Zing News - Tri thức trực tuyến

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón

Chất xơ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: giúp giảm bệnh trĩ, ung thư ruột kết và ung thư đại tràng. Không những thế chất xơ còn giúp cơ thể chậm hấp thu đường trong đồ ăn uống.

Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những mặt hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn nhé.

Dưới đây là gợi ý những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho phụ nữ mang thai:

Quả cam

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.

Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 1

Quả chuối

Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.


Một quả chuối cỡ vừa có 3g chất xơ. Chuối còn chứa pectin - một loại chất xơ được chứng minh giúp thức ăn co bóp tốt trong đường tiêu hóa (lê và táo cũng có chất xơ này).

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 2

Dưa bắp cải

Món ăn truyền thống được lên men như dưa bắp cải có đến 3 gam chất xơ trong một bát nhỏ. Dưa bắp cải cũng cung cấp thêm vitamin C và sắt cho mẹ bầu.

Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit, đạm biến đổi thành các axitcamin dễ hấp thu. Các chất xơ trong rau quả cũng được thuỷ phân, thành dạng dễ tiêu hoá hơn.

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 3

Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ gìn sức khỏe, tốt nhất bà bầu nên ăn dưa bắp cải đã được nấu chín như món dưa xào hay canh dưa bắp cải.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn dưa chua quá thường xuyên và tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc.

Quả lê

Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Mang theo một quả lê nhỏ tới công sở như một bữa ăn phụ dễ dàng.

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 4

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này.

Quả táo

Táo và vỏ quả táo có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác như đào, nho, bưởi. Lượng chất xơ hòa tan trong táo còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol cho những người có lượng cholesterol cao.

Lưu ý cho mẹ bầu một điều là khi ăn táo hãy ăn cả bỏ để không bỏ phí lượng chất xơ nhé.
9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 5

Atiso

Một bông Atiso có chứa 10 gam chất xơ nhưng lại chỉ có 120 gam calo nên giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 6

Bí ngô

Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt.

Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 7

Súp lơ xanh

Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng.

Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 8

Các loại đỗ

Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).

9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 9



Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp các bà bầu không còn lo lắng về vấn đề táo bón khi mang thai.
9 thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ bầu ngừa táo bón 10
Theo GiangC / Trí Thức Trẻ

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu

1. Nước dừa

Thông thường, một phụ nữ tăng khoảng 15kg nước trong quá trình mang thai vì lượng máu của bạn sẽ tăng lên, cùng với đó là việc hình thành túi nước ối. Đó là chưa kể lượng nước có tác dụng điều hòa và giúp bạn bớt căng thẳng và mệt mỏi.

Hãy đảm bảo uống 8 cốc nước mỗi ngày, bao gồm cả nước từ các thực phẩm ăn hàng ngày, nước trái cây. Trong các loại nước quả thì nước dừa là sự lựa chọn vô cùng sáng suốt bởi nó không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp cho cơ thể các phân tử điện phân tự nhiên như kali hay chất béo.

2. Sữa chua

Sữa chua cung cấp protein, men vi sinh và canxi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng lượng đường có lợi trong máu cũng như hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Trong thời kì mang thai, hầu hết các bà bầu thường mắc táo bón, ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề này.

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu 1

3. Quả việt quất

Khi mang thai, bạn rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nam việt quất đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên cho đường tiết niệu. Nó cung cấp một chất dinh dưỡng đặc biệt làm giảm nguy cơ vi khuẩn bám vào các thành ống dẫn tiết niệu.


4. Rau chân vịt

Rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin A, canxi, vitamin B và folate giúp tăng năng lượng và phát triển các dây thần kinh. Rau bina cũng nổi tiếng với khả năng bảo vệ mắt bởi nó chứa cả lutein - loại dưỡng chất có tác dụng như chiếc kính râm làm mát cho đôi mắt của cả mẹ và bé.

5. Omega 3
Loại axit béo này có nhiều trong cá biển, tảo và hạt lanh; hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thống tuần hoàn của thai nhi. Bạn có thể ăn cá ngừ để có lượng omega 3 cần thiết. Ngoài omega 3, cá ngừ còn chứa cả selen - một loại khoáng chất chống oxy hóa và ung thư. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cá ngừ vì một số chất thủy ngân trong thực phẩm này có thể gây hại đến hệ thống thần kinh của bé.

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu 2

6. Chuối

Giàu kali, chuối là thực phẩm lí tưởng giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và giảm nguy cơ tích nước đồng thời đây cũng là loại quả chứa rất nhiều tinh bột, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, lượng tryptophan trong chuối cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.

7. Khoai lang

Cách tốt nhất là ăn khoai lang với chút dầu ô liu. Bạn cũng có thể hấp, luộc hay nướng. Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột, canxi, vitamin C và betacaroten. Đặc biệt, vitamin A trong loại củ này cũng rất tốt cho sự phát triển của da và mắt.

8. Hạt hướng dương

Nằm trong danh sách những đồ ăn vặt lí tưởng, đây thực sự là lựa chọn tốt cho các bà bầu mỗi khi tán gẫu, xem phim hay đọc sách. Hẳn là nhiều bà mẹ trẻ sẽ rất ngạc nhiên khi biết đây là nguồn cung cấp cả axit béo omega-3 và omega-06 cũng như magiê, vitamin A, B, D, E, K, canxi, sắt, kali và kẽm.

10 siêu thực phẩm dành cho bà bầu 3

9. Dâu tây

Thật khó để cưỡng lại sự hấp dẫn của những quả dâu đỏ mọng và ngọt ngào. Càng khó để loại chúng ra khỏi danh sách những thực phẩm cần thiết cho các bà bầu bởi chúng cung cấp cho cơ thể bạn một lượng lớn vitamin C (cực tốt để có làn da khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch), beta-carotene, acid folic và kali.

Nếu bạn ăn dâu tây sau khi một bữa ăn giàu chất sắt, vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thu chất sắt.

10. Đậu phụ

Lượng protein trong đậu phụ không hề thua kém lượng protein trong các loại thịt, cá, trứng. Đặc biệt,chất sắt, canxi, magiê, vitamin A và vitamin K trong đậu phụ rất tốt để quá trình đông máu xảy ra bình thường, đặc biệt là sau khi sinh.



theo Sue Dương / Trí Thức Trẻ

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho

1. Quả nho
Những lợi ích của quả nho với thai phụ:

- Vitamin A và hợp chất flavonol trong nho có tác dụng phát triển thị giác cho bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

- Nho rất nhiều vitamin B, có tác dụng kiểm soát tỷ lệ trao đổi chất ở phụ nữ mang thai.

- Folate được tìm thấy trong nho là chất quan trọng với thai kỳ vì nó giúp tránh các khuyết tật ống thần kinh cho bé.

