Zing News - Tri thức trực tuyến

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây.

Nhiều cha mẹ sẽ “phi thẳng” đến hiệu thuốc gần nhà mỗi khi con mình sụt sịt, nhưng hầu hết các loại thuốc trị ho và cảm đều không an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi, không có tác dụng hoặc gây hại cho trẻ dưới 6 tuổi.

Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Tuy nhiên mỗi trận ốm thường kéo dài nhiều ngày, không có biện pháp nào dưới đây giảm ngắn thời gian bệnh cả, nhưng chúng sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn.

1. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều

Khi trẻ bị ốm, chúng phải tốn nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh, và điều đó có thể khiến một đứa trẻ (thậm chí là cả người lớn) mệt nhoài. Do đó nếu bé được nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ hồi phục.

Các nghiên cứu cho rằng, stress cũng khiến con người nhiễm bệnh. Nếu con bạn đang stress trầm trọng (Vì việc học tập hay bạn bè, hoặc chuyện gì đó ở nhà), nghỉ ngơi cũng là một cách chữa bệnh.

Bạn cần bố trí một nơi thoải mái để bé nghỉ ngơi và những thứ khiến bé thích thú. Giường không nhất thiết là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi. Nhiều khi chuyển địa điểm cũng có tác dụng. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi trong vườn hoặc ngoài hiên. Đôi khi, dựng một túp lều trong nhà sẽ giúp bé vui hơn.

Nếu bé không thể nghỉ ngơi, hãy đọc truyện cho bé trong vòng tay của mình. Hoặc cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ 1

2. Tạo bầu không khí có độ ẩm thích hợp

Khi bé bị ốm, hít thở không khí ẩm sẽ giúp mũi bé đỡ bị nghẹt mũi hơn. Tắm nước ấm còn có tác dụng thư giãn.



Mẹ nên đặt một chiếc máy làm ẩm, máy phun sương trong phòng của bé. Cho bé xông hơi trong phòng tắm. Với trẻ trên hai tuổi, hãy thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hoặc nước xông, có thể giúp bé bớt đau nhức.

3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi

Nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Với trẻ sơ sinh, bầu hút mũi rất tiện dụng khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ.

Khi nhà có con nhỏ, bạn nên sắm một chiếc hút mũi, và luôn có sẵn nước muối sinh lý trong nhà. Bạn có thể mua nước muối nhỏ mũi ở hiệu thuốc hoặc tự làm. Cách làm như sau: Hòa tan khoảng ½ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Giữ trong lọ thủy tinh sạch sẽ. Chỉ giữ dung dịch trong vòng một ngày.

Cách hút mũi cho bé:

- Ngửa đầu bé ra sau hoặc đặt bé nằm ngửa với một chiếc khăn đặt sau đầu. Nhỏ 2 -3 giọt nước muối vào một bên mũi. Giữ đầu bé ngửa khoảng 30 giây (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh).

- Bóp bầu hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ mũi. Bạn có thể nhẹ nhàng bịt lỗ mũi kia bằng ngón tay để tăng hiệu quả.

- Nhẹ nhàng thả bầu hút mũi để hút chất nhầy.

- Lấy bầu hút mũi ra và vệ sinh bầu hút mũi bằng khăn giấy.

- Lặp lại với mũi bên kia.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ 2

Chú ý:

- Không hút mũi nhiều lần trong ngày, việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi.

- Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày, mũi bé sẽ khô dần theo thời gian.

- Không nhất thiết phải dùng nước muối khi dùng bầu hút mũi.

- Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra.

- Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ.

3. Xoa dầu (Áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi)

Xoa dầu có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hồi bé chắc hẳn các bạn cũng được mẹ mình xoa dầu gió, dầu bạc hà mỗi khi bị ốm. Tuy vậy xoa dầu không giúp thông mũi, nhưng sẽ làm cho bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh.

Có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ, trước khi dùng cho con bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Chú ý: Không xoa dầu vào vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương của bé. Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt.

4. Bổ sung nước (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi. Nước lọc rất tốt, nhưng bé có thể không thích cho lắm. Trong trường hợp này mẹ hãy cho bé thử nước hoa quả và thức uống dinh dưỡng khác.

Chú ý: Duy trì sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ 3

5. Súp gà và thức uống ấm khác (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt.

Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.

6. Nâng đầu (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)

Nâng đầu khi bé ngủ sẽ giúp bé thở dễ dàng và thoải mái hơn. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nếu bé ngủ trên giường, bạn có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái hơn.

Chú ý: Không nên lạm dụng cách này. Nếu bé ngủ không yên, bé sẽ lộn đầu xuống chân và chân lên đầu, như vậy chân sẽ cao hơn đầu và cách này không có tác dụng.

7. Mật ong (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)

Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mật ong thường đông cứng ở nhiệt độ phòng. Để làm lỏng mật ong, hãy ngâm chai mật ong trong nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng.

Mẹ có thể cho bé uống ½ - 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối.

Chú ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong.

10 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ 4

8. Xì mũi (Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi)
Vệ sinh nước mũi giúp bé thở và ngủ dễ dàng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nhiều trẻ không biết xì mũi cho đến 4 tuổi, nhưng việc này có thể làm từ lúc lên 2.

Cách dạy trẻ xì mũi:

- Hãy làm mẫu cho trẻ. Đối với nhiều đứa trẻ, như vậy là đủ.

- Hãy giải thích xì mũi là “ngược lại của ngửi”.

- Bảo bé cách bịt một bên mũi và xì qua bên còn lại. Một chiếc gương và khăn giấy dưới mũi có thể giúp bé nhìn rõ hơi thở của mình.

- Bảo bé hãy xì nhẹ nhàng. Xì quá mạnh có thể làm đau tai bé. Hãy cho bé một túi khăn giấy ngộ nghĩnh.

- Dạy bé hãy vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sau khi xì mũi.

- Không được để bé dụi mắt sau khi xì mũi.

Nếu mũi bé bị đau vì sụt sịt, hãy bôi ít thuốc mỡ an toàn cho trẻ lên mũi bé.

9. Súc miệng bằng nước muối (Áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi)

Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau. Phương pháp này cũng giúp rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày khi con bạn bị bệnh.

Con bạn phải đủ tuổi để biết cách súc miệng. Nhiều trẻ phải đến khi đi học mới biết súc miệng. Nhưng một số trẻ biết súc miệng từ sớm hơn.

Cách dạy bé súc miệng:

- Thực hành với nước sạch.

- Bảo bé ngẩng đầu lên và cố gắng giữ nước ở cổ họng mà không nuốt.

- Một khi bé thành thạo, hãy cho bé thử tạo tiếng với cổ họng. Bạn hãy làm mẫu để bé biết âm thanh như thế nào.

- Dạy bé nhổ nước ra.
Theo Youaholic / Pháp Luật Xã Hội

Mẹ cẩn trọng việc dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho con

Có rất nhiều mẹ khi con bị sốt nghĩ ngay đến thuốc hạ sốt đặt hậu môn để tránh trường hợp bé uống thuốc vào bị nôn ra. Tuy nhiên việc dùng quá liều hay thường xuyên rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.

Hậu quả của việc tùy tiện dùng thuốc đặt hậu môn

Mỗi lần thấy con gái Anh Thư, 2 tuổi bị sốt, chị Vân Anh (Ngọc Khánh - Ba Đình) liền mua ngay thuốc hạ sốt paracetamol đặt hậu môn cho con. Bởi con nhà chị cứ uống thuốc vào là bị nôn ra nên mỗi lần cho uống thuốc hạ sốt là nỗi kinh hoàng của chị. Lần này con bị sốt cao, chị lại dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn, cơn sốt giảm hẳn nhưng đến ngày thứ hai thì cháu bị đi ngoài. Nhưng vì nghĩ con bị sốt vi rút nên có thể kèm theo của triệu chứng đi ngoài nên chị không đưa bé đi khám. Khi chồng chị đi công tác về trong lúc con đi vệ sinh anh phát hiện ra cháu đi ngoài có chất nhầy như máu, hậu môn lại đỏ có triệu chứng của việc sưng tấy, đau rát. Anh chị vội vàng đưa con đi khám thì mới biết đấy là tác dụng phụ do lạm dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn quá nhiều trong thời gian cháu bị sốt.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn thì khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng không nên đặt nhiều.

Mẹ cẩn trọng việc dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho con 1
Hạ sốt cho con bằng thuốc uống hay nhét hậu môn - mẹ đều cần sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Nếu đặt thuốc hậu môn cho trẻ vài ngày mà con có triệu chứng đi ngoài thì cần dừng ngay và thường xuyên kiểm tra hốc hậu môn của trẻ xem có ảnh hưởng gì không. Bởi đặt thuốc trong trạng thái trẻ đi ngoài rất dễ gây nguy cơ bị ngộ độc, nhiễm khuẩn hậu môn làm hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát và còn gây viêm trực tràng hay tiêu chảy.


Một trường hợp cũng giống con chị Vân Anh là con trai 19 tháng tuổi của vợ chồng anh Hiếu - chị Ngân (Đông Ngạc - Từ Liêm) cũng trong tình trạng khó uống thuốc mỗi lần bị ốm. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có người trông coi nên vợ chồng anh đành gửi con đi trẻ sớm. Vốn sức khỏe con anh không tốt nên cháu thường xuyên bị sốt, mỗi lần con sốt là thời điểm anh chị mất ăn mất ngủ vì cháu Mạnh nhà anh cứ uống thuốc hạ sốt vào là khóc, nôn tím tái mặt mày… Lo sợ, anh chị quay sang dùng thuốc đặt hậu môn để cắt những cơn sốt cho con. Thời điểm mới dùng thuốc đặt hậu môn chị Ngân thấy rất hiệu quả vì những cơn sốt giảm rất nhanh và chị cứ nghĩ thế là tốt. Các lần sau, mỗi lần con bị sốt, anh chị nghĩ ngay đến thuốc đặt hậu môn paracetamol. Bình thường mỗi đợt ốm anh chị chỉ cần đặt vài lần là khỏi, không hiểu tại sao những lần con sốt gần đây anh chị đặt thuốc liên tục mà không thấy khỏi, không những thế thi thoảng ở hậu môn con còn tiết ra nước màu vàng mùi rất hôi như phân và bị tiêu chảy.

