Zing News - Tri thức trực tuyến

Một số trò chơi thú vị mẹ nên áp dụng để dạy bé cách tiêu tiền

Qua những trò chơi nho nhỏ, bạn không chỉ gắn kết thêm sự thân thiết giữa hai mẹ con mà còn chủ động dạy bé những bài học đầu tiên về giá trị của đồng tiền.

Dành cho các bé 2 - 3 tuổi

Trò chơi với những tờ tiền

Hãy đưa cho con bạn 3 tờ tiền “giả” và bạn cũng giữ 3 tờ. Sau đó, bạn hãy cùng con bạn hát một bài hát mà bé ưa thích, đồng thời lấy lại một tờ tiền trên tay của bé. Bé cũng bắt chước bạn và rút một tờ trên tay bạn. Khi bài hát kết thúc, ai giữ được nhiều tờ tiền hơn, người đó thắng cuộc.

Bạn cũng có thể tăng số lượng các tờ tiền lên (4, 5 hay 6 tờ) ở các lần chơi sau.

Trò chơi săn tìm kho báu

Bạn hãy chôn giấu những đồng tiền hoặc những “của cải” (những vật ưa thích của bé) ở trong vườn hoặc ở các góc trong nhà. Trang bị cho bé một chiếc xẻng nhựa để bé đào xới (nếu bạn chôn trong vườn) hay bản đồ “kho báu” (nếu bạn giấu trong nhà). Hãy để bé tự tìm kiếm kho báu của mình và đừng quên khen ngợi bé mỗi khi bé tìm được một đồng tiền hay một báu vật của bé. Sau khi bé đã tập hợp đủ được kho báu của mình, bạn có thể cùng bé sắp xếp lại chúng và cất ở nơi bé muốn.

Bạn nên lưu ý những đồng tiền xu thường rất nhỏ và rất có thể bé sẽ cho vào miệng khi bạn không để ý. Vì vậy nếu chơi với con bằng tiền xu thì mẹ hãy cẩn trọng để không xảy ra những điều đáng tiếc.

Một số trò chơi thú vị mẹ nên áp dụng để dạy bé cách tiêu tiền 1


Trò chơi trả tiền
Bé sẽ đóng vai người bị yêu cầu, còn bạn đóng vai người yêu cầu. Bạn hãy chuẩn bị một số tờ tiền (giả) và để bé vẽ lên các con số quy định giá trị của tờ tiền (chẳng hạn như 1 nghìn, 2 nghìn…).

Đặt 1 chiếc rổ nhỏ hay 1 chiếc túi trước mặt bé. Mỗi lần bạn bỏ vào đấy 1 tờ tiền, bạn có thể yêu cầu bé làm 1 việc và số lần làm việc này tương đương với con số ghi trên tờ tiền. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu bé thơm mẹ 3 cái, chạy quanh nhà 5 vòng…


Lặp lại trò chơi và đổi vị trí cho bé để tạo cho bé thêm hứng thú.

Trò chơi người thắng cuộc

Bạn hãy chuẩn bị 1 đồng xu 200, 1 đồng xu 500, 1 đồng xu 1000, 1 đồng xu 2000 và 1 đồng xu 5000. Bạn hãy đề nghị bé tìm cho bạn đồng xu nhỏ nhất, đồng xu lớn nhất và giúp bé phân biệt đồng xu nào có mệnh giá nhỏ nhất, đồng xu nào có mệnh giá lớn nhất.

Bạn cũng có thể dùng tiền giấy để chơi cùng bé. Hãy giúp bé phân biệt tờ tiền nào nhỏ nhất, tờ tiền nào lớn nhất và tờ tiền nào có màu đậm nhất.

Trò chơi này không chỉ giúp bé phát triển nhận thức về kích thước, số lượng, màu sắc mà còn giúp bé hiểu rõ giá trị của những tờ tiền.

Chú ý: Hạn chế sự nguy hiểm của đồng xu. Nên thu dọn các vật nhỏ (đồng xu) cho bé sau khi chơi và không để bé chơi một mình hoặc với bạn cùng lứa.

Dành cho các bé từ 3 - 6 tuổi

Trò chơi xếp tiền

Bạn hãy chuẩn bị một số đồng xu có mệnh giá 200, 500, 1000, 2000 và 5000 đồng rồi để tất cả vào một chiếc hộp bên phải. Bạn cũng để vào chiếc hộp bên trái những tờ tiền giấy có mệnh giá tương đương.