- Kali và natri trong nước ép nho kích thích phát triển hệ thần kinh cho thai nhi.

- Phốt pho trong nho còn giúp hoàn thiện các gene trong bào thai vì phốt pho là một phần của axit nucleic.

- Magiê trong nho giúp giảm chuột rút cho bà bầu.

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 1

- Nho là một trong số ít loại quả hoàn toàn không có cholesterol, lại có lượng kalo thấp, giúp bà bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

- Nho có hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu.



- Vitamin E và vitamin K của nho giúp đông máu, có lợi cho quá trình chuyển dạ.

- Các chất chống oxy hóa như như anthocyanins, flavon, geraniol, linalol, nerol và tannin giúp tăng miễn dịch, chống nhiễm trùng cho bà bầu.

- Nho còn chứa một hợp chất gọi là resveratrol, giúp kiểm soát cholesterol trong thời kỳ mang thai.

- Nước ép nho chống mệt mỏi và có lợi cho người mẹ trước cơn chuyển dạ.

- Những bà bầu bị bệnh khớp, hen... nếu ăn nho thường xuyên, bệnh sẽ được kiểm soát vì nho chứa các yếu tố kháng viêm.

- Nho hoạt động như một chất tẩy rửa tốt, có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận, cải thiện dòng chảy của mật, giải độc cho gan, tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa...

- Resveratrol - một thành phần quan trọng của nho giúp chống lại các bệnh thần kinh ở phụ nữ mang thai.

- Lá nho có thể dùng để điều trị chảy máu tử cung.

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 2

Lưu ý khi mẹ bầu ăn nho:
Nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh nho bị phun thuốc hay ướp hóa chất không được cho phép.

Vỏ nho có thể gây khó tiêu cho phụ nữ mang thai. Điều này có thể gây táo bón. Bởi thế, nên loại bỏ vỏ khi ăn nho.

Ăn quá nhiều nho có thể gây tiêu chảy.

Một số người bị dị ứng khi ăn nho như đau bụng, ho, nôn, khô miệng, đau họng, đau đầu...

2. Quả chanh

Với phụ nữ mang thai, chanh có nhiều tác dụng như sau:

- Chanh kích thích tiết nước bọt, nhờ thế mà có tác dụng làm sạch miệng. Điều này giúp giảm cảm giác ghê cổ, buồn nôn cho người mẹ.

- Chanh giúp loại bỏ đờm trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa tắc nghẽn đường tiêu hóa. Bởi vậy, nó giúp tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thai kỳ.

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 3

- Hàm lượng axit citric của chanh có tác dụng tiêu diệt giun trong ruột.

- Tác dụng chống vi khuẩn của chanh giúp phòng tránh sốt và nhiễm trùng cho thai phụ.

- Chanh còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, thiamin, niacin, canxi, folate, phốt pho, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B6, riboflavin và không chứa chất béo. Những chất này tăng cường mạch máu, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, đồng thời có vai trò lớn trong việc duy trì huyết áp ổn định khi mang thai.

- Nước chanh còn có tác dụng phòng cảm lạnh cho bà bầu.

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 4

Những hạn chế của chanh với bà bầu:

- Trong nửa cuối của thai kỳ, chứng ợ nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn và ợ nóng có thể trầm trọng hơn do tiêu thụ chanh.

- Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe răng miệng trở nên nhạy cảm hơn. Hàm lượng axit citric từ quả chanh có thể làm tổn hại men răng, dẫn tới các vấn đề về răng cho thai phụ.

- Chanh không chứa protein nên không hỗ trợ tối đa sự phát triển của thai nhi.

- Hàm lượng axit nitric có thể làm một số người mẹ bị đau họng.

3. Quả dâu tây
Những lợi ích của dâu tây với sức khỏe thai phụ:
- Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan. Do đó, loại quả này cần thiết để giảm huyết áp, đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bà bầu. Ngoài ra, dâu tây còn dồi dào vitamin nhóm B có tác dụng duy trì sức khỏe tim mạch.

- Các sợi tự nhiên trong dâu tây giúp thai phụ có cảm giác nhanh no và duy trì vóc dáng lý tưởng khi mang thai.

- Dâu tây chứa phytochemical (chất thực vật tự nhiên) tốt cho sức khỏe thai nhi cũng như của mẹ.

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 5

- Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, chống lại các gốc tự do, hạn chế giảm viêm trong thời kỳ mang thai. Mangan cũng có vai trò trong xây dựng xương thai nhi và giúp xương của mẹ luôn chắc, khỏe.

- Kali và vitamin K, magiê trong dâu tây cũng có tác dụng phát triển xương cho mẹ và thai, giống mangan.

- Dâu tây còn có tác dụng đẩy lùi bệnh gout và đau khớp khi mang thai.

- Các loại quả mọng, trong đó có dâu tây giàu iốt, hữu ích cho hoạt động của bộ não và hệ thần kinh của bào thai.

- Dâu tây cũng thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở bào thai.

Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 6

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dâu tây:
Dâu tây dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc bảo quản thực vật nên nếu ăn nhiều dâu tây bị nhiễm hóa chất có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở bé.

Ở một số bà bầu nhạy cảm, dâu tây có thể gây dị ứng với các dấu hiệu như tiêu chảy, đau bụng, nổi ban, khó thở, buồn nôn...



Hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng chuẩn cho mẹ bầu
Một số lợi ích và lưu ý khi mẹ bầu ăn chanh, dâu tây và nho 7
Theo GiangC / Trí Thức Trẻ

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để phát triển não thai nhi


Các dấu hiệu đánh dấu quá trình não phát triển xảy ra khá sớm, khoảng 16 ngày sau khi thụ thai, với sự hình thành của lá thần kinh (cấu trúc này sau đó bắt đầu cuộn lên và gấp lại, tạo thành ống thần kinh). Đến ngày thứ 27, các ống thần kinh đóng lại, bắt đầu chuyển đổi thành cột sống và não. Bộ não phát triển sau đó tách thành các vùng riêng biệt, để sau này tạo thành não trước, não giữa và não sau. Giữa tuần 24 và 44 của thai kỳ, các khu vực này trải qua thay đổi đáng kể về cấu trúc và chức năng, tiến triển từ một cấu trúc đơn giản để trở thành một trong những hình thái tương tự như não người lớn.

Ống thần kinh đóng là một trong những bước quan trọng nhất của sự phát triển não ở thời kỳ đầu. Người mẹ cần phải nhận thức được yêu cầu dinh dưỡng giai đoạn này để tránh các biến chứng.


Tất cả các chất dinh dưỡng đều quan trọng cho sự phát triển trí não nhưng một số chất có ý nghĩa lớn hơn. Chúng bao gồm protein, sắt, kẽm, selenium, iốt, folate, vitamin A, choline và chuỗi axit béo không bão hòa đa.