Cha mẹ cần lưu ý về việc dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn

Chia sẻ về điều này bác sĩ Phương Huệ cho biết, viên đặt hậu môn có tác dụng hạ sốt cho trẻ và người lớn. Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường được dùng cho trẻ hay bị nôn, trớ khi uống thuốc. Vì thế dùng thuốc đặt hậu môn vẫn thấm vào máu như đường uống nên có nghĩa vẫn qua gan nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều. Cho nên, trẻ hay người lớn bị bệnh gan cũng không được dùng viên này.

Chính vì thế để có những kiến thức vững chắc trong việc chăm sóc con mỗi khi bị sốt, các bà mẹ không nên lạm dụng thuốc đặt hậu môn quá nhiều và không nên đặt liều cao vì đặt nhiều sẽ gây viêm loét hậu môn, ngộ độc thuốc. Khi đặt thuốc trực tiếp bằng đường hậu môn, thuốc sẽ thẩm thấu rất nhanh, ảnh hưởng chức năng gan. Vì vậy khi cha mẹ đặt thuốc cho trẻ bị sốt cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tự ý đặt thuốc quá liều sẽ gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị sốt cần phải đo nhiệt độ chính xác cho con trước khi dùng thuốc.

Mẹ cẩn trọng việc dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho con 2
Cặp nhiệt độ và vệ sinh hậu môn cho trẻ - thao tác quan trọng trước khi quyết định dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho con. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên trước khi đặt thuốc hậu môn cho trẻ các mẹ cần phải làm thêm một thao tác là vệ sinh sạch sẽ hậu môn của trẻ. Đặt tư thế mông trẻ dốc lên để dễ dàng đặt thuốc và phải nhẹ nhàng khi đặt, tránh mạnh tay. Có những trường hợp khi đặt thuốc cháu bé gồng người lên nên bố mẹ thường dùng sức mạnh để cô gắng đưa thuốc vào trong hậu môn sẽ gây cho bé cảm giác đau.

Ngoài ra những trường bé bị viêm nứt kẽ hậu môn, nhiễm khuẫn hậu môn, bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy, trẻ bị gan, bị bệnh về thận.. hay dị ứng thuốc paracetamol thì không nên dùng thuốc đặt hậu môn trong bất kỳ trường hợp nào.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ tuyệt đối không mặc quá nhiều quần áo cho con, cho trẻ uống nhiều nước và có thể ăn thêm hoa quả, vì khi bé sốt thường kèm theo mất nước nên cần phải bù nước và điện giải bằng cách hòa tan mỗi gói bột Oresol 27,5g với 1 lít nước đun sôi để nguội cho bé uống dần trong ngày. Nếu không có sẵn Oresol, có thể thay thế bằng nước cam, chanh, nước cháo, nước muối đường và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn lỏng, nên theo dõi thân nhiệt của trẻ cẩn thận.

Khi trẻ bị sốt mẹ cần lau khô mồ hôi và đôi khi chúng ta phải tắm cho trẻ trong phòng ấm để giữ trẻ được sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn do bẩn tích tụ trên người. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể lấy khăn ấm hạ nhiệt bằng cách lau những vùng nách, 2 bên bẹn, cổ, những nơi da mỏng để tỏa nhiệt nhanh.

Nếu trẻ bị sốt kèm triệu chứng khác cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám. Còn với trường hợp sốt đơn thuần cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc, nếu sốt không có kèm triệu chứng khác nhưng không hết sau 3 ngày cũng cần đi khám.
Theo Minh Tuyết / Pháp Luật Xã Hội

Cảnh báo: Bệnh sởi xuất hiện nhiều biến chứng bất thường

Các mẹ nên hết sức cẩn trọng bởi bệnh sởi hiện đang có nhiều biến chứng hết sức bất thường, khác hoàn toàn với diễn biến sởi thông thường.

Không chỉ trẻ có tiền sử bệnh lý mới bị biến chứng nặng đe dọa tính mạng, dịch sởi đang có những diễn biến bất thường, gây viêm phổi nhanh chóng ở trẻ khỏe mạnh. Hiện đã có một bệnh nhi tử vong vì hội chứng suy hô hấp do vi rút sởi gây ra.

Vừa qua, tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 2 ca sởi nhập viện với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, trong đó 1 trẻ đã tử vong. Trường hợp còn lại vẫn đang được thở máy trong tình trạng có viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), điều đáng ngại là cả hai ca bệnh này đều bị viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển rất nhanh, khác hoàn toàn với diễn biến sởi thông thường.

Cảnh báo: Bệnh sởi xuất hiện nhiều biến chứng bất thường 1
Dịch sởi đang có những diễn biến bất thường, gây viêm phổi nhanh chóng ở trẻ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Bình thường, biến chứng viêm phổi xảy ra do vi rút sởi gây suy giảm miễn dịch khiến trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn. Còn hai bệnh nhân này, diễn biến viêm phổi rất nhanh. Tại thời điểm nhập viện
bệnh nhân sốt, phát ban, viêm long đường hô hấp rồi nhanh chóng tiến triển thành viêm phổi. Chỉ sau vài giờ đồng hồ phổi đã trắng xóa, tim to, gan to… là những biểu hiện rất điển hình của tình trạng suy hô hấp cấp tính tiến triển. Dù được đặt máy thở nhưng trẻ hầu như không có đáp ứng. Một trẻ đã tử vong hôm 15/2, trẻ còn lại hiện vẫn đang trong tình trạng phải thở máy - PGS Dũng cho biết.

Bệnh sởi tuy lành tính, nhưng biến chứng của sởi gây ra cũng rất nguy hiểm, đặc biệt, với những trẻ cơ địa yếu, trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non, mắc bệnh lý kèm theo. Trong khi đó, thời điểm này, dịch sởi lại đang có nhiều diễn biến bất thường với một số ca bệnh bị viêm phổi nhanh chóng do vi rút sởi.

Cảnh báo: Bệnh sởi xuất hiện nhiều biến chứng bất thường 2
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, 100% trẻ mắc sởi trong đợt này đều chưa tiêm vắc xin phòng sởi. (Ảnh minh họa)

Theo điều tra, dịch đang xảy ra nguyên nhân chính là do các bà mẹ chủ quan không cho con tiêm phòng đầy đủ, bỏ qua mũi thứ hai hoặc không cho trẻ đi tiêm phòng vì lo lắng tai biến của vắc xin. Dù mạng lưới tiêm chủng hoạt động tốt cũng chỉ đảm bảo 90%, 10% còn lại là những đối tượng lúc nào cũng có nguy cơ mắc sởi. Con số này tích tụ lại, hình thành một “lỗ hổng miễn dịch” khiến số người không có miễn dịch trong cộng đồng lớn, càng có nguy cơ mắc sởi.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, đến nay trong tổng số bệnh nhân sởi được ghi nhận trên toàn quốc, có đến 80% bệnh nhân chưa được tiêm phòng. Riêng tại Hà Nội, thống kê cũng cho thấy, 100% trẻ mắc sởi trong đợt này đều chưa tiêm vắc xin phòng sởi.
Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Một số lưu ý quan trọng khi hút mũi cho con

Việc sử dụng dụng cụ hút mũi cho con rất phổ biến trong quá trình chăm con của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng dụng cụ này.

Mẹ không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi

Mấy tháng gần đây bé Bông nhà chị Phương thường xuyên bị ho và chảy nước mũi. Buổi tối bé hay quấy khóc vì dịch mũi tràn xuống họng làm bé khó ngủ. Chị Phương thường dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con, rửa xong chị dùng dụng cụ hút mũi hình ống một đầu chị đặt vào mũi bé, một đầu chị đặt vào miệng hút, cứ thế ngày hút 3-4 lần. Tuy bé Bông dễ thở hơn nhưng bên trong mũi bé có dấu hiệu đỏ, mỗi lần đụng vào là bé khóc. Đưa con đi khám, bác sĩ kết luận cháu bị viêm niêm mạc mũi.
Chị Lan (Thạch Thất - Hà Nội) cho biết bé Thỏ nhà chị đã 5 tháng tuổi, từ khi sinh ra lúc ngủ cháu hay thở khò khè. Khi thay đổi thời tiết là cháu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi rất nhiều. Hằng ngày chị vẫn thường nhỏ nước muối sinh lý đều đặn cho bé Thỏ nhưng cháu luôn có nước mũi chảy ra, có khi bít kín lỗ mũi khiến bé không thở được, phải thở bằng miệng. Có người bạn đến nhà chơi và đã giới thiệu cho chị dùng dụng cụ hút mũi bằng ống nhựa. Tuy nhiên chị băn khoăn không biết việc sử dụng dụng cụ hút mũi cho con như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé hay không?

Một số lưu ý quan trọng khi hút mũi cho con 1
Cho dù mẹ sử dụng dụng cụ nào để hút mũi cho bé thì các mẹ cũng không nên lạm dụng...
Theo bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bé.
Tình trạng nghẹt mũi nếu không được giải quyết có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải. Với trẻ đã đi học thì ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Với trẻ vài tháng tuổi thì nghẹt mũi ảnh hưởng nhiều hơn do tuổi này các bé thở chủ yếu bằng bụng, mũi lại rất nhỏ nên đôi khi chỉ vì nghẹt mũi đơn giản cũng có thể khiến trẻ khó thở, khò khè, bỏ bú, quấy khóc… Nếu càng kích thích (hút mũi) thì niêm mạc sẽ càng phù nề và hiện tượng khụt khịt sẽ càng nặng thêm, dần dần dẫn đến ngạt hoàn toàn kèm chảy dịch mũi gây nên viên niêm mạc mũi.

Những lưu ý khi sử dụng dụng cụ hút mũi cho con

Bác sĩ Huệ chia sẻ, việc sử dụng ống hút mũi là một sản phẩm hữu hiệu giúp các bé hay bị sổ mũi nghẹt mũi được thông mũi và thở thoải mái hơn. Nhưng mẹ hãy sử dụng ống hút mũi một cách thông minh. Đầu tiên, các mẹ hãy nhỏ (hoặc xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra.

Dụng cụ hút mũi thường có 2 loại. Một loại ống bóp cao su. Một loại nữa là ống hút mũi, 1 đầu cắm vào lỗ mũi em bé, một đầu đặt ở miệng mẹ. Những loại này cần nắm vững cách sử dụng trước khi dùng.

Mẹ để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt, xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé sau đó hút; lấy giấy/ khăn lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ sục đi tất cả đàm nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng và gây phản xạ nhợn ói một chút. Những lần đầu bạn cứ để bé ói ra hết dịch mũi, những lần sau bé sẽ quen và không ói nữa. Mẹ nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói.

