Zing News - Tri thức trực tuyến

Top 10 loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu

Dưới đây là 10 loại thực phẩm lợi sữa tốt nhất và được các chuyên gia y tế khuyến khích dùng trong bữa ăn hàng ngày đối với các mẹ đang ở giai đoạn cho con bú:
Top 10 loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu 1
Top 10 loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu 2

Top 10 loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu 3
(Nguồn: Pinimg)
Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ

Bà bầu không nên ăn đậu phộng


Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết: ăn đậu phộng trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé.
Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng.
Kết quả cho thấy việc ăn đậu phộng trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết sữa mẹ không thể giúp cho con trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng.
Mặc dù, đậu phộng là nguồn cung cấp axit folic là chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ-ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn.
Theo Suckhoe360/Le journal Santé

Cảnh báo: Các mẹ mang bầu chớ nên ăn thịt bò khô

(Tuanhfamily.com)Nguyên nhân là:
- Giống như thịt hộp, thịt bò khô chứa lượng muối cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều thịt bò khô, bạn sẽ tăng cơ hội bị sưng phù và cao huyết áp.

Với những hãng thịt bò khô uy tín thì không sao nhưng với nhiều trường hợp, thịt bò khô có thể được chế biến từ thịt của những con bò đã bị chết.

- Tương tự thức ăn được bày bán sẵn (không đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm), thịt bò khô có thể chứa nhiều khuẩn listeria, khiến bà bầu bị tiêu chảy.

- Ăn nhiều thịt bò khô có khả năng nhiễm khuẩn toxoplasmosis khi mang thai. Đây là một loại khuẩn có thể không gây hại cho thai phụ nhưng lại đặc biệt nguy hiểm với thai nhi.

Nếu nhiễm toxoplasmosis trong giai đoạn đầu mang thai, thai phụ có nguy cơ bị sảy thai hoặc khiến bé dễ bị suy giảm chức năng não và mắt.
Những yếu tố khác khiến thai phụ dễ nhiễm khuẩn toxoplasmosis là:
- Sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc thức ăn chưa được đun nấu kỹ.


- Tiếp xúc trực tiếp với phân mèo hoặc chạm vào khu vực bị nhiễm khuẩn bởi phân mèo như sàn nhà… Ăn phải thực phẩm có dính phân mèo mà chưa được rửa hoặc đun nấu kỹ như rau xanh, hoa quả. Bạn cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn nếu ăn phải hoa quả được đặt trên bàn, nơi con mèo bước chân qua.

Nếu bị nhiễm khuẩn toxoplasmosis, bạn có thể xuất hiện triệu chứng giống như bị cảm cúm hoặc không có dấu hiệu gì. Nhiều thai phụ bị nhiễm khuẩn mà không biết mình mắc bệnh khi nào.

Khuẩn toxoplasmosis có thể được bác sĩ chẩn đoán qua xét nghiệm máu hoặc qua xét nghiệm nước ối.
Theo Pre

Bà bầu không nên ăn cua đồng thường xuyên

Nhưng gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng vì dễ gây sẩy thai. Vậy có đúng thế không?
BS Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, theo Đông y, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.

Lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, y học cổ truyền khuyên phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn cua đồng gây sẩy thai. Thực tế, cua đồng là món ăn bổ dưỡng,
giàu canxi, nên tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...

Tuy nhiên, cua tính lạnh, không nên ăn hằng ngày. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi.

Các chuyên gia cũng khuyên, người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.

Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!


Quà tặng của tuần này là một combor trị giá 500 nghìn, bao gồm
- 01 đệm giường cũi đáng yêu cho bé.



Theo KH&ĐS

“Bà bầu nên ăn nhiều hoa quả nhưng…”

“Trái cây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, xơ, vitamin và muối khoáng dinh dưỡng cho thai phụ và sự phát triển toàn diện của thai nhi”, PGS. TS. Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết.

Trong thời kì mang thai, bà bầu nên ăn nhiều hoa quả vì có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi như: Magiê giúp giảm chứng chuột rút ở thai phụ; Selenium giúp ngăn chặn dị tật thai nhi do bất thường trong nhiễm sắc thể; Kẽm giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh khó và thai lưu; Ka-li có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống tăng huyết áp, rất tốt cho các thai phụ mắc chứng huyết áp cao; Vitamin C tăng cường sức kết dính của thành vách vi mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết ở thai phụ.

Đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng, hoa quả lại được các bà bầu ưu tiên hàng đầu trong danh sách thực phẩm của mình nhưng không vì thế mà thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học. Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá.

“Bà bầu nên ăn nhiều hoa quả nhưng…”

Bà bầu cần lưu ý khi ăn một số thực phẩm

1. Ngao

- Ngao rất nhiều phôtpho, chất cần cho sự hình thành xương, răng của bào thai.

- Hàm lượng protein trong ngao cao hơn nhiều so với thịt. Nó giúp xây dựng các mô bào thai, ngăn ngừa béo phì ở phụ nữ mang thai vì đây là loại protein ít kalo.

- Ngao còn là nguồn phong phú của chất sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai vì họ dễ bị thiếu máu.

- Ngao còn giàu vitamin A, giúp người mẹ có làn da khỏe mạnh, cũng như hỗ trợ phát triển thị giác, xương ở bào thai.

- Ngao cũng giúp duy trì cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể bà bầu. Không những thế, ngao còn giàu axit béo omega 3, rất cần thiết trong thời kỳ mang thai.

Bà bầu cần lưu ý khi ăn một số thực phẩm 1

Lưu ý:

Mẹ bầu tuyệt đối không được ăn ngao chưa chín kĩ. Bởi vì ngao thường được người dân lấy từ ven biển nên dễ bị ô nhiễm bởi các chất có trong nước biển. Do đó, có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Ngao dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể gây dị ứng cho bà bầu.


2. Nấm

- Nấm là nguồn tuyệt vời của kẽm – chất quan trọng cho sự tăng trưởng của thai nhi.

- Còn axit pantothenic có trong nấm tác dụng tốt cho thần kinh và sản xuất hormone của bào thai.

- - Selen và chất chống oxy hóa như ergothioneine hiện diện trong nấm thúc đẩy hệ thống miễn dịch của mẹ và giúp tránh các bệnh trong thời gian mang thai.

Lưu ý:

Một số giống nấm được chứng minh là độc hại và có thể gây ra những phản ứng khác nhau như rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chúng cũng có thể gây rối loạn ảo giác, rối loạn cảm xúc cho người mẹ.

Bởi thế, tuyệt đối không ăn nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nấm mọc hoang hay mua ở những nơi du lịch mà nguồn gốc không rõ ràng... Các loại nấm thông dụng như nấm rơm, nấm kim châm, nấm mồng gà... được coi là an toàn.

3. Dưa chuột

- Vỏ dưa chuột là nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp giảm táo bón và bệnh trĩ - những vấn đề mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

- Vitamin K có trong dưa chuột giúp xương của bà bầu chắc khỏe. Bên cạnh đó, dưa chuột còn nhiều vitamin nhóm B, axit folíc, các chất khoáng như canxi, sắt, magiê và kẽm, hỗ trợ thai phát triển tốt.

Bà bầu cần lưu ý khi ăn một số thực phẩm 2

Lưu ý:

- Ăn nhiều dưa chuột có thể gây đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi... ở phụ nữ mang thai.

- Một số trường hợp bị dị ứng dưa chuột có các triệu chứng như ngứa, sưng miệng...

- Dưa chuột lợi tiểu nên ăn nhiều sẽ làm tăng chứng tiểu rắt.

- Nhiều người mẹ lo ngại dưa chuột bị phun nhiều thuốc trừ sâu nên cần chọn mua dưa chuột có nguồn gốc an toàn, tránh ăn cả vỏ...

4. Đậu phụ

- Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.

- Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.

- Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.

Bà bầu cần lưu ý khi ăn một số thực phẩm 3

Lưu ý:

Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.

Đậu phụ, đậu nành không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao... gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi.

Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ rán, nấu canh, kho với thịt... và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.

5. Quả kiwi

- Quả kiwi có chứa folate, là chất quan trọng giúp giảm các khuyết tật ống thần kinh ở bào thai.

- Vitamin C trong kiwi giúp hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ và bào thai.

- Magiê trong kiwi giúp tăng cường xương, não và hệ miễn dịch ở mẹ. Chất sắt trong kiwi giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ và bé.

- Kiwi tăng cường trao đổi chất và cải thiện chức năng thần kinh ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu còn cho thấy, kiwi có tác động tích cực tới hệ hô hấp của mẹ và bé.

Lưu ý:

Kiwi có thể gây ra dị ứng ở phụ nữ mang thai như buồn nôn, nôn và các dấu hiệu dị ứng khác vì vậy mẹ bầu nên thăm dò cẩn thận trước khi ăn.



Khi mang thai, mẹ bầu có thể nghe thấy nhiều lời đồn thổi có liên quan đến việc ăn uống trong suốt 9 tháng thai kỳ. Vậy đâu là sự thật?
Bà bầu cần lưu ý khi ăn một số thực phẩm 4
Theo Ngọc Hải / Trí Thức Trẻ

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu

Ăn uống hợp lý với thực đơn lành mạnh là điều vô cùng quan trọng với sức khỏe đặc biệt khi bạn đang mang thai. Có những chất dinh dưỡng thiết yếu gồm nhiều vitamin và các khoáng chất phát triển nhu cầu của hai mẹ con, ăn uống đa dạng là điều bà bầu nên làm song có những thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng.

Bạn có thể tham khảo danh sách những thực phẩm không tốt cho bà bầu dưới đây.

Thịt tái
Hải sản, thịt bò, thịt lợn, gà… nếu chưa được nấu chín kỹ, mẹ bầu cần tránh sử dụng bởi thực phẩm tái chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như coliform, toxoplasmosis, và salmonella.

Khi dung nạp những đồ ăn không an toàn này, người mẹ có khả năng cao về sẩy thai, thai nhi chậm phát triển. Những vi khuẩn xấu có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm bệnh cho em bé dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Lời khuyên chân thành từ các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé đó là bạn cần ăn đồ ăn được nấu chín kỹ.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 1
Khi dung nạp những đồ ăn không an toàn này vào người, người mẹ có khả năng cao về sẩy thai, thai nhi chậm phát triển (Ảnh minh họa)

Cá có nồng độ thủy ngân cao

Có khá nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu đặc biệt nên tránh xa, đây được cho là thực phẩm tối kỵ. Nếu bà bầu không may ăn phải hải sản chứa nồng độ cao về thủy ngân,
em bé sẽ bị chậm phát triển và tổn thương não nặng. Đó là những loại cá: cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.

Dù khi được đóng hộp, lượng thủy ngân trong cá ngừ thấp đi nhiều so với bình thường song các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chị em vẫn nên tránh xa chúng.

Đặc biệt, trong những bữa tiệc buffe, bà bầu nên tránh ăn sushi bởi một số loại cá được sử dụng trong món sushi có hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu khó lòng kiểm chứng được.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 2
Có khá nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao mà bà bầu đặc biệt nên tránh xa (Ảnh minh họa)

Thức ăn đông lạnh, hun khói

Đúng là thực phẩm đông lạnh và hun khói thường có mùi vị đặc biệt, thơm ngon do được tẩm ướp lâu trong nhiệt độ thích hợp, tuy nhiên, bà bầu nên tránh sử dụng chúng bởi chúng có nguy cơ chứa lượng vi khuẩn Listeria lớn.

Vi khuẩn này có thể khiến người mẹ bị sảy thai, thai phụ bị tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nó tấn công não và hệ thần kinh của người bệnh. Không những thế nó còn là mầm mống của nhiều loại ung thư.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 3
Đồ ăn đông lạnh là mầm mống của nhiều loại ung thư (Ảnh minh họa)

Cá bị nhiễm chất độc

Bạn cần kiểm tra nguồn gốc đồ ăn đặc biệt là cá trước khi mua. Nếu như mua phải cá sống trong các ao hồ bị nhiễm bẩn, ao hồ chứa nồng độ cao về chất độc thì không ổn chút nào cho sức khỏe của mẹ và bé. Nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm với mẹ và bé là không hề thấp.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 4
Bạn cần kiểm tra nguồn gốc đồ ăn đặc biệt là cá trước khi mua (Ảnh minh họa)

Trứng lòng đào

Trứng lòng đào hay bất cứ thực phẩm nào có chứa trứng lòng đào, chưa được chế biến kỹ, bà bầu nên tránh bởi trứng lòng đào chứa rất nhiều vi khuẩn salmonella. Chúng nằm trong danh sách thực phẩm tối kỵ, sẽ khiến nguy cơ sảy thai của bà bầu tăng cao.

Trứng là một món ăn rất tốt cho thai phụ, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng trứng phải được chế biến kỹ trước khi ăn.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 5
Trứng là một món ăn rất tốt cho thai phụ, tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng trứng phải được chế biến kỹ trước khi ăn (Ảnh minh họa)

Pho mát mềm

Pho mát mềm nhập khẩu có thể chứa lượng vi khuẩn lớn Listeria – loại vi khuẩn có thể gây sẩy thai ở bà bầu. Bạn cần tìm mua những loại pho mát mềm được chế biến hoàn toàn bằng sữa tiệt trùng thì sẽ an toàn hơn.

Pate gan

Bạn nên hạn chế ăn pate hay gan động vật bởi chúng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn Listeria. Thêm vào đó, quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho em bé của bạn.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 6
Bạn nên hạn chế ăn pate hay gan động vật bởi chúng có khả năng chứa nhiều vi khuẩn Listeria (Ảnh minh họa)

Thực phẩm chứa caffeine

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu bà bầu sử dụng lượng caffeine vừa phải thì không sao nhưng có nhiều nghiên cứu lại khẳng định caffeine có liên quan đến sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân ở trẻ.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong tam cá nguyệt thứ nhất để giảm khả năng xấu xảy ra. Theo nguyên tắc chung, bà bầu không nên dùng quá 200mg mỗi ngày. Caffeine là một chất lợi tiểu, nó giúp loại bỏ chất lỏng từ cơ thể và vô tình khiến mẹ bầu bị mất nước và mất canxi.

Có thể bạn có thói quen dùng chất caffeine trước khi mang bầu song bạn nên hạn chế. Bạn có thể thay bằng nhiều sự lựa chọn khác: uống nhiều nước, nước trái cây, và sữa.

Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 7
Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên tránh chất caffeine trong tam cá nguyệt thứ nhất để giảm khả năng xấu xảy ra (Ảnh minh họa)

Rượu

Đây là đồ uống không hề an toàn với bà bầu, bạn cần phải tránh xa chúng. Người mẹ uống rượu có sự liên quan tới sự chậm phát triển ở trẻ. Tùy thuộc vào số lượng, thời gian, và mô hình sử dụng, tiêu thụ rượu trong khi mang thai, bạn sẽ khiến trẻ bị rối loạn các chức năng khác nhau.

Nếu bạn có thói quen uống rượu trước khi mang thai, bạn hãy ngừng uống ngay bây giờ là tốt nhất.

Rau quả chưa rửa

Rau quả rất quan trọng cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu bạn ăn rau củ quả chưa được rửa sạch thì đây có thể là nguy cơ khiến bạn bị sẩy thai, con nhẹ cân, chậm phát triển, người mẹ bị chậm phát triển.

Bạn cần rửa sạch rau củ quả trước khi ăn để tránh tiếp xúc với nguy cơ nhiễm toxoplasma, loại vi khuẩn chứa trong đất bị ô nhiễm.


Ngộ độc thực phẩm là một trong những hiện tượng bà bầu dễ mắc phải khi ăn, chế biến đồ ăn không đúng cách.
Những thực phẩm không tốt cho bà bầu 8
Theo Tú Linh / Trí Thức Trẻ

19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không

Dưới đây là 21 loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai.

1. Phô mai tươi và phô mai loại mềm

19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 1

Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi - trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
2. Thịt chưa nấu chín
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 2

Bạn có thể muốn ăn những loại thịt tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu chín kỹ hoàn toàn. Thịt sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa toxoplasma và một số loại vi khuẩn khác.
3. Nước ép hoa quả tươi mua sẵn
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 3

Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
4. Sushi
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 4

Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.
5. Bánh có trứng sống
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 5

Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng - trứng đánh bông mà không qua nướng chín.
6. Salad
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 6

Một số loại salad có nước xốt từ trứng sống như trong món salad caesar, xốt Besarnaise, mayonnaise cũng không được khuyến khích... Phụ nữ mang thai nên lựa chọn các loại nước xốt đóng chai được làm từ trứng tiệt trùng.
7. Thịt gia cầm sống
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 7