Folate và choline là đặc biệt quan trọng trong quá trình mới mang thai để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Iốt cũng đặc biệt quan trọng, thiếu hụt iốt là nguyên nhân lớn nhất của chậm phát triển tâm thần.

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để phát triển não thai nhi 1

Thực phẩm khuyến khích phát triển não khỏe mạnh

Folate có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina và măng tây, cũng như trong các loại đậu như đậu Hà Lan... Folate cũng dồi dào trong gan bò. Trong đó, axit folic (hình thức tổng hợp của folate) được bổ sung trong một số thực phẩm như bột mì, sữa và ngũ cốc...


Choline được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn như cá, trứng và thịt. Nó cũng đặc biệt có nhiều trong gan bò.

Phụ nữ thiếu iốt được khuyến khích bổ sung iốt trong chế độ ăn uống. Cá có chứa hàm lượng cao iốt nhưng phụ nữ mang thai được khuyến khích không dùng cá có chứa thủy ngân. Vì vậy, bổ sung iốt qua thực phẩm khác như muối iốt là lựa chọn an toàn nhất.

Nguy cơ khi mẹ có chế độ dinh dưỡng thấp

Thiếu dinh dưỡng thường do ăn không đủ hoặc chế độ ăn uống nghèo nàn, mắc bệnh suy dinh dưỡng. Vì thế, cân bằng ăn uống khỏe mạnh là điều luôn được khuyến khích, đặc biệt với những người sắp và đang mang thai.

Một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng dinh dưỡng của cơ thể. Nghiện rượu làm tăng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng và đặc biệt dễ bị thiếu folate và choline. Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh gan và thận cũng dễ thiếu hụt dinh dưỡng.

Thai phát triển bất thường do thiếu dinh dưỡng
Thiếu hụt chất dinh dưỡng khi mới mang thai (đặc biệt là thiếu hụt vitamin B và choline) thường dẫn đến các khuyết tật ống thần kinh, các tật nứt đốt sống và thiếu não là phổ biến nhất.

- Nứt đốt sống xảy ra khi các ống thần kinh không đóng đúng cách, dẫn đến thiệt hại của tủy sống và gây tê liệt.

- Thiếu não nghiêm trọng hơn và xuất hiện khi nhiều phần của não không phát triển. Các bé mắc bệnh này thường là chết non hoặc chết ngay sau khi sinh.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn

1. Táo và phômai

Một quả táo mỗi ngày là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, một miếng phômai giàu protein ăn sau khi ăn táo sẽ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 1

2. Khoai lang sấy

Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. Nếu có lò nướng và khéo tay, bạn có thể tự làm khoai lang chip vì nó sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn. Thêm vào đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, C và B6.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 2

3. Bánh mỳ nướng

Bánh mỳ nướng theo công thức cổ điển của Ý, có chứa chuối với 300kalo và 3g chất béo có trong một lát bánh. Đây cũng là món ăn vặt có lợi cho bà bầu nghén ngọt. Bánh còn được pha trộn thêm anh đào khô, giúp bổ sung chất xơ.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 3


4. Xoài cắt miếng

Một cốc nhỏ xoài vàng óng ánh có hơn 100kalo. Hầu hết năng lượng của xoài là do hàm lượng đường tự nhiên cao. Ngoài vị ngọt dịu của xoài chín, bạn sẽ nhận được 3g chất xơ, vitamin A và vitamin C trong mỗi phần xoài. Ăn xoài là cách giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 4

5. Sữa chua với ngũ cốc

Giàu canxi và protein, sữa chua là thực phẩm gần như hoàn hảo khi mang thai. Một số sữa chua chứa vi khuẩn sống, có lợi cho tăng cường tiêu hóa, cải thiện hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch.

Chọn ngũ cốc nguyên hạt có ít nhất 5g chất xơ và ít hơn 6g đường trong mỗi khẩu phần. Trộn sữa chua với ngũ cốc rồi thưởng thức.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 5

6. Trứng luộc kỹ

Trứng luộc kỹ có hàm lượng protein cao. Nếu bạn chỉ thích lòng trắng trứng thì bây giờ là lúc bạn cần ăn cả lòng đỏ. Lòng trắng chứa nhiều protein, còn lòng đỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng có giá trị như choline – chất đóng vai trò quan trọng trong não và hệ thần kinh của thai nhi; folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 6

7. Mơ khô
Quả mơ có hàm lượng cao chất chống oxy hóa là beta-carotene, do màu vàng cam ngoài lớp vỏ. Trong cơ thể, beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A – một loại vitamin giúp phát triển và duy trì sức khỏe của răng, xương và da.

Quả mơ sẽ ngon và bổ hơn khi ăn tươi nhưng mơ lại là loại quả theo mùa. Với mơ khô, bạn có thể ăn quanh năm. Có thể nhấm nháp chút ômai mơ chua ngọt nếu bạn thấy thèm.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 7

8. Cà chua bi
Nếu bạn chỉ thích có món gì nhai mà không nhiều kalo thì cà chua bi là một gợi ý. Bạn có thể ăn nửa bát con cà chua bi mà chỉ có dưới 50kalo.

8 món ăn vặt bà bầu nên thêm vào thực đơn 8

Dồi dào vitamin C, cà chua bi còn cung cấp hàm lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Cộng với một số lượng lớn chất xơ, vitamin A và một ít folate, cà chua bi là món ăn được coi là nhiều dinh dưỡng.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Hạt dẻ cười - món ăn vặt ngày Tết tốt cho bà bầu

Những lợi ích dinh dưỡng khác của hạt dẻ cười:

- Hạt dẻ cười giàu axit béo đơn không bão hòa như axit oleic, có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Đồng thời, nó có khả năng duy trì mức độ lipid ổn định trong cơ thể bà bầu.

- Hạt dẻ cười còn là nguồn tuyệt vời của các chất chống oxy hóa như caroten, vitamin E và các hợp chất polyphenolic, thúc đẩy khả năng miễn dịch của người mẹ.

Hạt dẻ cười - món ăn vặt ngày Tết tốt cho bà bầu 1

- Nhiều loại vitamin B phức tạp quan trọng như riboflavin, niacin, thiamin, axit pantothenic, vitamin B6 và folate nên hạt dẻ cười có thể hỗ trợ tối ưu phát triển thai nhi. Đồng thời, các chất này cũng cần thiết trong quá trình trao đổi chất, truyền dẫn thần kinh cũng như tổng hợp hồng cầu trong cơ thể người mẹ.

- Hạt dẻ cười còn có tác dụng chống viêm nên phòng tránh viêm, đau, sưng khớp cho thai phụ.

- Vitamin A, E trong hạt dẻ cười cũng giúp ngăn chặn nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.

