cho bé thử khoảng 2 bữa liên tiếp rồi mới chuyển sang món mới. Nếu thấy bé xuất hiện tiêu chảy, nên ngừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ”, mẹ Bi (Hà Nội).
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

4 món quả trộn với bí đỏ cho bé 6-8 tháng tuổi

Bí đỏ giàu vitamin A (dưới dạng beta caroten), kali và sắt, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi.

Tuy nhiên, mỗi tuần cha mẹ chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1 miếng nhỏ), để tránh hiện tượng vàng da do thừa beta caroten.

Các mẹ có thể tham khảo 4 món quả trộn chung với bí đỏ dành cho bé từ 6-8 tháng tuổi sau đây:

1. Bí đỏ và chuối chín

Nguyên liệu: ½ bát nhỏ bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 2 miếng chuối chín (tùy theo khẩu phần của bé).

Thực hiện: Chuối chín được dầm nhuyễn, trộn chung với bí đỏ. Nên trộn đều hỗn hợp chuối và bí đỏ thật kỹ, trước khi cho bé thưởng thức. Ngoài ra, có thể thêm sữa chua vào hỗn hợp trên; hoặc trộn hỗn hợp trên vào bột ăn dặm cho bé.

4 món quả trộn với bí đỏ cho bé 6-8 tháng tuổi 1

2. Bí đỏ và quả lê


Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ và hấp chín (với bé 8 tháng tuổi thì không cần hấp, nên cho bé ăn lê tươi).



Thực hiện: Lê được xắt dạng hạt lựu (khối vuông nhỏ). Tiếp đến, dầm nhuyễn lê và trộn đều với bí đỏ và cho bé ăn.


4 món quả trộn với bí đỏ cho bé 6-8 tháng tuổi 2


3. Bí đỏ, lê và đào

Nguyên liệu: ½ bát bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 1 miếng lê được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi); 1 miếng đào được gọt vỏ, hấp chín (không cần hấp với bé 8 tháng tuổi).

Thực hiện: Đào và lê được xắn dạng hạt lựu, dầm nhuyễn; sau đó, trộn đều với bí đỏ rồi cho bé thưởng thức.

4 món quả trộn với bí đỏ cho bé 6-8 tháng tuổi 3

4. Bí đỏ và quả táo

Nguyên liệu: 1 miếng bí đỏ được gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch; 1 miếng táo được gọt vỏ.

Thực hiện: Bí đỏ được thái dạng hạt lựu, táo xắt lát mỏng. Bỏ táo và bí đỏ vào nồi chung cho đến khi cả hai chín mềm (không cần hấp táo nếu bé được 8 tháng tuổi). Cuối cùng, dầm nhuyễn táo và bí đỏ với nhau rồi cho bé thưởng thức.

Thực phẩm có thể trộn chung với bí đỏ: chuối, táo, lê, đào; carrot, khoai lang; thịt gà; sữa chua; bột ăn dặm, lúa gạo.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Nguyên tắc kết hợp rau, củ, quả cho bé ăn dặm

Cần nhớ nguyên tắc "4 ngày chờ đợi" khi cho bé thử một món kết hợp. Tức là, 4 ngày thì cho bé làm quen với một món mới và kiểm tra các dấu hiệu như tiêu chảy hay dị ứng.

Khi thử cho bé ăn nhiều món riêng biệt mà không bị dị ứng, bạn mới nên chuyển qua các món kết hợp. Ví dụ, bạn đã cho bé ăn táo tây và bí xanh, bạn thử kết hợp chúng và thêm một món mới vào hỗn hợp này. Nếu bé bị dị ứng thì món mới thêm vào chính là thủ phạm.

Cần nhớ nguyên tắc "4 ngày chờ đợi" khi cho bé thử một món kết hợp. Tức là, 4 ngày thì cho bé làm quen với một món mới và kiểm tra các dấu hiệu như tiêu chảy hay dị ứng. Hoa quả và rau củ trộn lẫn là gợi ý phù hợp cho con bạn. Nước xốt táo tây và carrot rất ngon; hỗn hợp đậu Hà Lan và quả lê cũng tuyệt vời như vậy.

Nên nhớ, sự kết hợp món ăn phải phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé. Chỉ kết hợp khi bạn đã cho bé ăn từng loại riêng biệt và kiểm tra dấu hiệu dị ứng.

Rau, củ kết hợp

Cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:

- Nước ép táo tây và khoai lang.

- Nước ép đậu xanh với táo tây (hoặc quả lê).

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng hoặc lớn hơn):
- Hỗn hợp bí xanh và khoai tây.

- Đậu xanh và khoai tây: nghiễn nhuyễn khoai tây trắng và đậu xanh với nhau, thêm chút quả lê hoặc nước xốt táo cho ngon miệng.

- Đậu Hà Lan hầm, carrot với nước xốt táo (bột gạo, bột yến mạch hay thậm chí là sữa chua).

