Zing News - Tri thức trực tuyến

Đau đầu vì con đã lớn nhưng vẫn không biết nhai

Việc dụng lạm dụng máy xay sinh tố hay sợ con nôn trớ nên nhiều mẹ đã khiến con lâm vào tình trạng không biết nhai.


Thưa bác sĩ, con gái em hiện tại được 26 tháng. Trước đây, ở giai đoạn ăn dặm do cháu hay nôn, trớ nên em có dùng máy xay để xay cháo và thức ăn cho cháu. 

Tuy nhiên, em cũng có tham khảo sách báo để học cách chăm sóc con theo từng giai đoạn, để tập nhai cho cháu, em có cho cháu ăn bim bim, bánh, tham gia bữa ăn cùng cả nhà, nhưng cháu chỉ ngậm thôi mà không biết nhai, thịt thì nhai lấy nước mà không nuốt bã, bim bim cũng không ăn. 

Hiện tại cháu vẫn chưa biết nhai, mặc dù đã được 26 tháng nhưng cháu vẫn ăn cháo hạt và thức ăn băm nhỏ (băm lớn cháu vẫn chưa nuốt được). Xin bác sĩ tư vấn cho em cách để giúp cháu biết nhai.

(Thúy - thuyp...@vms.com.vn)
Đau đầu vì con đã lớn nhưng vẫn không biết nhai 1
Ảnh minh họa


Trả lời:


Chào bạn

Đối với trẻ đã lớn và mất khả năng nhai, bạn cần kiên trì tập lại cho bé từ đầu. Bữa ăn của bé cần nấu đặc hơn. Các loại rau củ quả và thức ăn mặn cắt miếng nhỏ, nấu mềm. Đặc biệt nên tập cho bé ăn các loại hoa quả, vừa nhiều màu sắc và có độ mềm thích hơp. Bánh qui ăn dặm cũng rất hiệu quả cho bé tập nhai.


Vai trò động viên, giúp đỡ của cha mẹ vô cũng quan trọng đối với bé. Trong bữa ăn hay làm động tác nhai để bé học theo. Khi bé có phản xạ nhai, bố mẹ phải tuyên dương khen ngợi ngay, và khuyến khích bé tiếp tục. Không nên tỏ thái độ thất vọng, bực bội khi bé chưa làm được. Bố mẹ cần trò chuyện với con, có thể dùng nhiều cách nói hình ảnh dễ hiểu để con biết khi cho thức ăn vào miệng là phải nhai.

Khi tập nhai cho bé, bạn cần lưu ý là không cho bé nhai một bên hàm. Vì việc nhai lệch khiến cơ quai hàm chỉ phát triển một bên. Cơ quai hàm bên kia co lại, bộ mặt bị biến lệch. Nếu nghiêm trọng, ngay cả sống mũi cũng bị lệch đi, ảnh hưởng đến mỹ quan.

Ở một số trẻ do ăn thô bị hóc và nôn ọe nên có tâm lý sợ hãi. Hơn ai hết, bố mẹ cần giúp con vượt qua bằng cách tạo không khí bữa ăn vui vẻ, thức ăn có nhiều màu sắc hấp dẫn. Rất cần điều chỉnh độ thô phù hợp để bé nhai dễ, không bị hóc, trẻ sẽ hào hứng hơn.

Chúc bé nhanh ăn chóng lớn!




Vì sợ con nôn ọe khi ăn các thức ăn lợn cợn, không ít mẹ đã dùng máy xay sinh tố mà không biết rằng làm thế sẽ khiến trẻ biếng ăn, thậm chí bị loét thực quản, loét dạ dày.
Đau đầu vì con đã lớn nhưng vẫn không biết nhai 2
Theo BS. Lê Phương / Trí Thức Trẻ

Giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu

Bác sĩ Lê Phương sẽ bày cho các mẹ cách để giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu.

Chào bác sĩ. Con trai em 9.5 tháng tuổi. Hiện tại cháu nặng 9.5kg, cháu cao 77cm (từ lúc 6 tháng tuổi cháu đã 9.5 kg rồi lại tăng, giảm vài gam).

Ngày cháu ăn 3 bữa bột mặn (7h, 12h và 17h30). Cháu không bú bình, mà đút thìa được khoảng 150-200ml sữa công thức, còn lại cháu bú mẹ.