Hạt dẻ cười - món ăn vặt ngày Tết tốt cho bà bầu 2

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ cười
Nếu bạn bị dị ứng với các loại hạt thì nên tránh ăn hạt dẻ cười khi mang thai. Các hợp chất axit trong hạt dẻ cười có thể gây dị ứng với các triệu chứng như ngứa da, hay hình thức nghiêm trọng của shock phản vệ là nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở.

Hạt dẻ cười có thể giàu natri nên sẽ làm tăng huyết áp cho bà bầu. Bởi thế không nên ăn nhiều hạt dẻ cười.

Chất Fructans trong hạt dẻ cười có thể làm rối loạn tiêu hóa, có thể dẫn tới táo bón, đầy hơi hoặc tiêu chảy, đau bụng.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Socola và 9 lợi ích tuyệt vời mẹ bầu chưa ngờ tới

Nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn socola có thể làm giảm huyết áp, ngăn ngừa tiền sản giật cũng như làm tăng tâm trạng vui vẻ cho người mẹ.

Dưới đây là những lợi ích của socola dành cho thai phụ:

1. Socola đen giàu theobromine – một chất có lợi cho tim, giúp làm giãn cơ trơn và giãn nở các mạch máu.

2. Một bài viết từ năm 2008 của tác giả Anthem BlueCross cho thấy, socola đen giúp ngăn ngừa tiền sản giật – tình trạng huyết áp tăng lên nhanh chóng trong thời kỳ mang thai. Biến chứng kèm theo là gây thừa protein trong nước tiểu. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai.

Tiến sĩ Elizabeth Triche từ Đại học Yale dẫn đầu một nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những người mẹ ăn socola khiến hàm lượng lớn theobromine tập trung trong dây rốn nên người mẹ ít có khả năng bị tiền sản giật. Nghiên cứu này cũng được công bố năm 2008.

3. Theobromine trong socola được dùng để điều trị chứng xơ cứng động mạch.

Socola và 9 lợi ích tuyệt vời mẹ bầu chưa ngờ tới 1
Socola tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bầu nên tính toán hợp lý khi ăn vì nó có thể khiến bạn tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

4. Một hóa chất khác có trong socola là magiê có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa cao huyết áp.

5. Flavanoids trong socola là chất chống oxy hóa mạnh, giúp vô hiệu hóa các chất độc hại còn gọi là gốc tự do trong cơ thể. Những chất độc hại này có thể xâm nhập vào cơ thể khi người mẹ tiếp xúc với khói thuốc lá và thuốc trừ sâu.

Chất chống oxy hóa còn có tác dụng giảm thiểu ung thư và các bệnh liên quan. Lưu ý là socola càng sẫm màu thì lượng flavanoids càng nhiều.

6. Socola giúp tâm trạng vui vẻ. Các chất trong socola kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh gọi là endorphin trong não, tủy sống và các bộ phận khác của cơ thể. Sự gia tăng endorphin giúp bà bầu tăng niềm hạnh phúc.

Endorphin còn biết đến tác dụng giúp giảm đau tự nhiên. Bạn có thể thúc đẩy sản xuất endorphin cho cơ thể bằng cách đi bộ hàng ngày.

7. Socola đen có thể làm cholesterol xấu (LDL) lên đến 10%.

8. Chất khác trong socola là serotonin hoạt động như thuốc chống trầm cảm.

9. Chất béo không bão hòa đơn lành mạnh gọi là axit oleic được tìm thấy trong socola . Chất béo này cũng có trong dầu olive. Socola còn chứa chất béo bão hòa gọi là axit stearic nhưng nghiên cứu cho thấy, axit stearic không có tác động tiêu cực đến cholesterol.

Lưu ý khi ăn chocolate:
Vì socola chứa caffein và chất ngọt nên tránh lạm dụng socola trong khi mang thai. Ăn quá nhiều socola hay đồ ngọt khi mang thai có thể dẫn tới tăng cân nhanh và các biến chứng khác. Bạn nên ăn một thanh chocolate nhỏ mỗi ngày hoặc một vài viên kẹo socola .

Phụ nữ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn ăn socola.
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Tầm quan trọng của vitamin B2 đối với bà bầu

(TUANHFAMILY)Riboflavin là một vitamin tan trong nước, điều đó nghĩa là cơ thể không dự trữ được nó nên bạn cần bổ sung vitamin này hàng ngày.

Một số nghiên cứu cho thấy, người mẹ không nhận đủ riboflavin khi mang thai thì sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin B2 tham gia vào phản ứng khôi phục oxy hoá, thúc đẩy cơ thể phát triển, có tác dụng bổ gan, thúc đẩy quá trình bài tiết sữa, ngăn ngứa ngáy - tình trạng khó chịu mẹ bầu hay gặp phải khi mang thai.

Lượng riboflavin cần thiết
- Phụ nữ mang thai: 1,4mg/ngày.

- Phụ nữ cho con bú: 1,6mg/ngày

Giai đoạn mang thai và cho con bú, phụ nữ cần nhiều riboflavin hơn bình thường.

Tầm quan trọng của vitamin B2 đối với bà bầu 1
Những thực phẩm giàu riboflavin mẹ bầu nên bổ sung.


Thực phẩm giàu riboflavin


Sữa, bánh mỳ và ngũ cốc là những nguồn dồi dào riboflavin. Bột mỳ cũng rất giàu loại vitamin này. Hãy thử:


- Một cốc sữa chua ít béo: 0,5mg.

- 1 miếng trứng luộc: 0,3mg.

- ½ cốc đậu nành: 0,3mg.

- ½ bát nấm rơm nấu chín: 0,2mg.

- ½ bát pho mát: 0,2mg.

- ½ bát rau chân vịt nấu chín: 0,2mg.

Ánh sáng có thể phá hủy riboflavin, vì thế nên bảo quản thực phẩm ở chỗ râm, mát.

Tầm quan trọng của vitamin B2 đối với bà bầu 2

Trường hợp không cần bổ sung riboflavin

Nếu bạn nhận đủ riboflavin qua chế độ dinh dưỡng tốt gồm các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt, rau xanh, ngũ cốc… thì không cần phải bổ sung riboflavin. Những phụ nữ bất dung nạp lactose (có trong sữa) có thể phải kiêng sữa. Khi đó, thai phụ cần được ăn uống những thứ giàu riboflavin khác, cũng như có thể bổ sung riboflavin theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Dấu hiệu thừariboflavin

Quá liều vitamin B2 khiến nước tiểu có màu vàng cam sậm.