Khi mang thai bạn đừng để mình phải tiếp xúc với thịt gia cầm sống, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn. Nên lựa chọn gia cầm đã làm sạch và tiệt trùng hoàn toàn.
8. Cá có chứa thủy ngân
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 8

Cá kiếm, cá kình, cá thu... có chứa hàm lượng metyl thủ ngân. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
9. Thịt nguội và xúc xích
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 9

Không giống như nhiều mầm bệnh do thực phẩm khác, listeria có thể phát triển ở nhiệt độ trong tủ lạnh. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Bạn có thể làm cho chúng an toàn hơn bằng cách nấu chín hấp hoặc nướng trước khi dùng.
10. Pate
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 10
Pate có thể được làm từ các loại thịt dễ bị hỏng vì vậy nó có thể chứa listeria. Giữ pate trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn này nhưng sẽ không thể ngăn chặn nó hoàn toàn. Bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm listeria do đó nên tránh các loại thịt đông lạnh.
11. Rau củ quả chưa rửa
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 11

Mang thai không có nghĩa là không có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy. Một số ký sinh trùng như toxoplasma có thể sống ký sinh trên trái cây, rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.
12. Rau mầm
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 12
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.
13. Hải sản hun khói
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 13

Trong khi mang thai, tốt nhất là bạn nên bỏ qua các món hải sản hun khói chưa qua chế biến. Vì những loại hải sản này thường được lưu trữ trong tủ lạnh và dễ bị vi khuẩn listeria xâm nhập. Nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
14. Động vật có vỏ sống
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 14
Sò, ốc, hàu sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. "Thủ phạm" bao gồm các ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ. Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không nên dùng.
15. Đồ buffet
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 15

Nhiều người rất thích ăn buffet nhưng bạn phải cẩn trọng vì có thể các món ăn này đã được chế biến quá lâu. Đảm bảo sử dụng món ăn được chế biến trong vòng 2 giờ.
16. Sữa chưa được tiệt trùng
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 16

Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chưa vi khuẩn listeria. Chỉ mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
17. Caffein
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 17

Những chứng minh hiện nay cho thấy rằng một lượng caffein vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffein tối đa là 200mg mỗi ngày. Bạn cũng nên nhớ caffein có cả trong soda, trà, chocolate và nhiều đồ uống khác nữa.
18. Đồ uống có cồn
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 18
Uống rượu nhiều trong khi mang thai có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng...
19. Không nên để thức ăn vào túi - hộp xốp
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 19

Thức ăn lưu lại trong túi lâu sẽ khiến vi khuẩn nhân lên rất nhiều. Nếu mua thức ăn về nhà mà đặt trong túi bạn nên để vào tủ lạnh trước khi dùng khoảng 2 giờ.


Bổ sung chất xơ sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh được táo bón - một trong những khó chịu thường gặp nhất trong thai kỳ. 9 thực phẩm giàu chất xơ sau sẽ giúp mẹ bầu ngừa táo bón.
19 loại thực phẩm mẹ bầu phải nói không 20
Theo Ananas / Trí Thức Trẻ

Danh sách thực phẩm nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Dưới đây là danh sách những thực phẩm mẹ bầu nên tránh hoặc phải hết sức cẩn trọng khi ăn trong quá trình mang thai:

Danh sách thực phẩm nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi 1





Thực đơn dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp mẹ bầu cân bằng và đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của mình. Danh sách thực phẩm nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi 2
Theo Khánh Minh / Trí Thức Trẻ

Những thực phẩm mẹ bầu hết sức cẩn trọng khi ăn

Quá trình mang thai là thời gian thật hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của người mẹ. Mẹ có "đặc quyền" được đòi hỏi bất cứ đồ ăn, thức uống gì và vào bất cứ thời điểm nào (kể cả nửa đêm) mà bố vẫn phải chiều vì "chứng ăn dở" của bà bầu. Nhưng đôi khi chị em phải biết tạm hoãn những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đó không tốt cho mẹ và bé.

Những thực phẩm mẹ bầu hết sức cẩn trọng khi ăn 1



Theo Alice / Pháp Luật Xã Hội