Trò chơi bắt đầu: hãy yêu cầu bé yêu của bạn xếp các đồng xu và các tờ tiền giấy thành những cặp có giá trị tương đương nhau. Bạn có thể hướng dẫn bé cách phân loại dựa vào con số ghi trên mỗi đồng xu và mỗi tờ tiền.

Trò chơi tiền thật – tiền giả

Bạn hãy photo một số tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ (nếu có thể thì photo màu là tốt nhất), sau đó cắt chúng ra các kích cỡ bằng tiền thật. Trộn lẫn những tờ tiền giả này với những tờ tiền thật và yêu cầu bé yêu của bạn tìm cho bạn những tờ tiền thật. Hãy thưởng cho bé những tờ tiền thật mà bé tìm được và gợi ý bé tiết kiệm hoặc cất vào một góc riêng của bé.

Trò chơi này giúp bé phân biệt được những tờ tiền thật và có ý thức tích kiệm tiền.

Một số trò chơi thú vị mẹ nên áp dụng để dạy bé cách tiêu tiền 2

Dành cho các bé học tiểu học

Trò chơi tìm sự khác biệt

Bạn hãy cố gắng sưu tập những tờ tiền giấy có mệnh giá 10.000 và 20.000 đồng, rồi cho bé so sánh với các tờ tiền polymer có mệnh giá tương đương. Giúp bé tìm ra những sự khác biệt về màu sắc, họa tiết, chất liệu… Bạn có thể giải thích cho bé hiểu tại sao những tờ tiền mới lại khó có thể làm giả (chất liệu, màu sắc, những hoa văn chìm…).

Trò chơi đi chợ

Hãy cắt từ các tạp chí những tranh ảnh về các loại thực phẩm như rau quả, thịt, cá, trứng… đồng thời bạn hãy làm những bảng giá tiền giống như ở siêu thị cho mỗi loại thực phẩm đó (ví dụ như rau muống giá 2000 đồng, trứng giá 3000 đồng…).

Hãy đề nghị bé yêu của bạn “đi chợ” và chuẩn bị một bữa cơm cho gia đình với tổng giá tiền là 10.000 đồng. (Bạn có thể tăng dần mức giá tiền của bữa ăn để tạo cho bé sự đổi mới).

Trò chơi những cái lọ đựng tiền

Bạn hãy chuẩn bị khoảng 2 – 3 chiếc lọ thủy tinh (không cần phải quá to) và nhét vào trong đấy những đồng tiền xu hoặc tiền giấy. Hãy hỏi bé yêu của bạn xem trong mỗi lọ có bao nhiêu tiền. Sau đó bạn có thể để bé lấy tiền ra và đếm lại xem bé có đoán đúng hay không.

Trò chơi đo khoảng cách

Trước khi bắt đầu trò chơi, bạn có thể chuẩn bị cho bé một xấp tiền bằng giấy (tự làm) và để bé điền mệnh giá lên mỗi tờ tiền.

Sau đó, bạn hãy bảo bé xếp từng tờ tiền tiếp nối nhau từ giường ra đến cửa ra vào, hoặc từ ghế salon đến tivi… Sau khi bé đã xếp xong, bạn hãy yêu cầu bé đếm xem khoảng cách đó trị giá bao nhiêu tiền.

Trò chơi mua sắm

Bạn có thể bày lên bàn một vài món đồ, chẳng hạn như một ít hoa quả, những chiếc kẹp tóc, những cái bút, những quyển sách… và làm một số bảng giá cho mỗi món đồ cụ thể.

Bạn có thể chuẩn bị cho bé một ít tiền (tốt nhất là cả tiền lẻ và tiền chẵn). Trong vai trò một người đi mua sắm, bé sẽ tự “mua” cho mình những món đồ bé thích. Hãy khuyến khích bé mặc cả cho mỗi món đồ bé mua.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Muốn con giỏi toán, hãy cho bé chơi với khối hình

Hoạt động phân biệt các khối hình sẽ giúp bé trau dồi khả năng hình học, khi bé bước vào tuổi đi học.

1. Nói với bé về hình khối ngay khi có cơ hội. Có khá nhiều mẫu hình và màu sắc từ những đồ vật hàng ngày mà bạn có thể chơi với con.