Dấu hiệu thiếu riboflavin

Dấu hiệu thiếu riboflavin gồm thiếu máu, đau và nứt môi, miệng.
Theo GiangC / Trí Thức Trẻ

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến

Ngô
Ngô có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: magiê, axit béo không bão hòa, protein dạng thô, tinh bột, khoáng chất, carotenoids… Trong đó, hạt ngô vàng đặc biệt giàu magiê giúp giãn mạch, tăng cường nhu động ruột, có lợi cho mật, nhuận tràng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Ngô vàng cũng rất giàu axit amin thiết yếu và glutamate, có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất của tế bào và loại trừ một số chất độc hại ra khỏi cơ thể thai phụ. Còn hạt ngô đỏ lại chứa hàm lượng phong phú vitamin B2, bà bầu ăn vào có thể làm giảm nguy cơ viêm lưỡi, loét miệng và sự thiếu hụt riboflavin.

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến 1


Ngoài ra, nước ngô hoặc trà ngô có tác dụng lợi tiểu, điều hòa huyết áp, giảm viêm nhiệt, tiêu chảy… nên được dùng như một phương thuốc tự nhiên điều trị hội chứng tăng huyết áp và chứng khó tiêu trong thai kỳ.


Khoai lang

Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú.

Một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học của Mỹ và Nhật Bản khẳng định rằng khoai lang còn chứa các chất tương tự estrogen giúp bà bầu có làn da trắng sáng và mềm mại hơn. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa một hợp chất có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và duy trì độ đàn hồi của động mạch.

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến 2

Vì những lí do trên mà các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đánh giá rằng khoai lang là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu.

Gạo lức

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong mỗi 100g gạo lức có chứa 3 g protein; 1, 2 g chất béo; 2,5 g vitamin B1 và B2; 1,8 g vitamin E; 50 mg vitamin C; 50 mg vitamin A; 250 mg axit nicotinic; 250 mg axit folic; 20 mg kẽm; 15 mg magiê; 20 mg sắt; 15 mg phốt pho. Các chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi trong suốt 9 tháng thai kỳ. Hơn nữa, ăn gạo lức tuy bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng không làm bà bầu béo phì hay tăng nhiều cân trong thời gian mang thai.

Những thực phẩm có lợi cho bà bầu và lưu ý khi chế biến 3

Một số chú ý khi bà bầu bổ sung những thực phẩm trên

- Ăn ngô, gạo lức nguyên hạt tốt hơn loại đã qua chế biến.

- Tỉ lệ hợp lý giữa ngô, gạo lức nguyên hạt và thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức là 1 : 4. Nếu không chắc chắn về tỉ lệ thì bà bầu chỉ cần bổ sung 3 – 4 lần/tuần các loại ngũ cốc nguyên hạt là vừa đủ.

- Ăn ngô, khoai lang, gạo lức có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể bà bầu.
Theo Tú Anh / Trí Thức Trẻ

Bà bầu thận trọng để tránh bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những hiện tượng bà bầu dễ mắc phải khi ăn, chế biến đồ ăn không đúng cách.

(Tuanhfamily.com)Bà bầu nghén mắm tôm, ốc ngao

Bún đậu mắm tôm là món sở trường mà tuần nào chị Ngọc (Yên Ninh, Hà Nội) cũng ăn và dường như khi mang thai, mức độ thèm của chị lại tăng cao hơn trước. Trưa nào chị cũng rủ bạn bè đồng nghiệp đi ăn ở quán vỉa hè ngay đầu phố gần công ty chị.

Trước những lời bạn bè khuyên nhủ: “Ăn mắm tôm không tốt cho bà bầu đâu, dễ đau bụng đấy”, chị toàn cười xòa bảo: “Ăn suốt chẳng sao tự dưng bây giờ đau bụng là sao? Kệ, sống được mấy, thích là nhích thôi”.

Thấy bạn bè không hưởng ứng, chị vẫn kiên quyết "bê" bụng đi ăn một mình. Sau 1 tuần ăn liền tù tì, chị phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng “miệng nôn trôn tháo”, tim đập mạnh, khó thở. Tại đây bác sĩ chẩn đoán chị bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. May cho chị là em bé chưa vấn đề gì.

Chị Hiển (Gò Vấp) mang thai được 13 tuần, bản thân chị thấy từ sau khi mang thai, chị rất hay bị đau bụng, bụng nhạy cảm với đồ ăn lạ thế nên dù rất thèm hàng ngao ốc ở ngoài đầu ngõ nhưng chị kiên quyết cạch.

Bà bầu thận trọng để tránh bị ngộ độc thực phẩm 1
Ngộ độc thực phẩm là một trong những hiện tượng bà bầu dễ mắc phải khi ăn, chế biến đồ ăn không đúng cách (Ảnh minh họa)


Một hôm, chị ra chợ mua cân ngao về ăn, do chế biến bất cẩn, chị khiến cả nhà sợ xanh mặt khi nôn thốc nôn tháo cả đêm. Chị phải vào viện truyền nước ngay hôm đó. Tại đây, bác sĩ nhận định chị bị ngộ độc. Dù bác sĩ bảo không sao nhưng chị vẫn lo lắng không biết điều này có nguy hiểm, ảnh hưởng tới em bé trong bụng không.

Đây chỉ là một trong những trường hợp chị em trong giai đoạn bầu bí bị ngộ độc thực phẩm do bất cẩn trong việc ăn uống và chế biến thực phẩm. Trên thực tế, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn yếu hơn bình thường, bạn dễ bị các vi khuẩn khác tấn công, ngoài ốm đau thì ngộ độc thực phẩm là một trong những điều mà các chuyên gia y tế khuyên bạn cần phải lưu ý. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng và sốt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được điều này dễ dàng bằng cách thực hiện những lời khuyên dưới đây.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Rửa tay trước và trong quá trình chế biến thực phẩm là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn ngộ độc thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay kỹ (cổ tay, bàn tay, ngón tay, móng tay và các kẽ ngón tay) bằng nước ấm và xà phòng.

Sau khi rửa, bạn cần lau khô tay thật kỹ bởi vi khuẩn lây lan dễ dàng hơn nếu bàn tay của bạn đang ẩm ướt. Bạn cần lau tay bằng một chiếc khăn sạch hoặc giấy ăn.

Nếu bạn không rửa tay trước khi ăn, bàn tay của bạn có thể đang chứa bụi bẩn, vi khuẩn từ nhà vệ sinh, thùng rác hoặc từ nhiều nguồn khác bên trong và bên ngoài nhà. Những loại vi khuẩn này có thể được chuyển thẳng vào thực phẩm mà bạn dùng, ngộ độc thực phẩm xảy ra là không có gì đáng ngạc nhiên.

Bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, điều này giúp bạn hạn chế lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm kia (lây nhiễm chéo).