Cháu ăn bột chậm và chỉ được khoảng 150ml bột/ bữa (ăn khoảng 20-30 phút). Từ khi sinh đến giờ cháu bú đêm rất nhiều, đêm cháu ngủ không sâu giấc, hay vật vã, và đòi bú mẹ mới chịu ngủ tiếp (1 đêm cháu phải vật vã như vậy khoảng 10 lần).

Em lo sợ là giấc ngủ như vậy sẽ không tốt cho hệ thần kinh của cháu. Mặc dù trước khi đi ngủ cháu đã ăn thêm từ 40-60 ml sữa công thức và bú mẹ trước khi ngủ.

Tóc cháu mọc tốt, đã khám dinh dưỡng lúc cháu 5 tháng tuổi và bổ sung Ca, kẽm, Vit3 nhưng tình hình không cải thiện. Xin bác sĩ tư vấn làm thế nào để cháu có giấc ngủ đêm sâu và ngon. (Diệu Linh - hoangdieulinh23...@yahoo.com)

Giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào em!

Nếu là bé trai thì cân nặng và chiều cao như vậy là ở mức bình thường.Với lượng sữa bé ăn như vậy là hơi ít tuy nhiên có thể do sữa của bạn khá tốt nên bé vẫn phát triển bình thường.



Vấn đề của bé đó là hay quấy đêm và ngủ không ngon giấc. Hiện tượng bé ngủ không ngon giấc có thể do bé bị đói hoặc có khả năng bị còi xương, tuy em đã cho con uống Canxi và kẽm nhưng nếu chỉ uống canxi thì chưa đủ. Ngoài ra có thể do thiếu kẽm cũng gây rối loạn giấc ngủ, vì vậy em cần cho bé uống thêm kẽm, vitamin D3 nhỏ giọt, em nên tăng liều vitamin D3 (Aquadertrim) lên 4 giọt/ ngày uống trong 3 tuần sau đó mới duy trì liều 2 giọt/ngày, bổ sung thêm 5mg kẽm dạng siro hoặc cốm/ ngày.

Để tránh tình trạng bé quấy khóc vì ăn không được no do ban đêm sữa của bạn không đủ cung cấp cho bé khiến bé đòi bú nhiều lần thì em nên thay đổi về chế độ ăn cho bé như sau:

Về chế độ ăn nếu bé đã ăn dặm em nên nấu bột của bé đặc thêm một chút. Trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm và chú ý trong mỗi bữa ăn đều có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau).

Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Tăng bữa ăn hàng ngày, có thể cho bé ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa, bữa ăn dặm cuối cùng có thể ăn lúc 8h tối trước khi đi ngủ.

Cứ 30ml cháo xay hoặc bột có thể trộn 1 thìa sữa bột trộn lúc cháo hoặc bột đã nguội ấm, ngoài ra cần phải cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất.

Chúc bé nhà bạn ngủ ngon và mau lớn!



Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Đừng để 5 vấn đề dưới đây cản trở giấc ngủ ngon của bé.
Giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu 2
Theo BS. Lê Phương / Trí Thức Trẻ

Tư vấn cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Bác sĩ Lê Phương sẽ tư vấn cho các mẹ cách chế biến thức ăn dặm tuyệt vời cho bé.

Kính gửi bác sĩ. Con gái em hiện được 5 tháng 4 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg. Hiện nay cân năng của bé là 8kg. Em đang tập cho bé ăn dặm nhưng không biết như thế nào là đúng và đẩy đủ dinh dưỡng (thực đơn, cách chế biến...). Em cũng muốn cho bé uống thêm nước hoa quả vì mùa hè rất nắng nóng nhưng không biết ở độ tuổi này bé đã được uống chưa và uống loại hoa quả nào là phù hợp. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn! (Hà Đỗ - thuhah...@gmail.com)

Tư vấn cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5-6 tháng 1

Trả lời:

Chào bạn!

Cân nặng hiện tại của bé nhà bạn thừa 1,1kg so với tiêu chuẩn. Nếu sữa mẹ vẫn đủ để cung cấp cho bé thì bạn nên cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Nếu trong trường hợp sữa của bạn không đủ để cung cấp cho bé thì bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm ngay từ bây giờ.


Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, bố mẹ không nên sốt ruột mà cho bé ăn được nhiều ngay trong những bữa đầu tiên. Việc tập cho bé ăn dặm cần được thực hiện một cách từ từ, với các loại thức ăn chú ý tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thức ăn tăng dần theo từng lứa tuổi.