Thử bắt đầu bằng lời gợi ý: “Con đang cầm quyển sách có hình vuông hay hình chữ nhật?, “Con muốn anh chiếc bánh hình tròn phải không?” hoặc “Con muốn mẹ mua bánh kem hình tròn hay hình vuông?”… Phương pháp này giúp bé biết cách định dạng đồ vật ngay từ nhỏ; đồng thời, nó cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ.

Muốn con giỏi toán, hãy cho bé chơi với khối hình 1

2. Nên đa dạng đồ chơi cho bé. Với mỗi một loại đồ chơi, bạn lại có thể dạy bé về hình dáng và màu sắc. Thử trải tất cả mẫu đồ chơi của bé xuống sàn nhà; sau đó, hai mẹ con cùng phân loại chúng theo tiêu chí: hình tròn, hình vuông, vật dài – vật ngắn…


3. Chọn mua cho bé những cuốn sách tìm hiểu về hình khối. Khoảng 18 tháng tuổi, bé bắt đầu có khả năng nhận diện hình. Bạn càng cho bé xem nhiều hình, bé càng nhanh biết phân biệt các khối hình.

4. Chỉ cho bé thấy các khối hình khác nhau khi ở bên ngoài. Thế giới rộng lớn bên ngoài có vô số những mẫu hình sinh động mà bạn có thể chỉ cho bé. Bé sẽ được tự tay chọn quả có hình tròn ở quầy thực phẩm trong siêu thị; đếm cùng mẹ những chiếc bánh xe tròn của ôtô hoặc hai mẹ con cùng ngắm những ô cửa có hình chữ nhật…

Muốn con giỏi toán, hãy cho bé chơi với khối hình 2

5. Chơi xếp hình cùng bé. Mua các khối hình khác nhau; sau đó, bạn gợi ý để bé cùng chơi xây tháp. Hỏi bé xem ngọn tháp bé xây có hình gì; tiếp đến, bạn có thể hướng dẫn bé chồng hình tròn và hình chữ nhật lên nhau thật khéo để ngọn tháp không bị đổ.

6. Cho bé một cái bút, bé sẽ vẽ hình, tô màu và nhiệm vụ của bạn là dùng kéo cắt hình rồi hỏi bé: "Đây là hình gì?".
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

7 siêu thực phẩm tốt cho bé ở mọi độ tuổi

Cho dù con bạn đang ở độ tuổi nào thì cũng đừng bao giờ bỏ qua thực phẩm dưới đây vì chúng vô cùng tốt.

1. Quả bơ

Đây là trái cây duy nhất chứa chất béo không bão hòa dạng đơn thể - hay nói cách khác là chất béo tốt cho sức khỏe (quả olive cũng chứa chất này). Chất béo này có tác dụng làm giảm cholesterol - chất gây hại cho tim mạch. Bơ cũng là loại quả chứa nhiều chất xơ nhưng hòa tan tốt giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Bơ chứa nhiều vitamin E, giúp ngăn ngừa ung thư.

7 siêu thực phẩm tốt cho bé ở mọi độ tuổi 1

2. Quả việt quất

Việt quất chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, việt quất cũng làm giảm cholesterol, làm tăng trí nhớ và chống lại. Điều thú vị là dù để trong tủ lạnh hoặc ăn tươi, thì loại quả này cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.



3. Yến mạch

Yến mạch làm giảm lượng đường và cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, yến mạch là món ăn giúp no lâu. Một bát yến mạch với sữa cùng 1 ít quả việt quất vào buổi sáng sẽ giúp trẻ có năng lượng bắt đầu ngày mới. Mẹ nên cho bé ăn 1-2 bữa yến mạch/ tuần.

7 siêu thực phẩm tốt cho bé ở mọi độ tuổi 2

4. Cá hồi

Loài cá nước lạnh này chứa nhiều omega 3 - chất béo tốt cho cơ thể trí não của trẻ, làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Các chất có trong cá hồi được chứng minh giúp tâm trạng vui vẻ hơn và giúp mắt bé sáng khỏe.

5. Rau bina

Rau bina là một món ăn chứa rất nhiều sắt, can-xi, acid folic và vitamin A, C. Những chất này giúp xương vào não của trẻ phát triển.