Một số lưu ý quan trọng khi hút mũi cho con 2
... và phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ này trước và sau khi hút mũi cho con.
Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần/ ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ hơn.

Trong quá trình sử dụng, các mẹ luôn luôn phải chú ý không được hút mũi cho bé quá mạnh mà phải hút nhẹ nhàng vì khi hút mạnh, mô mũi có thể bị viêm, có thể khiến tình trạng viêm mũi trở nên nặng hơn.

Việc vệ sinh dùng cụ hút mũi cho bé lại là điều vô cùng quan trọng, nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ, khi cho bé sử dụng mẹ sẽ làm mũi bé tiếp xúc với vô số vi khuẩn, khiến bé khó khỏi bệnh. Trước và sau khi sử dụng dụng cụ hút mũi, các mẹ đều phải vệ sinh một cách cẩn thận bằng cách dùng xà phòng và nước ấm, bạn cho 1 ít nước có xà phòng vào trong ống hút, lắc, bóp, xả ra, sau đó làm đi làm lại nhiều lần, khi rửa xong thì đặt chúng ở nơi khô thoáng. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.
Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Hữu ích: Nhận biết đúng bệnh sởi trước khi đưa con vào viện

Có không ít phụ huynh không phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban có sự khác nhau thế nào. Điều này rất nguy hiểm trong việc chăm sóc con nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (BV Bạch Mai) sẽ giúp các mẹ sáng tỏ điều này.

Hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội số lượng bệnh nhân nhập viện do sởi khá nhiều. Trong khi đó, bệnh sốt phát ban cũng ghi nhận nhiều ca mắc, nhưng có không ít phụ huynh chưa phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban, đó điều rất nguy hiểm trong việc chăm sóc con nhỏ.

Nhiều cha mẹ hoang mang
Thấy con trai 3 tuổi bị sốt cao, đến ngày thứ 3 thì nổi lấm tấm nhiều nốt đỏ trên da, lo con mình bị sởi, chị Phương thảo (Minh Khai - Hai Bà Trưng) liền đưa con đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, bác sỹ khẳng định, con gái chị chỉ bị sốt phát ban thôi vì cháu không có triệu chứng của bệnh sởi, còn các nốt đỏ trên da mấy ngày sẽ bay hết.

Ngược lại, bé Minh Khánh, 2 tuổi, cũng con trai chị Thu Hà (Trung Hòa - Cầu Giấy) bị sởi nhưng gia đình không biết lại tưởng bé chỉ bị sốt phát ban thông thường nên không đưa con đi khám cứ ở nhà điều trị, chỉ cho hạ sốt bằng thuốc Efferalgan. Sốt liên tục mấy ngày không khỏi kèm theo ho, khó thở và các nốt ban đỏ xuất hiện toàn thân dày đặc, chị mới đưa con đến khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai khám thì con chị đã bị bội nhiễm do sởi.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích rất nhiều cho phụ huynh trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi. Đây cũng là một trong những yếu tố tích cực làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng. Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 - 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. Còn sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính.

Để phân biệt rõ hai căn bệnh này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý phụ huynh, hai bệnh đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh. Giai đoạn này, sốt phát ban và bệnh sởi đều có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 - 39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Hữu ích: Nhận biết đúng bệnh sởi trước khi đưa con vào viện 1
Nhiều mẹ không phân biệt được sởi và sốt phát ban đã dẫn đến những sai lầm đáng tiếc khi chăm con. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, sau đó, ở giai đoạn phát ban, nếu là phát ban thông thường, thì chỉ là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.


Còn nếu là phát ban do sởi lại có những đặc trưng như: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Nhận biết đúng bệnh là cơ sở để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra
Sự nguy hiểm của bệnh sởi dễ xảy ra với những biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não, nhiều khi dẫn đến tử vong. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Hầu hết trường hợp tử vong khi bị bệnh sởi thường không do virus sởi gây ra mà do những biến chứng.

Sốt phát ban do nhóm siêu vi thông thường hầu hết đều là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Ngoài ra, đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn điều trị tại nhà. Người bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y cho con, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng, chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch cho trẻ tới 95%.

Các mẹ có thể tiêm chủng cho con vaccine ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị bằng mũi 3 trong 1 theo thời gian: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vaccine được 3 tháng).
14h ngày mai (22/4/2014), aFamily sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến: Dịch sởi 2014 - Cái nhìn toàn cảnh, với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Lâm sàng nhiệt đới, Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Vinmec...
Ngay từ bây giờ, nếu có câu hỏi liên quan đến vấn đề "nóng" này, bạn có thể gửi câu hỏi về email: suckhoe@afamily.vn để được các bác sĩ giải đáp chi tiết.
Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

BS Minh Tân: Đúng và sai khi dùng hạt/ lá mùi phòng tránh bệnh sởi

Theo bác sĩ Minh Tân (BV Nhiệt đới Trung ương), các mẹ nên cẩn trọng khi sử dụng hạt/ lá mùi để tắm cho trẻ bị sởi vì một số trẻ cơ địa nhạy cảm, việc làm này vô tình sẽ khiến trẻ mắc thêm bệnh dị ứng.

Hiện nay bệnh sởi đang có những diễn biến phức tạp, nhiều thông tin ngoài luồng khiến dư luận hoang mang. Trên các diễn đàn và các hội nhóm dành cho bà mẹ, trẻ em, chị em đang rỉ tai nhau vô số những mẹo để phòng và chữa sởi cho con, trong đó có việc sử dụng hạt/ lá mùi già cho con tắm.

Vậy phương pháp này thật sự có tác dụng như các mẹ đang truyền tai nhau? Sau đây cuộc trao đổi với bác sĩ Minh Tân (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương):

- Thưa bác sĩ hiện nay dịch sởi đang có chiều hướng gia tăng, đứng trước thực trạng này nhiều bà mẹ truyền tai nhau cách phòng tránh bệnh sởi cho con bằng phương pháp tắm hạt/ lá mùi, việc làm này có đúng không?

BS Minh Tân: Từ xa xưa ông bà ta vẫn hay dùng lá mùi thơm để tắm hoặc xông hơi chống mệt mỏi, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Mỗi khi tắm bằng lá mùi hay hạt mùi người chúng ta nóng và toát mồ hôi sau khi tắm nên da chúng ta được sạch hơn, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nên phần nào cũng có tác dụng phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Nhưng đây không phải loại thuốc chuyên biệt để phòng sởi cho con.

BS Minh Tân: Đúng và sai khi dùng hạt/ lá mùi phòng tránh bệnh sởi 1
Trên khắp các diễn đàn, các mẹ mua bán, cho tặng hạt/ lá mùi để tắm cho con. (Ảnh chụp màn hình)

- Nhiều người cho rằng khi con đã mắc sởi, để nốt sởi lên nhanh và lặn nhanh thì nên tắm hạt/ lá mùi, bác sĩ nghĩ sao về điều này?

BS Minh Tân: Điều này không đúng vì chưa có cơ sở khoa học. Bởi sởi là một dạng bệnh do vi rút gây ra, nó lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng... Bệnh này cần có thuốc và phương pháp điều trị. Chúng ta chỉ tắm hạt/ lá mùi để cho da sạch sẽ, chống viêm nhiễm chứ không có chức năng chữa bệnh. Chưa kể đến những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với hạt mùi thì các bậc phụ huynh đã vô tình đem bệnh dị ứng đến cho con mà không biết. Vì vậy nếu muốn tắm lá mùi cho bé, mẹ nên thử trên một vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân cho con.

- Theo bác sĩ khi trẻ bị sởi có cần kiêng tắm, kiêng gió không?

BS Minh Tân: Điều này thì đều có 2 mặt đúng và chưa đúng bởi hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nhất là ở miền Bắc thời gian trước khí hậu lạnh vì thế những trẻ bị ốm hay những trẻ bị sởi mà tắm với điều kiện phòng không kín sẽ gây cho trẻ dễ nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi. Kể cả với trẻ khỏe mạnh mà tắm khi phòng có gió lùa thì bị nhiễm lạnh cũng rất dễ dẫn đến viêm phổi.

Nếu đảm bảo được các điều kiện tốt khi tắm cho trẻ như: phòng kín, không có giò lùa, nhiệt độ phòng ổn định, nước đã được đun sôi để nguội thì chúng ta nên tắm cho con kể cả khi trẻ bị bệnh sởi. Vì tắm sẽ giúp cho cơ thể sạch sẽ, da được thông thoáng hạn chế được tình trạng viêm nhiễm. Lưu ý, nên tắm thật nhanh và khi các nốt ban đã nổi thì nên kiêng tắm vì dễ biến chứng, chỉ dùng khăn và nước sạch lau rửa, vệ sinh cho bé. Các mẹ nhớ giữ vệ sinh đặc biệt cho bé ở những vùng như: mắt, mũi, miệng, hậu môn..

BS Minh Tân: Đúng và sai khi dùng hạt/ lá mùi phòng tránh bệnh sởi 2
Bệnh sởi diễn biến thất thường khiến nhiều trẻ tử vong đã làm các mẹ đứng ngồi không yên. (Ảnh: Tiền phong)
- Bác sĩ có khuyến cáo gì để phòng tránh bệnh sởi?

BS Minh Tân: Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nhà ở và đồ chơi của bé. Trong thời điểm này, mẹ cần hạn chế cho con đến những nơi đông người.

Ngoài ra, mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đây đủ dinh dưỡng cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin, nhất là vitamin A – rất tốt cho những trẻ đã mắc sởi để bảo vệ đôi mắt của trẻ, tránh những biến chứng do sởi gây ra.
14h ngày mai (22/4/2014), aFamily sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến: Dịch sởi 2014 - Cái nhìn toàn cảnh, với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Lâm sàng nhiệt đới, Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Vinmec...
Ngay từ bây giờ, nếu có câu hỏi liên quan đến vấn đề "nóng" này, bạn có thể gửi câu hỏi về email: suckhoe@afamily.vn để được các bác sĩ giải đáp chi tiết.
Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Đề phòng con bị lây nhiễm chéo khi đi khám trong bệnh viện

Khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh sởi, bệnh về hô hấp không nhất thiết phải đưa ngay đến các BV TƯ mà hãy đưa các cháu đến cơ sở y tế ở tuyến dưới để được chẩn đoán, sàng lọc và hướng dẫn chăm sóc.