Nếu bạn đang bị tiêu chảy, nôn mửa, bạn cần sử dụng một khăn lau riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình; giặt khăn của bạn thường xuyên hoặc sử dụng loại giấy dùng 1 lần để lau khô tay của bạn. Nếu bạn có vết loét hoặc vết cắt trên tay, bạn cần giữ cho chúng sạch sẽ, khô thoáng.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Khi bạn mua thực phẩm đông lạnh từ siêu thị, càng nhanh càng tốt, bạn hãy đặt chúng thẳng vào tủ lạnh hoặc tủ đá.

Bạn cần kiểm tra và giữ tủ lạnh, tủ đá ở nhiệt độ chính xác. Mầm bệnh “chết trong lạnh, nóng nhưng sống trong ấm”, chúng dễ dàng truyền qua thực phẩm nếu môi trường ẩm ướt.

Sau bữa ăn nếu còn thừa quá nhiều thức ăn, bạn cần làm lạnh nó càng sớm càng tốt bằng cách trữ ngay vào tủ đông lạnh. Khi muốn đưa chúng ra khỏi tủ lạnh, bạn cần làm nóng chúng ngay lập tức.

Đó là những thực phẩm: có chứa kem, chẳng hạn như bánh kem và món tráng miệng; thịt và gia cầm; thực phẩm có chứa trứng;..

Lưu trữ thực phẩm an toàn
Che đậy kỹ thực phẩm trong tủ lạnh: Bạn cần cho riêng thịt sống và thịt chín, cho chúng vào ngăn, hộp tủ riêng (có nắp đậy), không để chung với đồ ăn khác. Cần cho đồ ăn vào tủ lạnh, hoặc lồng bán tránh ruồi muỗi, chim chóc, vật nuôi…

Kiểm tra hạn sử dụng của đồ đông lạnh.

Nấu thức ăn kỹ lưỡng
Nấu thức ăn sôi sùng sục, đặc biệt là thịt và gia cầm. Trước khi vớt thịt ra, bạn cần kiểm tra xem chúng đã chín đều chưa bằng cách lấy đũa ấn vào miếng thịt (phần thịt dày nhất), nếu không có nước màu hồng chảy ra chứng tỏ thịt đã chín.

Nếu bạn là một bà bầu bận rộn, bạn có thể sử dụng lò vi sóng, song bạn cần lưu ý để đồ ăn có thể chín tới bằng cách nhìn trên bao bì sản phẩm đông lạnh để biết chính xác mình cần “viba” trong bao nhiêu phút, hoặc bạn có thể khuấy thức ăn để kiểm tra xem nó đã nóng đều hay chưa.

Trước khi tiến hành nấu, bạn cũng cần đảm bảo thực phẩm đông lạnh được rã đông đúng cách. Rã đông thực phẩm ở nơi thoáng mát, lời khuyên của chuyên gia đó là bạn đừng làm tan đá bằng cách nhúng đồ ăn vào một nồi nước đang sôi, làm vậy sẽ khiến vitamin, khoáng chất ở đồ ăn biến mất.

Coi chừng nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo là việc chuyển mầm bệnh từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Các vi khuẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp, ví dụ: từ bàn tay, thiết bị nhà bếp, dao và các dụng cụ khác. Lây nhiễm chéo là một nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm.

Hạn chế ăn ngoài đường

Bởi đây là một trong những tiềm ẩn nguy cơ cao mắc ngộ độc thực phẩm ở bà bầu. Nếu bất khả kháng, bạn nên ăn ở những cửa hàng có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Không ăn ở nơi công cộng, không sạch sẽ. Ngừng ăn nếu thấy trong đồ ăn có “dị vật”.
Khi mang thai, chị em ai ai cũng mừng rỡ. Đi đôi với hạnh phúc là một loạt những rắc rối mang
tên nghén kèm theo khiến mình và người xung quanh khổ sở.
Theo Linh Ghi / Trí Thức Trẻ

Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý

Thủy hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, không hẳn cứ ăn nhiều là tốt.

Cách ăn hợp lý

Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần).

Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).

Ngoài ra, bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…

Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé.

Vì cá (tôm, cua...) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua...) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.

Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý 1

Lưu ý khi bảo quản và chế biến

Không nên mua những loại thủy hải sản ươn. Không mua những loại cá (tôm, cua...) đã được chế biến sẵn và bày bán ở chợ vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.

Khi bạn đi siêu thị, nên chọn mua cá (tôm, cua...) sau cùng để chúng không bị hỏng vì để lâu bên ngoài.

Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước.

Lợi ích mới của thủy hải sản

Những bà mẹ ăn cá (tôm, cua...) trong thời gian mang thai có khả năng giảm 72% hội chứng hen suyễn ở bé sau này. Bên cạnh đó, nhóm bà mẹ ăn 1-2 bữa cá (tôm, cua...) một tuần cũng có tác dụng phòng tránh được chứng chàm bội nhiễm ở bé - Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc.



6 đồ ăn nhẹ bà bầu có thể ăn trong khi đói
Mẹ bầu và cách ăn thủy hải sản hợp lý 2
Theo Gia An / Trí Thức Trẻ

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý những điều sau!

1. Súp lơ (bông cải) xanh được coi là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thai phụ vì súp lơ giàu vitamin lại chứa chất có khả năng ngăn ngừa ung thư.

Hàm lượng vitamin C có trong súp lơ xanh cao gấp 2,5 lần lượng vitamin C có trong cam.

2. Trong quý III, nhu cầu về canxi với thai phụ nên được tăng cường. Nguyên nhân là vì thời điểm này, bộ xương và răng ở bé đã được định hình.

Nghiên cứu cho thấy, bé cần khoảng 13mg canxi mỗi giờ đồng hồ từ máu của người mẹ (tương đương khoảng 250-300mg canxi trong thực phẩm mỗi ngày). Nguồn thực phẩm giàu canxi là sữa, sữa đậu nành, đậu phụ, súp lơ xanh, rau thuộc họ đậu, cá (nhất là cá hồi)…

3. Thực phẩm dồi dào Omega3 và DHA không chỉ quan trọng cho sức khỏe người mẹ mà nó cũng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. DHA giúp bé phát triển bộ não, hệ thần kinh và các cơ quan chính trong cơ thể.

Trong quý III, khi bộ não của thai nhi phát triển mạnh, nhu cầu về DHA cũng được tăng theo. Nguồn thực phẩm giàu DHA và Omega3 là cá, trứng, sò (hoặc các loại thủy, hải sản khác), thịt gà, thịt bò, gan động vật…

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 1

4. Phù là một trong những rắc rối mà nhiều thai phụ phải đối mặt. Chứng bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn có chế độ dinh dưỡng giàu muối. Điều này không có nghĩa là bạn nên ăn nhạt mà bạn nên tránh ăn những món quá mặn.