7 siêu thực phẩm tốt cho bé ở mọi độ tuổi 3

6. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều vitamin B, C và E cũng như can-xi, kali, sắt. Đây cũng là loại củ chứa nhiều chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa, vì vậy nếu bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón thì nên thêm 1-2 lát khoai lang vào cháo/ bột cho trẻ.

7. Sữa chua

Sữa chua là thức ăn rất được nhiều trẻ yêu thích. Sữa chua giàu can-xi, protein, giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn xấu trong đường ruột.

7 siêu thực phẩm tốt cho bé ở mọi độ tuổi 4



Thực phẩm dưới đây sẽ giúp bé nói không với ốm trong mùa lạnh
" target="_blank">7 siêu thực phẩm tốt cho bé ở mọi độ tuổi 5
Theo Dương Anh / Pháp Luật Xã Hội

Những mốc phát triển đáng yêu của bé 0-5 tuổi

Ở độ tuổi nào con có thể làm được những gì là điều cha mẹ nào cũng quan tâm. Cùng điểm qua những cột mốc phát triển của bé từ 0-5 tuổi nhé!

Những năm tháng đầu đời của trẻ luôn mang đến nhiều bất ngờ và vui sướng cho những người làm cha mẹ. Do đó, việc hiểu biết về các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ giảm bớt lo âu và thêm tự tin trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con. Và nếu bạn cũng đồng ý với ý kiến này thì đừng do dự, hãy đọc ngay những thông tin về cột mốc quan trọng cần quan tâm trong quá trình phát triển của trẻ.
Những mốc phát triển đáng yêu của bé 0-5 tuổi 1
Theo Alice / Pháp Luật Xã Hội

Dạy bé mẫu giáo cách nhận diện các loại quả

Những hoạt động vừa giúp bé biết phân biệt các loại quả vừa có tác dụng khuyến khích bé thích ăn hoa quả hơn.

Giúp bé nhận diện hoa quả theo màu sắc

Trước tiên, bạn có thể chọn cùng một loại quả nhưng có màu sắc khác nhau; chẳng hạn, táo xanh - táo đỏ, dưa vàng - dưa đỏ, nho xanh - nho tím… Đồng thời, bạn cũng có thể chọn những loại quả khác nhau nhưng có màu sắc tương đồng như quả cam và quả quýt, quả mận đỏ và quả nho đỏ… Sau đó, bạn xếp các loại quả này trên cùng một đĩa.

Bạn yêu cầu bé “Lấy cho mẹ quả táo” hoặc “Lấy cho mẹ những quả có màu đỏ”… Bé sẽ phân biệt được hai khái niệm:

- Khái niệm thứ nhất, cùng một loại quả nhưng có nhiều màu sắc khác nhau.

- Khái niệm thứ hai, cùng một màu nhưng có nhiều loại quả khác nhau.

Dạy bé mẫu giáo cách nhận diện các loại quả 1

Trò chơi cầu vồng sắc màu: Bạn có thể sử dụng màu vàng của dứa, xoài; màu cam của cam, quýt, cà rốt; màu đỏ của dâu tây, dưa hấu; màu xanh của quả kiwi; màu trắng của sữa chua. Bạn xếp các loại quả đã được cắt miếng thành hình cầu vồng trên một chiếc đĩa thật lớn. Sau đó, bạn đưa cho bé một miếng hoa quả và yêu cầu bé gọi tên. Nếu bé trả lời chính xác, bé sẽ được phép “măm măm” món quả này.


Bé sẽ biết cách nhận diện hoa quả cho dù chúng được thái lát. Ngoài ra, bé còn được làm quen với món sữa chua nhúng hoa quả ngon miệng.

Trò chơi ghép hoa quả theo tranh: Trước tiên, bạn chuẩn bị một giỏ hoa quả với nhiều loại khác nhau như cam, táo, lê, dưa hấu, dâu tây… Đồng thời, bạn để sẵn một quyển sách có hình minh họa các loại quả bên cạnh. Khi bạn chỉ tay vào một hình trong sách, bé sẽ tự chọn một loại quả trong giỏ sao cho phù hợp.

Bé sẽ nhận diện được những loại hoa quả có trong sách và những loại hoa quả ngoài đời thực.

Giúp bé nhận diện hoa quả theo mùi vị

Bạn có thể chế biến cam theo 2 kiểu: cắt thành miếng và vắt thành nước cam để cho bé uống. Tiếp đến, bạn pha thêm một cốc nước chanh (hoặc một cốc nước hoa quả khác) và để cạnh nhau.