- Carrot hầm: trộn carrot và táo tây với bột gạo, bột yến mạch hoặc sữa chua.

Nguyên tắc kết hợp rau, củ, quả cho bé ăn dặm 1

Các món với hoa quả
Cho bé mới ăn dặm đến 7 tháng:
- Bột ăn dặm với táo tây: nước xốt táo thêm vào bột yến mạch hoặc bột gạo.

- Bột bí ngô: trộn bí ngô nghiền nhuyễn với bột gạo hay bột yến mạch.


- Chuối chín và quả bơ: trộn quả bơ và chuối chín thành một món tráng miệng hoặc thêm vào bột ăn dặm cho bé.

- Nước xốt táo – lê: trộn táo và lê nghiền nhuyễn (ngon hơn nếu được nấu chín).

- Chuối chín và bí ngô: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn, nấu chín và chuối chín.

- Bí ngô, chuối chín với nước xốt táo: trộn lẫn bí ngô nghiền nhuyễn với chuối chín và xốt táo.

Giai đoạn trung gian (7-8 tháng hoặc lớn hơn):

- Bột táo: Kết hợp ngũ cốc ăn dặm, sữa chua và táo tây, trộn đều.

- Bột bí đỏ: trộn bí ngô với bột ăn dặm, sữa chua (có thể thêm chút tinh dầu quế hoặc hạt nhục đậu khấu).

- Xốt lê, táo tây và quả việt quất: thêm sữa chua, nếu thích.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi

Khi con tập ăn dặm hết các loại rau củ quả, sang tháng thứ 6 các mẹ có thể thêm thịt và cá và gạo vào thực đơn cho bé.

Theo hướng dẫn của các bác sĩ dinh dưỡng tại Pháp, khi con được 4-5 tháng tuổi, mẹ Áo Hồng cho con tập ăn dặm các loại rau, củ, quả. Sang đến tháng thứ 6 là lúc mẹ nên thêm gạo, thịt, cá - những món ăn có chất đạm và tinh bột vào thực đơn cho bé.

Về cách chế biến thịt và cá: Các mẹ nên chọn loại thịt nạc, cá trắng (ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn). Luộc thịt/ cá lên, giữ nước dùng lại. Rây thịt/ cá qua lưới hoặc giã, xay, sau đó hoà loãng bằng nước luộc.

Về cách chế biến rau, củ, quả: Cách chế biến vẫn như khi cho con ăn dặm lúc 4 + 5 tháng tuổi.

Về lịch ăn: Nếu hồi 4+5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trưa duy nhất thì khi 6 tháng tuổi mẹ có thể tăng lên 2 bữa, cụ thể: bữa trưa ăn dặm thịt/ cá + rau, bữa xế chiều ăn dặm hoa quả. Những bữa sữa khác còn lại trong ngày mẹ vẫn nên duy trì.

Các mẹ có thể xem cách chế biến hoa quả tại đây. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng:

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 1
Cháo cà rốt, bí ngòi, thịt gà và dầu oliu. Giai đoạn này, lượng thịt bé cần chỉ khoảng 30gram/bát cháo/ngày.


Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 2
Cải bó xôi, phần trắng của hành boa rô và cá hồi hấp. Lần đầu cho ăn món này, mẹ Áo Hồng để riêng rau và thịt để xem phản ứng của con với cá, sau đó trộn lẫn rau + thịt + cháo.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 3
Soup bắp cải tím, khoai tây, thịt bê và sữa công thức. Mẹ Áo Hồng cho biết kết hợp thực phẩm này có mùi rất thơm, vị ngọt nhẹ nên bé dễ nuốt. Nếu hôm nào bé ăn soup, mẹ không cần cho ăn tinh bột, hoặc có thể cho bé 2-3 thìa cơm nát để bé tập nhai.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 4
Món ăn kết hợp 5 loại rau củ: bí ngòi, đậu que, đậu hà lan, cà rốt, cải bó xôi nấu với thịt gà và một ít nui. Khi nấu mẹ nên thêm một chút dầu oliu vào bát cháo của bé.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 5
Món ăn kết hợp với trái cây: 1/4 quả táo, bí ngòi, cà rốt, 30g thịt bò, 2 muỗng canh cơm và chút dầu oliu.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 6
Món ăn kết hợp với sữa: Khoai lang, bí ngòi, bông cải xanh, cơm nhão, sữa công thức và chút dầu oliu. Tất cả nấu chín trừ dầu oliu và sữa, nấu chín, xay ra. Khi nào ăn cho sữa và dầu vào trộn đều.
Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 7
Bí ngòi, súp lơ xanh, cà rốt, nui và cá.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 8
Đậu que, hạt đậu Hà lan, khoai lang, thịt bê và dầu oliu.
Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 9
Cà rốt, khoai tây, bí ngòi, đậu Hà lan hấp trộn với 60ml sữa công thức và thịt bò ăn riêng.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 10
Bí ngòi, phần trắng hành boa rô, cơm nấu lại chưa thành cháo và thịt gà.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 11
Suop rau củ thịt gà, thành phần gồm có: bí ngòi,cà rốt, ớt đỏ, ớt vàng, 30g thịt gà và 1 muỗng cà phê dầu oliu. 1/2 phần thịt gà xay cùng rau củ, 1/2 còn lại các mẹ giã nhỏ để bé ăn riêng tập nhai.