5. Axit folic là dưỡng chất cốt yếu trước và trong quá trình mang thai. Nghiên cứu chứng minh, nhóm phụ nữ tăng cường thức ăn giàu axit folic trước và trong thai kỳ sẽ giảm nguy cơ dị tật ở bé.

Nhu cầu axit folic với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là khoảng 400mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu axit folic là các loại đậu, gan động vật, sữa đậu nành, súp lơ xanh, hạt hướng dương, các loại rau có lá màu xanh, ngũ cốc…

6. Khoảng 2% phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Chứng bệnh này có thể kiểm soát qua chế độ dinh dưỡng, nghĩa là bạn nên hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrat và đồ ngọt.

Những dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ là bạn gia tăng những cơn khát, tiểu rắt, giảm cân và mệt mỏi.

7. Hemoglobin (một chất có trong máu) giữ chức năng vận chuyển máu và oxy từ phổi tới các cơ quan trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Chất sắt có vai trò sản xuất hemoglobin.

Trong quý III, nhu cầu sắt của mẹ và thai đều được nâng cao. Nguồn thực phẩm giàu sắt là cá (thủy, hải sản), thịt (gia súc, gia cầm), trứng, rau thuộc họ đậu, hoa quả khô…

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 2

8. Thay vì chú trọng đến 3 bữa chính, bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn trong ngày. Cách này giúp bạn giảm thiểu chứng ợ nóng. Đây là chứng bệnh bắt nguồn từ sự thay đổi hormone khi mang thai.

Nguồn thực phẩm khiến chứng ợ nóng khó chịu hơn là thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường; thực phẩm nhiều gia vị; chocolate, đồ uống nhiều caffein.

9. Bạn nên kiểm soát khối lượng thức ăn vặt, không nên ăn quá nhiều những cũng không nên ăn quá ít. Ăn vặt hợp lý và khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh cơn nghén buổi sáng, cung cấp thêm khoảng 300kalo (lượng kalo thêm này phù hợp với nhu cầu của thai phụ). Những thức ăn vặt phù hợp là hoa quả tươi, nước hoa quả, bánh mỳ, bánh ngọt, bánh quy, sữa…

10. Bạn nên hạn chế những món ăn vặt giàu đường và chất béo. Thực phẩm loại này có thể cung cấp năng lượng nhưng lại thiếu các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Khoảng 30% thực phẩm ăn vặt có liên quan đến chất béo.

11. Thịt đỏ và thịt gia cầm là nguồn thực phẩm giàu protein – dưỡng chất rất cần thiết trong quá trình mang thai. Protein giúp xây dựng và hình thành các cơ quan chính của thai đồng thời nó có tác dụng chống các bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa tình trạng máu vón cục ở cơ thể người mẹ.

12. Nếu bạn bị nôn liên tục, bạn càng nên ăn vặt thường xuyên hơn. Duy trì chế độ dinh dưỡng đều đặn là cách tốt nhất để bù vào lượng dưỡng chất bị hao hụt khi bạn nôn.

13. Nitrate (một dạng chất hóa học của muối) thường được tăng cường trong thịt đóng hộp, thịt hun khói, thức ăn nhanh… Nó có tác dụng giữ màu sắc, hương liệu và chống sự xâm nhập của vi khuẩn cho thực phẩm đóng hộp. Nếu dùng nhiều đồ ăn kiểu này, cơ thể của bạn dễ bị thừa muối.

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 3

14. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin trước khi bạn có ý định mang thai.

Lưu ý rằng, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh trước khi bạn muốn làm mẹ sẽ tốt hơn bất kỳ một đơn thuốc nào từ bác sĩ.

15. Các loại quả, củ có màu vàng (hoặc vàng cam) chứa nhiều vitamin A và beta carotene, giúp phát triển xương, da, thị giác cho thai; đồng thời, chúng cũng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng cho người mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung vitamin A một cách tùy tiện. Bởi vì, quá thừa vitamin A (lớn hơn khoảng 4.000 IU vitamin A/ngày) sẽ gây hại cho sức khỏe.

16. Các loại thịt, thủy (hải) sản chưa qua chế biến đều có thể khiến bạn bị mắc bệnh về đường ruột. Bạn tuyệt đối không nên ăn gỏi cá, thịt tái hoặc những miếng thịt còn có màu hồng. Bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm khi chúng đã được nấu chín.

17. Phomat mềm có thể chứa vi khuẩn Listeria. Bạn nên tránh ăn phomat để ngăn ngừa Listeria có thể xâm nhập qua nhau thai, ảnh hưởng đến thai; thậm chí, nó còn gây nên tình trạng sảy thai, thai chết lưu… Ngay cả các loại kem được sản xuất bằng nguyên liệu phomat cũng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu.

18. Khi mang bầu, bạn có thể cảm thấy nôn nao hoặc xuất hiện những cơn ợ nóng. Những lúc này, bạn nên ăn thêm hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại đậu (đỗ), uống nước hoa quả tươi.

19. Nhiều thai phụ hiểu sai ý nghĩa câu “Ăn uống cho hai người (mẹ và bé) khi mang bầu”. Thực chất, bạn không cần phải tăng gấp đôi khẩu phần ăn, bạn chỉ nên tăng khoảng 300kalo mỗi ngày. Sự tăng cân khi mang thai có thể khác nhau giữa phụ nữ này và phụ nữ khác. Mức tăng cân lý tưởng khi mang bầu là từ 10-15kg.

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 4

20. Duy trì cân bằng dinh dưỡng: Mỗi ngày, bạn nên ăn uống đa dạng, bao gồm thịt, cá, sữa, các loại hạt, rau xanh, hoa quả… Như thế mới đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé. Bạn tuyệt đối tránh ăn kiêng vì thịt là nguồn thực phẩm giàu sắt và protein.

21. Bạn nên kiểm soát thói quen uống trà và cafe khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ vượt quá 300mg caffein (chất có nhiều trong trà và cafe) mỗi ngày thì 50% bà bầu có dấu hiệu sảy thai.

22. Nếu nước tiểu của bạn sậm màu hơn thì có thể nguyên nhân là vì bạn không uống đủ nước. Vì vậy, khi mang bầu, bạn nên uống nước đều đặn vào buối sáng, buổi trưa, buổi chiều và uống ít hơn vào buổi tối. Bạn cũng nên bổ sung nước sau khi luyện tập.

23. Chứng thèm ăn khi mang thai có thể được gây ra từ sự thiếu hụt dinh dưỡng; chẳng hạn, nếu bạn thèm khoai tây rán hoặc dưa chua, nhiều khả năng cơ thể bạn cần thêm natri (một chất hóa học của muối).