Bạn có thể gợi ý với bé: “Mẹ con mình cùng chơi trò bí mật với hoa quả nhé”. Sau đó, bạn gợi ý để bé uống một ngụm nước cam và một ngụm nước chanh. Cuối cùng, bạn mới cho bé ăn cam và đưa ra câu hỏi trắc nghiệm với bé: “Đố con biết, mùi vị của miếng cam này giống với cốc nước nào con vừa uống nhất?”.

Cách này cũng có tác dụng lớn trong việc kích thích bé ăn hoa quả. Nhiều cha mẹ tin việc chế biến hoa quả thành những món đẹp mắt sẽ lôi cuốn được bé mà họ quên rằng, dạy bé cách phân biệt mùi vị thực phẩm cũng khiến bé thích thú.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Kỹ năng sống cần thiết mẹ phải dạy con

Có một thực tế là nhiều bé tuy đã 5 tuổi nhưng cha mẹ vẫn phải xúc cơm cho ăn mỗi bữa. Đó là điều hoàn toàn không nên.

Theo một khảo sát gần đây với 2.200 bà mẹ, được tiến hành bởi một công ty an ninh mạng có tới trên 63% trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 có thể khởi động và tắt máy tính, nhưng chỉ có 25% trong số đó biết đi xe đạp.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học vẫn chưa ý thức cho con học các kỹ năng sống, và có nhiều người rất rụt rè khi quyết định đầu tư cho con học những kỹ năng bổ ích này. Đơn giản là vì họ phải móc “hầu bao” trong khi vẫn chưa hiểu rõ kỹ năng sống cho con cái là vấn đề rất đáng quan tâm. Có nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về chương trình giảng dạy trong các nhà trường hiện nay vẫn còn quá tập trung vào phát triển trí dục, còn đức dục, thể dục và mỹ dục chưa được chú trọng đúng mức.

Hãy để con tự trưởng thành

Với cuộc sống năng động thì các bậc phụ huynh cần trang bị cho con những kỹ năng sống là điều rất quan trọng như: kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới; kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân; kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con có được niềm vui ở trường học, kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy.

Kỹ năng sống cần thiết mẹ phải dạy con 1
Một buổi học kỹ năng sống của bé. (Ảnh: Minh Tuyết)

Theo cô Trần Thùy Trang (giáo viên một trường nầm non quốc tế) thì hiện tại theo thời khóa biểu của trường các buổi học chính khóa các bé sẽ được học những kỹ năng sống để tự lập hơn. Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng dắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn). Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con với mối liên hệ giữa sức lao động – công việc – tiền bạc - tiết kiệm.


Hãy làm gương cho trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng nui quý trọng đồ vật trong nhà. Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu, nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích

Ngoài ra bạn phải dạy con cách tự bảo vệ bản thân trước mọi trường hợp. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết những người mà chúng có thể tìm được sự giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp khi xa nhà chẳng hạn như một nhân viên cảnh sát hay giáo viên.

Nhớ các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115 là một kỹ năng cơ bản mà một đứa trẻ có thể học ngay sau khi có thể nhận biết các con số. Nhiều khi bố mẹ cùng thảo luận với trẻ về những bài báo phản ánh việc trẻ em bị xâm hại, bạo hành, cảnh giác với các tình huống khác thường.

Không cứ người lạ mà ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình, bạn cũng nên trang bị cho trẻ khả năng nhận biết đâu là những trường hợp cần cảnh giác cao, khi có vấn đề gì hãy gọi điện cho cha mẹ để thông báo. Vì bạn không thể bảo đảm tuyệt đối sẽ ở bên con khi xảy ra bất trắc. Do vậy, kỹ năng tự vệ và tự nhận thức vấn đề rất cần cho trẻ.

Khi trẻ lên 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này. Ở lứa tuổi này nhiều trẻ giữ đồ chơi không cho ai chơi cùng, chính vì thế bố mẹ cần khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng cho bạn chơi đồ chơi cũng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.