Thực đơn và cách chế biến đồ ăn dặm giai đoạn 6 tháng tuổi 12
Cải bó xôi và bí ngòi, cá hồi, bơ nhạt. Xay 1/2 cá cùng với rau, 1/2 còn lại xé nhỏ cho bé ăn riêng.
Theo Hải Minh / Trí Thức Trẻ

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng

Một bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn rất sẽ thu hút các bạn nhỏ và giúp bé hiểu rằng, mỗi bữa ăn của các bạn được gửi gắm rất nhiều yêu thương và sự chăm sóc ân cần của bố mẹ.

Với một chút sáng tạo và tỉ mẩn, những món ăn được bày biện dễ thương, vào những dịp đặc biệt, ngày cuối tuần hay lúc con làm nũng biếng ăn sẽ giúp bé hào hứng hơn với việc ăn uống và ăn ngon miệng hơn.

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 1

1. Làm cơm nắm

Những khuôn đóng cơm nhỏ xíu với nhiều hình thù dễ thương hiện có bán rất nhiều ở các siêu thị hoặc các cửa hàng tiện ích hàng Nhật, ba mẹ có thể lựa chọn vài bộ khuôn là những hình mà bé yêu thích như mèo Kitty, hình thỏ, hình bướm, hay hình ô tô, máy bay… để làm cho bé món cơm nắm rất dễ ăn này.


3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 2

Để các nắm cơm thêm sống động, hãy chuẩn bị thêm một chút rong biển, dưa chuột hoặc cà rốt, rau xanh… để trang trí cho nắm cơm. Rong biển rất hợp để làm các họa tiết nhỏ như mắt, tai, mồm… cho các con thú mà lại cực kì tốt cho sức khỏe của bé; dưa chuột, cà rốt, rau xanh được cắt tỉa thành hoa, lá, cỏ… cũng sẽ khuyến khích bé ăn nhiều rau củ hơn cho phần ăn của mình.

Ba mẹ có thể chuẩn bị thêm chút ruốc tôm hoặc ruốc cá hồi hoặc vừng lạc giã nhỏ để con ăn kèm với cơm nắm thì thật tuyệt!

2. "Biến hóa" đồ ăn sinh động hơn
Bánh mỳ gối là món ăn rất dễ tạo hình, từ một lát bánh vuông tẻ nhạt, mẹ chỉ cần sáng tạo vài đường dao là sẽ có ngay một món ăn hấp dẫn giàu dinh dưỡng cho con, đặc biệt là tạo hình các bạn động vật. Mẹ nên cắt phần vỏ bánh để làm các họa tiết nhỏ trang trí như mắt, mũi, tai, tay, chân…, còn phần ruột trắng thì để tạo hình các phần cơ thể khác của con vật.

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 3
Quả trứng biến thành chú thỏ đáng yêu để giúp bé hào hứng với bữa ăn hơn.

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 4

Một vườn thú bánh mỳ sẽ đẹp mắt và bổ dưỡng hơn với các thực phẩm trang trí đi kèm như mứt dâu, mứt mơ, pa-tê, xúc xích, trứng (luộc hoặc rán), bơ hay các loại rau củ. Hiện nay các khuôn tạo hình cho bánh mỳ cũng có bán khá phổ biến, nhưng mẹ hoàn toàn có thể tự dùng dao, kéo cắt thực phẩm để tạo ra những hình thù ngộ nghĩnh giúp món bánh của con trở nên hấp dẫn hơn.

3. Cầu vồng trái cây

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 5

Không phải lúc nào lũ trẻ cũng hào hứng với việc ăn rau củ và trái cây, hơn nữa, chúng sẽ chỉ thích thú với một loại trái cây nhất định nào đó trong khi việc ăn phong phú các loại rau củ, trái cây màu sắc khác nhau rất tốt cho sức khỏe của trẻ vì bổ sung đa dạng được các loại vitamin.

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 6

3 ý tưởng giúp bé lúc nào cũng ăn ngon miệng 7

Một “chiêu” nho nhỏ và hãy cắt hoa quả và sắp xếp thành những hình khối thú vị, đặc trưng nhất là hình cầu vồng để bé thêm hứng thú và cũng học thêm được nhiều điều qua bữa ăn của mình. Đơn giản hơn, ba mẹ có thể dùng que xiên hoa quả thành xiên và xếp gọn gàng cạnh nhau cũng tuyệt!
Theo Ngọc Mai / MASK Online