Chứng thèm ăn phần lớn là do thay đổi hormone khi mang thai. Điều này là bình thường trừ khi bạn thèm những thứ không phải là thực phẩm như cát, vải, gỗ… Khi đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

24. Bạn nên bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường chứa khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh bé nhẹ cân và để lại nhiều rắc rối sức khỏe khác cho bé. Nên nhớ, mọi thứ bạn hấp thu vào cơ thể đều ảnh hưởng đến thai.



Những thay đổi về dinh dưỡng theo từng thời kỳ mang thai mẹ bầu cần biết.
24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ 5
Theo Linh An / Pháp Luật Xã Hội

Mẹ bầu có nên ăn bánh chưng, hành muối?

Ăn uống nhiều và không cân bằng là thói quen của rất nhiều người trong dịp Tết nhưng với bà bầu thì điều này khá nguy hiểm.

Ngày tết bà bầu cần phải chú ý đến ăn uống

Chị Lê Thúy (ở Mỹ Đình – Từ Liêm) đang mang bầu đứa con thứ hai, rút kinh nghiệm từ lần mang bầu lần trước, chị về quê chồng trong Hà Tĩnh, do ở vùng quê nên thực phẩm khó khăn hơn thành thị, nhà nào cũng tích trữ giò chả, ngày nào cũng ăn nên chị bị đầy bụng vì trong giò chả có rất nhiều phụ gia thực phẩm. Rút kinh nghiệm, dịp Tết này chị đã chuẩn bị một ít thực phẩm cho chuyến về quê chồng ăn Tết an toàn.

Còn chị Phương Mai (ở Thịnh Liệt – Hoàng Mai), nhà chồng ở thành phố nên chị chẳng phải đi đâu, nhưng do sở thích ăn đồ ngọt nên chị tăng cân vù vù và bị bụng đầy, khó tiêu. Mùng 3 Tết chị gọi bác sĩ cầu cứu, cả gia đình được phen hoảng loạn.

Với chị Hằng Hải (đường Lê Hoàn – TP Thanh Hóa). Cứ mùng 5 Tết là gia đình chị tổ chức ăn lẩu. Trong thời gian mang bầu chị không bị nghén nên món gì chị cũng có thể ăn được. Do ăn đồ chưa chín kỹ, nước lẩu lại có rất nhiều chất cay nên chị bị “tào tháo đuổi”, ngẫm lại đúng là “sướng cái miệng, khổ cái thân”.

Mẹ bầu có nên ăn bánh chưng, hành muối? 1
Đối với những bà bầu có tiền sử bị các bệnh viêm loét đại tràng hay dạ dày, hệ tiêu hóa không tốt, khi mang thai tốt nhất không ăn hành muối.

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở bà bầu

Theo bác sĩ sản Cao Phương Thảo (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội), việc ăn uống trong những ngày nghỉ Tết là vô cùng quan trọng, bà bầu cần ăn đầy đủ chất và điều độ, đặc biệt không được bỏ bữa, phải xác định ăn uống như ngày bình thường, không ăn quá nhiều, không ăn quá ít. Thai phụ nên đảm đầy đủ chất dinh dưỡng và chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong này. Ngày Tết thường có rất nhiều món tẩm ướp mặn, các bà bầu không nên ăn nhiều vì các đồ mặn thường làm tăng huyết áp của người mang thai.

Ngoài ra, bác sĩ Thảo còn cho biết thêm, ngày Tết nhà nào cũng có món bánh chưng và dưa hành. Bánh chưng làm bằng bột gạo nếp và thịt mỡ nếu ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy các bà bầu chỉ nên ăn nhẹ với món bánh này.

Đối với những bà bầu có tiền sử bị các bệnh viêm loét đại tràng hay dạ dày, hệ tiêu hóa không tốt, khi mang thai tốt nhất không ăn hành muối. Dưa hành khi muối lên men chứa nhiều chất chua, khi ăn khiến dạ dạy tiết dịch vị sẽ làm đau dạ dày.

Mẹ bầu có nên ăn bánh chưng, hành muối? 2
Bánh chưng/ bánh tét làm bằng bột gạo nếp và thịt mỡ nếu ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy các bà bầu chỉ nên ăn nhẹ với món bánh này.

Bánh mứt, ô mai, các loại mít sấy khô… bà bầu vẫn có thể ăn, nhưng chỉ nên dùng để nhâm nhi trong lúc trò chuyện tiếp khách, không nên ăn quá đà vì thực phẩm trên tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin, hết chất dinh dưỡng. Do vậy, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, thành phần chủ yếu là đường. Hơn nữa, đường cung cấp nhiều chất ngọt sẽ gây tăng đường huyết, không có lợi cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Nếu ăn quá nhiều dẫn đến tiêu chảy.

Một lưu ý nữa trong việc ăn uống khi mang thai là cần ăn chín, uống sôi, tránh những đồ ăn tái, rau sống và rau quả chưa được ngâm rửa sạch để tránh bị ngộ độc và nhiễm giun sán.

Các bà bầu cần ăn uống thêm nhiều hoa quả để cung cấp vitamin, các chất xơ, việc uống đủ nước trong thời gian mang thai là rất quan trọng. Bà bầu cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để tránh thiếu nước, giảm mệt mỏi và tránh nguy cơ mắc táo bón dịp Tết. Nếu khi thấy vấn đề rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng các chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Theo Minh Tuyết / Pháp Luật Xã Hội

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu

Khoai lang, hành tây tím, rong biển… là những thực phẩm nên có trong thực đơn của mẹ bầu bị tiểu đường.

Trong thai kỳ, nếu chẳng may bị tiểu đường, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và bản thân như: tăng huyết áp, viêm bể thận, biến chứng thai kỳ, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hậu sản, viêm tuyến vú… Ngoài ra, khả năng vỡ ối và sinh non của những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường cao gấp 10 lần so với các bà mẹ bình thường khác.

Vì vậy, ngoài việc chú ý giữ gìn sức khỏe, tăng cường rèn luyện thân thể, mẹ bầu bị tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu cao hơn bình thường cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Những thực phẩm dưới đây được các bác sĩ đánh giá là tốt và phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu bị tiểu đường.

Khoai lang

Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ.

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu 1

Hành tây tím

Trong hành tây tím có chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu 2

Rong biển

Hàm lượng vitamin, protein, carotein… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu 3

Cà rốt

Cà rốt có nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, rất có lợi cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách: xào, nấu, ngâm dấm… hoặc làm thành sinh tố, nước ép cũng rất ngon.

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu 4

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein , carotene, vitamin, chất sắt , natri, kali, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu 5

Mướp đắng

Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) rất có giá trị trong việc chữa trị cao huyết áp. Mướp đắng tươi có thể sử dụng chế biến món ăn hoặc phơi khô để uống trà. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có tính hàn.

Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong máu 6
Theo Nam Anh / Pháp Luật Xã Hội