Kỹ năng sống cần thiết mẹ phải dạy con 2

Với cuộc sống hiện đại mỗi gia đình chỉ có 1- 2 con nên gia đình nào cũng nuông chiều các bé mà không tập cho con phải có trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề nếu mình sai. Mặc dù không dễ nhưng hãy bắt đầu dạy một đứa trẻ về trách nhiệm bằng cách đưa ra công việc cụ thể của bé, chẳng hạn như dọn dẹp đồ chơi hay phòng ngủ, hoặc là giúp đỡ bố mẹ lau bàn ăn, tự xúc cơm ăn. Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Đó là một điều không nên chút nào vì ở độ tuổi này, bé đã có thể tự mình xúc cơm một cách điêu luyện không chỉ bằng thìa mà bằng đũa. Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này.

Ngoài việc ăn uống, ở độ tuổi các con có thể tự chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân… Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá “bãi chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì và đặt niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.

Kỹ năng sống với trẻ không bao giờ là thừa

Theo chuyên gia tâm lý của Trung tâm nghiên cứu tư vấn trẻ em, cách giáo dục chính vẫn là việc bạn tự làm gương cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khó khăn khi phải ngồi theo dõi con mình làm những công việc không đến nơi đến chốn, nên thường “chướng mắt’ mà ra tay làm giúp cho gọn. Hoặc nhiều bậc cha mẹ cũng không bắt buộc được con mình phải chịu những hình phạt khi không làm tròn trách nhiệm.

Tuy nhiên, việc luôn luôn thay thế trẻ xử lý những tình huống khó khăn sẽ chỉ làm chúng ngày càng dựa dẫm vào người khác. Vì thế, hãy mạnh dạn để trẻ tự chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao, kể cả sau đó bạn phải theo sau để dọn dẹp đi nữa.
Theo Minh Tuyết / Pháp Luật Xã Hội

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi

4 tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tuổi này?

Xã hội/ Cảm xúc

- Thích những điều mới lạ.
- Càng ngày càng sáng tạo với trò chơi giả vờ.
- Thích chơi với các bạn hơn là chơi một mình.

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi 1
Bé thích chơi với các bạn hơn là chơi một mình.
- Hợp tác cùng trẻ khác.
- Chơi trò đóng giả làm bố hoặc mẹ.
- Chưa phân biệt được thật và giả vờ.
- Nói về những điều bé thích.

Ngôn ngữ/ Giao tiếp
- Kể chuyện.
- Hát một bài hoặc đọc một bài thơ đã thuộc.
- Có thể nói cả tên và họ.


Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi 2
Thuộc và biết hát nhiều bài hát.

Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

- Biết một số màu sắc và một vài con số.
- Hiểu được ý nghĩa của việc đếm.
- Bắt đầu hiều về thời gian.
- Nhớ được một vài phần của một câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của từ ''giống'' và ''khác''.

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi 3
Ở mốc 4 tuổi, bé bắt đầu hiểu về thời gian.
- Vẽ người có từ 2 đến 4 bộ phận.
- Dùng kéo.
- Bắt đầu viết theo được một vài chữ cái in hoa.
- Nói cho bạn nghe điều bé nghĩ sẽ xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện.

Vận động/ Phát triển thể chất
- Nhảy lò cò hoặc đứng một chân trong 2 giây.
- Lấy, và trộn thức ăn.
- Bắt được quả bóng nảy.

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi 4

Bạn có thể làm gì để giúp con phát triển

- Chơi các trò chơi giả vờ cùng với bé. Hãy để bé đóng vai chính và bắt chước những gì bé làm.

- Gợi ý bé đóng kịch những tình huống chuẩn bị diễn ra có thể khiến bé không thoải mái, ví dụ đi nhà trẻ hoặc ngủ tối ở nhà ông bà.

- Cho bé những lựa chọn đơn giản bất kỳ lúc nào để bé chọn, ví dụ như bé sẽ mặc gì, chơi gì, ăn gì. Giới hạn từ 2 hoặc 3 lựa chọn.

- Khi bé chơi cùng các bạn, hãy để bé tự giải quyết vấn đề với các bạn, hãy ở gần bé và chỉ trợ giúp nếu cần.

- Khuyến khích bé nói, chia sẻ đồ chơi và phân lượt chơi cùng bạn khác.

- Đưa cho bé đồ chơi kích thích trí tưởng tượng như quần áo cho búp bê, bộ dụng cụ bếp, bộ ghép hình.
Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi 5
- Dùng các từ như ' trước tiên,'' ''thứ hai,'' ''cuối cùng'' khi nói về các hoạt động hàng ngày. Điều này sẽ giúp bé của bạn học về trình tự của sự việc.