Hiện nay tình hình dịch sởi chưa có dấu hiệu tạm lắng xuống, số lượng bệnh nhân nhi mắc sởi nhập viện tại các Bệnh viện Nhi TƯ, Bạch Mai, Xanh Pôn vẫn còn cao đã dẫn đến tình trạng lây chéo bệnh của nhau. Ngày 17/4, Bộ Y tế có văn bản số 1996/BYT-DP yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, không để tình trạng chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm chéo bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp.

Mắc sởi do bị lây chéo ngay tại bệnh viện

Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi TƯ), chị Nguyễn Thị N (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, cách đây 1 tháng, con trai chị là bé Q. A, 10 tháng tuổi vào đây điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Lúc đó, chị có nghe nói về dịch sởi ở trẻ nhỏ nên đã giữ gìn cho con rất cẩn thận. Tuy nhiên, sau khi ra viện được 3 ngày thì cháu lại phải quay trở lại nhập viện vì nhiễm sởi. Hiện, cháu vẫn đang phải thở máy, sức khỏe của bé vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Cũng như nhiều bà mẹ có con bị sởi khác, chị Nguyễn Thị L cũng không giấu được nỗi lo lắng khi đứa con trai 6 tháng tuổi mắc sởi cũng đang phải thở oxy. Chị cho biết cách đây 5 ngày, cháu bị sốt, viêm phế quản và khi cho con nhập viện điều trị được 1 ngày, cháu đã lây bệnh sởi trong bệnh viện.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi TƯ cho thấy, 5 loại bệnh vào điều trị nhiều nhất tại bệnh viện trong tháng 3/2014 gồm: Viêm phế quản, phổi, sởi, viêm tiểu phế quản, tiêu chảy cấp, sốt cao co giật. Phần lớn các ca bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí tuyến huyện, nhưng do nhu cầu của gia đình bệnh nhi muốn chuyển tuyến, vượt tuyến nên các cháu dễ bị lây chéo bệnh ngay tại bệnh viện.

PGS.TS Phạm Nhật An (Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ) cho biết, có nhiều cháu bé bị lây sởi hoặc các bệnh khác trong quá trình điều trị vì bị nhiễm chéo do quá tải, nằm ghép. Có bệnh nhân mắc tiêu chảy do Rotavirus, sau khi chữa khỏi tiêu chảy được vài hôm thì phải nhập viện trở lại do mắc sởi. Lại có trường hợp bệnh nhi vào khoa hô hấp điều trị 6 ngày là khỏi bệnh hô hấp song phải quay lại vì sau đó mắc sởi.

Đề phòng con bị lây nhiễm chéo khi đi khám trong bệnh viện 1

Chủ động đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế tuyến dưới

Theo nhiều chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến bệnh sởi diễn biến rộng và biến chứng nhiều như hiện nay là do khí hậu, thời tiết không ổn định. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhi chỉ bị viêm phế quản, hô hấp, tiêu chảy sau khi vào bệnh viện điều trị thì bị lây sởi. Do trẻ đã mắc các bệnh trước đó, sức đề kháng còn yếu nên khi mắc thêm sởi biến chứng sang suy hô hấp sẽ rất nhanh. Đặc biệt, nguyên nhân khiến bệnh sởi năm nay tái phát là do việc tiêm chủng vắcxin phòng bệnh cho trẻ bị nhiều phụ huynh bỏ qua.

Theo ông Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế), sởi là một bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Nếu trẻ chưa có miễn dịch với sởi lại tiếp xúc với trẻ mắc sởi thì nguy cơ lây bệnh rất cao, nếu không muốn nói là gần như 100%. Vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nào đó, trong đó có cả mắc sởi, các mẹ nên đưa con đi khám trước ở tuyến cơ sở, chứ không nên đi thẳng lên bệnh viện tuyến T.Ư, để có được hướng dẫn điều trị hợp lý. Thực tế, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện cũng có đủ năng lực điều trị bệnh sởi và có đủ giường bệnh để thực hiện việc cách ly, phòng chống và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện.

Bác sĩ Thiện Thuật (Trưởng khoa Nhi bệnh viện Hà Đông) chia sẻ thêm kinh nghiệm phòng tránh bệnh sởi cho con: Các mẹ không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ, đảm bảo các biện pháp về dinh dưỡng và các biện pháp dự phòng khác theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Khi đưa con đi khám, để tránh tình trạng lây nhiễm chéo từ nguồn bệnh khác trong viện, thì người đi khám và bệnh nhân nhi nên đeo khẩu trang y tế, tránh xa nơi tập trung đông người. Nếu trong trường hợp phải xếp hàng lấy số khám bệnh thì để một người lớn ở lại xếp hàng, một người khác nên đưa trẻ ra chỗ thoáng mát nơi có ít người tập trung.

Khi có con bị sởi, các bậc phụ huynh phải thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, thay ga, đệm, quần áo để bảo đảm giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ hằng ngày bằng khăn sạch, mềm hoặc có thể tắm cho trẻ với điều kiện phòng tắm kín, tránh gió lùa để tránh cơ thể trẻ bị viêm nhiễm.

Trong thời điểm dịch sởi lan rộng, nên hạn chế cho trẻ đi chơi ở các khu vui chơi giải trí, nơi tập trung đông người. Nếu trẻ bị ốm sốt thì cho trẻ nghỉ học để tránh tình trạng lây lan dịch bệnh.

Người nhà bệnh nhân nên đưa trẻ đi khám tại các tuyến y tế cơ sở để theo dõi, sàng lọc, chẩn đoán điều trị một cách tốt nhất. Tuy nhiên phương pháp phòng chống hữu hiệu nhất là vẫn phải đưa trẻ đi tiêm vắcxin đầy đủ và đối với các mẹ đang chuẩn bị có bầu thì nên đi tiêm phòng mũi Sởi - thủy đậu - rubella để sau khi sinh bé, kháng thể sởi sẽ có ngay trong sữa mẹ để bảo vệ bé trong 6 tháng đầu đời.
Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Mách mẹ chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ bị sởi

Tình trạng dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng. Một số lưu ý sau sẽ giúp các bố mẹ có hướng chăm sóc con nhỏ bị sởi hợp lý hơn.

Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị sởi

Khi trẻ bị sởi cha mẹ cần để trẻ nằm trong phòng thoáng khí, sáng, nhưng tránh ánh sáng chiếu thẳng vào mắt. Không nên kiêng khem quá mức, nên bỏ tập tục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ. Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người.

Thường xuyên nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3-4 lần.

Nếu trẻ bị sởi không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh, chỉ dùng Vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39 độ C thì có thể cho hạ nhiệt bằng thuốc.

Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.

Điều đặc biệt để phòng tránh bệnh sởi chúng ta cần tăng cường vệ sinh cá nhân, bàn tay và vệ sinh môi trường sống thông thoáng sạch sẽ. Đặc biệt là không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi đang bị sởi, thậm chí người khỏe mạnh đi từ bệnh viện về. Người lớn đã có miễn dịch với sởi nhưng vẫn bị lây virus sởi từ môi trường bệnh viện, đem virus đó và truyền cho trẻ qua tiếp xúc thông thường. Những người như thế nên tắm rửa sạch sẽ, nhỏ mũi, xúc họng và tránh tiếp xúc với trẻ vài ba giờ sau đó.

Mách mẹ chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ bị sởi 1

Thực phẩm nên dùng và không nên dùng khi trẻ bị sởi

Theo bác sĩ dinh dưỡng Thu Hoài (bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn) để chăm sóc con bị sởi thì các bậc cha mẹ không nên kiêng cữ quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì trẻ đang trong giai đoạn bị sởi nên chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để nâng cao thể trạng cho trẻ.

Khi bị sởi, trẻ thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, soup, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Các thực phẩm nên dùng đó là trứng, sữa, thị bò, thị gà… các loại rau xanh, nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, các loại trái cây đu đủ, cam, bưởi… các loại chè giải nhiệt như chè đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen...

Còn một số hoa quả như dưa hấu, xoài là những hoa quả nóng không nên ănvì khi trẻ bị sởi thể trạng rất nóng nên các mẹ cần hạn chế cho con ăn.

Một số các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… là thực phẩm có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh, các mẹ không nên cho ăn.

Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nướng, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.

Ngoài ra một số thực phẩm đậu nành, đậu tương có hàm lượng đạm cao không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn bị sởi.

Bên cạnh đó, bệnh sởi còn gây biến chứng viêm đường tiêu hóa (trẻ thường bị đi ngoài sống phân, tiêu chảy) nên các mẹ cũng hạn chế cho con ăn các đồ chua, tanh.

Đối với trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên để có thêm sức đề kháng trong giai đoạn 9 tháng đầu đời. Tuy nhiên, những trẻ có mẹ chưa mắc sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi thì không có miễn dịch sởi tự nhiên này. Lúc đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cho bú mẹ đến 6 tháng tuổi, bổ sung Vitamin A, sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế...

Trước khi ăn và sau khi ăn cha mẹ cần phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn.
14h ngày mai (22/4/2014), aFamily sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến: Dịch sởi 2014 - Cái nhìn toàn cảnh, với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Vinmec.
Ngay từ bây giờ, nếu có câu hỏi liên quan đến vấn đề "nóng" này, bạn có thể gửi câu hỏi về email: suckhoe@afamily.vn để được các bác sĩ giải đáp chi tiết.
Theo Minh Tuyết / Trí Thức Trẻ

Chăm con bị ốm: bí quyết để mẹ không ốm theo con

Khi trẻ bị ốm, việc thường xuyên bên con để chăm sóc dễ khiến các mẹ bị ốm theo. Nếu muốn vượt qua giai đoạn vất vả khi hai mẹ con cùng ốm, hãy áp dụng 5 gợi ý dưới đây.

Uống nước khi bé uống

Các mẹ thường rất dễ quên bản thân mình khi đang phải chăm con ốm, thậm chí bạn sẽ quên cả ăn cả uống vì lo lắng cho con. Nhưng bạn nên nhớ một điều, bạn có khỏe thì mới có thể lo cho con được, vì thế hãy giữ gìn sức khỏe bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hãy thực hiện một quy tắc với bản thân mình đó là bất cứ khi nào con uống nước, bạn cũng phải uống một ly nước. Điều này sẽ đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể của cả mẹ và con.

