Zing News - Tri thức trực tuyến

Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng?

Chồng là chiến lợi phẩm để mà khoe, mà so đo, mà tự hào, mà hãnh diện?

Chị tôi mới vừa mang thai. Trong câu chuyện của mình, chị đều kèm theo một câu “Cầu mong nó là con trai”. Hỏi lý do, có phải nhà chồng “trọng nam khinh nữ”, chỉ muốn cháu trai hay không. Chị bảo rằng, mình không hề bị áp lực từ việc đẻ trai hay gái, mà có cảm giác sinh con gái ra thì… tội nghiệp cho nó. Mình phận đàn bà, chịu nhiều vất vả, bất công, khổ sở từ bé, nên giờ không muốn con phải đối mặt với những điều như vậy. Là con trai, nó sẽ đỡ áp lực hơn!
Nói nào ngay, một bé gái ngay từ nhỏ đã thường xuyên bị mẹ nhắc là “con gái con đứa”, phải cẩn thận, kín đáo, siêng năng, nhỏ nhẹ… chứ. Đương nhiên, là nhiều yêu cầu hơn hẳn so với một cậu con trai. Rồi đa phần sẽ bị mẹ rèn việc nhà, làm bếp, nấu ăn, nội trợ. Những thứ mà một thằng con trai trạc tuổi sẽ không dính phải. Lớn hơn chút nữa, là chuyện giữ mình, “mẹ thường bảo em thân gái đục trong”, có nhà còn “phang” thêm câu tam tòng tứ đức, chuyện phụ nữ hai giỏi… bao nhiêu là “món ăn chơi” đổ lên đầu!
Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng? 1

Cư dân mạng vừa xôn xao bởi câu chuyện, tuần sau mới là giỗ đầu của vợ, mà chồng đã kịp tái hôn từ hơn sáu tháng trước. Buồn ở chỗ, người vợ ấy, khi còn sống bên cạnh chồng con, đã chắt
chiu từng đồng, chưa bao giờ dám mua một món đồ xa xỉ cho mình, mọi cái đều dành cho con, nhường cho chồng… Có cô gái buột miệng hỏi, sao lại có mẫu đàn bà coi chữ “hy sinh” làm kim chỉ nam cho mình như thế, thật đáng thương vô cùng! Mà nói mới nhớ, ngay cả… hoa hậu cũng bảo, đấy là đức tính điển hình, nổi bật, đáng khen của phụ nữ chúng ta kia mà! Còn trách móc, đòi hỏi gì nữa, khi chính đàn bà cũng thích khoác lên mình những mỹ từ tưởng đâu đẹp đẽ kia, để rồi gồng lên mà sống, không nổi nữa thì oằn lưng xuống mà gánh những “thiên chức” kiểu ấy...

Nên bao lâu rồi, mà đàn bà vẫn cứ quẩn quanh bởi cái suy nghĩ, coi chồng con, gia đình là sự nghiệp. Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng. Sinh ra làm đàn bà là đã khổ. Cái suy nghĩ ấy đè nặng lên cuộc đời của bao người đàn bà. Mà có khi, họ không ngờ rằng, chính bởi cái quan niệm “cam phận” và hiển nhiên đó, mà đời họ, đời con gái họ đã và đang còn khổ dài dài…
Cho nên, sắm được một ông chồng xịn chính là thành công lớn nhất của người phụ nữ? Cần gì phải học hành vất vả, phấn đấu như điên, rèn luyện kỹ năng, trau dồi phẩm chất? Cứ ráng tô son điểm phấn, ăn mặc ngút trời, rạng rỡ cuốn hút, tất sẽ có đại gia ngó tới, cơ hội đổi đời nay mai? Như có kẻ ác miệng bảo rằng, chớ có vội chê người mẫu, hoa khôi nọ kia là xấu, “hoa hậu vẫn còn chưa… đẹp hết, đang đợi đẹp”. Yên tâm đi, sang năm là cô ấy sẽ rực rỡ hương sắc, lái siêu xe mấy hồi! Là cô ấy có năng lực tiềm ẩn, nhanh chóng giàu sang? Không, thiên hạ ám chỉ, cô ấy rồi sẽ theo dàn diễn viên của bộ phim đời “Đại gia và kiều nữ”. Đơn giản vậy thôi…
Đàn bà hơn nhau ở tấm chồng? 2
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Là con gái, đương nhiên sẽ phải chấp nhận việc để cho người ta lựa chọn, suy xét xem nên “cưới cô này hay cô khác”? Rồi nhắm mắt… dang chân, mười hai bến nước, chồng tốt thì được nhờ, mà chồng say xỉn vũ phu thì ráng mà chịu đựng? Chồng là chiến lợi phẩm để mà khoe, mà so đo, mà tự hào, mà hãnh diện? Sắm được tấm chồng “có hiếu với vợ” thì có thể vênh mặt với thiên hạ, còn như vô phước phải cúc cung hầu hạ ông chồng vô tích sự thì đành lầm lũi cúi mặt, thật sao?! Mà đàn bà bây giờ, mấy ai còn được hưởng cái phần phước ở nhà chồng nuôi, toàn là lăn lộn bên ngoài rồi mới về tự an ủi mình, ráng đi, xong con cái việc nhà thì mình được nghỉ ngơi liền ấy mà!
Đừng để như cảnh nhà một cô bé lên mười, hôm kia bỗng thốt nhiên bảo, sau này con không lấy chồng đâu, con nhìn má cực khổ, con sợ quá! Nghe sao mà cay đắng, mà chạnh buồn. Gái lớn lấy chồng, một phần tất yếu của cuộc sống, thế mà một lời thở than, một câu đắng đót, một cái kết luận đáng buồn khi đứa con gái bé bỏng soi vào cuộc đời mẹ mình mà cay xót, e sợ…
Theo Phunuonline

Chóng mặt trong ngày không em

Vợ được cử đi đào tạo nghiệp vụ ở tỉnh một tuần, chồng cũng vui không kém gì vợ. Gì chứ việc này chồng ủng hộ cả hai tay. Vậy mà, vợ mới đi ngày đầu tiên, chồng đã “nếm mùi” cay đắng của cảnh “gà trống nuôi con”.

Sáng ra, còn đang ngon giấc thì cái điện thoại đã báo thức inh ỏi. Bực mình vì phải dậy sớm hơn mọi khi nhưng nếu vợ không cẩn thận cài chuông báo thức chắc tụi nhỏ đã bị trễ học rồi. Còn đang tìm đôi vớ chả hiểu lạc mất đâu một chiếc thì đứa nhỏ la oai oái sao kem đánh răng của con không còn miếng nào, đứa lớn réo sao không tìm thấy áo đồng phục. Hai bố con bới tung tủ quần áo mới lòi ra cái áo đồng phục nhăn nhúm. Có vợ ở nhà, áo quần đi làm, đi học của mấy cha con luôn được vợ ủi sẵn treo lên từ đêm trước, càng không lo chuyện ăn sáng vì vợ đã dậy trước chuẩn bị, mấy cha con ngủ dậy chỉ việc vệ sinh xong là ăn thôi. Vợ đi vắng, chồng đưa các con ra tiệm phở đầu đường cho tiện. Suýt tí là cả nhà trễ giờ!
Hết 8 tiếng ở cơ quan tạm quên vai trò “ông già làm nội trợ”, chồng phải ba chân bốn cẳng đến trường đón con. Luồn lách đủ kiểu để không bị kẹt xe vậy mà đến nơi vẫn bị hai cục cưng càm ràm “sao bố đến trễ vậy?” Về nhà, chưa kịp thay đồ bọn trẻ đã than đói bụng. Chồng để nguyên bộ đồ công sở đi bắc nồi cơm, hâm lại nồi thịt kho tàu vợ kho sẵn để trong tủ lạnh, nấu thêm nồi canh là xong. Nghe dễ dàng vậy mà khi ăn mới thấy nấu mỗi nồi canh cũng chẳng hề đơn giản. Thằng bé cứ bảo sao rau bố nấu vàng khè, không xanh như rau mẹ nấu, thằng lớn thì khịt mũi hỏi “sao canh bố nấu có mùi kỳ kỳ?”.
Chóng mặt trong ngày không em 1
Ảnh minh họa.
Mãi nó mới phát hiện bố quên bỏ hành và tiêu, những chi tiết nhỏ nhặt nhưng lại khiến tô canh hấp dẫn hơn. Chồng bảo “canh nào chả là canh” nhưng nó khăng khăng “canh mẹ nấu ngon hơn bố!”
Đã vậy, hò hét lẫn hăm doạ đủ kiểu tụi nhỏ mới chịu ăn nhanh cho. Vậy mà mọi ngày nghe vợ ra rả nhắc con ăn cơm, mình cứ bảo vợ việc gì phải càm ràm bọn trẻ suốt. Đứng rửa chén mà chồng tự nhắc mình không được quên giặt đồ nếu không muốn biến mấy bộ đồ thành… yaourt!
Lúc dạy con học mới gay go. Thằng lớn học bài, chốc chốc lại hỏi bố. Mấy bài toán lớp 6 làm chồng toát mồ hôi hột, người lớn mà còn có cảm giác bị đánh đố huống gì bọn trẻ. Vật vã một hồi cũng xong, nhưng cảm giác nuối tiếc khi không được nằm khểnh xem ti vi hay đọc báo như mọi khi cũng không bằng khi nghe cậu quý tử kết luận lúc gấp sách vở lại: “Mẹ giải bài còn nhanh hơn bố!”
Chợt nghĩ sao nể vợ quá chừng, bao nhiêu việc lớn nhỏ trong ngoài vô tay vợ đều trơn tru, đâu ra đó, còn chồng, họa có ba đầu sáu tay mới cáng đáng hết. Vậy mà trước giờ chồng chỉ biết nộp đủ lương là xem như xong trách nhiệm, để mặc vợ chạy đua mỗi ngày với vô số việc có tên lẫn không tên. Nhưng mới nghĩ đến việc chia sẻ việc nhà với vợ để lấy lại hình ảnh người cha thân yêu trong mắt bọn trẻ, chồng đã thấy rùng mình! Mới có mấy ngày không em mà chồng đã muốn chóng mặt rồi.
Về mau nhé, vợ ơi!
Theo Phununonline

Bí quyết giản đơn của một người phụ nữ hạnh phúc

(Tuanhfamily)Chị hạnh phúc vì chị chính là người đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, chứ không phải trông chờ bất kì một người nào khác mang lại cho chị, kể cả là chồng.

Chị là một người phụ nữ vừa bước sang ngưỡng tuổi 40, đã kết hôn ngót 15 năm, 2 con của chị đứa bé cũng sang năm là vào cấp 2, ấy vậy mà người ta thấy chị lúc nào phơi phới, dạt dào tình yêu. Nhiều người nhìn chị còn nói chị như đang yêu lại từ đầu cơ, kẻ trí tưởng tượng phong phú thì đoán già đoán non hay chị có bồ trẻ.

Cơ bản là vì ai cũng nghĩ mấy người sống với hôn nhân 15 năm mà lúc nào cũng hạnh phúc ngời ngời như thế. Hầu như độ tầm được dăm bảy năm là người ta bắt đầu chán chường với hôn nhân, tình cảm vợ chồng thì bị thời gian mài mòn, bị những khó khăn trong cuộc sống làm phai lạt, trở nên nhạt nhẽo, lạnh nguội dần đi. Người ta chẳng nói rồi đấy, tình yêu sẽ chết từ khi 2 người bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, may lắm thì qua được giai đoạn vợ chồng son, còn đâu sau này vợ chồng hầu như sống với nhau bằng nghĩa và vì con cái cả. Nhìn ra xung quanh, có biết bao người phụ nữ chán nản với hôn nhân, lại nhìn chị, người ta không hồ nghi mới lạ!

Bí quyết giản đơn của một người phụ nữ hạnh phúc 1
Người ta thấy chị lúc nào phơi phới, dạt dào tình yêu (Ảnh minh họa).



Nhưng thực ra, chị chẳng có bồ nhí nào để “đổi gió”, còn nói chị đang hạnh phúc, chị sẵn sàng gật đầu, đúng, chị đang cảm thấy rất hạnh phúc! Chị có người chồng đạo đức, yêu vợ thương con, và chị hạnh phúc? Chị có những đứa con ngoan, học giỏi, và chị hạnh phúc? Cũng chỉ là 1 phần, quan trọng, chị hạnh phúc vì chị luôn chăm sóc và yêu thương bản thân mình. Chị hạnh phúc vì chị chính là người đem lại hạnh phúc cho bản thân mình, chứ không phải trông chờ bất kì một người nào khác mang lại cho chị, kể cả là chồng. Đó cũng là bí quyết của một người phụ nữ hạnh phúc như chị!

Hầu như phụ nữ sống trong hôn nhân lâu đều cảm thấy ngán ngẩm với chính mình, với chồng và cảm thấy bất mãn với hiện tại. Chồng vô tâm, khô khan, những điểm đáng yêu của thời yêu nhau trở nên tuyệt chủng. Chồng rượu chè, nhậu nhẹt, chẳng biết tiết kiệm, lười không muốn giúp vợ chăm con. Kinh tế gia đình eo hẹp, đến mua một món đồ hữu dụng cũng phải nâng lên đặt xuống để rồi vẫn là thở dài: “Thôi để sau!”. Hay tệ hơn nữa là chồng say nắng cô em trẻ xinh nào đó, thôi thì đủ cả. Những mâu thuẫn, xích mích, khó khăn của cuộc sống gia đình, những yêu thương cho đi chẳng được nhận lại dần dà khiến cho chị em - những người coi chồng con là tất cả, gia đình là giang sơn cảm thấy nản toàn tập. Lại soi mình và gương, ôi cái cô gái tươi roi rói, lúc nào cũng tràn ngập sức sống đã từng là mình hóa ra thuộc về cái ngày xa lắc xa lơ nào rồi! Tinh thần sa sút, làm sao mà còn có thể cảm thấy hạnh phúc cho được?

Nhưng nhiều phụ nữ đã quên mất 1 điều rằng, chỉ khi nào bản thân mình hạnh phúc, thì lúc đó mới có thể mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. Và, có một người đáng được yêu thương, nâng niu chiều chuộng hơn tất thảy, đó là chính bản thân mình! Người phụ nữ chưa được săn sóc chu đáo từ chính bản thân mình, họ sẽ kì vọng ở người khác chăm chút cho mình, mà thường trong hôn nhân thì đối tượng đó sẽ là chồng, và khi không có được điều mình mong muốn, phụ nữ sẽ sinh buồn nản. Nhưng nếu họ tự chăm sóc đủ cho mình, tự dưng họ sẽ cảm thấy lạc quan, yêu đời và yêu người nhiều hơn.

Lần cãi nhau to với chồng vì 1 chuyện liên quan đến nhà chồng, vì quá sốc, chị bỏ nhà đi xa, cắt hết mọi liên lạc. Khi đó chị cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng vì trút bỏ hoàn toàn gánh nặng gia đình bao lâu nay mang trên vai, chị dường như quên hẳn luôn mình đã và đang là một người vợ, một người mẹ, một người con dâu với vô vàn trách nhiệm và nghĩa vụ. Mỗi ngày chị lại được tiếp xúc với bao điều lạ, những con người mới ở mảnh đất xa ấy, chị thấy mình như trở lại cái thời độc thân, đầy tinh thần khám phá, tò mò và háo hức vô cùng. Có một vài anh chàng trẻ tuổi thấy chị đi 1 mình, còn bám theo tán tỉnh khiến chị thấy, hóa ra mình cũng còn sức hấp dẫn phết nhỉ.

Bí quyết giản đơn của một người phụ nữ hạnh phúc 2
Thay vì hùng hục lao đầu vào đủ thứ trách nhiệm của mình như trước kia, chị cân đối lại thời gian để dành một khoảng chăm sóc cho chính mình (Ảnh minh họa).