Bạn có thể tham khảo chế độ ăn cho trẻ từ 5-6 tháng như sau:

- Bắt đầu ăn: Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.

- Trong tuần thứ nhất: Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.

- Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.

Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng vẫn là sữa.

Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5 đến 6 tháng:

Thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Vì lẽ đó mà bước đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu, chưa cần cho bé ăn đạm.

Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:

- Lấy loại thịt nạc, cá trắng.

- Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.

- Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.

- Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt rồi rây.

Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.

Còn với loại nước uống hằng ngày có thể bạn nên cho bé uống ½ quả quýt ngọt pha loãng, có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè, hoặc bạn có thể bổ sung cho bé như quả bơ….

Chúc bé hay ăn chóng lớn!




Giải đáp những thắc mắc của bà mẹ lần đầu cho con ăn dặm 
Tư vấn cách chế biến thức ăn dặm cho bé 5-6 tháng 2
Theo BS. Lê Phương / Trí Thức Trẻ

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mẫu giáo

Trẻ độ tuổi mẫu giáo có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn lao động nhẹ. Mẹ làm thế nào để cung cấp đủ năng lượng bé cần mỗi ngày?


Con gái em gần 4 tuổi, cháu nặng 18kg, cao khoảng 103cm. Bé rất lười ăn, mỗi bữa chỉ 1 bát con cháo và kéo dài phải 40 phút (ăn cháo) còn ăn cơm thì 90 phút. 

Bé nhà em nhai rất chậm và lâu. Ăn uống không ngon miệng. Chế độ ăn hàng ngày như sau: một ngày khoảng 600ml sữa công thức (chia làm 3 bữa trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ) 

- Sáng: Cháo + 1 hộp sữa chua. 

- Trưa: Ăn theo chế độ của lớp. 

- Tối: Ăn cháo hoặc cơm và ăn 1 cốc hoa quả. 

Hiện tại thì em thấy cân nặng của con em cũng ổn, nhưng với lượng ăn ít như hiện nay thì chỉ sợ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. (Thúy - thuypl...@vms.com.vn)


Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mẫu giáo 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn!

Trẻ độ tuổi mẫu giáo (4-5 tuổi) có nhu cầu năng lượng bằng 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn lao động nhẹ, nhưng số lượng mỗi bữa ăn ít hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, để đảm bảo đủ năng lượng, trẻ cần phải ăn khoảng 5 bữa/ ngày. Ngoài các bữa chính cùng gia đình, bạn nên cho bé ăn thêm các bữa phụ bằng các thức ăn mềm như: Súp, cháo, sữa, phở, bún…


Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn có nhiều đạm như: Thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa... Ngoài ra cần thêm rau xanh, dầu mỡ.

Sau bữa ăn, bạn nên cho trẻ ăn trái cây chín như: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả ngọt trước bữa ăn vì các đồ ăn ngọt gây ức chế sự thèm ăn ở trẻ. Khi ăn đồ ngọt, trẻ có cảm giác no nhưng không đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, chất ngọt còn tạo điều kiện làm hỏng răng ở trẻ.

Những hôm trẻ đi học ở trường, bạn có thể cho bé ăn thêm bằng cách: Bữa sáng trước khi đến trường, bữa chiều sau khi đón về và bữa tối để đảm bảo trẻ ăn đủ số lượng trong ngày.

Ở độ tuổi này, trẻ có thể ăn được các món ăn giống như người lớn, trừ các gia vị cay, chua.

Chúc bé ngoan và mạnh khỏe!




Tiết trời nóng bức của mùa hè thường khiến không chỉ người lớn mà các bé cũng biếng ăn hơn. Các mẹ đừng lo nhé nếu áp dụng những cách sau. 
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mẫu giáo 2
Theo BS. Lê Phương / Trí Thức Trẻ

Bé uống kháng sinh có được uống canxi?

Một bà mẹ thắc mắc: "Con em đang uống kháng sinh có phải dừng uống canxi không?".


Chào bác sĩ, con gái em được gần 10 tháng tuổi, cao 71cm, nặng 7.5kg (lúc sinh 2.8kg). Em đưa cháu đi khám dinh dưỡng thì bị còi xương độ nhẹ, uống vitamin D liều duy nhất và về nhà uống calysin 2.5ml/ngày nhưng cháu bị viêm phế quản phổi 1 tháng phải dừng uống canxi. 