- Dành thời gian để trả lời câu hỏi "tại sao'' của bé. Nếu bạn không biết câu trả lời hãy nói vơi bé "Mẹ không biết,'' và giúp bé đi tìm câu trả lời trong một cuốn sách, trên internet hay hỏi người khác.

- Khi bạn đọc cho bé nghe, hỏi bé xem câu chuyện diễn ra như thế nào.

- Nói cho bé biết màu sắc trong sách, các bức tranh, đồ vật quanh nhà. Đếm các vật thông dụng như bao nhiêu quả cam, bao nhiêu cái cốc...

- Cho bé các trò chơi ngoài trời như đuổi bắt.

- Cho bé nghe những bản nhạc yêu thích và khiêu vũ cùng bé.

Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 4 tuổi 6

Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:

- Không thể nhảy.
- Thờ ơ với trò chơi bắt chước hoặc trò chơi giả vờ.
- Thờ ơ với những trẻ khác, không tương tác với những người không phải thành viên trong gia đình.
- Chống đối việc mặc quần áo, ngủ và đi vệ sinh..
- Không hiểu nghĩa của tư ''giống nhau'' và ''khác nhau''.
- Không thực hiện được chỉ dẫn 3 hành động.
- Không kể lại được một câu chuyện yêu thích.
- Nói ngọng.
Theo Thanh Thủy / Pháp Luật Xã Hội

10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng

Các trò chơi này không chỉ mang đến cho bé rất nhiều niềm vui mà còn giúp bé rèn luyện thêm các kỹ năng về tay, mắt và vận động....

1. Ghép số lượng đồ vật bằng con số thích hợp
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 1
Trong trò chơi này bố mẹ sẽ giúp bé chuẩn bị một số đồ vật càng phong phú càng tốt, một chiếc bàn kẻ sẵn ô và được bày các đồ vật này lên với số lượng khác nhau, và các tấm bìa các-tông ghi sẵn số từ 1-10. Nhiệm vụ của bé là đếm số đồ vật trong mỗi ô và ghép với một số phù hợp. Đây là trò chơi đơn giản giúp bé học đếm và các con số.
2. Khám phá giỏ
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 2
Mẹ có thể chuẩn bị những chiếc giỏ nhựa khác nhau và để vào đó những đồ vật cùng chủng loại, sau đó để cho bé khám phá.
3. Dệt chỉ
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 3
Tất cả những gì mẹ cần chuẩn bị là một tấm bìa các -tông được cắt sẵn một chút xíu ở một đầu. Sau đó quàng chỉ qua. Mẹ lấy thêm một sợi chỉ khác màu khác xỏ vào kim (nếu sợ không an toàn, mẹ có thể dùng kim nhựa cho bé). Nhiệm vụ của bé là xỏ sợi chỉ khác màu để đan được một tấm thảm theo ý thích. Trò chơi này giúp trẻ kích thích trí tò mò, sáng tạo, rèn sự linh hoạt cho đôi bàn tay.
4. Quan sát khay
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 4
Trong trò chơi này mẹ cần chuẩn bị một chiếc kính lúp, đĩa và các loại rau củ, gia vị, các loại hạt thật phong phú. Trẻ sẽ dùng kính lúp để khám phá các loại rau và trái cây này. Kinh lúp sẽ giúp trẻ có được cảm giác quan sát gần thực sự và kích thích khả năng khám phá, nghiên cứu ở trẻ.

5. Nếm gia vị
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 5
Trong trò chơi này trẻ sẽ dùng lưỡi để phân biệt các loại gia vị trong tình trạng nhắm mắt. Bố mẹ có thể bày sẵn những gia vị ra những chiếc bát nhỏ, sau đó yêu cầu trẻ bịt mắt lại và lần lượt xúc gia vị, đưa vào miệng và yêu cầu trẻ đoán. Chắc chắn bé sẽ thích lắm đấy.

6. Học số và chữ cái bằng que kem
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 6
Đừng vội bỏ đi phần que kem đã ăn hết. Mẹ có thể tận dụng, rửa sạch sau đó ghi các chữ cái và con số lên thân que kem và cùng trẻ chơi trò tìm đúng chữ số và chữ cái trong cốc như thế này.