Chị về nhà với tâm trạng thoải mái hơn hẳn, thấy mọi thứ xung quanh lấp lánh hơn nhiều. Chị nhận ra, ai cũng đều cần những phút giây “làm mới bản thân” như vậy, nhất là phụ nữ, mà nhiều khi vì bận rộn, lo toan của cuộc sống hôn nhân, họ cố tình quên đi nhu cầu ấy của bản thân. Khi người phụ nữ thoải mái, sảng khoái và vui vẻ vì được chăm sóc đủ nhu cầu cá nhân của mình, thì họ sẽ chủ động cho, chủ động yêu thương theo một cách mới và dần dần sẽ được đáp lại.

Muốn thay đổi người khác, mình phải thay đổi bản thân trước, muốn người khác đối xử với mình thế nào, hãy yêu thương và đối xử với mình như thế trước, đó là điều chị luôn tâm niệm. Chính vì thế, thay vì hùng hục lao đầu vào đủ thứ trách nhiệm của mình như trước kia, chị cân đối lại thời gian để dành một khoảng chăm sóc cho chính mình. Không ai có thể khiến chị hạnh phúc bằng chính bản thân chị, vì thế, trông chờ người khác đem lại niềm vui cho mình chỉ là sự chờ đợi ngốc nghếch và rồi cũng nhận được kết cục bất hạnh mà thôi.

Đối với chị, hạnh phúc nhiều lúc cũng giản đơn vô cùng. Hạnh phúc đôi khi ở mỗi phút giây hiện tại. Hạnh phúc khi chị còn viết và đọc được, biết mắt mình vẫn nhìn được, trong khi ngoài kia nhiều người cả đời chỉ thấy bóng tối đen ngòm. Hạnh phúc khi sáng dậy chị thấy mình vẫn đang hít thở, vẫn nghe ồn ào tiếng đời ngoài kia. Hạnh phúc khi chị được nhìn con yêu mỗi ngày... Cảm nhận niềm yêu đời trong từng phút giây, chị lúc nào cũng thấy hạnh phúc là vì vậy.
Theo Lục Bình / Trí Thức Trẻ

Vợ chồng trẻ và muôn nẻo vượt khó làm giàu từ hai bàn tay trắng

(Tuanhfamily)Họ là những cặp vợ chồng trẻ từng có một quãng thời gian chật vật trước không ít khó khăn trong cuộc sống, để rồi với sự đồng cảm và sẻ chia, nỗ lực của họ đã được đền đáp bằng kết quả đáng ghi nhận.

Mua nhà mua xe sau 7 năm khởi nghiệp
Đôi vợ chồng cùng tuổi Nguyễn Hồng Nhung và Phạm Văn Sáng (Tây Hồ, HN) là một đại diện tiêu biểu của các cặp vợ chồng gặt hái thành công từ xuất phát điểm là hai bàn tay trắng. Sáng quê ở Nam Định, gia đình làm thuần nông. Nhung là con gái Hà Nội, gia đình buôn bán nhỏ. Cả hai bên nội ngoại của vợ chồng Nhung – Sáng đều có kinh tế bình thường. Khi mới kết hôn, cuộc sống của hai vợ chồng tương đối khó khăn: chồng là nhân viên kỹ thuật còn vợ là nhân viên kinh doanh quảng cáo, nhà đi thuê và đồng lương khá eo hẹp.
2 năm trời, Sáng và Nhung sống trong căn hộ nhỏ 20m2 với giá tiền thuê 1,5 triệu đồng/tháng. Cuộc sống đã khó khăn lại càng thêm khó khăn khi Nhung sinh con đầu lòng. Với mức thu nhập vài triệu thời gian đó, vợ chồng chỉ đủ hòm hòm chi tiêu cho cuộc sống. Chưa kể những lúc con ốm đau cũng rất khó khăn.
Lấy nhau được 3 tháng, vì nhận thấy cuộc sống khó khăn nên Sáng đã có ý định chuyển sang một lĩnh vực khác và làm kinh doanh. “Nghĩ là quyết nên anh xã xin nghỉ ở công ty máy tính cũ và bắt tay ngay vào công cuộc tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Sau 1 tuần ngâm cứu, anh xã quyết định xin vào làm nhân viên kinh doanh của một công ty về đèn Led (sản phẩm đèn được ưa chuộng hiện nay) với mức lương 500 nghìn đồng/tháng. Vì cũng là dân kinh doanh nên thời gian này, 2 vợ chồng thường xuyên chia sẻ được với nhau về công việc. 6 tháng làm ở công ty về đèn Led, mình và anh xã quyết định thử sức ra mở công ty riêng”, Nhung chia sẻ về quyết định mở công ty riêng.
Vợ chồng trẻ và muôn nẻo vượt khó làm giàu từ hai bàn tay trắng 1
Vợ chồng Sáng - Nhung bắt đầu khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Năm 2007, Nhung và Sáng đã nhặt nhạnh tất cả vốn liếng trong nhà là 20 triệu đồng, cùng với 60 triệu tiền vay mượn, hai vợ chồng bắt đầu sự nghiệp riêng. Thời gian đầu cũng gặp phải nhiều khó khăn chung của thị trường đèn Led đang đối mặt. Do đó, doanh thu của công ty mình cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để khắc phục những khó khăn, có những thời điểm, 2 vợ chồng phải lăn lộn với thị trường để kiếm từng hợp đồng, cạnh tranh với các đối tác khác về giá, về chất lượng.
Vợ chồng đồng thuận kinh doanh, cùng vượt qua nhiều khó khăn nên chỉ sau 3 tháng khi mở công ty, cả hai đã trả được số nợ vay 40 triệu. Cứ thế, nhờ có doanh thu kinh doanh mang lại, đến cuối năm 2010, cặp đôi cùng tuổi 33 này đã mua được căn nhà đầu tiên với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Từ đây, chấm dứt những ngày tháng phải trả tiền thuê nhà hàng tháng. Tiếp tục kinh doanh hiệu quả nên đến năm 2010, Nhung - Sáng đã mua một chiếc bốn bánh với giá gần 1 tỷ đồng để tiện cho việc đi lại. Từ đó đến nay, 2 vợ chồng trẻ này cũng mua thêm được vài mảnh đất nhỏ ở Hà Nội và quanh Hà Nội.
Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, Nhung cho biết: “Mình không biết các cặp vợ chồng cùng kinh doanh khác khi gặp áp lực công việc sẽ làm gì, còn vợ chồng mình, những lúc mệt mỏi trong công việc hay đối diện với các áp lực khác thì đầu tiên là hai đứa phải làm mới chính mình. Sau đó, vợ chồng sẽ chia sẻ, động viên nhau ngay chính trong thời gian nghỉ ngơi ấy để lấy lại tinh thần. Và điều quan trọng hơn mà vợ chồng mình có những đứa con thân yêu. Mỗi lần nhìn chúng là cả hai vợ chồng đều tan hết mệt mỏi, là động lực lớn nhất để vợ chồng cùng vượt qua mọi khó khăn”.
8 năm đồng cam cộng khổ mua căn hộ 3 tỷ
Chung xuất phát điểm như gia đình Sáng – Nhung, vợ chồng Giang – Cường (Thanh Trì – HN) cũng có một chặng đường lập nghiệp khá gian nan trước khi đạt được những thành công đáng ghi nhận như hiện nay sau 8 năm kết hôn.
Khi mới kết hôn, cả 2 vợ chồng đều mới ra trường và đi làm. Cường học tiếng Trung nên làm việc cho một công ty du lịch. Còn Giang tốt nghiệp trường Dược nên đi làm cho Công ty dược phẩm Traphaco.
Cuộc sống của vợ chồng trẻ này những ngày đầu hôn nhân cũng chỉ gọi là tạm ổn so với bấy giờ: “Lương chồng mình năm 2006 được khoảng 3,5 - 4 triệu. Còn lương của mình thì chỉ được khoảng 4 triệu. Thêm các khoản thu nhập linh tinh thì tổng thu nhập của vợ chồng khoảng chục triệu/tháng” - người vợ trẻ này tâm sự.
Năm 2007, Giang cũng vừa đi làm vừa cố gắng mở trung tâm năng khiếu kinh doanh thêm. Song công việc về sau cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi, vợ chồng trẻ phải đối mặt với bao khoản chi tiêu hàng ngày. Đã có lúc họ đều nghĩ cần phải làm khác đi. Nhưng lúc ấy, Giang cũng chưa biết phải làm gì và làm như thế nào, vốn liếng ở đâu ra… Vợ chồng trẻ này cứ loay hoay với kế hoạch kinh doanh và tạm sống như vậy cho đến ngày bé Bông - con gái lớn của họ chào đời. Và ngay chính trong thời gian ở cữ này, Giang đã quyết bắt đầu tạo dựng một cuộc sống mới.
Giang kể về cơ duyên lập nghiệp của mình: “Ngày bé Bông chào đời được ít lâu, đúng hôm mình vẫn còn ở cữ thì cô giáo mình đến chơi với 2 mẹ con rồi tặng cho mình một lọ mỹ phẩm. Mình là người cực thận trọng với mỹ phẩm nhưng khi được cô giáo cho nên mình tin tưởng dùng. Khi dùng, mình nhận thấy sản phẩm tốt nên đã nảy ra ý định kinh doanh sản phẩm".
Vợ chồng trẻ và muôn nẻo vượt khó làm giàu từ hai bàn tay trắng 2
Đến nay, hai vợ chồng đã có thể mua được một căn hộ hơn 3 tỷ đồng.
Mấy tháng nghỉ sinh ở nhà chăm con nhiều thời gian rảnh rỗi, người phụ nữ này đã thử đưa sản phẩm lên chia sẻ và giới thiệu cho nhiều mẹ trên các trang diễn đàn biết. Sau đó, Giang quyết định bắt đầu thử bán online. Thời gian đầu bán mỹ phẩm không ai mua vì khách hàng không tin tưởng. Song càng khó khăn, Giang càng làm cho bằng được. Khách hàng không mua thì Giang tặng lại cho khách dùng thử. Sau dần dần, chính Giang cũng không ngờ mọi người đón nhận nhiều đến vậy. Bởi sau khi dùng xong, khách hàng đặt mua của Giang rất nhiều.
Thấy sản phẩm có thể kinh doanh, Giang quyết đầu tư 10 triệu tiền tiết kiệm lúc sinh để bắt đầu làm. Khi ấy, chồng Giang vẫn đi làm thuê, còn Giang được cô giáo giúp đỡ về mặt sản phẩm.
Sau khi hết thời gian nghỉ sinh, Giang quyết xin nghỉ hẳn làm để đầu tư vào công việc kinh doanh. Thời gian đầu, biết Giang có ý định nghỉ làm ở nhà để kinh doanh, Giang bị bố mẹ hai bên gia đình phải đối kịch liệt. Lúc ấy, Giang nhiều lúc cũng muốn từ bỏ công việc này để tiếp tục đi làm. Nhưng rồi suy đi tính lại, Giang vẫn quyết làm theo ý mình.
Gần 7 năm nỗ lực kinh doanh với số vốn ban đầu chỉ 10 triệu đồng, đến nay Giang đã có trong tay 8 cộng sự và ngày càng tạo lòng tin với khách hàng. Thu nhập hàng tháng của Giang cũng đạt khoảng gần 200 triệu/tháng.
Mới đây, vợ chồng trẻ này đã mua 1 căn hộ chung cư có diện tích 130m2 với giá hơn 3 tỉ ở đường Lê Văn Lương kéo dài. Tuy vẫn còn phải vay mượn gần 1 nửa số tiền nhưng đó cũng là một bước tiến bao vui buồn và nỗ lực cố gắng của vợ chồng trẻ này. Chia sẻ về những gì đạt được, vợ chồng Giang - Cường vẫn tự nhận mình chưa phải là người giỏi giang. Họ chỉ tự nhận là người muốn có cuộc sống đúng nghĩa nên dám nghĩ, dám làm. Nếu thất bại họ dám quyết tâm làm lại bằng được. Đặc biệt, họ luôn tin: “Cơ hội luôn đến với tất cả mọi người chỉ có điều mọi người có nhạy bén để đón nhận nó hay không thôi”.
Thu nhập vài chục triệu đồng từ số vốn 15 triệu khởi nghiệp
Cũng là một trong số những cặp vợ chồng khởi nghiệp từ tay trắng, vợ chồng Phạm Xuân Trung và Trần Thị Sen (Giải Phóng, HN) từng có một quãng thời gian đầy khó khăn trước khi có một mức thu nhập 40 triệu đồng/tháng như hiện nay. Kết hôn vào cuối năm 2007, ngày đầu bước vào hôn nhân, cuộc sống của đôi vợ chồng đều đi làm công ăn lương này khá chật vật. Hai bên gia đình nội ngoại kinh tế cũng chỉ bình thường nên không giúp được họ nhiều.
Với đồng lương ít ỏi chỉ 2 triệu đồng/tháng, ngoài việc chi trả tiền ăn hàng tháng, hai vợ chồng cũng cố dành dụm ra một khoản tiền nhỏ khoảng vài trăm ngàn. Với số tiền tiết kiệm này, Sen cứ chịu khó chắt chiu khi được một khoản lớn hơn, lúc thì họ sắm cái tivi mới, lúc lại mua cái bếp gas, cái máy giặt… Trong khi Sen chắt chiu tiết kiệm thì Trung cũng tích cực đi làm ngoài kiếm thêm bằng việc vẽ tranh, dù rằng công việc chỉ phập phù, không được nhiều.
Năm 2008, Sen sinh con đầu lòng, vì ở nhà rảnh rỗi nên người vợ trẻ này đã đưa những mẫu tranh của chồng đã vẽ lên một số trang thương mại điện tử. Khi đưa lên và thấy có khách hỏi, Sen cứ nhiệt tình tư vấn cho khách theo hiểu biết của mình về tranh của chồng vẽ. Các đơn đặt hàng của khách bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Có khách đến tận nhà đặt hàng.
Vợ chồng trẻ và muôn nẻo vượt khó làm giàu từ hai bàn tay trắng 3
Tổ ấm của Sen - Trung.
Phải đến cuối năm 2012, khi con gái thứ 2 của họ chào đời được hơn 1 tuổi, nhận thấy tranh của nhà mình làm ra được nhiều người thích nên vợ chồng Trung - Sen quyết định nhập thêm hàng và thuê cửa hàng bán tranh do chính Trung vẽ. Và họ bắt đầu khởi nghiệp với số vốn ban đầu là 50 triệu từ 15 triệu tiết kiệm và 35 triệu vay mượn anh em họ hàng.
Những ngày đầu kinh doanh, để bớt chi phí cửa hàng, họ phải mượn tạm nhà của bố mẹ chồng đang ở làm địa chỉ cho khách đến xem và đặt hàng. Tuy nhiên nhà ở trong ngõ, khách tìm đến rất ngại vì ngõ sâu, nhiều ngách. Trong nhà lại treo đầy tranh đi lại, sinh hoạt bất tiện. Bởi thế, sau đó, vợ chồng họ đã quyết mở cửa hàng. Trung cũng quyết định nghỉ việc để chuyên tâm hẳn vào cửa hàng riêng.
Sau khi chồng quyết định nghỉ làm, Sen khi ấy cũng chấp nhận đi làm hành chính ở một công ty gần nhà với mức lương bình thường để có thời gian thu vén gia đình, chăm sóc con cái và tạo điều kiện cho chồng phát triển sự nghiệp riêng.
Những ngày đầu kinh doanh tranh hanmade, vợ chồng Trung - Sen cũng nhiều phen lao đao khi đối mặt với những khó khăn như việc tranh vẽ kén khách và chỉ bán chạy theo mùa vụ. Đã có thời điểm, cả hai vợ chồng đều nản chí và muốn buông xuôi. Những lúc mệt mỏi, chán chường, vợ chồng họ lại động viên nhau, sốc tinh thần của nhau để cùng vượt qua. 2 năm sau ngày mở cửa hàng kinh doanh tranh handmade do chính "của nhà trồng được", đến nay, cửa hàng tranh của cặp đôi này đã có nhiều mặt hàng đa dạng hơn và được khách hàng yêu thích, phản hồi tích cực. Đặc biệt, ngoài 1 nhân viên sản xuất chính là Trung, cửa hàng đã có thêm 2 nhân viên kinh doanh, 1 cộng tác viên truyền thông. Ngoài ra, vợ chồng trẻ này cũng đã tạo dựng được 2 cơ sở sản xuất và bán tranh trên phố Giải Phóng và La Thành.
Hiện tại doanh thu trung bình cửa hàng đem về hàng tháng cho cặp vợ chồng này khoảng hơn 40 triệu/tháng. Đôi vợ chồng giàu nghị lực này vẫn đang ra sức phấn đấu để 1-2 năm tới có 1 cửa hàng mặt phố lớn làm nơi trưng bày và bán hàng.