Nhớ chăm sóc bản thân khi có thể

Bản năng của người mẹ khi thấy con bị bệnh đó là lo lắng đến mức quên đi nhu cầu của chính mình. Nhưng nếu bạn gục ngã trong lúc này, việc không thể chăm sóc được con sẽ khiến bạn càng không yên tâm. Vì thế, nhớ chăm sóc bản thân bằng cách uống nước, ăn cơm và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nếu thời gian cho phép.

Chăm con bị ốm: bí quyết để mẹ không ốm theo con 1

Quên những việc nhỏ nhặt đi

Khi con bị ốm, cả gia đình sẽ bị cuốn theo, nhà cửa sẽ bừa bộn và lộn xộn hơn mọi khi. Thay vì “ra tay” dọn dẹp những bừa bộn mà một lúc nữa bạn sẽ phải làm lại, bạn nên chỉ tập trung và những việc thật sự cần làm mà thôi. Hãy quên đi những việc lặt vặt khắp nhà, những việc quan trọng lúc này mới cần bạn hơn trên hết.

Cho con nằm nghỉ

Các mẹ luôn muốn làm tốt nhiệm vụ chăm sóc con cái của mình bằng cách liên tục lo cho con ăn uống với mong muốn con đủ sức chống lại ốm đau. Khoảng thời gian vất vả này chẳng khác nào những ngày đầu bé mới sinh cả. Nhưng thay vì căng mình quá sức, bạn có thể để con ngủ trên giường và tranh thủ ngả lưng một chút. Bạn hãy chợp mắt lại để nghỉ ngơi và con bạn cũng có thể làm như vậy.

Đừng ngại nhờ giúp đỡ

Bạn đừng ngại nhờ người thân giúp mình chăm con vì mọi người đâu thấy phiền nếu có thể thay phiên nhau chăm sóc cho bé. Có người “chung tay” chăm lo cho con như vậy sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi cũng như đủ năng lượng để cùng con vượt qua lúc ốm đau này.
Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh?

Điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào?

Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa.

Có bà mẹ phàn nàn, từ khi 3 tháng tuổi đến khi đã vào lớp 1, bé thường xuyên bị viêm mũi họng (viêm đường hô hấp trên). Tháng nào cũng phải ghé bác sĩ và thường xuyên phải uống kháng sinh. Trung bình cứ một tháng bé uống kháng sinh một lần.

Các bà mẹ lo lắng con mình uống nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé như tiêu chảy hoặc bị táo bón. Họ cũng lo rằng khi sử dụng nhiều kháng sinh, bé sẽ bị nhờn thuốc về sau khó điều trị hơn.

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh? 1

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú (Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu BV Nhi TW) cho biết, bé dưới 1 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên (được tính từ thanh quản, hầu họng, mũi và tai ). Còn theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, bé dưới 1 tuổi thường mắc viêm đường hô hấp trên 8 – 10 đợt một năm.

Nguyên nhân hầu hết là do các loại virut gây ra như virut cúm, virut hợp bào hô hấp… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác hay gặp như Hemophilus Influenza. Loại này ngoài gây viêm đường hô hấp còn có thể gây nên viêm màng não mủ.

Để điều trị đúng triệu chứng, không lạm dụng thuốc kháng sinh các bà mẹ cần biết:

Điều trị triệu chứng: Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cách xử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, cho bé sử dụng các loại thuốc long đờm, giãn phế quản. Nếu bé bị phế quản bị co thắt, vỗ rung cho bé để giúp dẫn lưu đờm.

Vệ sinh mũi họng, răng miệng: Đây chính là cửa ngõ để nguồn bệnh lây lan. Các bà mẹ cần lưu ý rửa sạch tay chân cho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày sẽ hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.

Cho bé uống nhiều nước và hạ sốt cho bé: Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho bé, nếu nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5oC. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.

Viêm đường hô hấp: Khi nào bé cần dùng kháng sinh? 2

Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên ba ngày: Điều này giúp xác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tự cho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùng đơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân, dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi cho bé.

Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm vi khuẩn: Kháng sinh nếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là những tác dụng phụ. Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài lỏng nhưng không nặng, bé tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó, chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định.

Uống vitamin C để tăng sức đề kháng: Khi bé bị ốm, nên cho bé uống vitamin C, có tác dụng làm tăng sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể. Hiện có loại vitamin C giọt, các bà mẹ có thể bổ sung cho bé theo đợt 7-10 ngày. Hoặc trong nước cam tỷ lệ vitamin C rất cao nên có thể cho uống nước cam khi bé ốm nhưng không quá 120ml/ngày cho bé 1 tuổi.
Theo Đẹp

Suy gan cấp ở trẻ, cha mẹ không thể coi thường!

Không có biểu hiện bệnh lý gan mạn tính nhưng chỉ trong vòng 8 tuần từ khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên, suy gan cấp sẽ gây hoại tử gan. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, trẻ dễ tử vong sớm.

Đang khỏe bỗng suy gan cấp
Trước 2 tuổi, bé Phạm Thị M., sinh năm 2008 (ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) khỏe mạnh, phát triển thể chất và tinh thần bình thường. Khi 2 tuổi, bé bị vàng da, vàng mắt, 5 ngày sau xuất hiện sốt, co giật. Gia đình đưa bé đến bệnh viện. Sau khi thăm khám cho bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán bé bị suy gan tối cấp, hôn mê gan độ III-IV, phải lọc máu liên tục và chỉ định ghép gan.

Tương tự, bé Ngô Quang Đ., sinh 2007 (ở Từ Sơn, Bắc Ninh), đang khỏe mạnh nhưng bỗng dưng kém ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Lo lắng, gia đình đưa em đi khám thì được bác sĩ kết luận bị suy gan cấp.
TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, suy gan là tình trạng mất chức năng cơ bản của gan. Còn suy gan cấp được xác định là tình trạng tổn thương gan nặng nề xảy ra ở bệnh nhân không có tiền sử bệnh gan và tiến triển thành hội chứng não trong vòng 8 tuần tính từ triệu chứng đầu tiên. Nguyên nhân suy gan cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do chuyển hóa và nhiễm khuẩn; trẻ lớn hơn do viêm gan virus và ngộ độc thuốc. Bệnh nhân suy gan cấp thường có biểu hiện lâm sàng trong vòng vài giờ đến hằng tuần. Trẻ sơ sinh dấu hiệu không đặc hiệu, toàn trạng kém, không lên cân, nôn. Trẻ lớn hơn thường mệt xỉu, buồn nôn, kém ăn.

Suy gan cấp ở trẻ, cha mẹ không thể coi thường! 1
85% bệnh nhân tử vong nếu không ghép gan
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tử vong của suy gan cấp ở trẻ em rất cao, chiếm 80%-85% nếu không có biện pháp ghép gan cấp cứu. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do tình trạng phù não, mất não. Tỷ lệ sống của bệnh nhi và khối ghép trong ghép gan cấp, đạt kết quả tốt.

Cũng theo TS Điển, tuy tỷ lệ sống sót của bệnh nhân suy gan cấp khi không ghép gan chỉ dưới 15% nhưng nếu được ghép gan, tỷ lệ bệnh nhi được cứu sống có thể tới 60%-80%. Chỉ định ghép gan phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, khả năng phục hồi tri giác, tiên lượng các biến chứng giai đoạn sau ghép, từ đó phân tích các vấn đề có lợi và không trước khi quyết định ghép gan. Ở trẻ mắc suy gan tối cấp, các vấn đề tiên lượng khá khó khăn, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bệnh viện Nhi TƯ đã tiến hành ghép gan cho 3 trường hợp suy gan cấp từ nguồn cho là mẹ, trong đó có 2 trường hợp thành công là bé Phạm Thị M. và Ngô Quang Đ. Hiện bé Đ. được 44 tháng sau ghép và bé M. là 15 tháng sau ghép đều có sức khỏe ổn định, phát triển thể chất, tinh thần bình thường và hòa nhập cộng đồng.
Theo Thế giới phụ nữ

6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) đã chỉ rõ những sai lầm nghiêm trọng mà cha mẹ rất hay mắc phải khi chăm sóc trẻ bị ốm.

1. Lạm dụng paracetamol
Paracetamol là loại thuốc hạ sốt dùng quá phổ biến, và chính sự phổ biến này khiến tình trạng ngộ độc paracetamol ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong thực tế điều trị, các bác sĩ cũng “phát hoảng” bởi nhiều ứng xử quá “linh hoạt” của người bệnh với thuốc. Để dụ con uống thuốc, nhiều người nói với bé là nước siro ngọt, kẹo… nên khi thuốc trong tầm với, trẻ vô tư uống luôn. Khoa Nhi từng cấp cứu bé gái 7 tuổi uống cùng lúc hết 4 viên tensin - flu (paracetamol) với hàm lượng 500mg. Sau 3 tiếng, trẻ xuất hiện các biểu hiện kích thích hơn bình thường, gia đình hỏi mới biết là bé đã uống hết vỉ thuốc.
6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm 1
Tại Việt Nam cũng có những ca ngộ độc paracetamol ở trẻ em do dùng thuốc này quá bừa bãi. Hơn nữa, cùng hoạt chất paracetamol nhưng có rất nhiều loại thuốc với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Có những người vừa cho con uống thuốc hạ sốt efferalgan, lại uống thêm Decolgen để chữa sổ mũi trong khi loại thuốc này cũng chứa paracetamol. Hay khi chưa được 4 tiếng con đã sốt lại, nhiều người vẫn vô tư dùng, vì nghĩ cứ sốt là uống mà không lường hết nguy cơ của việc lạm dụng thuốc.
2. Tự ý xông mũi họng tại nhà cho trẻ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp, nhiều cha mẹ đã tự mua máy xông mũi họng tại nhà cho trẻ. PGS. Dũng khẳng định tuyệt đối không xông tại nhà, bởi lẽ thuốc qua máy xông nhìn tưởng đơn giản nhưng lại có nhiều tác hại. Nếu bị co thắt phế quản đột ngột ngay lúc xông làm cho em bé bị tắt thở luôn. Khoa Nhi, BV Bạch Mai đã từng chữa hai trường hợp tự chữa ở nhà, rất nguy hiểm.
Hơn nữa, xông như vậy rất tốn kém, mỗi một lần xông phải vứt luôn đi và thay bằng bộ mới. Còn nếu dùng đi dùng lại là ổ nhiễm vi khuẩn, lợi bất cập hại, trẻ thở qua nguồn lây nhiễm bệnh tật trong máy xông.
6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm 2
Các thuốc xông qua máy xông hiện chỉ dùng để chữa hen hoặc viêm tiểu phế quản nặng ở trẻ em. Trước kia người ta xông họng để chữa dị ứng nhưng hiện nay người ta có thuốc dạng xịt để chữa. Máy xông chỉ nên dùng ở bệnh viện và trẻ mắc bệnh nặng. Nếu bị nhẹ chỉ cần dùng các thuốc xịt, an toàn hơn nhiều.
Để tránh trẻ mắc bệnh đường hô hấp, PGS. Dũng khuyên, trước hết là cải thiện môi trường sống, trong đó đặc biệt nhà ở chật chội, đông người, không thông gió, có người hút thuốc, khói bụi bay vào nhà... Nếu cải thiện môi trường ngay tại nhà cũng có thể giảm mắc và tăng sức đề kháng cho trẻ, dinh dưỡng tốt, nuôi con sữa mẹ, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ: các loại sởi, ho gà, bạch hầu...
3. Cho trẻ uống thuốc người lớn
Trong thực tế điều trị, các bác sĩ gặp phải không ít tình trạng dở khóc dở cười khi một số cha mẹ cho con uống thuốc một cách vô tội vạ. Thấy con nôn, phụ huynh vội thuốc thuốc chống nôn, con nôn lại uống lại vì sợ mất thuốc… dẫn đến quá liều, trẻ bị co giật, cứng cơ toàn thân rất nguy hiểm.
6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm 3
Trường hợp khác, trẻ bị động kinh, bác sĩ kê thuốc riêng cho trẻ nhưng trong nhà sẵn có thuốc người lớn lại cho trẻ… uống luôn cho tiện.
Do đó, khi cho trẻ uống thuốc, nhất thiết cha mẹ cần xem kỹ đơn hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định, tránh những sai lầm đáng tiếc có thể nguy hại đến sức khỏe trẻ
4. Chia nhỏ gói oresol
Sai lầm chết người cũng gặp với oresol tưởng như rất đơn giản trong sử dụng, nhưng nhiều trẻ cũng bị ngộ độc nguy kịch bởi sự “sáng tạo” của người thân. PGS Dũng cho biết, nhiều người rất hay có thói quen chia nhỏ gói oresol uống thành nhiều lần, nhất là khi pha cho trẻ nhỏ, trong khi đáng lẽ phải hòa tan hết 1 gói oresol trong 200ml nước mới đảm bảo nồng độ các chất, bù nước cho cơ thể bị mất khi tiêu chảy.
“Khi uống oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu) khiến áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào, khiến tế bào bị hút hết nước nên bị teo tóp lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng… Điều nguy hiểm nhất lúc này, đó là vì bị hút nước nên tế bào não bị teo tóp lại, gây tổn thương tế bào não, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê. Nếu không biết để cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng trẻ”, TS Dũng nói.
6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm 4
Một sai lầm nữa là cha mẹ thường hay dùng chung một thìa khi cho trẻ ăn hoặc không chịu vệ sinh thìa, dụng cụ đựng đồ ăn của trẻ. Chẳng hạn, vừa dùng thìa cho trẻ uống nước lọc, uống thuốc lại tiếp tục dùng cho trẻ uống oresol và các thức uống khác...
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần hết sức chú ý đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng dung dịch bù nước đường uống, đặc biệt với trẻ nhỏ.
5. Ép con ăn nhiều để tăng cân
Sau trận ốm kéo dài khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, sút cân, một số bậc phụ huynh có tâm lý lo lắng nên ép con ăn một cách thái quá gây tác dụng ngược. Có những trẻ chỉ ăn cơm canh, hầu như không nhai mà chỉ “nuốt chửng” và không chịu ăn thức ăn thịt, cá… PGS. Dũng khuyên cha mẹ cần tập luyện cho con quen dần các món ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nhưng không được gượng ép, quát nạt, thúc giục.
6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm 5
Trước mắt trẻ chưa thích ăn thịt cá thì hãy cho trẻ ăn trứng xem sao. Luyện một vài bữa cho quen khẩu vị rồi tiếp đến cho ăn thịt lợn nạc... Cho trẻ ăn cùng mâm cơm với các trẻ khác thích ăn thịt, cá khiến chúng vui đùa và "tranh nhau" ăn theo. Điều đó sẽ khiến trẻ vượt qua cảm giác không muốn ăn.
Trẻ mới ốm dậy cũng cần đề phòng nhiễm các bệnh viêm phổi, phòng các bệnh đường hô hấp nên phải có chế độ dinh dưỡng tốt, cải thiện môi trường sống trong nhà: vệ sinh nhà, không để bụi khói vào phòng ngủ, đặc biệt phòng ngủ phải thông thoáng, không đóng kín cửa… Nếu trẻ bị ho, sốt cần quan sát xem cháu thở như thế nào. Nếu ho sốt mà trẻ vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần đi khám; trẻ thở bất thường cần đưa đi khám ngay.
6. Nấu một bữa, ăn cả ngày
Các bệnh đường tiêu hóa, đường ruột thường xâm nhập qua đường miệng. Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, trẻ rất hay bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý quá trình mua, lưu trữ, chế biến và bảo quản thức ăn. Trong quá trình đó nếu có giai đoạn bị mất vệ sinh dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.
6 sai lầm “chết người” khi chăm con ốm 6
Một sai lầm mà phụ huynh hay mắc phải đó là "nấu một bữa, ăn cả ngày", để liu cĩu thức ăn từ sáng đến chiều hoặc để qua đêm; trữ thức ăn chín trong tủ lạnh rồi mang ra hâm lại… Điều này dễ khiến trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, giảm sức đề kháng của trẻ.
Theo Sức khỏe & Đời sống

Đến viện ngay nếu con bạn cứ gần người ốm là lây bệnh

Các chuyên gia khuyến cáo, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm hội chứng suy giảm miễn dịch.

“Khi cha mẹ thấy con thường xuyên ốm đau, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cần phải đặc biệt lưu tâm bởi trẻ có thể mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Không hiếm trường hợp cùng một gia đình có tới 2 – 3 người con mắc bệnh này và bị tử vong do không phát hiện điều trị kịp thời”, ThS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp (Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo.
Rất hay ốm
ThS. BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, bệnh suy giảm miễn dịch không phải là mới nhưng do hiểu biết về căn bệnh này của các gia đình còn hạn chế, việc chẩn đoán sớm gặp rất nhiều khó khăn nên phát hiện muộn. Đa phần bệnh nhi vào viện đã bị nhiễm trùng tái diễn nhiều lần, tổn thương ở rất nhiều cơ quan như viêm tai giữa, viêm phổi tái diễn, áp xe các cơ quan nội tạng, tổn thương da… Có bệnh nhi phát triển thể chất kém, bị suy dinh dưỡng… Do không biết nên một số trẻ bị suy giảm miễn dịch lại tiêm chủng lao khiến bệnh nặng hơn, nguy hiểm tính mạng.
Ví dụ như trường hợp cháu Minh (5 tuổi, ở Ninh Bình), trước khi phát hiện mắc bệnh suy giảm miễn dịch, gia đình đã rất vất vả trong việc điều trị nhiễm trùng cho cháu. Thấy tai cháu thường xuyên bị chảy nước, gia đình đưa đi khám được chẩn đoán bị viêm tai giữa. Dù đã điều trị nhiều lần nhưng cháu vẫn không khỏi. Hễ gần người bị ốm, họ bị bệnh gì là cháu Minh lại mắc bệnh đó. Vào Bệnh viện Nhi Trung ương, Minh được các bác sỹ chẩn đoán bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
“Khi vào viện, cháu Minh bị viêm phổi, viêm tai giữa tái diễn nhiều lần. Sau khi phát hiện cháu bị suy giảm miễn dịch, chúng tôi đã chuyển phác đồ điều trị. Kể từ đó, cuộc sống của cháu đã thay đổi. Hiện cứ hàng tháng cháu lại đến viện để truyền chế phẩm miễn dịch. Trong vòng một năm, Minh đã không bị nhiễm trùng, không bị viêm phế quản hay viêm phổi tái diễn lần nào nữa”, ThS. BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết.
Đau lòng hơn là có gia đình tới 2 – 3 con cùng bị bệnh suy giảm miễn dịch. Như trường hợp gia đình bé Xuân Long (ở Thanh Hóa) đã có anh trai mất cách đây 5 năm vì căn bệnh này. Anh trai Long được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do viêm phổi tái phát nhiều lần, tiêu chảy kéo dài. Các bác sỹ đã tích cực cấp cứu bằng nhiều biện pháp như thở máy, truyền dịch, truyền chế phẩm tăng cường miễn dịch nhưng cháu không đáp ứng với bất kỳ biện pháp can thiệp nào và tử vong. Thật không may cho gia đình là bé Long cũng mang bệnh giống anh trai. Do được các bác sỹ cảnh báo trước nên bé Long đã được chẩn đoán, điều trị sớm ngay từ khi sinh. Hiện tại cháu hơn 1 tuổi và phát triển bình thường.

Đến viện ngay nếu con bạn cứ gần người ốm là lây bệnh 1
Các chuyên gia khuyến cáo, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm hội chứng suy giảm miễn dịch. Ảnh: P.Thuận

Theo PGS.TS Lê Thị Minh Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, suy giảm miễn dịch là bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Vì vậy, trẻ thường mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng hoặc tái phát nhiều đợt. Thông thường, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị ốm 2 - 3 lần/năm, nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch lại ốm liên tục, cứ ngừng thuốc là ốm và tình trạng ốm dai dẳng. Thậm chí trẻ dễ bị nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng và phải tiêm kháng sinh mới khỏi. Ngoài ra có thể bị nhiễm trùng hô hấp, viêm tai giữa (khoảng 2 -3 lần/năm) hoặc nhiễm nấm kéo dài… Hiện trên thế giới có hàng chục nghìn bệnh nhi phải sống chung với căn bệnh này.
Phát hiện muộn, mỗi tháng mất 20-30 triệu tiền thuốc
PGS.TS Lê Thị Minh Hương cho biết, hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị hiệu quả nhất là ghép tủy và truyền chế phẩm miễn dịch. Tại các nước như Hà Lan, Pháp… trẻ được phát hiện bệnh trước 6 tháng tuổi và tiến hành ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 95%. Trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn thì có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như những trẻ khác.
ThS. BS Nguyễn Thị Vân Anh cho hay, trẻ được truyền chế phẩm miễn dịch khoảng 4 – 6 tuần/lần, tùy vào cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, giá thành của chế phẩm này rất đắt. Trẻ dưới 6 tuổi đã được bảo hiểm chi trả, nhưng trẻ lớn hơn 6 tuổi thì cân nặng thường lớn nên mỗi tháng phải truyền chế phẩm miễn dịch tương đương 20 – 30 triệu đồng. Đó là gánh nặng lớn cho những gia đình có trẻ mắc bệnh này.
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh những hệ quả đáng tiếc, nếu cha mẹ biết được thông tin con mình có biểu hiện suy giảm miễn dịch thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm. Đối với những trẻ bị suy giảm miễn dịch, do không có khả năng sản xuất ra miễn dịch nên khi tiếp xúc với nguồn lây, đặc biệt với những người ốm thì trẻ sẽ bị lây luôn. Do vậy gia đình phải hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, thức ăn phải tiệt trùng, đồ chơi cần được sát khuẩn thường xuyên… Ngoài ra, với những trẻ được chẩn đoán bị bệnh thì sẽ không được tiêm phòng vaccine sống như rota virus, lao…
Những bệnh nhân có tiền sử gia đình suy giảm miễn dịch cần phải được tiến hành sàng lọc, giúp định hướng xem thai có bị nhiễm bệnh không. Các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, gen để tiên lượng xem thai sau xác suất bị ra sao. Nếu nhiễm có thể đình chỉ thai nghén hoặc ngược lại, trẻ sẽ được điều trị ngay sau khi sinh thì không bị nhiễm trùng.
ThS.BS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, có 10 dấu hiệu nhận biết trẻ bị hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Mắc từ 4 đợt viêm tai trở lên trong vòng một năm; Mắc từ 2 đợt viêm xoang nặng trở lên trong vòng một năm; Mắc từ 2 đợt viêm phổi trở lên trong vòng một năm; Sử dụng kháng sinh trong vòng 2 tháng trở lên nhưng không hiệu quả; Trẻ chậm lớn, chậm tăng cân nhiều hơn bình thường; Áp xe da hoặc nội tạng tái diễn; Nấm miệng hoặc nấm da dai dẳng; Phải truyền kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng; Mắc từ 2 đợt nhiễm khuẩn sâu hoặc nhiễm khuẩn huyết trở lên; Gia đình có tiền sử suy giảm miễn dịch.
Theo Gia đình & Xã hội

Con kháng kháng sinh khi mẹ tự ý kê thuốc chữa bệnh

Tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi T.Ư ngày nào cũng tấp nập trẻ con được đưa tới khám. Bác sĩ thường hỏi bố mẹ, bệnh đã sử dụng thuốc gì trước khi đưa con tới viện chưa. Câu trả lời của không ít người là đã tự ý mua một loại thuốc kháng sinh nào đó nhưng (không hiểu sao, tất nhiên!) không đỡ…

Con có thể bị dị ứng, thậm chí sốc phản vệ gây tử vong

Chị H.T (Khu đô thị mới Linh Đàm, Hà Nội) đưa con đến viện khám cho biết cháu bé 2 tuổi rưỡi bị viêm họng. Mấy hôm trước, thấy con gái húng hắng ho, sổ mũi, nghĩ con bị viêm họng nên chị ra hàng thuốc gần nhà mua một liều thuốc kháng sinh cho con uống. Chị T. cho biết cũng nhiều lần con ốm, sốt chị tự ý mua thuốc từ kháng viêm, kháng sinh đến thuốc long đờm, giảm ho cho bé uống và bệnh bé đều đỡ. Thế nhưng lần này đã qua gần 1 tuần uống thuốc mà bệnh chưa có dấu hiệu đỡ, bé lại nỏi mẩn sau khi uống thuốc được 2 ngày nên phải đưa con đi khám tại viện. Con gái chị đã bị dị ứng thuốc kháng sinh.

Có thể, cũng như chị H.T, bạn cũng chưa biết thông tin này:

- 70% bệnh nhân dị ứng do dùng kháng sinh, trong đó có không ít trẻ em. Thống kê tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy,

- Nhiều trường hợp dị ứng thuốc gây giảm hồng cầu, bạch cầu, thiếu máu huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu, tổn thương tế bào gan…

- Những loại kháng sinh như Penicilline, Chloramphenicol, Streptomycine có thể gây điếc, nghiêm trọng hơn là gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

- Nếu sử dụng bừa bãi, chúng dễ gây suy tuỷ, ngộ độc hoặc gây ra hội chứng xanh tái ở trẻ sơ sinh. Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh còn có nguy cơ mắc hen cao hơn 16% so với trẻ khác.

Nguy hiểm, kháng sinh không đúng bệnh, đúng liều

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trẻ em Việt Nam thường bị viêm đường hô hấp và được bác sĩ kê đơn kháng sinh. Do đường uống hiện không còn mấy hiệu quả nên nhiều trẻ phải tiêm. Trẻ ốm đi ốm lại nhiều lần phải dùng nhiều kháng sinh, gây nhờn thuốc. Lúc đó, thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây các bệnh khác.

Còn đối với cảm cúm do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng chữa trị. Nếu trẻ bị viêm mũi, viêm hầu họng nhưng là do virus và chưa có biến chứng thì kháng sinh chẳng những không hiệu quả mà còn gây kháng thuốc về sau. Chỉ có bác sĩ mới xác định được nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.

Con kháng kháng sinh khi mẹ tự ý kê thuốc chữa bệnh 1

PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, lạm dụng thuốc kháng sinh ở người dân thể hiện ở thói quen mua kháng sinh về tự điều trị không cần đơn của thầy thuốc, dùng kháng sinh không đúng bệnh, không đúng liều, không đủ thời gian, tùy tiện… lạm dụng kháng sinh cũng phổ biến ở trong các bệnh viện, cán bộ, nhân viên y tế.

Đặc biệt hầu hết các hiệu thuốc sẵn sàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần có kê đơn của bác sĩ, thậm chí còn thực hiện vai trò của bác sĩ để kê đơn cho bệnh nhân.

Đấy là còn chưa kể, không ít thầy thuốc cũng lạm dụng kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh.

Điều gì đang đợi con bạn ở kỷ nguyên hậu kháng sinh?

Có một nghịch lý đang tồn tại là các bệnh không lây nhiễm cần sử dụng kháng sinh đang có xu hướng giảm dần, hiện chỉ chiếm 1/4 trong tổng số bệnh tật ở Việt Nam, nhưng chi phí sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng lại có xu hướng tăng lên.

Nguyên nhân không gì khác ngoài tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến, dẫn đến rất nhiều chi phí phát sinh khác cho việc điều trị kháng kháng sinh.

Thống kê mới đây về chi phí sử dụng tiền thuốc cho thấy, tiền thuốc kháng sinh của 661 bệnh viện trên cả nước chiếm đến 56% tổng tiền thuốc.

Kể từ khi thế giới tìm ra thuốc kháng sinh thì loại thuốc này được coi như là vũ khí, quan trọng nhất để đối phó với các bệnh không lây nhiễm và bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng loại vũ khí tối thượng này lại khiến thế giới đang đứng trước nguy cơ bị mất dần các loại thuốc điều trị.

Chính vì thế TS. Graham Harrison, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam từng phát biểu: “Kho vũ khí điều trị của chúng ta đang co hẹp dần. Kỷ nguyên hậu kháng sinh sẽ chứng kiến sự hồi sinh của các bệnh nhiễm trùng chết người”.

- Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
- Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
- Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
- Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
- Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.

Tổ chức y tế thế giới đã từng đưa ra một thông tin khiến cả thế giới, đặc biệt là các bà mẹ Việt Nam nên phải giật mình: Thuốc Pelicinline hiện vẫn dùng ở Thái Lan thì tại Việt Nam, loại thuốc này đã vắng bóng từ 20 – 30 năm nay vì hầu như không còn tác dụng. Chúng ta đang giết con bằng cách tự ý dùng thuốc vì tình trạng kháng kháng sinh gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém chi phí điều trị bệnh.

Theo Lửa ấm

11 mẹo hay giúp mẹ chăm con ốm dễ dàng hơn

(Tuanhfamily)Không bà mẹ nào cảm thấy thoải mái khi con ốm và sẽ tìm mọi cách để con khỏi ốm thật nhanh.

Mỗi mẹ đều có những “bí kíp” riêng để “đối phó” khi trẻ bị sưng tấy, bầm tím hay bị bệnh…. Dưới đây là 13 gợi ý mà các mẹ nên tham khảo khi con ốm để việc chăm sóc con nhẹ nhàng hơn.

1. Theo dõi liều lượng thuốc

Tạo một biểu đồ trên chai để đánh dấu mỗi khi cho con uống thuốc. Bạn sẽ không bao giờ quên hay rơi vào tình cảnh không biết đã cho con uống chưa?

11 mẹo hay giúp mẹ chăm con ốm dễ dàng hơn 1

2. Giảm đau khi mọc răng

Đây là một mẹo cũ nhưng rất hiệu quả. Để chiếc thìa vào trong tủ lạnh vài phút, sau đó đặt vào chỗ đau. Sự kết hợp của hơi lạnh và áp lực giúp giảm đau, làm con cảm thấy dễ chịu hơn khi mọc răng.


3. Giảm đau tai

Nếu con tự giật tai, hãy thử mẹo này. Bỏ đầy muối hạt và vài giọt tinh dầu vào một chiếc tất sạch. Sau đó làm nóng ở nhiệt độ trung bình trong 5 phút và áp trên tai. Khoáng chất và tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu quả.

4. Làm dịu cơn đau họng

Rất nhiều bà mẹ đã tin dùng bí quyết này. Khi trẻ bị đau họng, hãy cho chúng ăn vài viên kẹo dẻo. Chúng tôi cho rằng có thành phần gì đó trong chất keo của những viên kẹo, nhưng dù là gì, chúng cũng thực sự có tác dụng.

5. Thoa sữa lên vết loét quanh miệng

Hãy thử xoa một chút sữa lên vết thương, nó hiệu quả hơn cả việc dùng thuốc mỡ giảm đau. Sữa được biết đến với tác dụng làm giảm vết lở loét, và sẽ không hại gì nếu thêm một chút sữa vào thực đơn của bé.