Sau khi hết ốm cháu uống lại được 5 ngày thì lại viêm họng. Bác sĩ cho em hỏi uống kháng sinh có phải dừng uống canxi không vì em bé nhiều mồ hôi, đêm ngủ không ngon giấc, cháu chưa biết ngồi và chưa mọc răng. 

Hàng ngày cháu uống 600ml sữa ngoài, 1 bữa bột ăn liền và 2 bữa cháo xay (mỗi bữa lưng bát ). Em cũng cho ăn thêm sữa chua, váng sữa, uống nước quýt nhưng thấy cháu chậm tăng cân, sức đề kháng kém, hay bị ọe khi ăn. Xin hỏi bác sĩ bé có cần dùng thêm thuốc bổ gì nữa không ạ? (Lan Trần - tranlan098...@yahoo.com.vn)


Bé uống kháng sinh có được uống canxi? 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Bé được 10 tháng mà chưa mọc răng là chậm, thông thường bé 5 – 7 tháng là đã bắt đầu mọc răng rồi.

Cháu bị còi xương nhẹ, cần phải uống vitamin D, canxi theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra cần bổ sung vitamin và khoáng chất.


Chế độ ăn của cháu hàng ngày như vậy là tương đối tốt, mẹ cố gắng duy trì. Lưu ý là trong thức ăn phải có thịt, trứng, cá, tôm, cua…, các loại rau xanh. Ngày ăn 3 bữa và thường xuyên đổi món cho cháu.

Cháu hay bị viêm họng, viêm phế quản chứng tỏ sức đề kháng hơi kém. Trước hết cần phòng tránh bằng cách không cho cháu ăn đồ lạnh (kem, nước đá…), không nằm điều hòa quá lạnh…

Khi bị bệnh, cần khám và điều trị sớm và triệt để, có thể cho cháu uống thêm một số thuốc tăng sức đề kháng, tuy nhiên phải theo chỉ định của bác sĩ.

Về việc bé đang uống kháng sinh có được uống canxi hay không thì cũng tùy từng loại thuốc mới có phản ứng. Vì vậy khi đưa con đi khám, bạn nên trình bày rõ với bác sĩ về tình trạng của bé và hiện tại con đang sử dụng những loại thuốc gì hay đang bổ sung gì để bác sĩ biết và đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất.

Chúc bé mạnh khỏe!




Một số điều sau đây các mẹ cần phải biết khi bổ sung canxi cho con để có hiệu quả cao nhất. 
Bé uống kháng sinh có được uống canxi? 2
Theo BS. Lê Phương / Trí Thức Trẻ

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm

"Ngoài lối sống vệ sinh thì bổ sung dinh dưỡng cũng giúp bé tăng miễn dịch, ngừa cảm lạnh và cảm cúm", bác sĩ Lê Thị Hải cho biết.

Để bé không phải uống thuốc thì phòng bệnh bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất và an toàn nhất. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ tư vấn cho các mẹ cách bổ sung những thực phẩm ngừa cúm và cảm lạnh vào thực đơn cho con.

Vitamin D

Vitamin D là chất mà nhiều bé không có đủ, nhất là trong mùa đông. Vitamin D được sản xuất khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, thiếu các hoạt động ngoài trời trong mùa lạnh có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin D.

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 1
Lòng đỏ trứng gà và những thực phẩm giàu chất béo là nguồn vitamin D dồi dào cho bé. (Ảnh minh họa)

“Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Khi các bé không được tiếp xúc với ánh nắng thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thêm nữa, mùa đông là mùa của cảm lạnh và cảm cúm nên tỷ lệ mắc cúm không ngừng gia tăng” – chuyên gia dinh dưỡng Lê thị Hải giải thích. Hãy cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các thực phẩm chứa nhiều chất béo.


Vitamin C

Vitamin C là chất hữu ích để ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Bổ sung đủ vitamin C hàng ngày cho bé không phải quá khó. Một cốc nước cam mang lại lợi ích tối đa cho bé nhà bạn nhưng tránh loại nước có nhiều đường.

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 2
Một cốc nước cam ít đường đủ cung cấp vitamin C cho bé mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, được tìm thấy trong rau xanh và hoa quả.