Theo T.H (Tổng hợp) / Trí Thức Trẻ

Diễn đàn khen vợ của 3 quý ông

(Tuanhfamily)Anh bên phải không chịu thua kém, tiếp tục một tràng “diễn văn khen vợ”. Hai người ai cũng không chịu kém cạnh ai, phải cố để người kia công nhận vợ mình là số một.

Sáng thứ bảy đến cơ quan, phát hiện phòng làm việc đang sửa sang lại mất khoảng hơn tiếng đồng hồ. Hai anh chàng đồng nghiệp vui vẻ vỗ vai tôi xuống sảnh cà phê tán gẫu. Trong đầu tôi chợt lóe lên hình ảnh mụ vợ sáng nay tất tưởi chở con đi học rồi vội vã vào bệnh viện chăm sóc bà ngoại đang ốm. Hình ảnh đó chỉ hiện lên vài giây chớp nhoáng, sau đó dưới sự thúc giục của hai anh bạn đồng nghiệp, tôi theo chân họ xuống cà phê.
Vừa ngồi vào bàn, anh bạn ngồi bên tay trái tôi đã lên tiếng: “Trời mưa rét mướt thật, tối hôm qua vợ tôi phải là cả tiếng đồng hồ mới xong bộ quần áo nay cho tôi mặc”. Anh bạn bên tay phải nghe thấy liền chép miệng: “Cậu nói tôi mới nhớ, bình thường tôi cũng không để ý, ngày nào mở tủ ra cũng thấy quần áo phẳng phiu nằm gọn gàng trong một góc, không rõ vợ mình giặt giũ, phơi phóng rồi là lượt lúc nào”.
Hai ông bạn có vẻ tìm được “tiếng nói chung”, bắt đầu gạt tôi sang một bên để thi nhau khoe khoang về vợ mình. Anh bên trái nói một câu, anh bên phải cười hà hà gật gù: “Đúng đấy”. Cứ như vậy, sau khi ngồi trơ một mình đến 10 phút đồng hồ, tôi cũng xen vào: “Nghe hai cậu nói, tôi thấy còn chưa thấm vào đâu so với những gì vợ tôi đã làm. Này nhé, giờ tôi cứ ngồi gác chân ở đây cà phê với các cậu tới 5 giờ chiều về, vợ tôi vẫn cơm ngon canh ngọt đầy đủ. Quần áo tôi thay ra, vợ tôi phải tự gom rồi giặt. Con cái cũng là vợ tôi đi làm về đón. À nói đến vụ đi làm thì mới thấy vợ tôi phải gọi là siêu nhân nhé! 7 giờ tôi dậy là thấy vợ đã cho con ăn xong, đang đốc thúc chỉnh đốn quần áo ấm cho tụi nhóc và trang điểm mặc quần áo công sở của mình. Thấy tôi ngơ ngác đứng trước cửa nhà vệ sinh, bà vợ tôi trong lúc vội vã chải đầu còn lấy được cả bàn chải và kem đánh răng nhét vào tay tôi, dặn dò tôi nhớ ăn sáng và khóa cửa, rồi dắt xe ra đưa con đến trường. Tính sơ sơ thì có tới cả chục công việc vợ phải làm trong 60 phút. Ấy vậy mà hôm nào cũng thấy tươi roi rói”.
Diễn đàn khen vợ của 3 quý ông 1
Ngày nào mở tủ ra cũng thấy quần áo phẳng phiu nằm gọn gàng trong một góc, không rõ vợ mình giặt giũ, phơi phóng rồi là lượt lúc nào (Ảnh minh họa)

Hai anh chàng kia nghe xong liền “xì” một tiếng. Anh bên tay phải tôi đáp “Tưởng gì, ngày nào vợ tôi chẳng như vậy. Ngoài ra, mỗi khi đi công tác trên miền núi, cô ấy lại lặn lội tìm kiếm hà thủ ô về làm thuốc cho mẹ chồng. Hai ông đã nhìn thấy tóc mẹ tôi chưa, bà hơn 70 tuổi rồi mà tóc vẫn xanh đen. Suốt ngày mẹ tôi chạy đi khoe hàng xóm rằng có cô con dâu hiếu thảo, đi đâu cũng nhớ tới mẹ chồng”.
Anh bên trái nhấp môi một chút cà phê rồi tiếp chuyện “Vợ tôi thì không đi công tác đâu cả, suốt ngày quanh quẩn ở văn phòng nên chẳng có nhiều cơ hội thể hiện lòng hiếu thảo. Nhưng về khoản nấu nướng thì cô ấy khiến mẹ tôi bữa nào cũng phải khen ngon. Thậm chí, bà còn động viên cô ấy đi thi Vua đầu bếp”. Nói xong, anh ta đắc ý ngửa mặt cười khà khà.
Anh bên phải không chịu thua kém, tiếp tục một tràng “diễn văn khen vợ”. Hai người ai cũng không chịu kém cạnh ai, phải cố để người kia công nhận vợ mình là số một. Đúng lúc này, điện thoại của tôi đổ chuông, là vợ tôi gọi. Mặc kệ hai ông bạn còn đang “tranh luận gay gắt”, tôi thản nhiên nghe máy. Vợ tôi hỏi tôi sáng đi có bị ướt không? Đã ăn sáng chưa, sau đó kể lể về tình hình của mẹ vợ một chút, bảo tôi yên tâm làm việc. Sau đó dặn tôi chiều về sớm đón con về nhà nội ăn tạm một bữa vì cô ấy phải ở lại cả đêm trong viện. Cả cuộc nói chuyện kéo dài tới 5 phút nhưng tôi chỉ đáp được mỗi hai câu, một là “Tình hình của mẹ sao rồi?” và hai là “Được rồi, bố con anh tự lo được, em yên tâm”.
Diễn đàn khen vợ của 3 quý ông 2
Giờ tôi cứ ngồi gác chân ở đây cà phê tới 5 giờ chiều về, vợ tôi vẫn cơm ngon canh ngọt đầy đủ (Ảnh minh họa)
Cúp máy, ngẫm nghĩ thấy vợ mình mới là số một. Bận rộn mệt mỏi như vậy mà vẫn gọi điện quan tâm hỏi han chồng, cũng buồn một chút là tối phải ngủ xa vợ. Hai ông bạn kia vẫn còn đang kể lể, ca ngợi vợ mình, tôi đành chốt lại “Thôi, hai ông nói bấy giờ thì cũng chỉ xoay quanh việc vợ ai cũng chịu khó, đảm đang, hiếu thảo, chiều chồng. Chứng tỏ phụ nữ thật giỏi, đàn ông không thể sống thiếu phụ nữ. Thế thì còn gì mà phải cố tranh luận nữa. Thanh toán rồi lên văn phòng làm xong việc mà về sớm”.
Lên văn phòng, bật máy tính, hình ảnh vợ và hai con đang cười tít mắt trên màn hình lại hiện lên. Bầu trời ngoài cửa rất u ám nhưng trong tâm trí tôi thì thật tươi sáng. Nói cám ơn cuộc đời thì thấy thật “chuối” nhưng có lẽ tôi cũng cần mua một món quà và kèm theo câu cảm ơn vợ trong ngày sinh nhật sắp đến gần của cô ấy.
Theo N.K / Trí Thức Trẻ

Dòng tin nhắn của chồng...

(Tuanhfamily)Khi ngủ dậy, Thư không thấy chồng đâu mà chỉ thấy có tờ giấy để trên bàn với dòng chữ nhắn lại cho cô: “Anh về với mẹ một thời gian, em yêu con thế nào thì anh yêu mẹ như vậy, đừng sống quá ích kỷ nữa”.

Nghe tiếng chuông cổng, mẹ chồng Thư vội vã chạy mở cổng, quên cả việc xỏ dép. Cổng mở, Thư phi tọt chiếc xe máy vào bên trong, quên cả việc chào mẹ chồng, cô vội vã vào nhà tới mức quên cả cởi áo chống nắng và chiếc mũ bảo hiểm, cô quan sát ngôi nhà một lượt rồi gào thét:

- Mẹ, mẹ cho cu Bin ăn kiểu gì thế kia, tại sao lại để cơm nguyên hạt thế này mà không xay cho nó, tại sao lại để cháu ăn bốc bằng tay? Nó ăn thế này rồi bụng lại đầy giun sán... Trời ơi, con đã bảo bao nhiêu lần là bà lên đây thì đừng có nhai trầu nữa, mồm bà nước trầu cứ đỏ lòm thế kia nhìn kinh quá, bà nhổ đầy vào nhà vệ sinh, bà xem có chịu được không cơ chứ.

Mẹ chồng Thư chỉ thủng thẳng nói:

- Con cũng phải cho Bin tập ăn đồ ăn cứng đi chứ, nó có đủ răng hết rồi, cho nó đồ ăn xay nó quen nuốt không nhai, hại cả răng, hại cả dạ dày, với cả mẹ không quen dùng máy sinh tố. Mẹ rửa tay cho cháu rồi, ăn bốc thì đã sao, nó chưa quen cầm thìa, để cho nó tự ăn những gì cháu thích con ạ. Còn nước trầu trong đấy thì mẹ đợi lát nữa nhổ vào rồi xả một thể cho đỡ tốn nước con ạ.

Thư lại sấn sổ:

- Thời con khác thời mẹ, mẹ đừng cái gì cũng áp dụng từ xưa, đến lúc xảy ra hậu quả mẹ có phải chịu đâu mà lo.

Dòng tin nhắn của chồng... 1
Mẹ chồng Thư lên chăm cháu được một tuần thì đủ 7 ngày Thư stress với bà (Ảnh minh họa).

Cứ thế, hàng xóm chỉ nghe thấy tiếng thét, chửi con của Thư và tiếng đồ đạc loảng xoảng, mẹ chồng Thư nín nhịn, nhớ cháu quá bà lên chăm cháu cho bớt nhớ, có ai ngờ đâu lại thành cơ sự này.

Thư sống từ bé ở thành phố, tính cô vốn sạch sẽ và chỉn chu, còn Thức chồng cô tính y chang mẹ chồng, làm cái gì cũng xuề xòa cho xong, chẳng bao giờ cô hài lòng. Thức muốn mẹ mình lên chăm cháu cho hai vợ chồng Thư đi làm, vì bà ở nhà cũng khỏe và rảnh rang, nhưng Thư thì không muốn. Cô lo sợ bà già lại còn quê mùa, cổ hủ không quen với việc chăm cháu, nhưng Thức nói cứ để bà thử lên xem sao. Và bây giờ Thư đang phát rồ lên với mẹ chồng.

Ngày lấy Thức, Thư đã tuyên bố luôn là cô lấy anh chứ không phải lấy gia đình anh, vì thế cô rất hạn chế về quê vì cô sợ bẩn, quê Thức lại ở vùng miền núi, cuộc sống còn khó khăn nên Thư rất sợ nhà vệ sinh ở quê, các món ăn không hợp khẩu vị, trẻ con đứa nào cũng chân trần, mặt mũi lem luốc bốc cơm ăn... Thư thấy ghê sợ điều đó. Thức chỉ cố gắng động viên Thư, anh nói anh biết ơn vùng quê đã nuôi sống anh, nơi đó có bố mẹ anh, với anh mọi thứ đều rất bình thường. Nhưng Thư không đồng ý, Thư bảo lấy cô thì anh sẽ phải khác.

Mẹ chồng Thư lên chăm cháu được một tuần thì đủ 7 ngày Thư stress với bà. Tính bà nhanh nhảu cái gì cũng làm, nhưng Thư không vừa mắt cái gì hết, cô thấy sợ đôi bàn tay nứt nẻ và đen đúa của bà khi nấu ăn cho Bin, nàng sợ chiếc mồm đỏ trầu của bà khi hôn vào má Bin. Với Thư, từ bộ quần áo bà mặc và hàm răng bà lộ ra khi cười đã đủ khiến Thư cảm thấy khó chịu.

Dòng tin nhắn của chồng... 2
Thức muốn mẹ mình lên chăm cháu cho hai vợ chồng Thư đi làm, vì bà ở nhà cũng khỏe và rảnh rang, nhưng Thư thì không muốn (Ảnh minh họa).

Chịu không nổi, Thư bàn với chồng cho bà về, nhưng mẹ chồng Thư lại không muốn về, bà nhớ và yêu cháu lắm nên cứ lần lữa mãi. Thức thương mẹ nhưng cũng chiều mẹ, anh đã cố gắng dung hòa bằng mọi cách mà Thư vẫn không hài lòng. Anh thấy buồn khi thấy Thư lau mỗi căn phòng của mình và con, còn phòng của bà Thư mặc kệ, anh hỏi thì Thư chỉ trả lời ráo hoảnh: “Bà ở bẩn thế sống thế nào chả được, cần gì lau”. Tối hôm đó Thức đã sang ngủ với bà, để mặc mẹ con Thư nằm một mình…

Những ngày sau Thư còn căng thẳng hơn khi thấy bà đi chợ lôi về toàn cá mương rồi những đồ ăn linh tinh mà bà cho rằng ăn tốt cho sức khỏe, nhất là bà nấu đã không ngon mà cứ cho cu Bin ăn cùng. Có lúc bà vừa cho vào mồm cháu, Thư đã bắt cu Bin nhè ra để cô mang đi vứt khiến bà tự ái. Bà còn mang Bin sang nhà hàng xóm chơi với mấy con cún con với lý do cho trẻ chơi với động vật để học tính thiện. Thư không cần thiện ác, Thư không muốn con mình tiếp xúc với mấy thứ mà cô cho đó là bẩn thỉu, đầy lông lá khiến con nhiễm bệnh. Hai mẹ con lúc nào cũng căng thẳng với nhau. Cuối cùng, chịu không nổi con dâu, bà đã xách hành lý ra về. Ngày về bà về, Thư vui như mở cờ trong bụng, cô thuê ngay người giúp việc và khoe với Thức: “Đấy anh thấy không, cần gì mẹ, chỉ cần có tiền mọi việc đâu vào đấy, lại đỡ stress, mẹ về sớm có phải là tốt hơn không”.

Thức trân trối nhìn vợ, người mà vì cô, anh đã làm mẹ anh buồn lòng, vì cô mà anh đã thờ ơ với gia đình và suýt chối bỏ cả nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Sáng hôm sau khi ngủ dậy, Thư không thấy chồng đâu mà chỉ thấy có tờ giấy để trên bàn với dòng chữ nhắn lại cho cô: “Anh về với mẹ một thời gian, em yêu con thế nào thì anh yêu mẹ như vậy, đừng sống quá ích kỷ nữa”.

Đọc dòng tin nhắn của chồng, Thư lặng người đi...
Theo Ánh Tuyết / Trí Thức Trẻ

7 dấu hiệu chứng tỏ hai bạn không nên tiếp tục yêu

(Tuanhfamily)Biết những dấu hiệu của một mối quan hệ "cụt đường" sẽ giúp bạn điểm lại chuyện gì đang xảy ra với tình yêu của mình và đưa ra quyết định đúng đắn.