11 mẹo hay giúp mẹ chăm con ốm dễ dàng hơn 2

6. “Đóng băng” cơn đau răng

Khi bị đau miệng, trẻ sẽ không muốn ăn. Mẹ hãy giúp con ăn và làm giảm đau với những món lạnh giàu dinh dưỡng như những que kem được làm từ nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Con bạn chắc chắn sẽ thích chúng.

7. Lấy những mảnh rằm gỗ

Để lấy ra những mảnh rằm gỗ, hãy trộn bột soda với nước và bôi chúng lên vết thương sau đó băng lại trong một giờ. Khi đó bạn có thể dễ dàng lấy chúng ra chỉ với một chiếc nhíp mà không hề làm trẻ bị đau.

8. Làm những cơn ho biến mất

Cơn ho của trẻ có thể khiến mọi người mất ngủ cả đêm. Vì vậy, trước khi đi ngủ, mẹ hãy bôi một chút dầu lên bàn chân và đi tất cho trẻ. Chúng tôi không rõ vì sao nó có tác dụng, nhưng thật tuyệt khi nó thực sự hiệu quả.

11 mẹo hay giúp mẹ chăm con ốm dễ dàng hơn 3

9. Quên đi cơn đau răng

Đưa cho con thứ gì đó để gặm sẽ giúp trẻ quên đi cơn đau răng. Để thêm dễ chịu, hãy ngâm khăn trong trà hoa cúc - một cách đơn giản giúp con thoải mái hơn và dễ ngủ.

10. Giúp con uống thuốc

Có nhiều cách giúp con uống thuốc, nhưng đây là phương pháp ưa thích của chúng tôi. Nhúng một cây kẹo mút nhỏ vào thuốc và để con mút chúng. Khi thuốc hết, bé có thể ăn nốt cây kẹo ưa thích.

11. Làm dịu làn da cháy nắng

Đây là phương pháp điều trị dành cho mùa hè, hãy dùng một khay đá với lô hội. Nhiệt độ lạnh cùng với thành phần làm mát của lô hội có tác dụng thần kỳ giúp giảm cảm giác bỏng rát.
Theo Hana Bouz / Trí Thức Trẻ

9 thói quen vệ sinh mẹ phải nhớ khi con bị ốm

Một số bố mẹ cho rằng việc lau chùi, dọn dẹp quá cẩn thận sẽ rất mất thời gian, nhưng nếu bạn giữ vệ sinh càng tốt thì con sẽ càng nhanh chóng vượt qua trận ốm.

Việc giữ gìn vệ sinh trong nhà và những đồ dùng của trẻ khi con bị ốm là một việc cần thiết và đặc biệt cần lưu ý. Điều này giúp con bạn hạn chế tiếp xúc với những vi khuẩn, bụi bẩn trong nhà, thêm vào đó sẽ tránh lây lan sang những thành viên khác trong gia đình.

Những món đồ nhỏ hoặc thói quen hàng ngày tưởng chừng như đơn giản và đôi khi bị lãng quên lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc “triệt hạ” trận ốm tai quái khiến cả gia đình bạn mệt mỏi, con của bạn phải nghỉ học liên tục hàng tuần liền.

9 thói quen vệ sinh mẹ phải nhớ khi con bị ốm 1
(Ảnh minh họa: Internet)

Dưới đây là 9 cách giữ vệ sinh an toàn và hiệu quả:

1. Thay khăn mặt thường xuyên. Đặc biệt là trong những mùa bệnh cúm và sốt hoành hành, bạn nên thay khăn mặt của bé hàng ngày cho đến khi sức khoẻ của bé tốt lên.

2. Nhắc nhở bé về tầm quan trọng của việc rửa tay. Bạn có thể dạy bé cách rửa tay đơn giản trong 30 giây bằng bài hát “Happy Birthday”. Và hãy nhớ luôn làm gương cho bé bằng thói quen vệ sinh và rửa tay hàng ngày của bạn.

3. Với các bé từ 4 tuổi trở lên, bạn hãy dùng túi nhựa và nhắc bé cho giấy dơ sau khi bé sử dụng vào túi, tránh vương vãi giấy bẩn ra nhà. Những miếng giấy này có thể là nguyên nhân lây lan bệnh cho các thành viên khác.

4. Làm sạch phòng tắm đều đặn. Nhưng nếu bạn quá bận, hãy lau sạch các tay cầm, chậu tắm và bồn vệ sinh. Chỉ mất khoảng 15 phút, đây là một phương pháp tuyệt vời và đặc biệt hiệu quả.

5. Để hạn chế việc vứt rác thải hay đồ dùng có mầm bệnh của bé trong nhà tắm. Hãy đặt xô nhựa cho lót túi nilon ở góc nhà và tránh xa những khu vực sinh hoạt chính. Sau đó bạn chỉ việc buộc kín lại và đem đi vứt.

6. Sử dụng một miếng bông gòn hoặc miếng bông trang điểm sạch, tẩm ướt bằng cồn và lau những món đồ như điều khiển từ xa, điện thoại,….

7. Dùng khăn sạch hoặc miếng gạc có tẩm cồn để làm sạch tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, công tắc điện, nắp đậy ổ điện.

8. Làm sạch giường thường xuyên. Thay vỏ gối, giặt sạch chăn, màn, vỏ ga, vỏ đệm và cả những tấm vải lót, vỏ gối tựa trên ghế sofa.

9. Ngâm bàn chải đánh răng vào nước ôxy già trong vòng 5 phút rồi xả kỹ bằng nước sạch. Bạn nên thay bàn chải mới cho bé sau khi đã bé khỏi ốm.

Trong suốt thời gian bé bị ốm, bạn và gia đình, hãy cùng tạo những thói quen vệ sinh như trên, có thể đôi lúc bận rộn và bạn không thể làm hết cả 9 việc trên nhưng đừng quá băn khoăn và căng thẳng. Với sự hỗ trợ và ủng hộ của cả các thành viên khác trong nhà, “cuộc chiến” bệnh tật sẽ sớm được đẩy lùi.

(Nguồn: CleanMM)
Theo Mẹ Sóc / Trí Thức Trẻ

Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng

Thật khủng khiếp nếu bạn biết con mình liên tục khóc vì đau bụng mà không biết cách xoa dịu giúp bé thế nào. Nếu thấy bé khóc vì đau bụng, mẹ có thể thực hiện những cách dưới đây để giúp bé dễ chịu hơn.

1. Giúp con ợ hơi lần nữa

Đôi khi chỉ cần ợ được hơi ra cũng là một cách giúp bé đỡ đau bụng. Rất nhiều bé đau bụng là do đầy hơi, chướng bụng. Thậm chí con bạn đã ợ hơi sau khi ăn xong thì vẫn có nhiều khí mắc kẹt trong bụng trẻ. Việc ợ hơi thêm lần nữa chắc chắn sẽ giúp bé cảm thấy tốt hơn. Đây là một cách khởi đầu giúp xoa dịu cơn đau của trẻ.

Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng 1

2. Nâng trẻ nhẹ nhàng

Nếu việc đung đưa con không giúp ích gì để làm giảm cơn đau, bạn hãy thử nâng hạ con lên xuống một cách nhẹ nhàng xem sao. Nhiều bà mẹ đã dùng biện pháp ngồi ở mép giường và nhẹ nhàng bế con lên cao rồi hạ xuống trong khi con ôm dựa vào mình. Cách này thường phát huy tác dụng vì những chuyển động khác đi lại làm giảm cơn đau cho các bé.

3. Đổi loại sữa

Đôi khi chính nhãn hiệu sữa con bạn đang uống là nguyên nhân khiến bụng con khó chịu. Bạn hãy nghiên cứu và tìm hiểu xem đâu là loại sữa phù hợp nhất với con mình. Hãy chọn nhãn hiệu sữa được các bác sĩ nhi khoa tư vấn cũng như được các bà mẹ khác tin tưởng và yêu thích, nhất là loại sữa giúp giảm được lượng khí bé nuốt phải khi đang ăn.

Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng 2

4. Nhờ giúp đỡ

Nếu bé nhà bạn khóc nhiều quá, bạn cần phải nhờ sự giúp đỡ ngay lập tức. Bạn có thể nhờ mẹ, bà hoặc chính chồng bạn giúp một tay. Hãy để chồng bạn tham gia nhiều hơn trong việc chăm sóc con, như vậy bạn mới có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc phải đối phó khi con khóc quá nhiều cũng khiến các mẹ cảm thấy rất mệt mỏi. Bạn cần được nghỉ ngơi một chút để người khỏe khoắn hơn cũng như chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những cơn đau bụng liên tục con đang mắc phải.

5. Dùng thuốc nhỏ chống đầy hơi

Thuốc nhỏ chống đầy hơi là một liệu pháp tuyệt vời giúp xoa dịu bụng cho các bé. Có rất nhiều nhãn hiệu thuốc khác nhau bạn có thể lựa chọn. Loại thuốc nhỏ này thực sự hữu ích trong việc giúp bé khỏe lại nhanh chóng. Tuy vậy, bạn nhớ không được dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự tham khảo từ bác sĩ nhi, thêm vào đó, chỉ dùng đúng liều lượng được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc nhé.

Mách mẹ 7 cách xử trí khi con bị đau bụng 3

6. Ôm con vào lòng

Nhiều mẹ nhận thấy bế con vào lòng khi con đau bụng có thể giúp bé thoải mái hơn. Bế con lên cao, mặt bé quay về phía mẹ còn bụng bé chạm vào ngực mẹ. Có vẻ một chút áp lực nhỏ như thế cũng giúp con thấy đỡ đau hơn. Cha mẹ nào cũng có kinh nghiệm riêng của mình để tìm ra cách hiệu quả nhất chữa cho con. Thường thì các bé có những vị trí yêu thích của mình nhưng tư thế này rất hữu ích trong việc làm giảm cơn đau bụng ở trẻ.

7. Nhờ tư vấn của bác sĩ

Dù những cơn đau bụng của con đã dịu bớt, hay vẫn kéo dài khiến con khó chịu, cũng đã đến lúc để nói chuyện với bác sĩ nhi. Hỏi bác sĩ xem việc đổi thực đơn có giúp ích được gì cho trẻ không. Nếu cách ăn uống không phải là nguyên nhân, thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra những tư vấn khác về thuốc men hay cách sinh hoạt của trẻ. Bạn đừng ngại lắng nghe những lời khuyên của chuyên gia, họ luôn biết rõ cách nào tốt nhất giúp xoa dịu cơn đau bụng cho con bạn.
Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