7. Đút cúc áo vào lọ
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 7
Trò chơi này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một chiếc lọ bỏ đi, sau đó đục một lỗ ở trên phần lắp. Chuẩn bị thêm vào chiếc cúc áo loại to và cho trẻ thực hành trò chơi đút cúc áo vào lọ. Chắc chắn bé sẽ "hì hụi" đổ ra đút vào trong trò chơi này cho mà xem.
8. Chiếc túi kì diệu
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 8
Mẹ cần chuẩn bị một chiếc túi, bỏ vào trong đó thật nhiều đồ. Sau đó đọc tên đồ vật muốn trẻ lấy ra. Trẻ sẽ nhắm mắt và dùng tay quơ đồ trong túi để lấy ra được đồ vật mà mẹ yêu cầu.

9. Ghép con vật theo tranh
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 9
Trong trò chơi này bé sẽ tìm ra tranh của những con vật phụ hợp để ghép cùng với nhau. Mẹ cần chuẩn bị một số tấm bìa có in hình các con vật và một số mẫu con vật bằng nhựa.

10. Vợt bóng
10 trò chơi tuyệt vời giúp bé phát triển các kỹ năng quan trọng 10
Đứa trẻ nào cũng thích chơi với nước. Mẹ cần chuẩn bị một số quả bóng bàn nhỏ, một chậu nước và một cái bát. Nhiệm vụ của bé là vợt những quả bóng trong chậu nước để để ra bát. Trò chơi này giúp bé rèn luyện tay dẻo dai và khả năng nhìn, quan sát.
Theo Seatimes

Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con

Cùng ngắm những bức ảnh dưới đây để thấy được nét tinh nghịch, đáng yêu của cả hai khi những ông bố chơi cùng các bé nhé!

Làm bố là một thiên chức cao quý và cũng không hề đơn giản chút nào. Những đứa trẻ thật hồn nhiên và đáng yêu, nếu như người lớn thấu hiểu được tâm lý của chúng thì cả hai đều có những cuộc vui hết sức thú vị. Nhưng chúng lại luôn có những ý tưởng kỳ quái và đôi khi việc dỗ dành con nhỏ khiến các ông bố bà mẹ phát cáu.
Đối với đàn ông, việc chiều chuộng người khác, đặc biệt là với trẻ con không hề đơn giản chút nào, bởi họ không có nhiều ý tưởng về các trò chơi cũng như không có đủ kiên nhẫn như phụ nữ. Tuy nhiên, khi thực sự đã trở thành những ông bố thì họ lại khác hoàn toàn, họ biết cách chiều chuộng con, nghĩ ra đủ trò để vui đùa cùng con.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 1
Sử dụng máy hút bụi để làm tóc cho con gái.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 2

Bé trang điểm cho bố "thật đẹp".
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 3
"Ba bố con mình cùng chống đẩy nào".
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 4
Để chiều lòng các con, ông bố này phải gồng mình nâng cả 3 con.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 5
Cùng con tham gia lễ hội hóa trang.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 6
Tạo dáng độc cho con.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 7
Hai bố con bây giờ đã có kiểu tóc giống nhau.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 8
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 9
Vì chiếc áo có hình con đường nên bố phải nằm xuống để các con "lái xe".
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 10
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 11
"Trời ơi, bố nặng quá!".
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 12
Bố phải tự làm xích đu cho con chơi.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 13
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 14
Bé gái sơn móng chân cho bố.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 15
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 16
Tô chiếc bàn màu hồng con yêu thích.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 17
Hai bố con cùng chơi trò cảm giác mạnh.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 18
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 19
Ông bố này phải bày trò cho con chơi.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 20
Bố cũng thật đa năng khi làm chiếc ghế cho con.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 21
Công chúa bố xinh đẹp.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 22
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 23
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 24
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 25
Hai bố con bắt chước nhân vật hoạt hình.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 26
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 27
Bố tập cho con gái bé nhỏ đánh răng.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 28
"Mình là hai bố con sinh đôi".
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 29
Thật hài hước khi bố làm ông hoàng, còn các con cung phụng bên cạnh.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 30
Công chúa và thánh chỉ.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 31
Ông bố này phải ăn hết chỗ dưa để con có một chiếc mũ độc.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 32
Hai bố con trông thật đáng yêu.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 33
Kéo xích đu cho con từ xa.
Những bức ảnh siêu hài hước khi các ông bố chơi cùng con 34
Bé cũng biết làm tóc cho bố nhé!
Theo Trí thức trẻ