1. Dần dần bớt trò chuyện và thêm khoảng cách

Từng chút, từng chút một, người đó bước ra khỏi cuộc sống của bạn. Không nhắn tin, không gọi điện thường xuyên nữa. Không còn chia sẻ những câu bông đùa hài hước giúp bạn vui vẻ hay không gặp nhau một chút vào buổi trưa chỉ để bên nhau bên cốc cà phê. Cứ thế lẳng lặng tách nhau ra bằng những bộn bề công việc, những cuộc tụ tập bên bạn bè riêng hay những lời nhắn "bận đột xuất".

2. Không còn quan tâm đến ý kiến hay suy nghĩ của nhau trước những quyết định quan trọng

Trước đây cả hai từng mặc cho chuyện gì đến sẽ đến, miễn là cùng sát cánh bên nhau rồi sẽ qua hết. Từng nghĩ chẳng có chướng ngại nào là to tát nhưng giờ đây có vẻ như hai người đã không còn là một nữa. Họ chỉ luôn tiện nhắc lại một việc quan trọng nào đó như đi công tác nước ngoài dài ngày, những vấn đề trong gia đình... Và thay vì hỏi ý kiến và suy nghĩ của bạn, người đó chỉ đơn giản là thông báo cho bạn biết mà thôi. Dấu hiệu này cũng chứng tỏ cả hai khó tiếp tục chung đường với nhau.

3. Quên đi sở thích của nhau, chỉ mua thứ mà bản thân muốn

Người ấy từng rất thích tự tay chọn quà để dành tặng bạn những món quà cực kỳ ý nghĩa. Thế nhưng gần đây, anh ấy lơ là trước những sở thích của bạn. Thay vì thức trắng đêm suy nghĩ về món quà thì bây giờ đó chỉ là thứ mà anh ta thích và vừa chợt nghĩ ra mà thôi. Chắc chắn là bạn vẫn vui vì dù sao thì người ta cũng đã nhớ mà tặng quà chứ, nhưng rõ ràng là họ đã không còn quan tâm đến chuyện bạn thích gì nữa.

7 dấu hiệu chứng tỏ hai bạn không nên tiếp tục yêu 1
Chắc chắn là bạn vẫn vui vì dù sao thì người ta cũng đã nhớ mà tặng quà chứ, nhưng rõ ràng là họ đã không còn quan tâm đến chuyện bạn thích gì nữa.

4. Bản năng mách bảo
Dù bạn có hy vọng rằng mọi việc sẽ tốt đẹp trở lại thì thật ra trong thâm tâm, bản năng vẫn mách bảo cho bạn rằng chuyện tình đã rẽ ngang và có lẽ không thể nào quay về được nữa rồi. Trực giác là cách thức tinh tế mà cơ thể trò chuyện với chúng ta và một khi nó đã "xoẹt" qua đầu bạn rằng đã có chuyện không ổn và bạn mơ hồ hình dung được một cuộc chia ly, thì hãy chuẩn bị tinh thần cho một cuộc sống mới không còn hình bóng của người đó.

5. Thôi mơ về tương lai

Từ thuở mới yêu, ai cũng thích mơ mộng đủ điều về những việc muốn thực hiện cùng nhau. Du lịch khắp thế giới, có công việc mơ ước, xây nhà, sinh con... Thế nhưng những giấc mơ phải chết đi vì một hay nhiều lý do. Bạn không còn nhớ lần cuối cả hai bàn về những dự định là khi nào. Khi một trong hai người dừng cọ, thôi vẽ lên viễn cảnh tương lai thì điều đó chứng tỏ, đằng sau đó lấp ló một lý do cho sự chia tay sắp đến.

6. Cãi nhau nhiều hơn và nặng hơn

Trong tình yêu thì tranh luận với nhau là một việc quá đỗi bình thường, nhưng rồi sau đó mọi chuyện lại êm đẹp khi cả hai bình tâm ngẫm lại. Không bao giờ nặng lời và chỉ bất đồng trong phạm vi an toàn. Bây giờ thì đã khác, bạn và người ấy lời qua tiếng lại theo mức độ khá nghiêm trọng, không ngại dùng cả những lời lẽ nặng nề, dùng lời nói để sát thương chỗ đau nhất. Và những cuộc cãi vã đó khó được làm lành, thậm chí tần suất ngày một nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng thì ấy chính là dấu hiệu bạn không nên tiếp tục yêu người ấy nữa.

7. Những thứ từng yêu giờ thành cớ để ghét

Bạn từng thích thú những suy nghĩ khác lạ hay mê mẩn những nét kỳ quặc của người đó. Nhưng lạ thay, bây giờ bạn lại thấy chúng thật vô lý và khó chịu, chẳng còn chút duyên dáng nào. Có thể là chàng cũng cảm nhận như thế về bạn. Trước kia người ấy luôn miệng bảo nụ cười hơ hớ của bạn thật là dễ thương nhưng giờ đây thì anh ta cứ chê lên chê xuống về nó. Đã đến lúc bạn nên nghĩ đến chuyện dừng lại mối quan hệ này, bởi đó là dấu hiệu của một mối tình "xấu".
Theo Thủy Tiên / Trí Thức Trẻ

Mẹ chồng cổ hủ và cách xử khéo của nàng dâu

Nhờ sự khéo léo mà chị đã may mắn “thoát” được việc phải chung sống với mẹ chồng cổ hủ.

Khi mẹ chồng đòi lên chăm con dâu đẻ, chị biết thế nào cũng sẽ gặp phải những rắc rối trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vì mẹ chồng chị vốn mang nặng tư tưởng truyền thống xưa. Thế nhưng vì chồng đi công tác xa, mẹ đẻ thì đang bệnh nên chị không còn lựa chọn nào khác. Chị nghĩ: “Chỉ cần mình khéo léo một chút chắc sẽ không có chuyện gì ghê gớm xảy ra. Với lại bà cũng chỉ ở có 1 tháng thôi, sau đó chồng đi công tác về, anh sẽ chăm sóc chị và con”. Nghĩ vậy chị cũng thấy yên tâm phần nào.

Vì rất nóng lòng muốn được đón đứa cháu đích tôn nên mẹ chồng chị bắt xe lên từ rất sớm, trước khi chị dự kiến sinh một tuần. Lên chăm con dâu đẻ mà bà mang theo một mớ lỉnh kỉnh đồ đạc chẳng kém đi buôn là bao. Vừa ngồi xuống ghế bà đã chỉ vào đống đồ và bảo chị: "Con giặt ít quần áo, tã lót cũ này đi để sau khi sinh mặc cho cháu". Chị nói với bà là chị đã mua đủ hết rồi thì nhận ngay được cái nguýt dài của mẹ chồng: “Gớm, các chị bây giờ sẵn tiền, cái gì cũng mua mới, dùng lại đồ cũ để lấy khước cho con. Đây toàn là đồ tôi đi xin của những đứa khoẻ mạnh, hay ăn chóng lớn ở làng đấy”.

Dở đống quần áo ra, chị suýt nữa thì nôn thốc nôn tháo vì cái mùi ẩm mốc của những cái tã để lâu ngày, may mà chị bấm bụng nén kịp. Có những cái áo còn bị gián gặm thủng lỗ chỗ… Nếu là quần áo của con cháu trong nhà thì chị còn yên tâm, đằng này toàn là đồ tạp nham mẹ chồng chị đi thu gom về, cho con mặc nhỡ mang bệnh thì khổ. Nhưng không muốn làm phật ý bà nên chị cũng cố gắng mang đống đồ sơ sinh ấy đi giặt, định bụng sẽ nhờ chồng khuyên mẹ để bà hiểu mà không bắt cháu mặc những đồ ấy. Chứ nếu chị tỏ thái độ không đồng ý ngay bây giờ thì chắc chắn mẹ chồng sẽ giận dỗi, làm mình làm mẩy lên ngay, chị còn lạ gì tính bà nữa.

Mẹ chồng cổ hủ và cách xử khéo của nàng dâu 1
Nhờ sự khéo léo mà chị đã may mắn đã “thoát” được việc phải chung sống với mẹ chồng cổ hủ (Ảnh minh họa).



Chị chưa hết hoàn hồn khi phải giặt đống quần áo cũ kia thì buổi chiều mẹ chồng lại lấy ra một bọc đồ nhỏ được gói rất cẩn thận, bà gọi chị lại và bảo: “Đây là vừng sống, con ăn đi cho dễ đẻ”. Chị tròn xoe mắt, tìm cách chống chế để không mất lòng mẹ chồng. Chị nhẹ nhàng: “Mẹ ơi, bụng dạ con vốn không được tốt, con sợ ăn vừng sống sẽ đau bụng mẹ ạ. Sắp sinh mà đau bụng thì nguy hiểm lắm. Thôi mẹ để con nấu chè ăn hoặc nấu cháo vừng ăn cũng được”. Nhưng mẹ chồng chị nhất định không đồng ý, bà bảo: "Phải ăn vừng sống mới tốt. Mẹ đẻ 4 đứa con dễ như trở bàn tay, chẳng mất tí sức nào vì tháng gần sinh mẹ toàn ăn vừng sống". Không dám trái lời mẹ chồng, song chị cũng không dám mạo hiểm ăn khi ngày sinh đã cận kề. Đang loay hoay chưa biết xử lý thế nào thì may quá có bác hàng xóm đi qua nhà thấy mẹ chồng chị mới lên tạt vào chơi. Chị để hai người tự nhiên nói chuyện với nhau và xin phép đi chuẩn bị bữa tối.

Ăn cơm xong chị lại gợi ý đưa bà sang nhà người quen gần đó chơi, một phần để mẹ chồng chị được đi chơi cho đỡ buồn vì nhà chỉ có hai mẹ con, phần vì chị muốn bà quên đi cái chuyện bắt chị ăn gói vừng sống ban chiều. Đêm đến, khi mẹ chồng đã ngon giấc, chị vẫn trằn trọc không ngủ được. Chị lo lắng không biết ngày mai, ngày kia bà có còn bắt chị phải ăn những gì cho dễ đẻ nữa đây. Bà vốn là người cổ hủ, những kinh nghiệm của bà đâu phải cái gì mình cũng áp dụng được, nhưng nếu không nghe theo thì bà tự ái và mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu sẽ rất nặng nề.

Đang vẩn vơ với những suy nghĩ thì chợt điện thoại của chị rung báo có cuộc gọi đến. Đó là số điện thoại của chồng chị. Anh gọi điện báo tin đã hoàn thành xong công việc sớm hai tuần và có thể về với chị trước khi chị sinh. Khỏi phải nói chị vui như thế nào khi nghe tin này.

Sáng hôm sau chị nói chuyện với mẹ chồng về việc anh được về sớm, bà cũng vui lắm. Cả ngày hôm ấy chị chờ đợi xem liệu mẹ chồng có món mới nào cho chị không nhưng vẫn chưa thấy bà có động tĩnh gì. Tối hôm ấy, chị chồng ở quê gọi điện lên nhờ bà về quê trông nhà cửa giúp vì đang mùa màng bận rộn, các cháu lại đi học hết cả. Bà thoái thác với lý do chị sắp sinh nhưng chị chồng giọng khẩn thiết: "Có mấy ngày nắng phải gặt cho xong mà chúng nó đi học cả, mình con không cáng đáng nổi vừa việc nhà, vừa việc đồng áng. Mẹ có về mau không còn mỗi mình nhà con chưa gặt kia kìa". Đang lăn tăn suy nghĩ, lại được chị động viện: "Nhà bác gái đang bận rộn thế mẹ về hộ bác ấy mới phải. Có chồng con đây rồi, mẹ cứ yên tâm", cuối cùng bà mới quyết định về quê ngay sáng hôm sau. Trước khi về bà vẫn không quên dặn chị ăn hết số vừng sống trước khi sinh. Chị vâng, dạ cho mẹ chồng yên tâm ra về chứ thực sự chị không bao giờ dám ăn như thế.

Chị sinh con như đúng như dự kiến và được chồng chăm sóc rất chu đáo. Lúc chị vừa sinh xong, anh gọi luôn về thông báo với bà là chị đã sinh con trai, mẹ tròn con vuông và chị phải sinh mổ. Ở đầu dây bên kia mẹ chồng chị cứ nhắc đi nhắc lại câu: “Nó đã ăn hết mấy bát vừng sống mà sao vẫn đẻ khó, phải mổ thế nhỉ?”. Chị nhìn anh cười khúc khích. Hóa ra trước đó, chị đã gọi điện về hỏi thăm chị chồng, thấy chị kêu mùa màng đang bận rộn, chị viện luôn cớ đó gợi ý "Ôi thế mà chị không nhờ mẹ về hộ hành. Mẹ ở đây cứ kêu không quen, nhớ nhà, nhớ quê. Em mà giục mẹ về chẳng đời nào mẹ về đâu, vì mẹ áy náy em sắp sinh. Giờ chỉ có chị gọi, khẩn thiết nhờ mẹ là mẹ lo lắng sẽ chịu về đấy". Nhờ sự khéo léo mà chị đã may mắn “thoát” được việc phải chung sống với mẹ chồng cổ hủ.
Theo Hoài Phương / Trí Thức Trẻ

Những chiêu làm lành khó đỡ của chồng

Có lẽ vì chồng quá nhiều chiêu trò làm lành nên chẳng lần nào vợ giận được lâu.

1. Đêm tân hôn, chồng đã làm vợ nổi trận lôi đình vì cái tội đi “zô zô” với bạn bè chiến hữu mà bỏ quên người vợ bé bỏng ở nhà. Chồng về đến cửa, người bốc mùi kinh khủng, đi thì xiêu vẹo chân cao chân thấp, vợ chỉ muốn đóng cửa không cho vào. Lúc ấy, vợ nghĩ chẳng hiểu mình có lấy nhầm Chí Phèo về làm chồng không nữa. Vào đến phòng, chồng ngã chình ình xuống giường như quả mít rụng, đánh một giấc đến 9 giờ sáng mai mới dậy. Vợ làm mặt lầm lì để chồng nhớ lại chuyện gì đã xảy ra tối qua mà tự biết ăn năn hối lỗi. Vợ thừa biết sau khi tỉnh rượu chồng vẫn nhớ rõ mình đã làm gì, vậy mà có người đi ra đi vào tỉnh queo hỏi “Ủa, sao mặt em lạnh như tiền vậy, anh có mua đá về trữ tủ lạnh đâu nhỉ?”. Vợ thì tức điếng người mà chồng thì cứ bơ đi làm như mình không có lỗi. Tính vợ lại chẳng thể giận dỗi lâu, thành ra sau chiêu “bánh bơ” của chồng thì hai vợ chồng đã “huề cả làng”.

2. Sống với chồng 2 năm, vợ thừa biết chồng “thiên hạ đệ nhất bẩn”. Quần áo nếu vợ không giặt cho thì cứ vậy mà đắp đại lên người rồi tếch xe đi làm. Có nhiều sáng chồng dậy muộn, mà chỉ có đánh răng không thèm rửa mặt nữa cơ. Ấy vậy mà nghe tin cô bạn thân của vợ từ Sài Gòn ra chơi, chồng tắm táp, cạo râu, xịt nước hoa thơm phức rồi ngồi ôm tivi chờ bạn vợ đến. Có người vợ nào mà không nổi trận lôi đình trước tình cảnh như này không chứ? Vợ tức đến muốn ói máu ra, vợ chồng chả thèm liếc nhau một cái. Vợ làm mình làm mẩy thì chồng áp dụng chiêu “bánh bơ” quen thuộc và chối bay chối biến: “Đâu có đâu, anh như vậy là để giữ thể diện cho em đó chứ!”. Vợ quyết định sẽ thi gan đến cùng để xem ai hơn ai. Tối đến, chồng lầm lũi ôm gối ra ngoài sofa ngủ. Vợ nằm ở góc giường mà lòng ấm ức không thôi. Được một lúc thì chồng lẻn vào phòng từ lúc nào, lăn xả vào mà ôm vợ, vợ càng giẫy giụa chồng càng ôm chặt. Cuối cùng, vợ phải đầu hàng trước chiêu “lăn xả” làm lành này của chồng.

Những chiêu làm lành khó đỡ của chồng 1
Thấy chồng cứ hì hục hút bụi cái ghế mãi, vợ ngạc nhiên hỏi “Anh hút gì mà hút lắm thế?”, chồng trả lời tỉnh bơ “Anh hút cho tối em… nằm” (Ảnh minh họa).



Rồi có lần, chồng chọc cho vợ muốn nổi khùng lên, vợ một mình bỏ vào bếp pha ly sinh tố uống cho hạ hỏa. Vậy mà có người tiến đến sát gần vợ rồi làm bộ đau khổ lắm “Vợ ơi, đấm giùm anh cái lưng, đau quá, vợ yêu ơi, vợ thương anh, vợ đấm lưng giùm anh cái”. Vợ thừa biết đấy chỉ là chiêu trò làm lành của chồng, thế mà nghe cái giọng nũng nịu í éo ấy, vợ không nhịn được cười, giận dỗi cũng bay biến. Vậy là tình ta lại thắm thiết.

3. Chẳng hiểu chồng học đâu cái thói đổ thêm dầu vào “ổ kiến lửa”. Cứ mỗi lần vợ giận rồi nằm lì một góc trong phòng, không ăn không uống là chồng lại lớn giọng “Ở đâu cũng có anh hùng, ở đây cũng có con khùng con điên”. Đúng rồi vợ điên, vợ khùng nên mới vớ nhầm gã như chồng về tổ đấy. Vậy mà chưa dừng lại ở đó, thấy vợ vẫn chưa ơi chưa hỡi, chồng tiếp “Lạy thượng đế bao giờ con hết khổ…”. Đang tức điên mà cứ nghe chồng lảm nhảm mãi đâm ra vợ lại muốn huề để đỡ phải nghe nhức đầu. Khiếp, thế gian này có ông chồng nào mà lại lắm lời như chồng không không biết nữa.


4. Lúc cãi nhau, vợ khóc thút thít mà vẫn không thấy chồng ra dỗ dành. Bực quá, vợ đành ôm gối ngủ trên ghế sofa ngoài phòng khách. Chồng thấy vậy nhất quyết chạy ra bế xốc vợ vào phòng dù vợ có chống cự kiểu gì chăng nữa. Vợ thừa biết có người sợ vợ ốm, không ai chăm nên cứ nhất quyết không cho vợ ngủ trên ghế như vậy. Vợ nằm úp mặt vào tường, chẳng nói chẳng rằng với chồng. Hôm sau, mặt vợ vẫn lạnh tanh đứng nấu cơm, còn chồng thì lau dọn nhà cửa. Thấy chồng cứ hì hục hút bụi cái ghế mãi, vợ ngạc nhiên hỏi “Anh hút gì mà hút lắm thế?”, chồng trả lời tỉnh bơ “Anh hút cho tối em… nằm”. Vợ “a cay” với chiêu trả đũa này của chồng quá. Thế mà nó hiệu quả thật, vợ phì cười, giận dỗi tan biến, rồi hai vợ chồng lại ríu rít nấu nướng, ăn uống như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Có lẽ vì chồng quá nhiều chiêu trò làm lành nên chẳng lần nào vợ giận được lâu. Nhưng cũng nhờ thế mà từ lúc cưới nhau tới giờ đã ngót nghét 5 năm, nhà mình chưa có “cơn dông” nào đáng kể. Thôi cứ bình yên như thế chồng nhé!
Theo Thu Thảo / Trí Thức Trẻ

Kinh hãi vì người chồng cuồng ghen

Khi chị còn chưa thôi khóc, vết tát trên má còn nguyên vết đỏ ran rát, và cơn bàng hoàng còn chưa lắng xuống… thì anh lôi chị quẳng lên giường rồi lao vào chị như một con thú dày vò con mồi...

Ngày chị đồng ý lấy anh, chị cứ tưởng mình đã tìm được bến bờ bình yên nhất. Anh yêu chị, có lẽ chẳng có một người đàn ông thứ hai nào yêu chị bằng anh. Cho nên những ngày đầu về sống cùng nhau dưới một mái nhà, chị ngập tràn trong hạnh phúc.

Anh chăm chút cho chị mọi thứ, mua cho chị mọi thứ chị thích và mặc dù là người đàn ông thành đạt nhưng anh không ngại làm việc nhà cho chị, kể cả là rửa bát hay giặt rồi phơi quần áo…

Hơn nữa, trong cái thời mà đàn ông ngoại tình như chuyện cơm bữa thì anh lại vô cùng chỉn chu. Anh nói: Anh ghét nhất là chuyện đàn ông đàn bà lăng nhăng.

Và đúng là anh nhất nhất chỉ biết có chị, anh đi làm đúng giờ, hết giờ tới cơ quan đón chị về nhà, rồi lại cùng nhau làm mọi thứ, cùng nhau tận hưởng những buổi tối chỉ có hai người. Nhưng men say nào cũng có lúc tỉnh, chị dần dần nhận ra rằng: Anh ở bên chị mọi nơi mọi lúc, chị không còn thời gian dành cho bạn bè hay đi đâu đó một mình nữa... Nhưng rồi chị nghĩ: là vợ chồng mới cưới, và cũng vì anh yêu chị quá nên mới vậy?!

Mọi thứ vẫn cứ như thế cho tới một hôm chị cùng mấy anh em trong cơ quan rủ nhau đi ăn liên hoan cuối tuần, vì chị không đi xe nên mọi người bảo một đồng nghiệp nam cùng phòng đèo chị. Chị cũng mải vui mà quên mất không gọi điện báo anh biết. Khi vừa ngồi trên xe của anh đồng nghiệp đi ra cửa cơ quan thì từ đâu anh xông tới đấm một cái khiến đồng nghiệp của chị tối tăm mặt mũi. Xe đổ và chị cũng bị ngã. Mọi người xúm lại đỡ anh bạn dậy còn chị thì bị anh lôi xềnh xệch ra xe của anh.

Vừa về tới nhà, anh tát chị tối tăm mặt mũi, chửi chị những lời mà có mơ chị cũng không thể nào nghĩ nó có thể tuột ra từ miệng anh. Chị bỗng từ một người vợ ngoan hiền biến thành con đàn bà lăng loàn đĩ thõa, hẹn hò, đú đởn với đồng nghiệp nơi công sở trong từng lời nhiếc móc của anh…
Kinh hãi vì người chồng cuồng ghen 1
Ảnh minh họa.

Khi chị còn chưa thôi khóc, vết tát trên má còn nguyên vết đỏ ran rát, và cơn bàng hoàng còn chưa lắng xuống… thì anh lôi chị quẳng lên giường rồi lao vào chị như một con thú dày vò con mồi của mình cho thỏa cơn thú tính hết lần này tới lần khác chứ không phải là một người chồng đang yêu vợ nữa. Chị kinh hãi co rúm người trong một góc giường sau khi cơ thể bị anh hành hạ đau đớn. Đôi mắt chị dại đi hoang hoải nhìn anh khiếp sợ. Hình ảnh người chồng hiền lành, dịu dàng… biến đi đâu mất, chỉ còn lại một người đàn ông xa lạ tàn nhẫn, mù quáng và lạnh lùng…

Sáng hôm sau chị thức dậy đi làm, tìm trong tủ quần áo của chị, những chiếc váy biến đi đâu mất sạch không còn chiếc nào. Son phấn, nước hoa cũng không thấy. Chị lờ mờ đoán ra nguyên nhân chính là anh?

Trong khi chị đờ đẫn đứng trước chiếc tủ cá nhân thì anh từ đâu bước vào cửa, không nói không rằng lôi chị lên giường. Vừa hành hạ chị vừa nghiến răng: "Với tôi cô còn chưa đủ mà phải lén lút hẹn hò với thằng khác à? Tôi sẽ khiến cho cô đủ, khiến cô thỏa mãn mà không cần nghĩ tới thằng nào nữa…". Nước mắt ứa ra trên khuôn mặt vẫn còn hơi tím tái rơi xuống miệng mặn chát. Từ hôm đó, anh hành hạ chị khi chị vừa bước vào nhà, khi đêm xuống và cả sáng trước khi đi làm. Anh vắt kiệt mọi sức lực của chị khiến chị mỗi lần soi vào gương lại tự hỏi mình: không hiểu vì sao cuộc hôn nhân của chị lại ra nông nỗi này? Tại sao cuộc sống của chị bỗng dưng rơi xuống địa ngục chỉ sau có một đêm? Thứ ghen tuông đã như một tia lửa nhỏ châm ngòi cho cái bản tính dã thú của anh trỗi dậy tự khi nào? Mặc cho chị van xin giải thích anh đều không tin.

Chị sợ mỗi khi bước chân về nhà, chị sợ mỗi khi đêm xuống và cả sợ mỗi khi mở mắt ra. Không chỉ có thế, anh quản lí mọi mối quan hệ chị có, gạt hết nam giới ra khỏi danh sách bạn bè mà chị được gặp, anh kiểm tra tin nhắn, nhật kí cuộc gọi và tra khảo chị về những số lạ trong danh bạ hay nhật ký cuộc gọi… Mỗi khi tan sở thấy anh đứng đợi bên ngoài cũng những cái nhìn ái ngại của bạn bè đồng nghiệp khiến chị chỉ muốn mình có thể biến mất được ngay lúc ấy! Cuộc sống vừa đau đớn, vừa ngột ngạt… Nhưng nếu như chị nói muốn chia tay với anh có lẽ anh sẽ chẳng ngại ngần mà bóp chết chị, mà tra khảo chị vì thằng nào mà dám về bỏ anh?

Rồi một hôm khi đang làm việc thì chị thấy bụng mình đau dữ dội. Ban sáng khi tỉnh dậy sau một đêm đau đớn và mệt mỏi vì bị anh dày vò chị thấy mình có ra chút máu. Chị nghĩ mình đã chậm kinh nửa tháng, có lẽ là báo lại. Vì dạo này tâm trạng và sức khỏe không tốt nên kinh nguyệt không đều. Nhưng rồi cơn đau dữ dội hơn và máu ra ngày càng nhiều. Chị được đưa tới bệnh viện thì ngất đi. Sau khi tỉnh lại, chị được thông báo sảy thai. Trái tim chị như vỡ ra. Thế là chị đã mất đứa con đầu tiên của mình chỉ vì sự ngu dại của bản thân và chỉ vì sự ghen tuông của chồng. Chị đã có quyết định của riêng mình, sự hối hận và những lời van xin của anh cũng đã quá muộn màng rồi!
Theo Vietnamnet

Những phép thử bạn nhất thiết phải làm trước khi kết hôn

Có những phép thử, bạn gái nhất định phải làm trước khi quyết định kết hôn để lựa chọn người chồng lý tưởng và phù hợp với mình.

Người ta thường nói, phép thử trong tình yêu là con dao hai lưỡi, đôi khi chưa kịp phát huy tác dụng thì nó đã kịp làm ta bị thương, thậm chí là vết thương rất sâu. Nhưng đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, bạn phải lựa chọn kỹ càng vì hôn nhân khác xa với lúc yêu. Hôn nhân không cho phép bạn rời xa người đàn ông chỉ với một tin nhắn giận dỗi hay một lần quên chúc bạn ngủ ngon. Vì thế, có những phép thử, bạn gái nhất định phải làm trước khi quyết định kết hôn.

1. Thử một lần tranh luận nảy lửa

Có một sự thật mà bạn phải chấp nhận sau khi kết hôn là những khoảnh khắc tranh cãi nảy lửa của hai vợ chồng. Sau những giây phút mật ngọt ban đầu, cả hai vợ chồng phải đối mặt với cuộc sống thực tế: tiền bạc, các mối quan hệ đối nội đối ngoại, chăm sóc con cái… Vấn đề nào cũng sẵn sàng đem đến cho bạn và anh ấy cảm giác ức chế, bực tức khi đối phương không làm theo ý mình. Do đó, khi yêu, nhất định bạn và anh ấy phải ít nhất một lần tranh luận nảy lửa về bất cứ vấn đề gì.

Khi bực tức, anh ấy sẽ thể hiện rõ tính cách cho bạn thấy. Nếu một anh chàng dùng nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn, sẵn sàng gạt bỏ ý kiến của bạn để làm theo điều anh ấy cho là đúng, rõ ràng không phải là một người chồng biết lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của bạn. Trong tình yêu, mối quan hệ không có cãi vã khiến bạn cảm thấy an tâm nhưng né tránh tranh luận không bao giờ là lựa chọn khôn ngoan.

Những phép thử bạn nhất thiết phải làm trước khi kết hôn 1
Khi yêu, nhất định bạn và anh ấy phải ít nhất một lần tranh luận nảy lửa về bất cứ vấn đề gì.

2. Thử một lần đau ốm

Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu vẫn là phái yếu, đặc biệt khi bạn trải qua giai đoạn đấu tranh với bệnh tật. Chắc chắn sẽ rất tồi tệ nếu người chồng bỏ mặc bạn đối mặt với yếu đau. Do đó, hãy thử một lần đau ốm đến mức không thể động tay chân làm việc gì và chờ đợi phản ứng của anh ấy. Nếu anh ấy sốt sắng chăm sóc cho bạn, đau với những cơn đau bạn phải chịu, hãy nắm chặt tay anh ấy. Còn nếu người đàn ông bỏ mặc bạn với bệnh tật hoặc chăm sóc bạn bằng… tin nhắn thì hẳn không nên kỳ vọng gì khi lấy anh ấy làm chồng. Hoặc nếu bạn vẫn quyết tâm lấy anh ấy, hãy học cách tự chăm sóc bản thân trước khi quá muộn!

3. Thử một lần để anh ấy phát ghen vì những người đàn ông quanh bạn

Hẳn nhiên ghen là gia vị không thể thiếu của tình yêu và bạn cũng đã biết không nên cho quá nhiều gia vị nếu không muốn làm hỏng món ăn. Tuy nhiên, nhất thiết hãy để một lần làm anh ấy ghen. Đã có rất nhiều câu chuyện các chị em “hoảng hồn” vì ngày thường chồng/ người yêu hiền như đất nhưng khi ghen thì long trời nổ đất. Biết được phản ứng của chàng khi ghen với các vệ tinh xung quanh bạn sẽ giúp bạn biết được anh ấy là người đàn ông “ghen có ý thức” hay một anh chàng ghen tuông thái quá. Nếu anh ấy ghen đến mức không phân biệt được đúng sai thì dù anh ấy có hoàn hảo thế nào bạn cũng hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gắn bó với chàng.

Những phép thử bạn nhất thiết phải làm trước khi kết hôn 2
Đứng trước việc lựa chọn, đàn ông thường thể hiện cá tính của mình.
4. Thử một lần bắt anh ấy phải lựa chọn
Đứng trước việc lựa chọn, đàn ông thường thể hiện cá tính của mình. Nếu anh ấy lựa chọn nhanh, dứt khoát và không ân hận cho thấy anh ấy là người quyết đoán, độc lập. Nếu anh ấy phân vân và có phần dễ bị dao động thì trong cuộc sống sau này, anh ấy không thể là chỗ dựa vững chắc cho bạn và các con được. Đặc biệt nếu bạn rơi vào tình trạng mâu thuẫn với gia đình chồng, bạn gần như không có cơ hội được chồng đứng ra bảo vệ trước những lời dèm pha ác ý. Vì vậy, phép thử này nhất định phải được “theo dõi phản ứng” càng kỹ càng tốt.

5. Thử một lần không làm việc nhà

Nếu các bạn có không gian riêng tư để cùng nhau nấu ăn thì phép thử này rất dễ thực hiện. Thiên chức của người phụ nữ là tề gia nội trợ. Tuy nhiên, bạn không thể chắc chắn rằng 365 ngày trong năm bạn có thể toàn tâm toàn ý chăm lo cho tổ ấm của mình. Phép thử này giúp bạn tìm kiếm một người đàn ông sẵn sàng chia sẻ việc nhà với bạn. Nếu hai bạn cùng nhau nấu ăn tại nhà, hãy xem cách anh ấy thể hiện. Anh ấy liên tục giúp bạn trong khi chuẩn bị bữa ăn, anh ấy rửa bát giúp bạn khi bỗng dưng bạn thấy đau bụng và phải nằm nghỉ hay anh ấy sẽ chơi game trong khi bạn nấu ăn, bỏ bát đĩa ở đó để lúc khác rửa khi bạn không thể dọn dẹp....

Có thể lúc yêu bạn thấy điều đó chẳng ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ của hai bạn thì sau khi kết hôn, phải lo việc cơ quan, lo chăm sóc con cái trong khi chồng bạn vẫn giữ quan điểm không làm việc “đàn bà” thì hẳn sẽ là cảm giác không mấy dễ chịu.

Hôn nhân luôn là một bản nhạc đủ cung bậc, sẽ có lúc bạn tột cùng hạnh phúc nhưng có lúc bạn cũng phải chấp nhận nhiều đau khổ, bực tức, ức chế. Học cách làm quen dần với muôn mặt của hôn nhân chính là cách giúp bạn bảo vệ hạnh phúc của mình. Nhưng trước khi học cách bảo vệ hạnh phúc, hãy biết cách thử thách và lựa chọn sáng suốt hạnh phúc của riêng bạn.

Theo Linh Nhi / Trí Thức Trẻ

Ấm ức phát khóc vì bố chồng

Từ ngày sinh con, mỗi lời nói, cách ứng xử của bố chồng đều khiến cô muốn... "phát rồ".

Ngày đi siêu âm và biết mình mang thai bé gái, Linh hơi "chột dạ" vì Hải - chồng cô là con trai trưởng, cháu đích tôn của dòng họ nên ông bà nội chắc phải mong thằng cu lắm. Ấy thế mà trái với suy nghĩ của cô, bố chồng khi nghe tin lại vui mừng ra mặt: "Hồi trước bố chỉ mong có đứa con gái mà mẹ mày lại đẻ toàn giai, bây giờ có cháu gái thì còn gì bằng". Suốt thời gian mang bầu, Linh cũng vô cùng cảm động vì bố chồng luôn quan tâm, thường xuyên mua đồ ăn cho cô bồi bổ, lo hết cho vợ chồng cô từ tiền siêu âm, tiền sắm sửa đồ đạc cho con đến tiền đi đẻ. Cứ nghĩ là số mình may, mình sướng nhưng sau khi sinh con cô mới hiểu, việc bố chồng cưng cháu quá, "cuồng" cháu quá chưa chắc đã phải là điều tốt, thậm chí nhiều lúc còn khiến mình muốn... phát điên.

Biết bố chồng khó tính lại hay bị bệnh vặt, nên khi ông "dáo trước" là sẽ đón tay khi cháu vừa sinh, hai vợ chồng Linh bàn nhau từ chối khéo ông bằng cách nói rằng tuổi ông - tuổi cháu không hợp nhau, và sẽ nhờ sếp - cũng là anh kết nghĩa của chồng Linh làm bố đỡ đầu và đón tay con, ông đã tỏ ra không vui vẻ nhưng vẫn đồng ý. Ấy vậy mà đến thời khắc cô y tá vừa mới bế con ra cho người nhà, và bố đỡ đầu còn chưa kịp bước lên xoè tay ra, thì bố chồng đã nhanh chân nhanh tay tiến ra đón cháu rồi "phán" luôn: "Cháu ông ông đỡ, cần gì nhờ ai con nhỉ" khiến anh sếp cứ đứng ngẩn tò te, còn chồng Linh chỉ còn nước... kiếm lỗ nẻ mà chui xuống cho đỡ ngại.

Ấm ức phát khóc vì bố chồng 1
Chuyện chăm con, từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì bố chồng cũng "có ý kiến" (Ảnh minh họa).



Bố chồng đã về nghỉ hưu, có nhiều thời gian rảnh nên những ngày đầu tiên sau sinh còn đau đớn, Linh nghĩ mình thật may mắn được nghỉ ngơi nhiều vì cả ngày được ông phụ bế cháu, cho cháu ăn cháu ngủ. Thế nhưng những ngày tiếp theo bắt đầu trở nên bất tiện bởi: "Bố chồng, con dâu mà cả ngày ở cùng trong một cái phòng nhỏ, rồi còn những lúc mình vạch áo cho con ti, hay con ngủ muốn tranh thủ nằm ngủ nhưng ông cứ ngồi đấy cũng ngại". Nhiều lần, Linh nói khéo với bố chồng rằng: "Con tự trông cháu được, ông cứ về nghỉ ngơi, khi nào cháu thức thì ông vào chơi với cháu, hoặc khi nào cần con sẽ gọi ông", nhưng hễ cứ ra chưa đầy 10 phút kiểu gì bố chồng cũng quay lại vì: "Chỉ thích ngồi với cún con của ông thôi".

Không chỉ có thế, trẻ con đêm hôm mấy lần sục sạo, lần nào bố chồng cũng chạy sang xem cháu ông thế nào, đến khi cháu ngủ lại rồi mới chịu về phòng. "Mình biết ông quý cháu nên mới như vậy, và những ngày chồng mình ở nhà thì mình thấy cũng chẳng sao nhưng có những hôm chồng phải trực đêm không về, ông cứ sang như vậy thực sự cảm thấy bất tiện lắm" - Linh chia sẻ.

Chuyện chăm con, từ việc lớn đến việc nhỏ, việc gì bố chồng cũng "có ý kiến" vì cho rằng Linh là "mẹ đoảng". Những lúc con ăn ngoan, chơi ngoan thì không sao, nhưng chỉ cần con không may bị trớ, hay con gắt ngủ, hờn khóc, là kiểu gì ông cũng gắt gỏng: "Sao lại làm nó trớ", "Sao lại để nó khóc lâu thế" và chốt lại bằng câu: "Có mỗi việc cho con ăn/ru con ngủ mà cũng không xong, đúng là mẹ vứt đi". "Áp lực hơn là những khi con ốm con đau, con nũng nịu đã mệt mỏi áp lực lắm rồi mà bố chồng cứ nói ra nói vào. Ông thương cháu mình hiểu, nhưng con mình, chả lẽ mình không thương bằng ông hay sao?" - Linh chia sẻ thêm.

Ấm ức phát khóc vì bố chồng 2
Buổi tối đón con lên phòng, chưa được bao lâu lại thấy ông gõ cửa... vào chơi (Ảnh minh họa).

Ngày đầu tiên phải xa con để đi làm từ sáng đến tối mới về, Linh chờ đợi từng giây từng phút để được ôm hôn con, hít hà con cho đỡ nhớ. Vậy mà vừa về đến nhà, bố chồng vẫn giành bế cháu, rồi sai con dâu hết việc nọ đến việc kia. Buổi tối đón con lên phòng, chưa được bao lâu lại thấy ông gõ cửa... vào chơi. Con ở nhà với ông bà nhiều, theo ông hơn theo mẹ nên ông rất tự hào, ai đến cũng khoe: "Nó chẳng cần mẹ, chỉ cần ông" khiến không ít lần Linh tủi thân phát khóc.

Nhà nội và nhà ngoại cách nhau có mấy chục cây số, mà từ lúc sinh xong đến nay, lần nào xin cho cháu về chơi ông cũng tìm đủ mọi lý do để không cho đi: Lần thì cháu còn bé, không cho đi ô tô sợ say sợ mệt; lần thì là cháu vừa mới ốm tuần trước, giờ cho đi sợ ốm lại khổ thân, rồi lần khác ông bảo: "Ông bà ngoại vừa mới đến chơi, gặp cháu rồi để từ từ hãy về". Thậm chí, đến khi không còn lý do gì để để nói, ông bèn đưa ra "sáng kiến": " Cháu nó còn bé quá, nếu con nhớ nhà thì cứ… về một mình, để nó ở đây bố trông cho”.

"Mỗi lần thế này, mình lại phải nghĩ đến chuyện của đứa bạn thân, vì sinh cháu gái nên hai tháng rồi mà ông chưa một lần hỏi han, bế ẵm, cũng chả thèm nhìn mặt cả mẹ lẫn con để tự an ủi rằng ông mình quý cháu là còn may, còn hạnh phúc chán, chứ không thì tức mà phát rồ lên mất" - Linh thở dài.
Theo Hà Vy / Trí Thức Trẻ

Bi kịch của anh chồng quá nuông chiều vợ

Đến khi An đã qua cơn nghén ngẩm mà vẫn để chồng lọ mọ đêm đông với một đống quần áo thì người ta lại bảo: "Đàn ông không biết dạy vợ thì cả đời chỉ giặt váy cho vợ thôi".

Thiện và An cưới nhau đã được hơn một năm. Sau khi cưới, hai vợ chồng lên thành phố lập nghiệp. Xây dựng cuộc sống với hai bàn tay trắng, đồng lương công nhân điện nước của Thiện và lương văn phòng của An chẳng được là bao nên hai người chưa dám có con ngay.

Ngày ngày Thiện cần mẫn đi làm công trình mong tích cóp được chút tiền để dành tới lúc vợ sinh đẻ. Dù mới 26 tuổi nhưng Thiện không mấy quan tâm đến hình thức bên ngoài của mình giống như những người đàn ông cùng lứa tuổi. Cả khu trọ vẫn thấy anh ngày ngày xuất hiện với bộ quần áo xanh công nhân. Chỉ những ngày chủ nhật hai vợ chồng đi chơi, hay những lúc về quê người ta mới thấy anh cởi bỏ bộ đồ quen thuộc ấy. Sau mỗi buổi làm, anh chẳng đàn đúm rượu chè như những công nhân khác mà vội vã về nhà ngay để lo cơm nước cho vợ, vì anh làm gần nhà trọ hơn. Cả khu nhà trọ ai cũng bảo An may mắn khi lấy được người chồng tận tuỵ và thương yêu vợ hết lòng.

Khác với vẻ chất phác mộc mạc của chồng, An có phần thích ăn diện hơn vì cô vốn được cưng chiều từ nhỏ. Dù lương văn phòng chỉ được chưa đến 4 triệu một tháng nhưng mỗi khi chị em trong công ty rỉ tai nhau về những mẫu váy mới là An lại nhấp nhổm đứng ngồi không yên, kiểu gì cô cũng cố gắng rinh về cho mình một món đồ.

Bi kịch của anh chồng quá nuông chiều vợ 1
Có lúc thấy vợ đã có rất nhiều váy áo, thậm chí có những cái còn chưa xỏ tay mà vẫn mua thêm, Thiện tỏ ý không hài lòng (Ảnh minh họa).

Có lúc thấy vợ đã có rất nhiều váy áo, thậm chí có những cái còn chưa xỏ tay mà vẫn mua thêm, Thiện tỏ ý không hài lòng: "Em mua gì mà nhiều thế, nhà mình có thừa tiền đâu". Biết tính chồng chỉ kêu ca thế thôi, thực ra rất chiều vợ, An nhõng nhẽo đến bên chồng: "Em biết rồi. Mấy cái váy ấy đang giảm giá, ai cũng bảo em mặc đẹp. Với lại chẳng nhẽ vợ anh đẹp anh lại không thích sao?". Lần nào cũng vậy, chỉ sau mấy câu nũng nịu của vợ là Thiện lại như quên hết sự bực tức lúc trước.

Cưới nhau đã hơn một năm mà vẫn chưa có bầu nên gia đình ở quê cũng giục giã lắm. Hai người quyết định không kế hoạch nữa. May mắn làm sao, chỉ hai tháng sau An đã có tin vui. Việc vợ có tin vui cũng đồng nghĩa với việc Thiện cố gắng làm việc gấp rưỡi, gấp đôi bình thường để dành dụm tiền lúc vợ sinh đẻ. Thiện làm không nghỉ chủ nhật, thậm chí có hôm mười giờ tối mới về nhà.

Những tháng đầu thai kì, An nghén, ăn uống không ngon miệng, người lúc ào cũng uể oải. Thương vợ, anh nhờ bố mẹ mua giúp gà ở quê gửi lên rồi tối tối anh lại lúi húi nhóm bếp than để hầm cho vợ ăn. Đi làm về muộn nhưng Thiện còn nhận luôn việc giặt giũ giúp vợ vì An kêu đau lưng không ngồi lâu được. Có những hôm Thiện làm về muộn nhưng An cũng chẳng thèm nấu cơm trước, cô viện cớ sợ mùi cơm và nhắn tin bảo chồng mua phở mang về. Đêm hôm Thiện phải đi lòng vòng mấy quán mới mua được phở cho hai vợ chồng vì nhiều chỗ đã đóng cửa.

Xóm trọ lúc đầu ai cũng khen ngợi Thiện biết thương vợ thương con, nhưng đến khi An đã qua cơn nghén ngẩm mà vẫn để chồng lọ mọ đêm đông với một đống quần áo thì người ta lại bảo: "Đàn ông không biết dạy vợ thì cả đời chỉ giặt váy cho vợ thôi".

Hôm vừa rồi trong lúc làm việc chẳng may sơ ý Thiện bị gãy chân và nghỉ việc ở nhà. Thiện lo lắng, ở nhà cũng đồng nghĩa với việc không có tiền trong khi chỉ còn hai tháng nữa là vợ đẻ. Buổi trưa có một mình anh chỉ ăn gói mì cho qua bữa. Được một tuần, anh đã nhấp nhổm muốn đi làm trở lại. Anh nghĩ: "Chân đau không thể ra công trường nhưng anh có thể làm việc văn phòng, bàn giấy. Công việc như vậy dù có được ít lương cũng vẫn còn hơn ở nhà mà không kiếm được chút tiền nào".

Nghĩ là làm, Thiện nhấc điện thoại gọi cho người chủ đang thuê anh, may mắn anh được đồng ý. Khỏi phải nói anh vui thế nào. Thiện định tối nay sẽ khoe với vợ tin vui này. Anh quyết định đi chợ nấu một bữa thật ngon cho cả hai vợ chồng.

Bi kịch của anh chồng quá nuông chiều vợ 2
Anh hối hận vì trước đây đã quá nuông chiều vợ (Ảnh minh họa).

Sau khi đã chuẩn bị cơm nước đâu vào đấy nhưng An vẫn chưa về. Gọi điện không thấy nhấc máy, 8 giờ vợ cũng chưa thấy đâu, Thiện bắt đầu lo lắng không biết có chuyện gì. Anh gọi cho đồng nghiệp của vợ thì được biết An đã về ngay khi hết giờ làm. Đứng ngồi không yên, Thiện mặc vội cái áo và phi xe máy đi tìm vợ. Nhưng vừa ra đến cổng thì gặp An về đến, mặt cô hớn hở: "Chồng định đi đâu đấy? Về đây vợ cho xem cái này hay lắm". Dựng xe xong, An khệ nệ bưng vào nhà một bọc to, cô hí hửng khoe với chồng: "Chồng ơi, hôm nay cửa hàng của chị cùng công ty khai trương nên giảm giá mạnh. Vợ tranh thủ mua ít đồ bầu mùa đông và đồ mặc sau sinh. Từng này quần áo mà hết có 7 triệu thôi, bình thường mua chỗ này phải hết hơn chục triệu đấy". Thiện đang sẵn cơn bực vì vợ về muộn mà không thông báo khiến anh lo lắng, giờ lại thêm chuyện mua bán quá nhiều, không biết tiết kiệm của An khiến anh không thể kìm nén được cơn giận dữ. Tiện tay anh cho luôn vợ một cái tát và lớn tiếng: "Cô đi đâu giờ này mới về? Gọi điện cũng không thèm nghe máy. Cô thích quần áo thì từ mai nhịn ăn mà sắm nhé".

An tái mặt trước cái tát của chồng, nhưng vẫn không quên đáp trả lại: "Phải, tôi thích ăn diện đấy. Tội gì mà phải khổ, tiền tiêu bao nhiêu chả hết. Anh không phải lo, tôi đẻ đã có tiền thai sản và tiền người ta đến thăm, không cần anh phải tiết kiệm cho tôi đẻ đâu". "Cô cứ ngồi đấy mà đợi người ta mang tiền đến cho, cứ cái thói ấy có ngày cháo cũng chẳng có mà húp đâu", Thiện quát ầm lên. Chưa khi nào hàng xóm thấy anh nổi nóng đến như vậy. Thiện ôm đầu gục trước hiên nhà trong nỗi chán nản và thất vọng tột độ. Anh hối hận vì trước đây đã quá nuông chiều vợ.
Theo Phương Phương / Trí Thức Trẻ

Ứa nước mắt nghe chuyện những nàng dâu bị nhà chồng đối xử tệ bạc

Vì nhẹ dạ và kém may mắn, những cô gái này đã gặp phải nhà chồng không ra gì để rồi phải đày đọa bản thân mình vào chuỗi ngày bất hạnh và muôn phần cay đắng.

Trước khi kết hôn, người phụ nữ nào cũng mong mình sẽ gặp được gia đình tốt, có một cuộc sống yên bình và hạnh phúc bên chồng con. Nhưng không phải ai cũng may mắn nhận được niềm vui đủ đầy như vậy. Chỉ vì một quyết định sai lầm và chọn phải gia đình chồng không tốt mà nhiều người đã phải trả giá bằng chính hạnh phúc của cuộc đời mình…

Nhẹ dạ lấy phải chồng nghiện và bước trượt dài trong ma túy

33 tuổi, chị Nguyễn Khánh Ly (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã từng một lần thất bại trong hôn nhân vì chồng nghiện ngập. Để rồi sau khi bị chính gia đình chồng lừa dối trắng trợn đến 2 lần, chị tiếp tục trượt dài và sa ngã trong “cái chết trắng”.

Do nhẹ dạ, và bị cái mác đẹp trai, mồm mép của người yêu “chinh phục” ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, Khánh Ly có bầu chỉ sau vẻn vẹn có 4 tháng yêu đương. Để hợp thức hóa cái bụng ngày một lớn lên trong Ly, bố mẹ hai nhà đã gặp gỡ và tính chuyện cưới xin. Nhưng vì lúc ấy Ly chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nên đám cưới vẫn được tổ chức rình rang như bình thường. Còn giấy đăng ký kết hôn, cả hai bên nhà dự định khi Ly đủ 18 tuổi sẽ đi đăng ký sau.

Sau đám cưới, bố mẹ chồng Ly cho 2 vợ chồng Ly ở riêng trong một căn hộ tập thể nhỏ 16m2 trên phố Tông Đản (Hà Nội). Thời gian ấy, Ly mang bầu và vẫn phụ mẹ bán hàng. Còn chồng đi làm điện nước tự do.

Ứa nước mắt nghe chuyện những nàng dâu bị nhà chồng đối xử tệ bạc 1
Ly kể lại cuộc đời bất hạnh của mình khi ở trung tâm giáo dục và chữa bệnh Ba Vì 2.

Sau gần 5 tháng lấy nhau, một ngày Ly đau đớn phát hiện ra chồng nghiện ma túy. Thấy Ly đã biết mọi chuyện nên chồng Ly không cần phải giấu giếm nữa. Anh cũng không đi làm như trước mà ngang nhiên hút, chích ngay tại nhà. “Đau khổ và sốc quá, mình gọi điện về cho mẹ chồng. Mẹ chồng bảo anh đã bị nghiện từ 1 năm trước và đã rất nhiều lần cai nhưng không thành rồi. Bà còn nói, cứ tưởng khi lấy vợ nó sẽ nghĩ lại mà cai nhưng giờ vẫn thế” - Ly kể.

Khi Ly đau đớn hỏi mẹ chồng rằng: “Tại sao biết con trai nghiện mà mẹ không bảo con?", bà lạnh lùng và thẳng thừng trả lời: "Ai bảo cô ngu không tìm hiểu kỹ. Còn tôi, tôi chẳng có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải khai báo với cô chuyện này. Giờ gạo nấu thành cơm rồi nên tôi cũng chẳng giấu cô làm gì nữa. Cơ sự nó đã thế, cô là vợ phải chịu thôi".

Từ ngày biết lấy phải chồng nghiện, cuộc sống của Ly thay đổi 180 độ. Hàng ngày Ly phải bán hàng cùng mẹ để nuôi chồng nghiện và nuôi con gái nhỏ. Nhiều lần, vì không có tiền đưa cho chồng hút, đâm, chích, Ly đã bị chồng đánh đập không thương tiếc. Không chỉ thế, chồng Ly còn mang hết đồ đạc trong nhà bán. Đến cái xoong bột, bình sữa của con, chồng nghiện của Ly cũng bán cho đồng nát lấy tiền chơi.

Thấy con trai trên Hà Nội ngày càng nghiện ngập nặng, khi có tiền thu hồi đất ruộng ở quê, bố mẹ chồng Ly đã cho chồng Ly đi cai nghiện. Sau khi cai nghiện xong, nhà chồng chạy cho Minh đi xuất khẩu lao động sang Đức để bắt đầu cuộc sống mới. Những ngày đầu chồng Ly sang Đức làm, mỗi tháng qua người bà con, anh cũng gửi cho mẹ con Ly 100 - 200 USD.

Nhưng đùng một cái, chưa đầy một năm sang Đức làm, Ly nhận được tin chồng đã âm thầm cưới một người phụ nữ khác cũng đang lao động bên đó làm vợ. Người phụ nữ này cùng quê với quê chồng của Ly. Sững sờ nhất là khi Ly biết rằng đây là một kế hoạch mà cả chồng và gia đình chồng cùng bắt tay thực hiện để lừa dối mẹ con cô cho tới tận phút cuối cùng. Sau khi nghe chính lời xác nhận phũ phàng từ mẹ chồng, mẹ con Ly còn phải nuốt nước mắt dọn đồ đạc ra khỏi nhà để trả căn nhà đang ở cho mẹ chồng mà không thể kêu ca khi nhà chồng vin vào cớ “hai người không có giấy đăng ký kết hôn” ra bắt bí.

Chán chường với số phận của mình, càng chán hơn cuộc hôn nhân bỗng chốc bị nhà chồng phủi bay, bà mẹ một con cứ thế buông xuôi và trượt dài sa ngã. Ban ngày Ly vẫn bán hàng, nhưng đêm đến vì quá chán, quá buồn, quá hận chồng và nhà chồng tệ bạc, cô bắt đầu lao vào ma túy đá.

Năm 2011, khi đang tụ tập chơi ma túy đá cùng với vài người bạn ở Bến xe Lương Yên (Hà Nội), Ly đã bị bắt vào Trung tâm giáo dục và chữa bệnh Ba Vì 2. Những tháng ngày cai nghiện và lao động tại nơi cách xa Hà Nội này, Ly mới thấm thía về sai lầm và ân hận khi nghĩ đến con gái nhỏ.

Nhà chồng ghẻ lạnh sau tai nạn mất con đau đớn

Cùng cảnh ngộ như chị Khánh Ly, chị Nguyễn Thị Hằng (SN 1983), trú tại thôn Trúc, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, T.P Hải Phòng cũng từng phải chấp nhận chung sống với một ông chồng điên điên khùng khùng chỉ vì không tìm hiểu kỹ về người yêu trước khi cưới. Nhưng số phận của chị thì còn đau khổ hơn khi sau khi cưới, ông chồng chỉ ở nhà mà không làm gì, toàn bộ gánh nặng kinh tế trong nhà đều do một tay Hằng lo toan.

Đến khi Hằng mang thai và sinh cô con gái đầu lòng, vừa phải đi làm công nhân kiếm tiền, vừa nuôi chồng bị thần kinh không ổn định, lại một nách chăm con nhưng cô vẫn không hề phàn nàn lấy một câu. Cho tới khi tai họa bất ngờ ập đến vào đúng lúc Hằng mang bầu đứa con thứ hai.

Đó là ngày 15-4-2013, khi đang trên đường đi làm như bao ngày bình thường khác thì Hằng bị tai nạn giao thông, một chiếc xe công nông bất ngờ chồm lên người khiến cô bị thương nặng. Lúc ấy, Hằng đã gần sát những ngày cuối cùng của thai kỳ. Sau tai nạn bất ngờ xảy ra, bà bầu này đã phải tháo khớp chân bên phải. Đứa con thứ 2 trong bụng Hằng được hơn 8 tháng, gần đến ngày chuẩn bị sinh nở cũng không còn. Hằng phải nằm viện điều trị 53 ngày và phải cắt bỏ tử cung.

Ứa nước mắt nghe chuyện những nàng dâu bị nhà chồng đối xử tệ bạc 2
Sau tai nạn, Hằng trở thành người tàn tật và bị nhà chồng ghẻ lạnh

Sau đó, Hằng ra viện và về nhà chồng, nhưng mẹ chồng thường xuyên cay nghiệt việc bỏ tiền nong chạy chữa bệnh cho mình, rồi cứ thỉnh thoảng bực mình lên, bà lại đuổi cô cút khỏi nhà. Không chịu nổi sự tủi thân đó, cô gọi điện xin bố đẻ lên đưa mình về. Ông Nguyễn Khắc Đơm – bố ruột của Hằng chua chát nói: “Tôi già như thế này mà phải lọ mọ đạp xe lên nhà chồng nó để đón con gái về. Chở đứa con gái bị nhà chồng trả về sau lưng, lòng tôi đau như cắt. Không có cảnh nào khổ và cay đắng hơn cảnh một ông già còng lưng chở đứa con tàn phế hơn 30 tuổi về nhà”.

Về nhà bố mẹ đẻ một thời gian, vì nhớ con nên cô lại nhờ bố chở xe đạp về nhà chồng thăm con. Về đến nhà chồng thì cô bất ngờ được hàng xóm cho biết, chồng cô đã mang quần áo của cô ra đốt hết. Sau đó, Hằng phải nhờ người đón con gái của mình về nhà ngoại chơi với mẹ một vài hôm. Thế mà con vừa về với mẹ được vài tiếng, chồng đã tức tốc đến đón về, lại còn chửi bới bố mẹ vợ và vợ um lên khiến ông Đơm chỉ biết khóc lóc trong tức tối.

Đến giờ, Hằng vẫn chỉ biết bật khóc nức nở khi nhắc chuyện cũ. Cô bày tỏ nguyện vọng: “Giờ tương lai của em chẳng còn gì nữa. Mong ước duy nhất của em bây giờ là được sống cùng con gái lớn của mình. Cháu sống với nhà nội không có quần áo đẹp mặc, không ai chăm sóc. Bố chồng thì luôn nói tốt với mọi người. Nhưng chính ông còn nhiều lần bảo em rằng đáng lẽ em nên chết thì mọi việc sẽ may mắn hơn”.

Hóa điên vì nhà chồng đối xử tệ bạc

“Hồng nhan bạc mệnh”, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Hòa Bình, vì thế, khi tròn 18 tuổi, cô gái vùng cao H.T.A đã quyết tâm từ giã cha mẹ theo bạn bè xuống Hà Nội lập nghiệp.

Trong tháng ngày bươn chải nơi phồn hoa đô thị, H.T.A đã gặp và yêu một người đàn ông lớn hơn mình 3 tuổi, nhưng khi T.A chuẩn bị đưa anh chàng về ra mắt gia đình thì bỗng nhận được tin từ mẹ: “Bố mẹ đã nhắm cho con một đám, cuối tháng này con về làm lễ ăn hỏi nhé”. Nghe tin dữ, cô như lặng đi rồi gào khóc và xin mẹ thay đổi quyết định. Nhưng rồi cô đã bất lực khi bố tuyên bố “Bố nhận lễ người ta rồi. Tiền tiêu hết rồi, giờ mày không về thì bố tính sao đây”. Vì làm tròn chữ Hiếu, T.A đành nuốt nước mắt chia tay mối tình đầu và lên xe hoa về nhà chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ.

Những ngày mới về làm dâu, T.A đã cố gắng nỗ lực hết mình để làm cho bố mẹ chồng vui. Mẹ chồng cô luôn nhẹ nhàng, chỉ dạy con dâu mà không một lời phàn nàn. Nhưng ngược lại, bố chồng cô lại là người nghiện rượu và hay chửi bới. Ông hay tìm cách gây sự với con dâu, dù chẳng có chuyện gì. Cứ mỗi lần say, ông lại lôi T.A ra nói này nọ “cha bố mày, cái đồ không học, mới nứt mắt đã lấy chồng”, “cha bố mày cái đồ lắm chuyện này…”.

Ứa nước mắt nghe chuyện những nàng dâu bị nhà chồng đối xử tệ bạc 3
H.T.A đã phải vào bệnh viện tâm thần điều trị vì không chịu nổi sự khắc nghiệt của nhà chồng.

T.A đã cố gắng nhiều để tránh va chạm nhưng mâu thuẫn ngày càng sâu sắc. Chồng cô mới đầu còn bênh vợ nhưng rồi sau đó, vì nhiều lý do khiến anh ức chế mà đứng về phía bố chồng chửi vợ thậm tệ. Thậm chí là túm tóc, đánh vợ thường xuyên khiến cô nhiều lần mặt mày tím tái.

Mới chỉ 18 tuổi nhưng cô gái trẻ đã phải nếm trải bao nhiêu đắng cay do cuộc hôn nhân bố mẹ sắp đặt. Cô không còn biết nói chuyện với ai. Mẹ chồng biết, nhưng bất lực nhìn con dâu bị hành hạ. Đôi khi T.A thấy mẹ chồng khóc xin trong bất lực. T.A từng nghĩ đến cái chết nhưng rồi khi nghĩ đến bố mẹ cô lại không đành lòng.

Nỗi đau chồng chất khiến T.A ngày càng bị trầm cảm, cho tới ngày cô tới bệnh viện khám và bác sĩ đã cho cô thuốc để uống. Nhưng đau đớn thay, khi chồng cô phát hiện ra túi thuốc, anh ta điên cuồng vứt hết và tuyên bố cấm vợ uống thuốc cho tới khi sinh một đứa con. T.A vẫn kiên trì lén lút điều trị nhưng chẳng được bao lâu, khi bố chồng và chồng phát hiện, người túm tóc, người chửi nói cô không ra gì, chồng cô còn cầm điếu cày đánh vào lưng vợ. Trong cơn tuyệt vọng, cô gái trẻ đã phát điên và có những phản ứng đường cùng khiến nhà chồng sợ hãi.

Đến khi tỉnh lại, T.A không nhớ rõ chuyện hôm đó thế nào. Sau này nghe mọi người kể lại cô mới biết mình bị buộc hết tay chân và đưa vào bệnh viện tâm thần. Từ hôm đó tới khi cô nằm viện được 2 tháng, chồng chỉ tới thăm T.A một lần, khi nghe nói T.A có triệu chứng bị tâm thần, anh đã biệt tăm luôn. Khi sức khỏe đã ổn định hơn và chuẩn bị được xuất viện, T.A chua chát nói cô cũng chưa biết sẽ đi về đâu nữa...

Theo T.H (Tổng hợp) / Trí Thức Trẻ

Sự trả thù muộn của vợ dành cho cô bồ của chồng

Chị cười nhẹ, âu cũng là cái giá cô ta phải trả cho những việc mình đã làm! Chị không ngờ ý tưởng trả thù đến bất chợt của mình lại có tác động ngay tức thì...

Chồng chị là một người đàn ông giỏi giang, thành đạt, lại tốt bụng khiến ai cũng ngưỡng mộ. Chị cũng thầm cảm thấy may mắn, cuộc sống của một người phụ nữ sắp bước vào ngưỡng cửa tuổi 40 như chị có được một người chồng như anh, có 2 đứa con ngoan ngoãn, học giỏi thì còn gì mà đáng phàn nàn nữa. Nhưng mới đây thôi, chị đã phát hiện ra anh có bồ - một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng, là nhân viên của anh ở công ty. Mọi thứ như sụp đổ dưới chân chị. Hạnh phúc cứ ngỡ nằm trong tay, phút chốc vỡ nát tan tành.

Người đàn bà đã gần tứ tuần, cho dù là lần đầu phát hiện chồng có bồ thì cũng đã có những điềm tĩnh nhất định trong cách cư xử. Chị biết sự thật, nhưng chị chưa vội truy cứu anh hay loan tin với ai, chị muốn suy nghĩ cho thật kĩ đã. Chuyện 2 người đó quan hệ với nhau ngót 1 năm nay là sự thật không thể thay đổi mà chị phải đối mặt. Chị xác định, nếu như không thể tha thứ cho anh, hoặc anh nhất quyết muốn ra đi thì chị sẽ chia tay trong nhẹ nhàng, lặng lẽ để không làm tổn thương nhau mà ảnh hưởng đến con cái. Nhưng ly hôn có lẽ chỉ là bước đường cùng, vì rất nhiều lí do mà bất cứ ai khi đã là vợ, là mẹ rồi sẽ hiểu.

Nghĩ vậy, chị quyết định nói chuyện thẳng thắn với anh. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, anh đã phải thừa nhận lỗi lầm của mình, hứa hẹn sẽ cắt đứt với bồ, toàn tâm toàn ý quay lại với gia đình. Ghi nhận thành ý của anh, chị chấp nhận tha thứ cho chồng, nhưng trong thâm tâm chị cũng chuẩn bị tinh thần “trường kì kháng chiến”, vì một mối quan hệ sâu đậm đến hàng năm làm sao có thể nói cắt là cắt ngay được. Y như rằng, chỉ yên lành được dăm bữa, chị lại bắt được 2 người lén lút liên lạc với nhau. Cô nàng kia thì nằng nặc bảo anh bỏ vợ lấy mình, còn anh thì tìm kế hoãn binh: “Cho anh thêm thời gian!” – đây là câu anh cũng nói với chị khi bị chị đề nghị anh phải rõ ràng, không thể vợ cũng muốn bồ cũng cần được.

Sự trả thù muộn của vợ dành cho cô bồ của chồng 1
Chị không ngờ ý tưởng trả thù đến bất chợt của mình lại có tác động ngay tức thì... (Ảnh minh họa).

Khi chị đang rối bời thì cô nàng đó chủ động gửi email cho chị trước. Đọc xong bức thư dài cả mấy trang A4 của cô ta, chị gần như chết lặng. Trong đó, cô ta vô cùng tự tin, trình bày kể lể với chị về tình yêu của cô ta với anh đậm sâu thế nào, chân thành ra sao, đắm say nồng nàn tới mức độ nào. Thậm chí cô nàng còn trơ trẽn yêu cầu chị buông tha cho anh, đừng mang con cái làm đòn níu chân anh, anh đã chán ngấy chị rồi. Cô ta còn kể cô ta và anh đã hẹn hò ở những đâu, làm những trò gì, diễn những tư thế nào trên giường, 2 người họ đã thăng hoa và thỏa mãn về nhau ra sao - tất cả đều vô cùng cụ thể, tỉ mỉ, không thiếu sót một lần hẹn hò nào.

Chị biết cô ta trẻ trung, xinh đẹp và sở hữu những đường cong nóng bỏng, chị biết trong vấn đề quan hệ vợ chồng, một người phụ nữ tuổi 40 như chị làm sao thắng thế nổi cô nàng quyến rũ, hiện đại, mới lạ và đầy chủ động trên giường. Chị cũng biết, đã là nhân tình thì chuyện sex làm sao không có nhưng được người trong cuộc miêu tả lại tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ một thì lại là chuyện khác. Mục đích của cô ta là làm chị đau, chị không thể chịu đựng nổi mà đòi li dị - chị biết chứ. Cô ta đã thành công rồi, đọc xong thư cô ta gửi, chị gần như không thở nổi, cảm giác ứ nghẹn trong lồng ngực, những ngày sau đó chị luôn bị ám ảnh bởi những gì cô ta nói. Sau này, khi mọi chuyện đã sóng êm bể lặng, bất chợt nghĩ đến vẫn khiến tim chị đau nhói.

Chị không trả lời cô ta mà đưa cho chồng đọc, kèm theo đó là lá đơn li dị. Chị đánh cược, một là anh kí, chị cũng không còn gì để nuối tiếc, hai là anh vì nỗi sợ mất gia đình mà buộc phải cứng rắn chấm dứt với bồ. Và chồng chị đã chọn tình huống thứ 2 mà chị đã đặt ra. Tất nhiên cô nàng kia cũng dùng dằng níu kéo một hồi vì cảm thấy không cam tâm khi thua bà vợ già là chị. Nhưng một bàn tay làm sao tạo nên tiếng vỗ, mãi rồi cô ta cũng nản lòng, nhất là khi cô ta chưa có chồng, chắc hẳn cũng có nhiều anh chàng theo đuổi tán tỉnh.

Hai năm sau, bồ cũ của anh lên xe hoa với một anh chàng khá có điều kiện. Chị biết tất cả, bởi chưa khi nào chị quên được cô ta cũng như nỗi đau cô ta gieo rắc cho chị. Nếu ngày đó cô ta không gửi email cho chị, thì chị đã cho qua tất cả, chỉ cần anh thật lòng quay về. Vì đơn giản chị nghĩ, chồng mình mới là người mình cần xử lí, chứ cô ta thì cũng chỉ là 1 cơn gió mà thôi. Nhưng cô ta biết những lời lẽ cô ta nói sẽ như 1 nhát dùi đâm xuyên tim chị, vậy mà cô ta vẫn làm. Từng câu từng chữ cô ta viết, chị chỉ đọc qua 1 lần, vậy mà chẳng hiểu sao cho tới tận bây giờ nó vẫn văng vẳng rõ nét trong đầu chị, để rồi những hình ảnh cô ta vẽ nên vẫn là cơn ác mộng nhiều đêm của chị.

Vì thế, 2 năm qua chưa khi nào chị bỏ qua đường đi nước bước của cô ta cả. Cô ta tổ chức tiệc cưới ở đâu, ngày giờ nào chị đều biết. Buổi sáng ngay sau ngày cưới của cô nàng, chị đến gặp chồng cô ta, mang theo chiếc máy tính cá nhân, nhẹ nhàng mở những email cô ta và chồng chị gửi cho nhau thuở còn mặn nồng, và tất nhiên không thể thiếu bức thư cô ta đặc biệt gửi riêng cho chị. Anh chàng cũng là người điềm tĩnh, đọc xong chỉ xin phép chị được in tất cả ra giấy mang về. Chị biết, dưới vẻ mặt có vẻ bình tĩnh của anh ta là cả một cõi lòng đang dậy sóng. Có thể anh ta không quan trọng việc vợ mình từng yêu người đàn ông khác trước khi đến với mình, nhưng được đọc những dòng chữ đầy thô tục do chính tay vợ mình viết, cùng với hành động của cô nàng khi là kẻ thứ 3 ý đồ cướp chồng người, trơ trẽn thách thức vợ người ta như thế cũng khiến anh ta phải xem lại.

Mấy hôm sau, chị nghe tin vợ chồng cô ta chưa kịp đi hưởng tuần trăng mật thì anh chồng đã đòi li hôn. Còn cô ta thì đang phát khùng vì bị chồng bỏ quá bất ngờ, phũ phàng. Chị cười nhẹ, âu cũng là cái giá cô ta phải trả cho những việc mình đã làm! Chị không ngờ ý tưởng trả thù đến bất chợt của mình lại có tác động ngay tức thì...
Theo Thủy Tiên / Trí Thức Trẻ

Công việc đặc biệt của vợ

“Vợ tôi có công việc đặc biệt, công việc vất vả suốt ngày suốt đêm. Chỉ có điều công việc mất nhiều thời gian và công sức ấy không mang lại cho cô ấy tiền".

Cả công ty đang xôn xao vì sắp có giám đốc nhân sự mới. Nghe nói tên Dương, tuổi trẻ, tài cao, lại rất phong độ. Các chị em cứ gọi là sôi sùng sục lên, nhưng sau thì đồng loạt chép miệng tiếc rẻ: người ta đã có vợ con đề huề rồi!

Ngày đầu tiên diện kiến giám đốc nhân sự mới, ai cũng phải công nhận lời đồn quả không ngoa. Độ tài năng thì miễn bàn, còn vẻ phong độ, cách cư xử chững chạc, lịch sự của anh đã khiến phái nữ trong bộ phận đổ rầm rầm.

Kết thúc buổi làm việc đầu tiên, anh Dương mời cả bộ phận nhân sự đi ăn, gọi là tiệc ra mắt. Sau vài chén rượu, không khí bắt đầu nóng lên, mọi người cười nói chuyện trò rôm rả. Một cô nàng tuổi còn khá trẻ cất giọng hỏi anh Dương: “Sếp ngời ngời thế này, chị nhà cũng phải tuyệt vời lắm nhỉ. Chị đang làm ở công ty nào hả sếp? Anh bật mí đi để hôm nào bọn em còn nắm cơm đến theo học chị!”. Anh Dương mỉm cười, chưa kịp trả lời thì một cô nàng khác bên cạnh nói chêm vào: “Chứ lại không, em chắc hẳn chị nhà phải giỏi giang lắm, thế mới xứng với sếp chứ! Phụ nữ bây giờ được bình đẳng với đàn ông rồi, ra ngoài xã hội xông pha, lập nghiệp tiến thân là chuyện quá bình thường, trái lại ai an phận hoặc ru rú nơi góc nhà xó bếp mới là lạ đời đấy nhé!” – cô nàng đưa ra nhận định rồi quay sang cười tươi rói hỏi anh Dương: “Chị làm trong lĩnh vực nào hả sếp? Bét nhất cũng phải trưởng phòng rồi, em đoán có đúng không?”.

Công việc đặc biệt của vợ 1
Anh luôn cảm ơn vợ vì đã chấp nhận hy sinh sự nghiệp để anh yên tâm xây dựng công danh của mình (Ảnh minh họa).

Đáp lại những ánh mắt trông đợi của mọi người, anh Dương cười nhẹ rồi chậm rãi trả lời: “Vợ tôi có công việc đặc biệt, công việc vất vả suốt ngày suốt đêm. Chỉ có điều công việc mất nhiều thời gian và công sức ấy không mang lại cho cô ấy tiền". Thấy mọi người dường như chưa hiểu, anh từ tốn giải thích thêm: “Nói nôm na như mọi người thì vợ tôi là một người phụ nữ ở nhà làm công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Nhưng nếu như mọi người coi người phụ nữ như vậy là ở nhà không làm gì, là ăn bám chồng thì tôi lại thấy vợ mình vẫn đang làm việc, rất vất vả là đằng khác, cô ấy chăm chỉ và giỏi giang, chỉ có điều, công việc của vợ tôi không kiếm ra tiền!”.
Rồi anh Dương tâm sự với mọi người rằng, hồi 2 người yêu và mới lấy nhau, cả 2 đều tràn đầy nhiệt huyết với công việc, ai cũng có những hoài bão, ước mơ trong sự nghiệp của mình. Vợ anh thậm chí còn thông minh, giỏi giang chẳng kém gì anh. Nhưng đứa con đầu tiên ra đời đã khiến 2 người phải nhìn nhận lại mọi thứ. Khi mà cả 2 đều tối tăm mặt mũi với công việc cơ quan, ra sức phấn đấu để khẳng định mình thì thời gian dành cho con vô cùng ít ỏi, tất cả gần như phó mặc cho người giúp việc. Cảm thấy không thể để tình trạng như thế tái diễn, 2 người đã ngồi lại bàn bạc và đưa ra quyết định: 1 trong 2 người nên giảm tải công việc, chấp nhận hi sinh sự nghiệp để dành thời gian hơn cho gia đình. Chứ nếu cả vợ cả chồng đều lao ra ngoài kiếm tiền, mải mê lập thân, phó mặc cho người giúp việc, cho con ăn sữa ngoại, đắp tiền vào để nuôi con thì gia đình cuối cùng rồi sẽ đi về đâu. Sau cùng, vợ anh đã là người nhận trách nhiệm đó, vì thực tế mà nói, đối với việc chăm sóc gia đình, con cái thì phụ nữ vốn có năng khiếu hơn.

Công việc đặc biệt của vợ 2
"Vợ tôi có công việc đặc biệt, công việc vất vả suốt ngày suốt đêm. Chỉ có điều công việc mất nhiều thời gian và công sức ấy không mang lại cho cô ấy tiền" (Ảnh minh họa).

Con cái, gia đình là của chung, cả 2 đều phải có trách nhiệm nuôi dạy con trưởng thành và xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Tôi kiếm tiền, lo phần kinh tế, còn vợ tôi chăm sóc nhà cửa, nấu những bữa ăn ngon, nuôi dạy các con ngoan ngoãn nên người, là vợ tôi đã lo phần linh hồn của một mái ấm. Dù là làm gì thì mục đích của chúng tôi cũng là đóng góp xây dựng cuộc sống chung. Không những cũng có công lao ngang tôi trong việc vun đắp gia đình, tôi còn luôn thấy áy náy với vợ, vì bản thân cô ấy đã phải hi sinh sự nghiệp bản thân để vì gia đình chung, còn tôi thì vẫn được có thời gian và tâm sức để xây dựng công danh của mình. Cô ấy không nhờ vả gì tôi, càng không sống dựa vào tôi, tôi còn phải cảm ơn cô ấy rất nhiều mới phải!” – anh Dương từ tốn nói.

Sau đó, anh còn kể thêm về bố mẹ anh. Ngày xưa, mẹ anh cũng là người phụ nữ ở nhà chăm con, đã từng bị nhiều lời xì xào bàn tán rằng bà không làm nổi ra tiền mới phải ở nhà ăn bám, là gánh nặng của chồng. Thực ra mẹ anh là người có năng lực làm việc cao, nhưng vì bố anh là kĩ sư cầu đường thường xuyên vắng nhà nên mẹ anh đã phải chấp nhận ở nhà làm việc nhà và chăm bẵm các con. Anh biết, mẹ mình đã phải hi sinh bản thân vì gia đình, nhưng nhờ có vậy mới kèm cặp, dạy dỗ các con nên người, có ngày hôm nay. Bố anh và mấy anh em nhà anh không bao giờ quên công ơn của mẹ, chứ đừng nói đến chuyện coi thường, khinh khi bà chỉ là một bà nội trợ.

Nghe anh Dương nói xong, tất cả bàn tiệc đều lặng thinh, mỗi người đều theo đuổi 1 suy ngẫm riêng. Nhưng sau buổi tối hôm đó, ai cũng đều có thêm cái nhìn khác về anh. Đó là sự ngưỡng mộ, tôn trọng một người đàn ông có đạo đức, suy nghĩ thấu tình đạt lí, thêm nữa là yêu vợ, hết lòng với gia đình và thấu hiểu, thông cảm, trân trọng phụ nữ.
Theo Thược Dược / Trí Thức Trẻ