Quả việt quất

Quả việt quất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa (giúp tiêu diệt các gốc tự do, có thể dẫn tới ung thư, bệnh tim và làm yếu hệ miễn dịch). Việt quất còn giúp giảm viên, gia tăng chức năng miễn dịch. Ăn việt quất hàng ngày có thể giúp bé khỏe mạnh. Nhưng không phải tất cả thực phẩm chứa việt quất đều tốt cho bé. Bánh nướng có quả việt quất có thể chứa nhiều đường, làm giảm miễn dịch.

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 3

Táo

Táo giàu vitamin C, flavonoid và chất chống oxy hóa. Quả táo đỏ còn chứa chất chống oxy hóa là quercetin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Ngoài ra, táo còn ít kalo, hợp với bé thừa cân, béo phì.

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 4

Lưu ý: vận động cũng là cách giúp bé chống cảm cúm và virus bởi vì các tế bào miễn dịch lưu thông trong cơ thể với tốc độ nhanh hơn, giúp chống vi khuẩn, virus hiệu quả. Quá trình ra mồ hôi còn giúp bé giải phóng độc tố và năng lượng thừa. Tuy nhiên, không được lạm dụng vì vận động quá sức lại khiến bé giảm miễn dịch.




Nếu có trong thực đơn hàng ngày, các thực phẩm dưới đây có thể hỗ trợ khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho bé. 
Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 5
Theo Hoài An / Pháp Luật Xã Hội

Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.

Vai trò của chất béo

Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.

Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể.

Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 1

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.


Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?

Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: "Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic - một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.

Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.

Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ".

Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 2

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?
Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.

Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:

Dầu ăn

Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.

Sốt Mayone

Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.

Bơ đậu phộng

Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.

Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 3

Phô mai
Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.

Sinh tố bơ

Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.

Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ

Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.

Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.

Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.




8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế 
" target="_blank">Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 4
Theo Hoài Thu / Pháp Luật Xã Hội

Trộn bột ăn dặm vào sữa có tốt cho sức khỏe của con?

Một người mẹ hỏi: "Bé 2 tháng tuổi nhà tôi bú mẹ liên tục. Dường như lúc nào bé cũng đói. Tôi có nên pha thêm bột ăn dặm vào sữa bình cho bé?".

Chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Sarah Schenker (người Mỹ) giải đáp thắc mắc này:
Nếu bạn làm mẹ lần đầu tiên thì việc lo lắng bé luôn bị đói là điều tự nhiên. Tuy vậy, bạn hãy yên tâm rằng, dù bé có vẻ luôn đói nhưng sữa mẹ là đủ cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Cho thức ăn vào sữa ở thời điểm này có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Ở giai đoạn 2 tháng, ruột và thận của bé chưa đủ trưởng thành và không thể tiêu hóa được thức ăn gì, ngoài sữa. Ngoài ra, hệ miễn dịch của bé còn yếu nên chưa thể đối phó với những chất mới (có trong thức ăn) được đưa vào cơ thể. Bột ăn dặm có thể chứa gluten – chất có hại cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Tất nhiên, nhiều bác sĩ khuyến cáo cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Trường hợp này, có thể bắt đầu cho bé thử thức ăn dặm vào cuối tháng thứ 4 (tuần thứ 17). Bé ăn dặm là thời điểm bé có thể ngồi lên và nuốt dễ dàng.

Trộn bột ăn dặm vào sữa có tốt cho sức khỏe của con? 1
Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số cách đáp ứng nhu cầu cho bé ham ăn mà chưa cần đến thức ăn dặm:

- Cho bé bú thêm hàng ngày.

- Với bé dùng sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thử một loại sữa công thức khác. Bé có thể sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo, sử dụng sữa công thức gốc casein (casein-based formula), thay vì sữa gốc whey (whey-based milk) như giai đoạn trước. Điều này đôi khi được gọi là sữa cho bé háu đói.


- Em bé của bạn có thể đang bước vào giai đoạn ham ăn. Điều này thường xảy ra với bé 2-3 và 6 tháng tuổi. Đừng lo vì bé sẽ sớm ổn định trở lại.

- Bé có vẻ muốn ti mẹ nhưng thực ra chỉ muốn được mẹ ôm và ngậm ti mẹ để thấy thoải mái và bình tĩnh. Khi bạn có kinh nghiệm làm mẹ, bạn sẽ biết khi nào bé khóc vì đói hoặc khi nào bé khóc vì khó chịu.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội