Zing News - Tri thức trực tuyến

4 sai lầm của cha mẹ “giết chết” sự tự tin của trẻ

Trong cuộc sống, đôi khi những cư xử của chúng ta vô tình khiến trẻ đánh mất sự tự tin của mình và trở thành đứa trẻ nhút nhát, không dám bộc lộ khả năng của bản thân.
Những việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt ấy của cha mẹ nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con trẻ. Cùng “điểm mặt” những sai lầm ấy nhé!
1. Luôn chú ý đến nhược điểm của trẻ
“Cu Bo nhà mình nhút nhát lắm!” hay “Con bé vụng về lắm, làm gì cũng hỏng cả!”... những câu nói vô tình, nhắc đi nhắc lại khuyết điểm của con ấy tưởng như không có ý nghĩa gì lại có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ.
Khi cha mẹ luôn chú ý đến những nhược điểm ấy, dần dần trẻ sẽ hình thành tâm lý mình thật nhút nhát hay thật vụng về và sự tự tin về bản thân sẽ dần biến mất.
Khắc phục: Khi sự tự tin của trẻ suy giảm vì bất cứ lý do gì thì cha mẹ nên khuyến khích con hướng tới những điều tích cực, tuyệt đối đừng nhắc tới những nhược điểm của trẻ mà phải chú ý đến những điểm mạnh như khả năng sáng tạo hoặc óc hài hước của trẻ, hướng con đến những điều tích cực.
2. Mỉa mai con
Nhiều bậc cha mẹ hay nói với con rằng “Dễ thế mà làm không được” hay “Con kém xa bạn Mai cùng lớp, cái gì bạn ấy cũng giỏi”.
Những câu nói mỉa mai, so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến lòng tự tin của con mất dần và hình thành sự ghen ghét với những bạn giỏi hơn mình.
Khắc phục: Đôi khi người lớn chúng ta cũng nên tự đặt mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ và hành động. Có thể khó khăn trẻ đang gặp phải với chúng ta thật dễ dàng những với trẻ thì không hẳn như vậy. Đừng bao giờ áp đặt lên trẻ cách nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của người lớn chúng ta.
Khi trẻ gặp khó khăn, hãy lắng nghe những ưu tư đồng thời xem xét thật nghiêm túc vấn đề trẻ đang gặp phải cũng như vỗ về, trấn an trẻ, cùng trẻ thảo luận đề tìm hướng giải quyết.
Một điều quan trọng nữa bố mẹ cần chú ý là đừng bao giờ so sánh con với những đứa trẻ khác, bạn phải luôn biết rằng, con là duy nhất không giống với bất cứ đứa trẻ nào khác.
4 sai lầm của cha mẹ “giết chết” sự tự tin của trẻ 1

Ảnh minh họa

3. Giải quyết vấn đề thay trẻ
Con không làm được bài tập ư? Không sao, để bố giúp! Con không thể tự mặc quần áo? Mẹ sẽ mặc giúp con... Và còn rất nhiều vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống và bố mẹ luôn sẵn sàng làm thay tất cả.
Bạn biện hộ rằng con còn nhỏ, mình thương con nhưng đôi khi tình thương đó đang lấy mất lòng tự tin của con đấy. Con bạn dần dần sẽ trở nên ỷ lại, không chịu suy nghĩ và việc thất bại trong cuộc sống sau này là điều không tránh khỏi.
Khắc phục: Cha mẹ nên biết không bao giờ được giải quyết mọi vấn đề thay trẻ mà hãy giúp trẻ tìm cách tự giải quyết vấn đề của mình.
Hãy thảo luận với trẻ về tất cả các cách để giải quyết những vấn đề con đang gặp phải, khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định. Tốt nhất, cha mẹ nên giúp con thực hiện từng bước một để đạt kết quả bằng chính khả năng của trẻ.
4. Tiết kiệm lời khen với trẻ
Khi làm được một việc tốt, tìm ra cách giải một bài toán khó hay giúp bố mẹ làm việc nhà, trẻ luôn mong nhận được lời khen từ cha mẹ.
Tuy nhiên, đôi khi nhiều phụ huynh lại quên mất điều này. Chính thái độ thờ ơ của bố mẹ với những việc làm của trẻ sẽ khiến trẻ có suy nghĩ mình thật vô dụng, không làm được việc gì vừa lòng cha mẹ. Từ đó trẻ sẽ dàn mất niềm tin vào bản thân.
Khắc phục: Cha mẹ đừng bao giờ tiết kiệm lời khen đối với trẻ. Việc chúng ta biết nhìn nhận và công nhận giá trị của trẻ sẽ khích lệ con bền chí và càng có thái độ tự tin, quyết tâm hơn khi thực hiện mọi việc.
Sự khen ngợi từ cha mẹ còn giúp trẻ nhận ra những thành tựu trẻ đã đạt được mà đôi khi chỉ vì một lý do nào đó mà trẻ chưa kịp nhận ra.
Vào 14h ngày 29/5 aFamily.vn sẽ có buổi giao lưu trực tuyến về vấn đề TRẺ BIẾNG ĂN VÀ KÉM HẤP THU DINH DƯỠNG. Buổi giao lưu trực tuyến sẽ có sự tham gia của các bác sĩ: Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), bác sĩ Vũ Văn Lực (Viện Bảo hộ lao động) và dược sĩ Lê Phương (Tổng đài tư vấn sức khỏe 1900.1259).
Độc giả có thắc mắc về tình trạng biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng của con có thể gửi câu hỏi về địa chỉ email: giaoluutructuyen@afamily.vn để được giải đáp.


Lý do khiến cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ

Đã từng đặt chân đến 80 quốc gia khác nhau trên thế giới, vậy mà sau 20 năm sinh sống tại nước Nhật, nhà toán học người Do Thái Peter Frankl đã phải thốt lên rằng ông ngưỡng mộ nước Nhật và cách giáo dục ở đây.

Sở dĩ nước Nhật được cả thế giới khâm phục vì sự phát triển kinh tế thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng với những ai đã từng sống hay nghiên cứu về Nhật Bản đều nhận ra rằng, sự khâm phục đó phải xuất phát từ cách người Nhật giáo dục đạo đức con người.

Trẻ em Nhật được giáo dục về đạo đức không chỉ từ nhà trường mà còn bởi xã hội. Tất cả các môn học đều có nhiệm vụ giáo dục đạo đức chứ không chỉ có những môn tương tự như môn Giáo dục công dân. Học sinh từ khi học mẫu giáo đã được rèn luyện thực hành đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày như cách nói cảm ơn cha mẹ, tự nguyện giúp đỡ và phục vụ các bạn xung quanh, vệ sinh trường lớp…

Lý do khiến cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ 1

Trẻ con Nhật được dạy cảm ơn cha mẹ, thầy cô... những người đã phải lao động để mang đến cho mình một bữa ăn ngon miệng.

Khi trẻ lớn hơn bắt đầu bước vào hệ thống giáo dục phổ cập từ lớp 1 đến lớp 9, các em sẽ được học và thực hành các bài học đạo đức với một chương trình được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa, từ dễ đến khó. Nhóm 1 là liên quan đến bản thân, nhóm 2 là liên quan đến người khác, nhóm 3 liên quan đến tập thể, xã hội và nhóm 4 là liên hệ với thế giới tự nhiên. Học sinh ở các độ tuổi khác nhau sẽ học đủ cả 4 nhóm này nhưng với mức độ khác nhau. Ví dụ như với nhóm liên quan đến bản thân, học sinh lớp 1- 2 sẽ được học về “sự cần cù, chăm chỉ” thì học sinh lớp 7-9 sẽ được học về “yêu quý sự thật”.

Việc rèn luyện đạo đức cho trẻ tại Nhật Bản sẽ diễn ra ngay trong các hoạt động hàng ngày chứ không chỉ nằm trong sách vở. Tất cả các trường từ thành thị đến nông thôn, (từ cấp I đến cấp III) đều bắt buộc học sinh phải làm vệ sinh lớp học và những nơi công cộng trong trường. Việc làm này không những tạo ra một môi trường và bầu không khí học tập tốt mà còn giáo dục nhiều mặt như giá trị lao động, kỹ năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật …

Lý do khiến cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ 2
Trẻ con Nhật được làm quen với môi trường và học cách chăm sóc vật nuôi từ khi còn còn học tiểu học.

Từ khi là học sinh tiểu học, trẻ đã được nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng hàng ngày, quanh năm, ngay cả ngày hè nhằm gắn chặt với môn khoa học, làm quen với thiên nhiên, sinh vật quanh môi trường sống, dần dần hình thành lòng yêu sinh vật, yêu thiên nhiên, yêu quý cuộc sống.

Ngoài ra, những hoạt động trong nhà trường cũng được đặc biệt chú trọng để hoàn thiện chương trình giáo dục đạo đức cho trẻ. Trẻ bắt buộc phải tham gia vào các câu lạc bộ từ cấp II để học cách hoạt động nhóm, thông quá đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể, thúc đẩy trẻ phát triển, khám phá bản thân và khám phá cuộc sống. Những hoạt động này còn giúp trẻ tạo được mối quan hệ gắn bó với bạn bè và thầy cô, rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều tình huống để trẻ thực hành ngay trong nhà trường, thầy cô qua đó sẽ nắm được tính cách của trẻ để kịp thời động viên hoặc uốn nắn.

Lý do khiến cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ 3
Trẻ bắt buộc phải tham gia vào các câu lạc bộ từ cấp II để học cách hoạt động nhóm, thông quá đó rèn cho trẻ tinh thần tập thể.

Chương trình giáo dục đạo đức của Nhật xác định đúng mục đích là rèn luyện cho học sinh chứ không phải để lấy điểm lên lớp. Người Nhật cũng không tham lam ôm đồm nhiều kiến thức mà chỉ chọn ra những điều cơ bản thiết thực nhất để dạy cho con trẻ, để trẻ có được căn bản vững chắc mà phát triển còn hơn dạy cho chúng những điều to lớn viển vông.

Hệ quả của phương pháp giáo dục toàn diện này đã được chứng minh bằng ý thức của cả một cộng đồng người Nhật và ngay cả trên văn bản. Chỉ tại Nhật người ta mới tìm thấy cuốn “Cẩm nang hành động cho toàn dân”, gồm hơn 200 điều, ghi rõ việc cần làm, việc cấm làm, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng. Ví dụ: "Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay".

Lý do khiến cách dạy con của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ 4

Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản đạt hiệu quả cao vì đã kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, trường học và xã hội. Vì dụ đề tài "Bảo vệ môi trường sống xung quanh" được gia đình giáo dục con em rất chi tiết, thực hành đầy đủ. Đến trường, học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 hằng ngày đều phải làm vệ sinh sạch sẽ trường lớp và những nơi công cộng trong trường suốt hơn 10 năm. Ngoài xã hội, đường xá, chợ búa luôn sạch đẹp, có nhiều thùng rác để gần nhau, dân chúng tự phân loại rác khi bỏ vào thùng.

Được giáo dục kỹ như thế nên mỗi người Nhật có thói quen hành vi đạo đức rất tốt. Ví dụ: Anh Oshima Mituteru, 34 tuổi sang Việt Nam làm việc ở Khu phố 6, quận 3, Tp.HCM, sáng nào anh cũng đi nhặt rác quanh những con đường nơi anh làm việc. Có người hỏi "Tại sao anh làm thế?', anh trả lời với lòng chân thành: "Thay đổi nhỏ môi trường cũng đem đến cho tôi cảm giác hạnh phúc".

Nhật Bản: Cuộc thi trẻ càng khóc to, cha mẹ càng thích

Cuộc thi kỳ lạ này được tổ chức thường niên ở Nhật Bản vào Ngày Tết Thiếu Nhi 5/5. Trong cuộc thi này, đứa trẻ nào khóc càng to càng tốt.

Ngày 5/5 mới đây, hàng trăm trẻ nhỏ từ 6 tới 18 tháng đã tham gia sự kiện này ở thành phố Hiroshima. Người Nhật tin rằng tiếng khóc to của đứa trẻ sẽ xua đuổi ma quỷ và giúp trẻ hay ăn chóng lớn.

Trẻ được cho mặc trang phục truyền thống và đeo băng đầu. Hai đứa trẻ được đặt ngồi đối diện nhau trong một vòng thi, đứa nào khóc trước sẽ chiến thắng.

Nhật Bản: Cuộc thi trẻ càng khóc to, cha mẹ càng thích 1

Một trọng tài sẽ giúp quát mắng để trẻ cất tiếng khóc. Một số em bé bật khóc trước khi cuộc thi bắt đầu, trong khi một số đứa lại tỏ ra không hề sợ hãi, chỉ nhìn trọng tài với ánh mắt tò mò.



“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản

Cùng theo chân mẹ Gina tham quan lớp học bơi của con trai cô ấy nhé!

Ngay từ tiểu học, trẻ em Nhật đã được học bơi vì người Nhật cho rằng đây là một trong những kỹ năng sinh tồn vô cùng quan trọng. Trẻ phải được học bơi càng sớm càng tốt.

Bé Branden - con trai Gina năm nay vào lớp 1, dù là lớp nhỏ nhất của bậc tiểu học nhưng các em đã được học bơi. Trường của Branden có một hồ bơi trong nhà dành cho học sinh, tại đây các em được học bơi trong cả mùa đông và mùa hè.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 1
Bể bơi của học sinh tiểu học Nhật Bản khi chụp từ phòng quan sát dành cho gia đình học sinh.


“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 2
Branden cùng em trai ăn bữa sáng tại phòng dành cho gia đình trước khi học bơi.
Bể bơi được chia làm các làn riêng biệt dành cho mỗi học sinh, học sinh khi tham gia học bơi sẽ được trang bị mũ, kính và phao tập bơi đầy đủ.

Phòng học bơi không chỉ có hồ bơi mà còn có khu vực dành cho phụ huynh và gia đình học sinh. Chị Gina cùng chồng mình và cậu con trai út thường xuyên ở lại xem Branden học bơi trong khi cùng nhau thưởng thức bữa sáng. Lớp học của Branden diễn ra vào sáng chủ nhật, bắt đầu từ 9 giờ và kéo dài khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 3
Mỗi học sinh được trang bị đầy đủ mũ, kính và phao tập bơi.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 4
Học sinh được làm ấm người và ôn lại động tác trước khi xuống hồ bơi.

Một giờ học thường có khá nhiều giáo viên, mẹ Gina hôm nay đã đếm được 5 giáo viên nam và 3 giáo viên nữ, ở hai bên hồ bơi. Các giáo viên luôn đi lại quan sát và hướng dẫn cho từng học sinh, họ luôn tập trung tối đa để đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 5
Branden ngoan ngoãn ngồi chờ đến lượt bé được xuống bơi.

Trước khi đưa học sinh xuống bể bơi, các giáo viên sẽ cho các bé khởi động làm ấm người, ôn lại các động tác kỹ thuật trên cạn. Sau khi bơi, giáo viên cũng sẽ chỉnh lại tư thế cho từng học sinh sao cho các em nắm được kỹ thuật một cách chính xác nhất.

Dù chỉ học lớp một nhưng Branden cùng các bạn cũng được học cả cách sơ cứu người bị nạn. Buổi học sẽ kết thúc bằng 15 phút thư giãn hoặc chơi trò chơi tự do trong hồ bơi. Các giáo viên sẽ phân chia nhau trông chừng và tham gia chơi cùng học sinh.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 6
Các bé tự tin thể hiện kỹ năng của mình.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 7
Các giáo viên đi lại liên tục để quan sát học sinh.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 8
Giáo viên sẽ hướng dẫn cho từng em.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 9
Cuối buổi học các bé được chơi tự do.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 10
Branden chơi trò chơi cùng các bạn.

Sau khi hoàn thành một số buổi học nhất định các bé sẽ trải qua một buổi kiểm tra các kỹ năng bơi, giáo viên sẽ đánh giá và xếp loại từng học sinh theo một thang điểm có sẵn. Trong hình là thứ hạng mới nhất mà Branden nhận được, bé đã xếp hạng #7 và rất tự hào với thành tích đó.

“Đột nhập” lớp học bơi của trẻ em Nhật Bản 11
Branden tự hào về thứ hạng mới của mình.

Chị Gina rất thích lớp học bơi của con trai mình, chị cho rằng không gì tuyệt hơn là sau những buổi học ở trường cả gia đình sẽ cùng nhau dậy sớm vào chủ nhật, ăn sáng và cùng ngắm Branden học bơi.

Gặp cô giáo Nhật thừa hưởng phương pháp giáo dục nổi tiếng thế giới

Nhân chuyến công tác của Mazumi Shichida, con dâu của giáo sư Makoto Shichida tại Việt Nam, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với bà về phương pháp giáo dục kiểu Nhật đang được thế giới đánh giá cao này.

“Thiên tài đều tập trung vào não phải, không phải não trái… mỗi đứa trẻ từ 0 – 6 tuổi đều có những khả năng bẩm sinh ở bán cầu não phải. Tuy nhiên, nếu không được chú ý thì những khả năng này sẽ bị bỏ lỡ và biến mất hoàn toàn khi trẻ lên 6” - Theo giáo sư Makoto Shichida, người sáng lập phương pháp giáo dục Shichida Nhật Bản, đó là tiền đề cho sự ra đời của phương pháp này.

Giáo sư Shichida là một nhân vật có uy tín lớn ở Nhật, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những đóng góp của mình đối với nền giáo dục mầm non. Năm 1978, ông đã thành lập Viện Giáo Dục Trẻ Em Shichida (Nhật Bản). Đến nay, hơn 450 trung tâm Shichida đã được thành lập trên khắp nước Nhật và Phương Pháp Shichida đã được công nhận trên toàn thế giới.

Ngày 15/5 vừa rồi, nhân chuyến công tác của Mazumi Shichida, con dâu của giáo sư Makoto Shichida tại Việt Nam, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với bà về phương pháp giáo dục kiểu Nhật đang được thế giới đánh giá cao này.

Gặp cô giáo Nhật thừa hưởng phương pháp giáo dục nổi tiếng thế giới 1
Mayumi Shichida - con dâu giáo sư Makoto Shichida.


Chào bà Mayumi Shichida, ở Việt Nam, phương pháp giáo dục Shichida còn khá mới mẻ, bà có thể giới thiệu sơ nét về phương pháp này không?

- Đây là phương pháp giáo dục cân nhắc đến những tác động, kích thích tích cực để giúp não bộ phát triển một cách toàn diện mà không tạo ra sự chênh lệch giữa não trái và não phải. Các bán cầu não sẽ được dùng những bài học để chú trọng kích thích sự phát triển theo đúng giai đoạn phát triển sinh học của trẻ nhằm phát triển hết tiềm năng của bé. Bên cạnh đó, các bài tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thích hợp rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và quan trọng hơn cả, phương pháp giáo dục Shichida đặt mục tiêu giáo dục toàn bộ nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ lên hàng đầu. Cụ thể là dạy bé những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, cách bé suy nghĩ độc lập, các quy tắc xã hội, cũng như việc phát triển những cảm xúc và tinh thần cộng đồng. Phương pháp giáo dục này sẽ giúp trẻ phát triển động cơ học tập, cũng như niềm vui tò mò, khám phá những điều mới và thế giới quan xung quanh trẻ.

Phương pháp này có khác gì những phương pháp giáo dục khác trên thế giới thưa bà?

- Sự khác biệt là chúng tôi không chỉ giáo dục trẻ, mà đồng thời còn hướng dẫn và giáo dục các bậc phụ huynh cùng lúc. Khi trẻ phát triển thì cha mẹ cũng phát triển theo. Với phương pháp Shichida, cha mẹ, hoặc ít nhất phải có cha hoặc mẹ cùng học với bé. Chúng tôi cần mối liên kết giữa gia đình và bé, vì nếu không thì phương pháp Shichida sẽ không còn giá trị. Cùng với bé, cha mẹ sẽ học hỏi được nhiều kỹ năng trong cuộc sống, cách nuôi dạy và giáo dục con cái, học cách trở thành một người cha, người mẹ gương mẫu, một công dân tốt. Xã hội sẽ tốt hơn khi có những công dân tốt.

Gặp cô giáo Nhật thừa hưởng phương pháp giáo dục nổi tiếng thế giới 2
Giáo sư Makoto Shichida - người phát minh phương pháp giáp dục Shichida Nhật Bản. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho những đóng góp của mình đối với nền giáo dục mầm non.

Khi được áp dụng ở Việt Nam, phương pháp Shichida có phải thay đổi gì để phù hợp với tâm lý, điều kiện và hoàn cảnh của người Việt Nam không?

- Tôi nghĩ rằng sự điều chỉnh lớn nhất chỉ là về ngôn ngữ vì phương pháp Shichida đã được nghiên cứu suốt 50 năm và thực hiện tại nhiều nước với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới rồi. Chúng tôi không thấy có gì khác biệt trong việc giáo dục một đứa trẻ, và cách cha mẹ chúng yêu thương chúng là như nhau, dù chúng có ở đâu.

Để giáo dục trẻ bằng phương pháp này một cách hiệu quả, cha mẹ cần phải lưu ý những gì?

- Cha mẹ cần nắm rõ các mốc phát triển của một đứa trẻ là như thế nào. Ở từng giai đoạn thích hợp, chúng tôi đều có những bài học và hoạt động phù hợp với từng độ tuổi của bé. Cha mẹ đừng ép một đứa trẻ 3 tuổi vẽ đẹp như một đứa trẻ 6 tuổi, đại loại thế. Hãy để việc học là một điều mang lại sự vui vẻ, đừng ép trẻ làm những gì quá sức của chúng.

Liệu có những trường hợp nào thất bại khi áp dụng phương pháp Shichida không thưa bà?

- Chúng ta cần định nghĩa chữ “thất bại” là gì đã. Trong thực tế, nhiều phụ huynh nghĩ rằng con họ theo phương pháp Shichida từ 3-6 tháng nhưng họ không thấy kết quả gì => lãng phí thời gian => thất bại. Thực ra, lứa tuổi của bé rất quan trọng trong việc áp dụng phương pháp giáo dục này. Dạy một bé còn nhỏ sẽ khó hơn dạy một bé lớn hơn. Từ 0- 3 tuổi: não phải phát triển nổi trội, bé sẽ tiếp nhận mọi thứ được dạy nhưng sẽ chưa thể hiện ra bên ngoài được. 3-6 tuổi: chuyển sang phát triển não trái, lúc này những gì bé học sẽ được lưu trong não nhiều hơn, và những gì đã được học trong giai đoạn não phải tiếp nhận sẽ bắt đầu biểu hiện ra nhiều hơn. Nếu bạn bảo 1 bé 3 tuổi viết 1 câu văn, bé sẽ không viết được, nhưng 1 bé 6 tuổi thì sẽ khác. Cho nên đối với trẻ nhỏ không thể nào gọi là thất bại, mà chỉ là người lớn đặt kỳ vọng quá lớn vào trẻ, hoặc đặt không đúng thời điểm. Cha mẹ phải cho con thời gian để tiếp nhận và không thể gọi khoảng thời gian chưa tiếp nhận là “thất bại” được.

Gặp cô giáo Nhật thừa hưởng phương pháp giáo dục nổi tiếng thế giới 3
Với phương pháp giáo dục Shichida, bố hoặc mẹ sẽ cùng ngồi học với trẻ.

Bố chồng của bà - giáo sư Makoto Shichida là người sáng lập ra phương pháp này, hẳn bà cũng áp dụng phương pháp này với những đứa con của mình?

- Chắc chắn rồi. Tôi có 3 người con. Là một người làm việc ngoài xã hội nên tôi có rất ít thời gian dành cho gia đình và con cái. Tôi đã từng rất áy náy về điều này. Làm thế nào để vừa chu toàn công việc bên ngoài, vừa phải nuôi dạy con cái một cách toàn vẹn? Khi bố chồng tôi, giáo sư Shichida biết tôi có cảm giác đó, ông đã kêu tôi lại và nói: “Này Mayumi, con đừng quá lo lắng, vấn đề không phải là con có bao nhiêu thời gian cho các cháu, mà là chất lượng thời gian con đã sử dụng với các cháu như thế nào?” Điều này đã làm tôi nghĩ lại và thay đổi. Tôi đã tận dụng thời gian ít ỏi bên con để biến chúng trở nên có ích. Mỗi đứa trẻ đều có một năng lực đặc biệt, nếu chúng ta biết cách khơi gợi năng lực đó đúng cách, đúng thời điểm, thì những năng lực đó sẽ được phát triển một cách đặc biệt.

Vậy theo bà, điều đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục con mình là gì?

- Tôi không muốn tạo ra những thiên tài, mà chỉ muốn con cảm thấy bản thân chúng tốt đẹp, vui vẻ, hạnh phúc. Thay vì đào tạo con thành thiên tài, tôi muốn con mình là một người hữu dụng với những kỹ năng chúng có thể có, để vừa giúp được bản thân, vừa giúp được người khác, và có thể đóng góp được cho cộng đồng và xã hội. Với tôi, mục tiêu tối thượng là dạy cho con biết suy nghĩ độc lập. 3 người con của tôi, một đã vào Đại học, một đang học PTTH, còn lại là THCS. Ba cháu có 3 tính cách khác nhau. Người con đầu thì mạnh mẽ và có khuynh hướng lãnh đạo. Cháu thứ hai rất quan tâm đến mọi người, bé còn lại thì rất tự giác và sáng tạo. Chúng phát triển theo cách chúng muốn, và tôi nghĩ mình đã làm đúng vì đã khuyến khích chúng đi theo con đường mà chúng tự tin là mình mạnh mẽ.

Trân trọng cảm ơn bà Mayumi Shichida vì những chia sẻ rất hữu ích này!

Nhật Bản:Trẻ làm toán kém không xấu hổ bằng việc không có ước mơ

Mẹ Masao - một bà mẹ Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe trong thời gian ở đất nước này.

Ngồi tìm hiểu sách giáo khoa bậc tiểu học ở Nhật, không thấy có chỗ nào dạy trẻ con nói hay viết những điều chung chung như học tập tốt, lao động tốt; "phải" hiếu thảo với ông bà cha mẹ; "phải" khoanh tay lên bàn mắt nhìn lên bảng...

Môn đạo đức lớp 1 toàn bài tập thực hành kiểu: quan sát xem ông bà cha mẹ cười tươi vào lúc nào, em nghĩ nên làm gì để cho người thân của mình cười tươi hằng ngày và làm thử xem kết quả ra sao; ra công viên thì tìm sọt rác chỗ nào; công viên là nơi công cộng nên phải để ý không làm phiền những người xung quanh; khi lên xe bus thì chào bác lái xe và trước khi xuống thì nói cảm ơn; đi mua hàng nếu đến sau thì xếp hàng chứ không được chen ngang; hàng ngày gặp mọi người thì chào thật to và cười thật tươi nhưng ở những nơi công cộng không được nói to...

Thực hành trồng trọt, dù là học sinh nông thôn hay thành thị, trẻ đều được đến trang trại/vườn của bác nông dân để được nông dân hướng dẫn, cùng gieo hạt, trồng cây hoa/rau quả và chăm sóc cho đến khi thành phẩm thì đi thu hoạch chứ không ngồi học lý thuyết trên lớp hay ở phòng thí nghiệm...

Đến trường học nào cũng vậy, ở trong lớp học hay ngoài vườn, trẻ con đều rộn rã, vui vẻ, tích cực hoạt động chứ chưa thấy lớp học nào mà trẻ ngồi im phăng phắc học... Đối với mình, khi đi trợ giảng môn Quốc ngữ, học trò như là bạn vậy, chúng tự tin khi phát biểu và có thể mạnh dạn trao đổi với cô giáo mà không sợ áp đặt suy nghĩ hay bị rào cản cô trò.

Nhật Bản: Trẻ làm toán kém không xấu hổ bằng việc không có ước mơ 1
Ở Nhật, việc làm toán kém và viết chữ xấu không đáng xấu hổ bằng việc không trả lời được câu hỏi: "Lớn lên em muốn làm gì?","Ước mơ của em là gì?" theo đúng nghĩa đen của nó.

Cũng gần 2 năm lui tới các trường tiểu học, mình thấy rõ một điều: Ở Nhật, giáo viên tiểu học chưa bao giờ là nỗi ám ảnh của phụ huynh học sinh.

Từng theo chân thầy hiệu trưởng ra đến cổng để đón các bé người nước ngoài chuyển đến; đi theo thầy chủ nhiệm đến từng gia đình của hơn 30 học sinh trong 1 lớp suốt một tuần liền để xem xét điều kiện và tình tình học tập ở nhà của các bé ra sao; từng chứng kiến cả hiệu trưởng, chuyên gia và giáo viên chủ nhiệm cùng ngồi tiếp cặp vợ chồng người Việt Nam có con được chẩn đoán là tự kỉ để thuyết phục phụ huynh đồng ý cho con mình vào lớp học đặc biệt... mới càng thấm thía: Ở đất nước này, phương châm và chính sách giáo dục nhà nước ban ra không phải để nói miệng chơi hay truyền tay nhau đọc cho vui.

Như trường hợp của bé bị chẩn đoán là tự kỉ, sau khi kiểm tra ở trường, thuê chuyên gia về tự kỉ đến để kiểm tra lần nữa, nhà trường mới mời phụ huynh đến đế giải thích về tình hình và tư vấn. Nếu bố mẹ đồng ý, bé sẽ được học theo chế độ đặc biệt mà nửa thời gian bé học ở lớp bình thường để tránh vấn đề tâm lý cho bé và gia đình, một nửa thời gian bé được học với sự hỗ trợ luân phiên của 4 giáo viên -chuyên viên. Các buổi khám và họp định kì với phụ huynh, thành phố chi trả toàn bộ chi phí thuê chuyên gia và phiên dịch chứ phụ huynh không tốn đồng nào. Việc mà người ta muốn phụ huynh làm kí vào tờ giấy đồng ý cho con mình theo học chế độ đặc biệt này.

Ở Nhật, sách giáo khoa hay chương trình dạy, phương pháp dạy đều thế hiện rõ phương châm: dạy trẻ trở thành người sáng tạo và có ước mơ. Người ta không dạy trẻ con học thật nhiều chữ hay làm những bài toán khó, thế nên, học tiểu học ở Nhật không lo bị đội sổ hay bị đúp. Các bài kiểm tra có nhưng không có các kì thi cuối kì và thi vào trường chuyên đầy ác mộng đối với học sinh tiểu học.

Ở Nhật, việc làm toán kém và viết chữ xấu không đáng xấu hổ bằng việc không trả lời được câu hỏi: "Lớn lên em muốn làm gì?", "Ước mơ của em là gì?" theo đúng nghĩa đen của nó. Thành ra nếu con bạn có tố chất và muốn làm toán khó, bạn có thể đưa con đi học thêm ở bên ngoài chứ nhà trường không có các lớp bồi dưỡng Văn, Toán... Trường tiểu học ở đây chỉ có các đội hợp xướng, đội bóng chày, đội bơi thành tích cao... mà thôi.

Nhà mình có đứa cháu từ bé đã thích bơi và có ước mơ trở thành vận động viên Olympic nên khi vào lớp 1, bé được đăng kí vào câu lạc bộ bơi thành tích cao. Khi thành tích của cháu chững lại do thừa cân, nhà trường đã mời ngay bố mẹ cháu sang làm việc với chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng để điều chỉnh ngay chế độ rèn luyện ở nhà và ăn uống phù hợp. Mặc dù đến nay cháu đã phải chuyển hướng qua Karatedo và ước mơ của bé cũng gần với thực tế hơn, nhưng việc cháu mang ước mơ và quyết tâm thực hiện nó, cộng với sự hỗ trợ tối đa từ trường và phụ huynh như mình đang thấy tận mắt, mình ngộ ra: Đầu tư giáo dục cần sự bài bản và hiểu biết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và địa phương. Lý thuyết này mình nghe từ xửa từ xưa rồi và cũng từng chả tin, nhưng mãi gần đây nhờ tiếp cận thực tế mình mới hiểu nó là điều có thực chứ không hề là lý thuyết suông hay là cái đích không thể thực hiện xa vời.

Trích đăng từ Facebook Trải nghiệm Nhật Bản của gia đình Masao

Những điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho con

Cha mẹ Nhật không quá chú trọng dạy con học đọc, học chữ từ sớm vì còn rất nhiều điều tuyệt vời khác bố mẹ có thể làm cho con từ 0-3 tuổi.

Trong khi rất nhiều cha mẹ Việt đang sôi sục dạy con học chữ, học đọc và học tiếng Anh sớm thì cha mẹ Nhật lại không quá chú trọng dạy con từ sớm những điều đó. Bởi vì, theo các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật, có rất nhiều điều tuyệt vời cha mẹ có thể làm cho con trong giai đoạn 0 – 3 tuổi, thay vì học chữ sớm.

Dưới đây là những điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho con trong giai đoạn 0-3 tuổi:

1. Nuôi dưỡng “năng lực quan sát” và trải nghiệm trong thiên nhiên

Theo Thầy TakahamaMasanobu (người sáng lập ra HANAMARU là một phương pháp học tập dành cho trẻ nhỏ), từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn nền móng cho cuộc đời của mỗi con người, là giai đoạn mà trí não của trẻ có khả năng hấp thu nhiều nhất (đến 3 tuổi bộ não đã nặng bằng 90% trọng lượng của não người lớn).

Năng lực cơ bản giúp trẻ học tập sau này đều hình thành từ chính những trải nghiệm mà trẻ được trải qua trong thời kỳ ấu thơ này. Đồng thời có rất nhiều năng lực của trẻ chỉ có thể nuôi dưỡng và phát huy ở giai đoạn này mà thôi. Một trong những năng lực mà trẻ vô cùng nhạy bén đó chính là “năng lực quan sát”. Việc trẻ có cách nhìn đối với những sự vật khi quan sát ở công viên, vườn hoa, vườn thú khác cách nhìn của người lớn chính là một năng lực quan trọng cần được nuôi dưỡng ở thời kỳ này để chính năng lực ấy sẽ nở hoa dưới một hình dáng khác.

Những điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho con 1
Mẹ Nhật thường xuyên cùng con đi dạo để khám phá và trải nghiệm thiên nhiên cùng con. (Ảnh: Internet)

Hầu hết các trường mẫu giáo hay nhà trẻ Nhật đều cho các em đi dạo công viên vào mỗi sáng chính là để các em được thưởng thức không khí và ánh nắng ban mai, được tự mình khám phá thiên nhiên. Thay vì ép trẻ học những gì trẻ không thích hãy cố gắng nuôi dưỡng những gì trẻ có hứng thú, cho trẻ được thỏa sức đắm mình trong thiên nhiên để trải nghiệm, để cảm nhận thiên nhiên bằng đôi mắt của mình mới chính là những nền móng cơ bản giúp cho quá trình học tập của trẻ sau này.

Theo đó, các “món ăn tinh thần” ở thời kỳ ấu thơ để giúp trẻ lớn lên sau này chính là:

- Được hòa mình trong thiên nhiên, quan sát mọi sự vật bằng đôi mắt của mình.

- Được trải nghiệm hạnh phúc khi tự bản thân mình suy nghĩ và làm đến cùng những gì trẻ muốn.

- Nuôi dưỡng năng lực cảm thụ cho trẻ bằng cách nói với trẻ những tính từ chỉ cảm xúc như bày tỏ sự ngạc nhiên, hay cảm thán trước một cảnh đẹp…

- Hãy để trẻ được trải nghiệm những bí ẩn của thiên nhiên và sự vật để kích thích trí tò mò của trẻ như vì sao chạm tay vào áo len thì bị giật, thổi hơi vào kính thì kính mờ… bởi vì thời kì ấu thơ còn là thời kì nuôi dưỡng cảm giác hay cảm thụ khoa học.

Có rất nhiều trải nghiệm bé được làm quen từ hồi nhỏ sẽ được gặp lại khi bé bước vào tiểu học, trung học... và khi ấy bé sẽ ồ lên thích thú "Thì ra là như vậy. Cái hiện tượng hồi đó chính là cái này à...". Có rất nhiều trường hợp những đam mê của một con người cũng chỉ xuất phát từ những nhân duyên rất tình cờ và nhỏ bé.

- Hãy ôm ấp, vuốt ve và trao cho trẻ thật nhiều cử chỉ yêu thương để trẻ học được cách tiếp xúc với mọi người mà không sợ hãi. Ôm ấp với mẹ cũng chính là một trải nghiệm tuyệt vời nuôi dưỡng tính nhân văn trong con người bé sau này.

2. Mẹ hãy là người truyền cảm hứng cho trẻ

Bác sĩ Sawaguchi Toshiyuki (Giám đốc trung tâm nghiên cứu não của con người ở Nhật Bản) luôn đặt một câu hỏi cho các cha mẹ rằng: "Bạn có biết tất cả những gì trẻ nói, trẻ cười đều bắt đầu từ việc bắt chước mẹ không?" Vì thế, những lời khuyên của bác sĩ dành cho cha mẹ là:

- Nuôi con bằng sữa mẹ: trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm nguy cơ bị chứng tự kỷ. Không cần nói nhiều nữa chắc hầu như mọi người đều biết những ưu việt của sữa mẹ rồi.

Những điều tuyệt vời cha mẹ Nhật làm cho con 2
Các cha mẹ Nhật trong một buổi khiêu vũ tập thể cùng con, các em bé được bố mẹ bế ở đằng trước để cảm nhận được sự an toàn và yêu thương của bố mẹ. (Ảnh: Internet)

- Hãy bắt chước mẹ con Kangaroo, bế trẻ ở đằng trước. Có rất nhiều lợi ích từ việc này như giúp trẻ và mẹ trò chuyện dễ hơn, dễ nhìn vào mắt nhau hơn, bé cảm nhận được tình cảm của mẹ nhiều hơn…

- Hãy để trẻ bắt chước những việc mẹ làm, những lời mẹ nói: hãy dùng từ lặp lại nhiều lần khi nói chuyện với trẻ, hãy nói những từ hay câu ngắn để trẻ dễ bắt chước.

- Hãy cho trẻ chơi cùng bạn bè khi được tầm 2 tuổi để giúp trẻ nuôi dưỡng tính xã hội, học cách điều khiển cảm xúc của bản thân và cách tồn tại trong tập thể.

- Hãy tạo thói quen sinh hoạt có quy tắc cho trẻ khi trẻ khoảng 1 tuổi rưỡi trở đi như ngủ sớm, dậy sớm, ăn đúng giấc…

Đây là những kiến thức được mẹ Bon - một người mẹ Việt trẻ ở Nhật ghi chép và tổng hợp từ những lời khuyên, những đúc kết của các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật nhằm khuyến khích các bậc cha mẹ hãy cố gắng làm cho con mình trong giai đoạn con từ 0-3 tuổi. Lần đầu làm mẹ với rất nhiều cảm xúc, bối rối cộng thêm niềm đam mê, khao khát tìm hiểu những phương pháp nuôi dạy con khoa học để nuôi dạy một em bé hạnh phúc, mẹ Bon đã miệt mài chia sẻ những điều tuyệt vời mà bản thân mình được học hỏi và trải nghiệm với các bà mẹ khác. Mời độc giả đón đọc những chia sẻ hữu ích và gần gũi của mẹ Bon vào các ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần nhé!

Cha mẹ đừng quá khắt khe khi con không chào người lớn

Nếu bé dưới 3 tuổi gặp người lớn không chào và hay nói bậy thì cha mẹ cũng đừng vì thế mà buồn. Đó là một trong những điều bác sĩ tâm lý Akehashi Daiji - tác giả cuốn “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” chia sẻ.

Giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn trẻ cần được nuôi dưỡng cảm xúc, khẳng định bản thân và khẳng định cái tôi, vì vậy, đây cũng là giai đoạn bố mẹ Nhật dành cho con rất nhiều thời gian chất lượng.

Một điều mà bạn sẽ rất dễ gặp ở Nhật là hình ảnh những người mẹ dẫn con ra công viên cho bé chơi đùa và có khi là chơi cùng con. Ngày cuối tuần, các công viên luôn tràn ngập những nụ cười của các gia đình đưa con tới đây. Bạn sẽ nhìn thấy những ông bố tận tuỵ ngồi nghịch cát cùng con, giúp con bắt sâu, bắt ve, bắt bướm hay giúp con chơi lộn xà…

Cha mẹ đừng quá khắt khe khi con không chào người lớn 1

Các em bé Nhật vui vẻ, hạnh phúc chơi trong công viên ngày cuối tuần. (Ảnh: The Japan Times)

Đó là những hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấy trong hầu hết các công viên ở Nhật. Chơi với con là cách các ông bố chia sẻ vất vả với mẹ ngày cuối tuần, tăng tình yêu thương với con và đặc biệt là để hiểu tính nết, cảm xúc của con hơn, từ đó cùng với mẹ biết cách nuôi dưỡng cảm xúc cho con ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.

Bác sĩ Akehashi Daiji (bác sĩ thần kinh và tâm lí trẻ, tác giả bộ sách “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” được rất nhiều cha mẹ Nhật tìm đọc) có những lời khuyên dành cho cha mẹ để nuôi dưỡng cảm xúc cho con trong giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi như sau:

- Khẳng định cái tôi cá nhân (cảm nhận bản thân mình có một giá trị nhất định, riêng biệt) chính là cảm xúc cơ bản làm nền móng cho mọi hành vi và cảm xúc của con người, và nó rất cần được nuôi dưỡng trong giai đoạn 0-3 tuổi.

- Uốn nắn, dạy trẻ về quy tắc ứng xử hay phép tắc nơi công cộng, nếp sinh hoạt… phải thực sự từ 3-6 tuổi, thời điểm này trẻ mới đủ nhận thức để hiểu vì sao mình phải làm như vậy. Vì thế, nếu bé dưới 3 tuổi mà gặp người lớn không chào, hay nói bậy thì cha mẹ cũng đừng vội lo lắng, hãy tiếp nhận hành vi ấy của trẻ như là một sự trưởng thành. Thay vì nói sao con hư thế hãy đổi cách tiếp cận: “Ôi, từ này mẹ không dạy mà con cũng biết à”. Sau đó nhắc nhở con: “Nhưng mà từ này mình không nên nói con ạ…”.

Việc chào hỏi, hãy để trẻ nhìn cha mẹ rồi học tập cũng không muộn. Trẻ sẽ học theo những gì cha mẹ chúng làm bởi vì trẻ em chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ. Muốn dạy trẻ những phép tắc thì đầu tiên cha mẹ hãy làm rồi cho trẻ nhìn và bắt chước theo, tiếp đến hãy tạo ra một môi trường để trẻ có thể học được cách ứng xử và các phép tắc thay vì chỉ dùng lời nói để thuyết giáo trẻ.

Cha mẹ đừng quá khắt khe khi con không chào người lớn 2
Cha mẹ Nhật luôn cùng con trải nghiệm để hiểu tính cách và cảm xúc của con hơn.

- Để nuôi dưỡng khẳng định cái tôi cá nhân cho trẻ không thể thiếu sự ôm ấp vỗ về và những cử chỉ yêu thương trong giai đoạn đầu đời.

- Tiếp đến hãy diễn đạt cảm xúc của trẻ bằng lời nói bởi vì trẻ ở giai đoạn này chưa biết cách dùng từ ngữ để diễn đạt cảm xúc của mình. Ví dụ khi con đang trải qua một cảm xúc nào đó, hãy dùng lời nói để diễn đạt và chia sẻ với con như “Con đau, con buồn, con đói, con muốn mẹ ôm... đúng không?”.

- Cha mẹ chăm sóc chu đáo cho trẻ trong sinh hoạt hàng ngày chính là một hành động nuôi dưỡng cảm xúc tin cậy vào cha mẹ, bởi vì thông qua những hành động chăm sóc ấy trẻ cảm nhận được rằng mình có giá trị tồn tại nhất định với cha mẹ, mình được cha mẹ yêu mến nên sẽ tin tưởng tuyệt đối vào cha mẹ.

- Khi trẻ muốn kể cho ba mẹ nghe chuyện gì thì dù bận đến mấy cũng hãy hướng ánh mắt đến con và hồi đáp lại câu chuyện “Ồ, thế à..” vì hành động ấy của cha mẹ khiến trẻ cảm nhận rằng “A, mình rất là quan trọng với cha mẹ”, trẻ sẽ tự tin với chính mình hơn.

- Hãy nói với con “Cảm ơn con” thật nhiều, mỗi khi trẻ làm gì đó giúp cha mẹ. Trẻ sẽ cảm nhận được mình có vai trò nhất định, giúp ích được cho cha mẹ, tự nhiên trẻ sẽ càng có hứng thú và động lực để làm việc hơn.

Bài học làm mẹ đầu tiên: Bỏ điện thoại đi và trò chuyện với con

Từ 0 đến 3 tháng tuổi, nhu cầu lớn nhất của trẻ là trò chuyện cùng ba mẹ, vì thế thời gian chơi đùa và trò chuyện với con sẽ tuyệt vời hơn tất cả mọi giáo cụ học tập đắt tiền nào.

Bỏ iphone đi mỗi khi ở cạnh con

Những đứa trẻ sinh ra trong thời đại Iphone, Ipad liệu có sung sướng và hạnh phúc hơn chúng ta không nhỉ? Sinh con được 2 tuần, tôi chợt nhận ra điều đó khi nhìn vào ánh mắt của con, mà trên tay vẫn đang cầm chiếc Iphone để lướt mạng. Nếu con tôi đang được bà bế thì để đáp lại ánh mắt mở to ngây thơ ấy sẽ là những lời trò chuyện, bài hát ru hay là nụ cười với cháu, cho dù ở giai đoạn này cháu chỉ nhìn vào mắt bà không quá 3 giây rồi lại đưa mắt đi nhìn chỗ khác.

Ở thời của những người như mẹ tôi làm gì có smartphone hay những trò giải trí khác nên khi bế con trên tay các mẹ đều hát ru, nói chuyện với con, chăm chú nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Còn thời đại của chúng ta, những bà mẹ sinh ra trong thời đại của smartphone, Ipad nên sẽ chẳng hiếm cảnh các bà mẹ trẻ tay bế con nhỏ, mặc dù con vẫn thức nhưng tay kia của mẹ vẫn mải miết dùng điện thoại để mặc con muốn làm gì thì làm, hoặc có khi đưa cho con một đồ chơi gì đó cho con cầm. 

Bài học làm mẹ đầu tiên: Bỏ điện thoại đi và trò chuyện với con 1
Khi trò chuyện, hãy nhìn vào mắt con, cầm tay con để con cảm nhận được sự âu yếm của mẹ. (Ảnh: Mẹ Bon)


Những đứa trẻ lớn hơn một chút thì lại được cha mẹ đưa cho Iphone hay Ipad để chơi thay vì chơi với con. Có lẽ ai cũng biết trò chuyện với con là một việc làm quan trọng, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nhận ra chúng ta đã vô tình bỏ lỡ những giây phút quý báu để giúp con phát triển. Đặc biệt khi con càng nhỏ, sự tập trung chưa cao thì cha mẹ lại càng thiếu kiên nhẫn và cho rằng ôi dào có nói thì nó cũng đã biết gì đâu, đợi nó lớn lên chút, hoặc tâm lí thôi tranh thủ lướt mạng một chút cho đỡ mệt.

Thế là từ hôm đó mỗi khi bế con hay cho con bú, ngồi chơi với con và khi con thức tôi đều bỏ cái điện thoại sang một bên, để tập trung toàn bộ thời gian và sự chú ý vào con mình, chơi vận động, trò chuyện và hát cho con nghe. Tôi hiểu thêm được một điều rằng ở giai đoạn này của con (từ 0 đến 3 tháng), nhu cầu lớn nhất chính là trò chuyện cùng ba mẹ, vì thế thời gian chơi đùa và trò chuyện với con sẽ tuyệt vời hơn tất cả mọi giáo cụ học tập đắt tiền nào.

Nói chuyện với con gian đoạn 0 đến 3 tháng như thế nào?

Cuốn “Baby Talk Program” của tác giả Sally Ward là một cuốn sách rất nổi tiếng dạy về cách trò chuyện với trẻ từ 0-4 tuổi để giúp trẻ phát triển trí tuệ lẫn tâm hồn, nuôi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ. Tác giả Sally Ward đã viết trong cuốn sách nổi tiếng của mình rằng mỗi ngày hãy dành ra 30 phút để trò chuyện cùng con trong một môi trường thật yên tĩnh, chỉ có bạn và con mà không có thêm bất kỳ ai nữa, theo nguyên tắc một đối một. Khi nói với con hãy nhìn vào mắt con, nói cao giọng, chậm rãi và bằng tiếng chuẩn. Sự trò chuyện này vừa giúp con phát triển khả năng từ vựng, ngôn ngữ, vừa kích thích trí tuệ, nuôi dưỡng khả năng giao tiếp.

Bài học làm mẹ đầu tiên: Bỏ điện thoại đi và trò chuyện với con 2

Hãy nhớ là bạn và mọi người hãy nói tiếng chuẩn với trẻ thay vì dùng những từ nựng yêu như “tó con của mẹ, yêu nhắm, thương nhắm, ui tời ui, xương con của mẹ nhắm....” bởi trẻ sẽ nhớ những phát âm không chuẩn đó và lưu và trong não, khi trẻ lớn lên bạn sẽ lại mất công sửa lại phát âm cho trẻ đấy. Hãy nói với ông bà hay những người thân của bạn dể tránh đừng mắc lỗi này.

Nếu trong gia đình có nhiều thành viên thì hãy để từng thành viên nói chuyện một mình với trẻ. Nếu bạn để trẻ trong một cuộc nói chuyện của nhiều người thì nó cũng không có nhiều tác dụng, bởi nó cũng giống như việc trẻ nghe một cái tivi nhiễu sóng, nó không có sự tương tác qua lại nên trẻ cũng không lưu lại những từ vựng vào bộ não của mình.

Nguyên tắc khi nói chuyện với trẻ là như vậy, nhưng bạn có thể ứng dụng và tùy cơ ứng biến trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ như khi thay bỉm, khi cho tắm, khi cho con bú... trò chuyện, hỏi han như “mẹ thay bỉm cho con nhé, thoải mái quá con nhỉ, sữa ngon quá con nhỉ, con mẹ đang vui đấy à....”, hay là đọc thơ hoặc hát cho con nghe những bài hát mà bạn yêu thích. Có nhiều người nghĩ rằng trẻ con thì phải cho nghe đĩa con nít như đĩa bé Xuân Mai, mình không biết hát hoặc hát không hay nên thôi để đĩa hát thay mình. Nhưng suy nghĩ đó lại làm mất đi của trẻ cơ hội được giao tiếp với cha mẹ đấy, bởi với bé chính sự tương tác trực tiếp với cha mẹ chứ không phải là âm thanh qua tiếng loa, mới là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, nuôi dưỡng sợi dây tình cảm gắn kết cha mẹ với con.
* Trong bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo trong cuốn sách “Baby Talk Program” của tác giả Sally Ward.
Đây là những trải nghiệm và kiến thức của mẹ Bon - một người mẹ Việt trẻ ở Nhật ghi chép và tổng hợp từ những lời khuyên, những đúc kết của các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật. Lần đầu làm mẹ với rất nhiều cảm xúc, bối rối cộng thêm niềm đam mê, khao khát tìm hiểu những phương pháp nuôi dạy con khoa học để nuôi dạy một em bé hạnh phúc, mẹ Bon đã miệt mài chia sẻ những điều tuyệt vời mà bản thân mình được học hỏi và trải nghiệm với các bà mẹ khác để tất cả các bà mẹ đều có một hành trình nuôi con đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.

Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi

Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.

Hình ảnh gắn liền âm thanh
Em bé 9 – 10 tháng tuổi thường thích các đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng, hình thù sống động, đặc biệt là búp bê, ô tô, những con vật nhỏ ngộ nghĩnh và những đồ vật phát ra âm thanh khi cầm hoặc chạm tay vào. Khi cho bé chơi những đồ chơi như thế để phát triển khả năng nhận thức đồ vật xung quanh, bố mẹ nên nói cho biết tên gọi của từng đồ vật khác nhau hoặc tốt nhất là gắn liền đồ chơi với một âm thanh đặc trưng của nó. Ví dụ, khi cho bé chơi với chú chó bông, bạn nên chỉ vào đồ chơi và đọc rõ âm “chó” hoặc “em chó” cùng với tiếng kêu “gâu, gâu”. Sau nhiều lần như vậy và khi tư duy đã phát triển đến mức độ nhất định, bé sẽ tự hiểu rằng chó thì sủa “gâu, gâu”, mèo kêu “meo, meo”, ô tô, xe máy kêu “brưm, brưm”…


Trong lúc chơi với bé, bạn cũng có thể kết hợp dạy bé các chi tiết của đồ chơi, như đôi mắt, mũi, miệng, tai của chó bông, bánh xe của ô tô…

Album ảnh
Em bé 9 – 10 tháng tuổi cũng rất thích nhìn album ảnh nhiều màu sắc và hình ảnh sinh động. Bạn có thể chọn một số bức ảnh hoặc bưu thiếp có màu sắc phong phú, hình ảnh rõ ràng để cho bé xem. Cũng có thể treo, dán các bức ảnh này trên tường trong phòng bé hoặc nơi bé thường chơi để bất cứ lúc nào bé cũng có thể nhìn thấy các hình ảnh này.

Khi chỉ cho bé các hình ảnh này, bạn nên nói chính xác tên người, đồ vật, con vật xuất hiện trong ảnh. Ví dụ, trong ảnh là chú mèo con, bạn nên chỉ và nói với bé: “Đây là con mèo”, đừng nói với bé đây là con “meo meo”.

Sau khi bé đã nhận biết rõ và thuộc tên các sự vật trong ảnh, bạn nên thay thế một loạt ảnh mới để bé không cảm thấy nhàm chán, đồng thời biết thêm nhiều sự vật khác.

Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé 9 – 10 tháng tuổi 1

Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

Mẹ ngồi trên sàn nhà, bé ngồi trong lòng mẹ. Hai mẹ con cùng nhìn về gương lớn trước mặt (gương nên đặt sát mặt sàn là tốt nhất). Mẹ chạm vào đầu, tai, mắt, mũi và cằm của bé, chạm đến bộ phận nào nói rõ tên bộ phận ấy, ví dụ: “Đây là đầu của… (tên bé) này”, “Đây là mũi của… (tên bé) này”… Nếu kết hợp được việc chạm tay với bài hát có nhắc tên các bộ phận trên cơ thể bé thì càng tốt. Bạn có thể tham khảo bài hát “Ô sao bé không lắc?”, “Năm giác quan” để bé chơi trò chơi này thêm hứng thú nhé.

Bắt chước động tác
Trò chơi này rèn luyện cho bé khả năng mô phỏng động tác của người khác và khám phá thêm các khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Khi mới chơi lần đầu, bạn làm mẫu trước với những động tác đơn giản như mỉm cười, lè lưỡi, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia, phồng má, lắc đầu, gật đầu… Sau khi thực hiện xong động tác, bạn khuyến khích, cổ vũ bé làm theo. Khi bé lặp lại được động tác, bạn vỗ tay hoan hô và khen khích lệ tinh thần bé. Trong khi chơi trò này, bạn phải giữ thái độ thoải mái, vui vẻ để tạo không khí hứng thú tham gia trò chơi cho bé. 

Sau khi bé thực hiện được một số động tác riêng lẻ, bạn có thể “làm mới” trò chơi bằng cách thực hiện liên tục các động tác này với tốc độ càng ngày càng nhanh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy.

Bố mẹ Việt thích dạy con bề nổi nên hời hợt chiều sâu

Một điều dễ nhận thấy là hiện nay, bố mẹ Việt không tiếc thời gian và tiền bạc để dạy con thông minh, học năng khiếu, nghệ thuật… nhưng lại rất thờ ơ và chủ quan với việc dạy con các giới hạn về an toàn, trong đó có “an toàn tinh thần”.

Bố mẹ thường có xu hướng chú ý đến việc làm thế nào để tránh cho trẻ bị những tổn thương liên quan đến cơ thể, nhưng còn những tổn thương liên quan đến tinh thần thì chúng ta chưa chú trọng một cách đúng và đủ. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn về tình thần bố mẹ Việt hay lơ là gồm có:

- An toàn giới tính: Việc dạy cho trẻ ý thức về giới tính của bản thân và sự tự vệ giới tính vẫn còn là điều mà bố mẹ quan tâm chưa đúng mức. Từ 2 tuổi chúng ta đã cần dạy cho trẻ những kiến thức chung về phân biệt giới tính giữa nam và nữ cũng như các tình huống có thể xảy ra và cách tự vệ đơn giản nhất trong những tình huống đó.

Ý thức về an toàn giới tính của bố mẹ cũng chưa được cao khi hình ảnh các bộ phận kín của các bé vẫn ngang nhiên được chụp và khoe trên các trang mạng xã hội hay được khoe ở ngoài đường khi người lớn hồn nhiên cho trẻ đi tiểu tiện giữa thanh thiên bạch nhật (chưa nói đến vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường).

- An toàn giao tiếp:Dạy con cần làm gì để tự bảo vệ khi có người lạ đến bắt chuyện, cần làm gì khi bị bạn học, trẻ con hàng xóm hay người lớn bắt nạt, xô xát cũng là những điều cha mẹ cũng cần phải lưu ý.

- An toàn thông tin: Những hình ảnh trẻ em bắt chước làm chuyện người lớn, những lời nói khó nghe từ những đứa trẻ mới chỉ vài tuổi, những hành vi bạo lực thái quá chính là hậu quả của việc người lớn không ý thức về an toàn thông tin mà trẻ có thể quan sát, nghe ngóng và bắt chước được.

Bố mẹ Việt thích dạy con bề nổi nên hời hợt chiều sâu 1
Có những em bé 4 tuổi đã có thể tự mình vào youtube và có thể xem bất cứ thứ gì em muốn! (Ảnh minh họa: Internet)


Chúng ta chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng mà những thông tin trên Internet và tivi đang đầu độc những đứa trẻ và việc phải thiết lập khóa an toàn, tường lửa, các kênh giới hạn cho con xem được còn quá xa lạ ở Việt Nam. Có những em bé 4 tuổi đã có thể tự mình vào youtube và có thể xem bất cứ thứ gì em muốn, cha mẹ có đảm bảo con không lén xem lúc cha mẹ không có ở đó hay không? Hay có những em bé cấp 1 đã sử dụng Facebook và điện thoại di động thông minh, những thứ giống như con dao 2 lưỡi, có thể làm lệch lạc suy nghĩ của các em bất kì lúc nào.

Những lời nói và hành vi không chuẩn mực của người lớn cũng có thể trở thành phương tiện "không an toàn" đối với hành vi và cách ứng xử của một đứa trẻ. Nếu người lớn chửi bậy con cái cũng sẽ chửi bậy theo, nếu người lớn bạo lực trẻ sẽ bắt chước hành vi đó và nếu người lớn cư xử thiếu văn hóa với những người khác thì trẻ cũng sẽ làm theo như vậy. Bởi vậy an toàn thông tin, tưởng là một điều không đáng quan trọng nhưng lại cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay, để góp phần hình thành nhân cách lành mạnh của một đứa trẻ.

- Bạo lực tinh thần: Đây cũng là một trong những kiến thức về an toàn và bố mẹ Việt có hiểu biết mơ hồ và yếu kém nhất. Nhiều hành động của chúng ta, tưởng như là vô tình và hiển nhiên lại khiến một đứa trẻ tổn thương. Chúng ta không chỉ bảo vệ trẻ khỏi tổn thương về thể chất mà còn cần bảo vệ con khỏi tổn thương về tinh thần.

Vô tình bàn luận về những vụ giết người, những sự việc rùng rợn trước mặt của một đứa trẻ có thể khiến con trẻ trở nên khiếp đảm. Những lời nhiếc móc, trách mắng của cha mẹ như: "Con là một đứa trẻ hư" hay "Có mỗi thế mà không làm được" có thể khiến một đứa trẻ trở nên mặc cảm tự ti. Sự so sánh cân đo đong đếm của cha mẹ với những đứa trẻ khác khiến trẻ cảm thấy mình thất bại và có thể sinh ra cảm xúc chống đối. Đã bao nhiêu người trong chúng ta lớn lên và luôn cảm thấy khó chịu mỗi khi nhắc đến cụm từ "Con nhà người ta"?

Những lời hứa không thực hiện được, những lời nói dối sẽ khiến đứa trẻ thất vọng, liệu con còn có thể có niềm tin vững chắc và cảm giác an toàn nữa hay không? Những lời dọa dẫm của người khác hòng khiến trẻ nghe lời sẽ gieo rắc lên sự sợ hãi trong con trẻ và trẻ chỉ nghe lời vì sợ chứ không phân biệt được đúng, sai. Những lời trêu chọc, những câu nói đùa tưởng như vô tình cũng có thể khiến trẻ rút lui vào trong vỏ ốc. Bạn có biết rằng có những trẻ em sau khi nghe người lớn đùa rằng "Mẹ có em bé thì sẽ bị ra rìa" quá nhiều sau đó đã bị bệnh trầm cảm và cần can thiệp tâm lý hay không?

- Chuẩn bị cho con trước những biến cố, thay đổi lớn: Bảo vệ con khỏi những cú sốc tâm lý khi có những thay đổi lớn hay dạy con cách tự làm quen với thay đổi cũng chính là dạy con về an toàn tinh thần mà nhiều cha mẹ đã bỏ qua.

Khi chuyển nhà, khi đi học mẫu giáo, chuyển trường, mẹ sinh em bé hay gia đình có người thân sắp mất đều là những bước chuyển đổi rất lớn đối với tâm lý của trẻ và chúng ta cần phải quan tâm đúng cách cũng như dần dần giúp bé đối phó với những sự thay đổi này. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta lại nghĩ đến sự tiện lợi nhiều hơn khi không nói với con rằng mình sắp chuyển nhà hay không cho con đi thăm nhà mới, hoặc là cho con đi học mẫu giáo ngay khi mẹ vừa sinh em bé.... Những sự đột ngột như thế có thể khiến bé bị sốc vì chưa chuẩn bị tinh thần và dẫn đến những tổn thương mà cha mẹ không ngờ tới.
Theo Mẹ Ong Bông / MASK Online

Chuyên gia bày cách cho các mẹ dạy con

Bạn đang băn khoăn không biết dạy bé nhà mình như thế nào là phù hợp. Hãy tham khảo các ý kiến của chuyên gia tâm lý dưới đây nhé.

Cha mẹ nào cũng có quan niệm về cách dạy con của riêng mình, không ai giống ai.

Có người dạy con rất nghiêm khắc, luôn yêu cầu con phải tuân thủ theo đúng lời của mình. Có người lại chọn phương pháp ngược lại, nuông chiều con hết mực, không can thiệp vào đời sống của con để con phát triển tự do theo ý muốn.

Lại có người sử dụng cả hai cách trên, cương nhu linh hoạt trên cơ sở tôn trọng ý kiến của con kết hợp với yêu cầu của bố mẹ trong từng tình huống cụ thể để đưa ra hướng dẫn phù hợp.

Mỗi phương pháp dạy con đều có cái hay cái dở riêng nhưng chúng cũng được xuất phát từ tấm lòng yêu thương vô hạn và niềm hy vọng con sẽ trở thành người có ích cho xã hội của mỗi bậc làm cha làm mẹ.

Các chuyên gia tâm lý và xã hội học cho rằng dù bạn đang sử dụng phương pháp nào để dạy con thì chỉ cần bé không phản ứng tiêu cực và chống đối lại cách dạy đó thì bạn đang đi đúng đường rồi đấy.

Tất nhiên, mỗi ngày ở bên cạnh bé, ai cũng không tránh khỏi có lúc xử lý tình huống không thỏa đáng, đôi khi còn mắng oan bé nên tốt nhất bạn cần tâm niệm phải đặt không khí ấm cúng, hòa thuận trong gia đình lên hàng đầu. Nói chung càng hạn chế trường hợp bé kêu khóc, mè nheo càng ít càng tốt.

Vì cá tính của mỗi bậc cha mẹ và mỗi bé không giống nhau, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên căn cứ vào tính tình của bé nhà mình để lựa chọn hình thức “xử phạt” phù hợp khi bé mắc lỗi, không nên áp dụng cứng nhắc kinh nghiệm dạy con của các ông bố bà mẹ khác.

Chuyên gia bày cách cho các mẹ dạy con


Đối với những bé tình tình nhút nhát thì bị nhốt trong phòng kín là rất đáng sợ, vì vậy chỉ khi bần cùng bạn mới dùng đến hình phạt này và chỉ nên để bé trong phòng khoảng vài phút là đủ.

Đối với những bé tương đối ngoan ngoãn thì chỉ cần vài câu trách mắng của bạn là đã có hiệu quả. Ngược lại, với những bé tỏ ra ương bướng, cứng đầu thì việc xử lý cần nghiêm khắc hơn.

Các chuyên gia tâm lý trẻ em cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ tuyệt đối không sử dụng hình thức “bạo lực” để phạt lỗi (cho dù chỉ là đánh nhẹ hoặc tét vào mông) đối với những bé tương đối mẫn cảm và tính tình yếu đuối, bởi nó sẽ làm bé bị tổn thương và tỏ ra phẫn nộ với cha mẹ.

Một công trình nghiên cứu về tâm lý trẻ em mới đây đã chỉ ra rằng nếu hàng ngày người lớn cổ vũ, khen ngợi những việc làm tốt của bé, đồng thời không chú ý và “lờ” bé đi những lúc bé không ngoan hoặc mắc lỗi thì dần dẫn bé sẽ bớt hư hơn và sẽ có thói quen muốn làm việc tốt.

Phương pháp dạy con này có thể còn khá mới mẻ và tỏ ra khó chấp nhận đối với một số bậc cha mẹ. Nhưng các chuyên gia cho rằng điều đó không quan trọng bằng việc bạn hãy thật sự chú tâm vào từng giai đoạn phát triển của bé nhà mình, trao đổi kinh nghiệm dạy con với những ông bố bà mẹ khác, tìm kiếm và học hỏi các kiến thức về trẻ em qua báo chí, internet… để tìm ra phương pháp dạy con phù hợp và áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp.

Một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua, đó là dù áp dụng phương pháp nào thì vợ chồng bạn cũng phải thống nhất về cách dạy con, nếu không hiệu quả sẽ không cao, nhiều khi còn phản tác dụng.


Đã bao giờ bạn mắc phải 1 trong 10 sai lầm kinh điển khi dạy con này chưa?

Chuyên gia bày cách cho các mẹ dạy con

Mẹ vô tình dạy con thành trẻ tham lam

Thấy bạn sang chơi, con vui cuống cuồng cả tay chân. Bất chợt, nhớ ra điều gì, con chạy lại thùng đồ chơi, ôm bạn khù khì mang ra cho mẹ, con bảo: “Mẹ cất đi, không các bạn lấy đấy!”

Mẹ biết, cũng như các bạn khác thôi, ở tuổi lên 3 con đã ý thức rõ ràng hơn về sự sở hữu. Bao giờ con cũng nói “mẹ của con, bố của con, bạn thỏ của con, bạn khù khì của con..."

Mẹ biết, bạn khù khì là món đồ chơi con thích nhất. Bạn khỉ mặc áo xanh xinh xinh biết chạy, biết hát, biết vẫy tay... Nhưng trước kia, dù là món đồ yêu đến đâu, mỗi khi có các bạn đến nhà chơi, con vẫn luôn cho các bạn chơi cùng, chưa bao giờ con giấu đi như vậy, con luôn được khen là em bé thảo.

Mẹ luôn mong con, nhắc con biết chia sẻ, sống thảo thơm. Mỗi khi con ăn hoa quả hay bánh kẹo, bim bim, mẹ đều nhắc con mời bố, mời mẹ; mỗi khi có bạn đến chơi, mẹ đều gợi ý con mang đồ ra để bạn chơi cùng.

Vậy mà hôm nay con của mẹ lại “ki bo, đề phòng” với các bạn. Mẹ kể với bố, bố bảo “trẻ con, chuyện bình thường”. Mẹ kể với mấy bác cùng làm, các bác ấy bảo “đứa trẻ nào cũng qua giai đoạn ấy, kệ chúng nó” nhưng thực sự lòng mẹ vẫn vô cùng lăn tăn.

Mẹ để ý đến các hành động của con nhiều hơn và nhận ra rằng, những ngày gần đây, con hay khư khư giữ những đồ con thích. Có lúc con đang ăn hũ sữa chua, bố đi vào, con giấu ngay ra sau lưng; mỗi khi ai đùa xin một miếng bim bim của con thì con ngấu nghiến ăn thật nhanh, đến nghẹn cả ra. Có lúc anh Tũn đến chơi, con bê ngay hộp ô tô mô hình giấu vào dưới gối... Cái gì không kịp giấu mà không thích cho bạn chơi, con sẵn sàng lao vào vừa giành giật vừa hét “trả đây, trả đây”!

Mẹ hỏi cô giáo, cô bảo ở lớp cô luôn dạy các con phải sẻ chia đồ chơi cùng nhau, không bao giờ cho một bạn giữ rịt một món. Mẹ hỏi bố, bố bảo bố cũng không dạy con kiểu ấy bao giờ. Mẹ tìm đọc các thông tin trên internet thì nhận thấy tham lam, ích kỷ không nên coi là một tâm lý lứa tuổi dù nó là dấu hiệu phát triển tự ý thức của trẻ. Mẹ đã thực sự rất lo lắng trước sự thay đổi của con.

Mẹ vô tình dạy con thành trẻ tham lam

Mẹ biết, tham lam không phải là một điều quá ghê gớm, nhưng nó lại là một cản trở lớn khi con hòa nhập cộng đồng. Vì thế, mẹ quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân để hai từ đó không bao giờ xuất hiện trong tâm hồn con gái mẹ.

Mẹ kiểm tra lại tất cả mọi lời nói, cư xử của mẹ với con gái và mọi người xung quanh. Mẹ phát hiện ra rằng, đôi khi, mẹ đã vô tình dạy con tính xấu ấy.

Mỗi lúc bón cơm, con ăn chậm, lười ăn, mẹ hay hù “không ăn mẹ cho bạn Cún ăn hết bây giờ”; mỗi khi chơi xong con không chịu dọn đồ chơi, bố mẹ cũng dọa “con không cất đồ chơi gọn gàng, mai bạn Tí, bạn Tèo sang, mẹ cho các bạn ấy mang về hết, con không được chơi nữa”; rồi mỗi khi con định đụng vào món đồ gì nguy hiểm hay dễ hỏng, vỡ, mẹ hay quát: “Đây là đồ của mẹ, con không được động vào”...

Mẹ không phải người tham lam, nhưng đôi khi, các bé hàng xóm sang chơi, có những món đồ chơi dễ hỏng, hoặc có những món nếu các con tranh nhau dễ làm nhau đau, mẹ cũng mang cất lên cao. Mẹ không nghĩ được rằng những lời nói, hành động vô tình của mẹ đã được con quan sát, ghi nhận hàng ngày.

Từ hôm nhận ra những điều ấy, mẹ không bao giờ nói với con “đây không phải của con” hay “đây là của mẹ” nữa. Mẹ thay những cụm từ sở hữu ấy bằng việc chia sẻ với con “con còn bé, chơi đồ này sẽ bị đau”.

Mỗi lần đưa con đi chơi hay sang nhà các bác, mẹ luôn mang quà cho các bạn, các anh. Buổi tối, mẹ đề nghị con cho bố mẹ cùng chơi. Có lúc con tiếc, cứ ôm chặt bạn khù khì, mẹ liền quay ra chơi với bố đủ trò, rất vui. Con ngồi nhìn thèm thuồng, và rồi con chủ động rủ bố mẹ chơi bạn khù khì, để con được chơi cùng bố mẹ trò vui kia.

Khi con không muốn cho bạn chơi đồ của con, mẹ nhắc con về những món đồ của bạn mà mỗi khi sang nhà bạn con rất thích. Mẹ dứt khoát nếu con không chia sẻ với bạn thì bạn cũng sẽ không chia sẻ với con.

Mẹ thường kể cho con những câu chuyện về bạn Thỏ tham lam, bạn Gấu thảo thơm, và kết quả đáng buồn của những bạn nhỏ không biết chia sẻ là sự cô đơn, không có bạn mà con rất sợ.

Kết quả rõ ràng thì chưa có ngay ngày một, ngày hai như mẹ mong chờ. Nhưng từ hôm nay, mẹ sẽ cẩn thận trong từng lời nói, hành động của mẹ, không để chính mẹ thành bài học xấu cho con nữa. Mẹ tin rằng, với hy vọng và sự kiên trì của bố mẹ, con dần dần sẽ trở lại là một em bé biết yêu thương, chia sẻ, không tham lam với mọi người!


Đã bao giờ bạn mắc phải 1 trong 10 sai lầm kinh điển khi dạy con dưới đây chưa?

Mẹ vô tình dạy con thành trẻ tham lam

Điều cha mẹ nào cũng cần biết khi dạy con

Sự dạy dỗ của cha mẹ quyết định đến tính cách và hành vi của trẻ lúc trưởng thành. Vì vậy, bạn phải cực kì thận trọng khi đưa ra những phương pháp dạy trẻ.

Để nuôi dạy một đứa trẻ, ngoài phương pháp giáo dục hợp lý thì chính bản thân cha mẹ cũng cần lưu ý một vài điều trong cuộc sống nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Nuôi dưỡng hôn nhân

Nếu cha mẹ gặp những bất ổn trong hôn nhân, chẳng hạn như dự tính ly dị, có thể khiến trẻ mất ngủ kéo dài, lầm lì ít nói dẫn tới trầm cảm.

Các nghiên cứu cho thấy, một cuộc hôn nhân gặp “trục trặc” khi em bé 9 tháng tuổi là nguyên nhân gây khó ngủ khi trẻ được 18 tháng tuổi. Vì vậy, hãy giữ gìn và nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình, tránh tranh cãi gay gắt hoặc mâu thuẫn kéo dài trước mặt trẻ bởi những tác nhân có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Nếu muốn con mình phát triển toàn diện, hãy để con cái của bạn thấy cha mẹ của chúng sống thật hạnh phúc.
Quan tâm đến tâm sinh lý

Nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm, hãy tới ngay bác sĩ tâm lý để có phương pháp điều trị kịp thời, vì đây không chỉ là lợi ích của riêng bạn mà còn của con bạn. Một bà mẹ với tâm trạng luôn chán nản, buồn phiền cũng góp phần khiến trẻ có xu hướng xa lánh bố mẹ và có nguy cơ bị tự kỷ, đặc biệt thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi.

Điều cha mẹ nào cũng cần biết khi dạy con

Cha mẹ hãy nhớ rằng, cần dạy con một cách tích cực ngay cả khi cha mẹ gặp vấn đề rắc rối về sức khỏe, tâm lý, những căng thẳng ngoài xã hội…, đừng để những lý do cá nhân này ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
Đừng đặt mục tiêu cho sự hoàn hảo

Trên đời, không có ai là thực sự hoàn hảo, vì thế cha mẹ cũng đừng “tra tấn” mình bởi việc đặt ra sự thành công tuyệt đối khi nuôi dạy con cái.

Đôi khi cha mẹ luôn đặt ra những mục tiêu quá cao trong việc nuôi dạy trẻ. Điều này chắc chắn sẽ không hoàn thiện hết được. Bản thân các bậc phụ huynh cũng sẽ luôn bị áp lực, căng thẳng đồng thời trở nên thiếu tự tin về kỹ năng nuôi dạy con cái của mình.
Hãy cố gắng bỏ qua những mục tiêu làm bạn áp lực và tìm cho mình sự thoải mái trong cách nuôi dạy con. Điều này, cũng giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.

Hãy dành thời gian để hiểu con

Mọi người đều nghĩ rằng họ biết cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ. Nhưng hóa ra, nuôi dạy con cái không có một công thức nhất định nào cả.

Trên thực tế, một số cha mẹ nuôi dạy con cái theo cách mà đồng nghiệp, hàng xóm của họ vẫn thường làm. Điều này chưa chắc đúng với con bạn và đôi khi vô tình làm con bị tổn thương. Bởi mỗi đứa trẻ có đặc điểm riêng về tính cách cũng như sức khỏe.
Vì vậy, cái bạn cần là hiểu rõ con mình để đưa ra sự chăm sóc, dạy dỗ một cách thích hợp nhất. Hãy dành nhiều thời gian gần gũi với con cái hơn để thấu hiểu được những gì bé đang cần từ bạn.


Nếu bạn có con gái, thì đây là lời khuyên hoàn hảo cho bạn trong việc nuôi dạy bé!

Điều cha mẹ nào cũng cần biết khi dạy con

Sai lầm các mẹ hay mắc khi dạy con

Vì cái quyền làm cha mẹ, đôi khi chúng ta áp đặt lệnh trừng phạt lên trẻ mà không nghĩ nhiều về chúng, không hiểu rằng chúng có thể vô tác dụng hoặc tác dụng ngược.

Dưới đây là sai lầm các bậc cha mẹ hay gặp phải:
Quên giúp đỡ trẻ
Ngay khi trẻ bắt đầu nô đùa quá mức, bạn lập tức muốn hét lên "ngừng ngay lập tức". Nhưng đôi khi, đặc biệt với trẻ nhỏ, chúng không thể ngay lập tức ngồi yên tĩnh trở lại. Nghĩa là bạn cần ngồi xuống, trò chuyện, xoa dịu và tương tác với trẻ, giúp bé hiểu điều bạn đang muốn nhắc nhở bé, chỉ sau đó, bé mới sẵn sàng để chuyển hướng sang việc khác như bạn muốn.
Không động viên
Đừng ước lượng xem cần lên giọng đến cỡ bao nhiêu thì bé mới thay đổi hành vi theo ý bạn. Điều quan trọng là cần diễn đạt ý rõ ràng và nhất quán, cùng sự cảm thông đầy tình thương, bạn sẽ đạt được điều mình muốn.
Quá cứng nhắc
Không phải lúc nào bạn cũng cần giữ "kỷ luật thép" trong nhà mình. Đôi khi bạn có thể có những ngoại lệ cho một vài điều luật nào đó, mắt nhắm mắt mở với một số sai phạm nho nhỏ của bé.
Ngoài ra, khi bé "vượt ngoài khuôn khổ", bạn không nên trừng phạt bé ngay, hãy để bé bình tĩnh trở lại và dễ tiếp thu, khi đó hãy nhắc nhở.
Nói dài dòng
Bạn muốn trẻ yên tĩnh? Muốn chúng nghe rõ lời của mình? Hãy tập trung vào một điểm chính, và nói ngắn gọn thôi. Đừng tạo cơ hội cho trẻ xao lãng hoặc mất tập trung vào vấn đề khác.
Bạn thổi phồng sự việc
Khi bạn phóng đại mức kỷ luật của mình - quá khắt khe hoặc khắc nghiệt, trẻ sẽ chuyển từ việc ăn năn với hành vi của mình sang tự hỏi tại sao cha mẹ lại bất công như vậy. Vì thế, bạn nên tránh "việc bé xé ra to". Chỉ cần ngưng hành động của bé, và tách bé khỏi tình huống ấy nếu cần thiết. Chờ cho bản thân mình "hạ hỏa" trước khi nhắc nhở bé.
Quên mất câu hỏi "Tại sao"
Mọi bác sĩ giỏi đều biết rằng triệu chứng chỉ là dấu hiệu bề ngoài của một căn bệnh nào đó. Những hành vi xấu của trẻ cũng thường chỉ là triệu chứng của một vấn đề bên trong. Và điều đó sẽ lặp lại nếu bạn không giải tỏa được cảm xúc của trẻ.
Lần tới, khi con bạn có biểu hiện không tốt, hãy tìm hiểu kỹ điều gì dẫn đến hành vi đó, có thể là sự tức giận, kiệt sức, sợ hãi hoặc chỉ là sự tò mò.

Sai lầm các mẹ hay mắc khi dạy con
Cha mẹ thường ít khi tìm hiểu lý do vì sao trẻ có hành động bất thường, mà nặng về trừng phạt. Ảnh: mom.me
Quên dạy trẻ
Mục đích của việc kỷ luật trẻ không phải là để đảm bảo bé sẽ lãnh hậu quả ngay khi có hành vi sai lầm. Mục đích thật sự là dạy trẻ làm thế nào để sống tốt, đúng mực.
Tuy nhiên, thực tế là nhiều lần chúng ta trừng phạt trẻ mà chẳng nghĩ ngợi gì, tập trung quá nhiều vào hậu quả, khiến chúng trở thành mục đích của việc kỷ luật. Lần tới, nếu bạn định phạt con, hãy tự hỏi xem bạn muốn gì. Sau đó, bạn sẽ có cách để dạy trẻ bài học đó, mà không cần đến những hậu quả.
Nói quá nhiều
Khi trẻ quá hiếu động và dường như không nghe lời, bạn chỉ cần im lặng. Nếu bạn nói và nói không ngừng với một đứa trẻ đang kích động, thường thì sẽ vô tác dụng.
Hãy dùng cử chỉ không lời, như giữ lấy bé, xoa vai bé, mỉm cười hoặc các điệu bộ khác trên gương mặt. Sau đó, khi trẻ bình tĩnh lại, bạn có thể nhắc nhở vào vấn đề chính.
Trừng phạt quá mức cần thiết
Đôi khi, cách bạn trừng phạt con là quá mức. Chẳng hạn, bạn hét lên "Con sẽ không được đi bơi suốt cả mùa hè này nữa!", và sau đó tự hỏi làm sao để thực hiện được lệnh trừng phạt này. Để tránh tình huống như vậy, hãy nói rằng bạn không thích hành động của con, và muốn cho con một cơ hội để sửa sai vấn đề.
Quan tâm đến người xung quanh nghĩ gì
Hầu hết các bậc cha mẹ lo ngại về việc người xung quanh nghĩ gì về mình, đặc biệt trong vai trò làm cha mẹ. Vì thế, sẽ không công bằng với trẻ nếu bạn trừng phạt chúng theo một cách khác với mọi ngày, chỉ vì có ai đó đang chứng kiến (có thể là phạt nặng hơn).
Hãy bỏ cảm giác này đi, chỉ cần kéo bé sang một bên, và nói nhỏ với bé. Như vậy, sẽ không ai biết được câu chuyện của mẹ con bạn, và trẻ cũng không cảm thấy bị bất công, hay "mất mặt".

Hãy giữ bình tĩnh và đừng phàn nàn, so sánh con với người khác - đó mới là cha mẹ thông minh
Sai lầm các mẹ hay mắc khi dạy con

Dạy con tiết kiệm không có nghĩa là ky bo

Nhiều người quan niệm: "Dạy con tiết kiệm không khéo sau này nó trở thành người ky bo thì hỏng".

Nhưng tiết kiệm không phải là "vắt cổ chày ra nước". Vì vậy, dạy con tiết kiệm là giúp con kiểm soát được chi tiêu trong cuộc sống chứ không phải khuyên con "kiết xu"

Để con học được thói quen này ngay từ khi con nhỏ, các bậc cha mẹ cũng cần có kinh nghiệm và vài “mẹo” nhỏ.

Cùng con tới ngân hàng

Để khuyến khích con biết tiết kiệm, các bậc cha mẹ có thể cùng đưa con tới ngân hàng và mở một tài khoản thay mặt cho con. Bé sẽ cảm thấy đây là một việc rất quan trọng khi thấy tên mình trong tờ biên lai hoặc thẻ tài khoản. Con sẽ hiểu rằng, tiền không tình cờ được đưa ra từ ngân hàng và để có được tiền trong ngân hàng, không chỉ biết kiếm mà còn cần trân trọng đồng tiền.

Dĩ nhiên, cha mẹ cũng nên để con biết được số tiền đầu tiên trong tài khoản của con là bao nhiêu, con sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui mừng khi thấy con số đó lớn lên mỗi ngày.

Tặng bé một con heo tiết kiệm

Thay vì mua những món quà hay những bộ đồ chơi đắt tiền, người lớn có thể tặng cho con một chú heo tiết kiệm và người giữ chú heo đó chính là cha hoặc mẹ của bé. Hãy khuyến khích trẻ bỏ vào đó những đồng xu lẻ và dạy con cách nên tiết kiệm trong trường hợp thế nào là hợp lý, tránh việc con trở nên có tính hà tiện.

Dạy con tiết kiệm không có nghĩa là ky bo
Hãy tặng bé một chú heo tiết kiệm thay cho các món quà đắt tiền khác

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tặng cho con liền một lúc 3 chú heo tiết kiệm. Con thứ nhất để giữ những khoản tiền cần thiết, con thứ hai dùng đựng tiền tiết kiệm và con còn lại đựng tiền làm từ thiện. Với 3 chú heo này, cha mẹ dạy con cách tiết kiệm để có được thứ mình muốn, đồng thời cũng hiểu được sự quan trọng của đồng tiền và dùng chúng vào đúng việc.

Có thể trước ngày sinh nhật bé khoảng vài tháng, người lớn sẽ hỏi trẻ muốn gì. Khi trẻ nói ra món đồ mình muốn, hãy nói với bé rằng sinh nhật năm nay, họ muốn bé sẽ có được món đồ đó bằng chính tiền tiết kiệm của mình.

Như vậy, mỗi ngày, trẻ sẽ ý thức hơn về việc sử dụng đồng tiền và khi có được món đồ bằng chính tiền tiết kiệm của mình, trẻ sẽ hiểu ra rằng, không gì quý giá bằng việc dùng chính sức lao động của bản thân làm ra.

Dạy con hiểu có những thứ tiền không thể mua được

Kể cho con nghe những câu chuyện về giá trị đồng tiền và những bài học trong cuộc sống về tiền cũng là cách người lớn dạy con biết trân trọng đồng tiền hơn.

Hãy nói với con rằng, trong cuộc sống, có nhiều thứ có thể mua được bằng tiền, nhưng cũng có những thứ có dùng bao nhiêu tiền cũng không thể mua được. Qua những câu chuyện đó, con sẽ hiểu phải sử dụng tiền như thế nào cho hợp lý. Quan trọng hơn là trẻ biết trân trọng những tình cảm mà trẻ đang có.

Hãy là tấm gương tốt của con

Dù giáo dục con bất cứ điều gì thì trước tiên cha mẹ cũng luôn phải là tấm gương để con noi theo. Vì thế, bạn cũng nên có một chú heo tiết kiệm cho riêng mình, chi tiêu hợp lý và đặc biệt đừng bao giờ tỏ ra “vung tay” trước mặt con.



Cha mẹ cùng xem thêm một kiểu dạy con làm giàu sai lầm

Dạy con tiết kiệm không có nghĩa là ky bo

Dạy con mạnh mẽ và để bố ở trong tim

Đến nhà chị Quỳnh Trang, ai cũng phải giật mình bởi bé Quỳnh Anh mới 5 tuổi nhưng đã biết trông em, giúp mẹ việc nhà.

Tạo điều kiện giúp con "trao đổi" thông tin với em

- Chào chị Trang, nghe nói con gái chị - bé Quỳnh Anh mới hơn 5 tuổi đã biết chăm em giúp mẹ, chị đã dạy bé như thế nào vậy?

Mình rất hay tâm sự với bé, đặc biệt lúc mang bầu. Bé Quỳnh Anh cảm nhận mọi thứ rất tốt. Mình luôn khuyến khích Quỳnh Anh làm quen, trò chuyện và giao tiếp với em bé bằng cách đặt tay lên bụng mẹ để cảm nhận những cử động của em.
Mình tạo điều kiện cho con được tham gia vào các công việc chuẩn bị đón em bé sắp chào đời như: trang trí phòng, chọn quần áo, nôi cũi cho em bé,… những lần như vậy, Quỳnh Anh rất háo hức.
Mình tạo dựng mối liên hệ khăng khít giữa các con bằng cách cho bé đi cùng trong mỗi lần mình đi khám thai định kỳ. Hai mẹ con cùng nghe bác sĩ nói về em bé, nghe nhịp tim đập của em bé và quan sát em qua màn hình siêu âm. Mình thấy rõ trên gương mặt con gái là sự mừng rỡ và phấn khởi với sự xuất hiện của bé Thành Công.

Dạy con mạnh mẽ và để bố ở trong tim 1

- Không chỉ vậy, bé còn tự giác giúp mẹ quét dọn, nấu cơm. Đây là điều nhiều bà mẹ mong ước, chị có bí quyết gì?

Có lẽ tính này bé thừa hưởng từ bà ngoại và mẹ. Bà ngoại bé Quỳnh Anh nội trợ rất giỏi, và bà là người thích nấu ăn. Hơn nữa, do ngày trước nhà mình rất chật, nên khi nấu ăn đều cho bé ngồi gần để vừa trông, vừa chuẩn bị bữa ăn. Bé ngồi và quan sát, xem mẹ làm rất chăm chú, một hôm bé nói “mẹ ơi, khi nào con lớn con nhặt rau giúp mẹ nhé!”.

Ngày đó bé mới chỉ 2 tuổi, đến khi 3 tuổi thì bé đã bắt đầu đòi làm bằng được. Đầu tiên mẹ dạy bé nhặt rau ngót bởi rau này dễ nhặt nhất, sau mới đến rau muống, rau dền. Giờ thì bé đã biết nhặt, rửa rau, vo gạo nhưng chưa dám cho con cắm cơm vì sờ đến ổ điện nguy hiểm.

- Tự lập là tính cách mà bà mẹ nào cũng muốn con mình có được. Chị đã dạy bé tính cách này như thế nào?

Có lẽ việc hình thành nên tính cách này của Quỳnh Anh do mình sớm có em bé (khi Quỳnh Anh 13 tháng thì mình có bầu em Thành Công), một thời gian Quỳnh Anh xa bố mẹ ở với ông bà ngoại, về đó ông bà đã rèn cho cháu. Và khi mình sinh em bé thì con gái đã phải tự lập rồi: từ việc vệ sinh cá nhân, tự lấy nước uống, tự xúc cơm ăn… Từ những việc nhỏ vậy, dần dần tự bé ý thức và làm các việc khác.

Bản chất của mọi trẻ em là mong muốn được tự chủ và trở nên độc lập “như một người lớn”. Vì thế, mình luôn khuyến khích con hết sức.

Ngay từ nhỏ, khi còn tập bò, ngồi chưa vững... Quỳnh Anh đang muốn lấy lại món đồ chơi vừa đánh rơi, bé loay hoay giữa đống đồ chơi mà không nhìn thấy vật mình đang tìm. Mình sẽ động viên để bé tự làm điều mình muốn bằng được. Mình yên tâm rằng con sẽ tự lấy được món đồ chơi mà bé thích… Mình tuyệt đối không muốn tạo thói quen cứ muốn cái gì chỉ cần ê a là mẹ đáp ứng.

Dạy con mạnh mẽ và để bố ở trong tim 2

Dạy con mạnh mẽ và để bố ở trong tim

- Được biết, chị nói không với cách dạy bé bằng đòn roi?

Đúng vậy, mình luôn dạy con bằng lời nói. Bởi theo mình những lời êm ái sẽ dễ đi vào suy nghĩ và hành động của con tốt hơn bằng roi vọt. Điều này thì mình chia sẻ với các bạn một chút là: với Quỳnh Anh, bé được tâm sự rất nhiều, khi được tâm sự bé luôn chăm chú lắng nghe để hiểu và cảm nhận.

Ví dụ câu chuyện: có thời gian bố Quỳnh Anh đi công tác, lúc đầu bé khóc bảo con nhớ bố, rồi con rất hay ngồi trầm tư. Mẹ ra nói chuyện, nhỏ nhẹ tâm sự: “Mẹ cũng không được ở cùng ông bà ngoại, mẹ cũng rất nhớ ông bà nhưng mẹ để trong tim, mẹ khóc thì ông bà sẽ buồn lắm. Bé nghĩ một lúc rồi bảo: "Con sẽ không khóc nữa kẻo mẹ buồn...". Rồi hôm sau đón bé đi học về, vừa đến cửa nhà bé bảo: “mẹ ơi, hôm nay con cũng rất nhớ bố nhưng con để trong tim, con không khóc mẹ ạ”.

Tóm lại, mình nghĩ để con hiểu, cảm nhận tốt, bí quyết tiên quyết của mình đó là trò chuyện thật nhiều với con. Cho con đi chơi, giao lưu nhiều để con tự tin, hòa đồng và không nhút nhát. Nói chuyện với con như những người bạn, coi con là bạn chứ không phải là trẻ con để bắt ép…

Dạy con mạnh mẽ và để bố ở trong tim 3

- Không ép con kể cả bé có lười ăn hay không ư?

Để bé phát triển tự nhiên, nghe bé nói như người bạn, không bắt ép con và điều này mình cũng áp dụng trong việc ăn uống của con. Khi nào bé bảo no thì mình sẽ thôi, không ép con để con không sợ ăn. Mình có một bí quyết nữa giúp bé thích ăn đó là cho bé ngồi ăn cùng cả nhà.

- Cảm ơn những chia sẻ của chị!



Đến thăm nhà vợ chồng Thùy Dương – Ngọc Ánh, ai cũng phải ngạc nhiên bởi khả năng nói sõi của bé Soju
Dạy con mạnh mẽ và để bố ở trong tim 4

3 phương pháp lớn cha mẹ dạy con tính kiên nhẫn

Để có thể dạy con học được tính kiên nhẫn ngay từ khi còn nhỏ, các bậc cha mẹ cũng cần đến vài “mẹo” nhỏ sau đây:

Khi muốn dạy con học được tính nhẫn nại thì chính cha mẹ phải làm gương cho con mình. Sẽ chẳng đứa trẻ nào có thể kiên nhẫn trong khi bố mẹ của chúng chẳng bao giờ biết chờ đợi hoặc thường xuyên nóng nảy trong mọi trường hợp.

Khi muốn dạy con học được tính nhẫn nại, cần phải căn cứ vào tuổi tác, tính cách và sở thích của từng đứa trẻ. Mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau sẽ cần đến những phương pháp khác nhau. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc dạy dỗ một đứa trẻ học được tính nhẫn nại không phải là điều đơn giản và sẽ cần đến rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, khi trẻ có được đứa tính này rồi thì sẽ rất có lợi cho cuộc sống của bé sau này. Nếu ngay từ khi còn nhỏ, nếu bé đã nhận được những phương pháp giáo dục không tốt thì khi lớn lên, bé sẽ có tính cách mà cha mẹ không mong muốn.

Phương pháp 1: Để trẻ “học” cách chờ đợi

Chờ đợi đương nhiên là sẽ rất sốt ruột và đây là điều mà trẻ không bao giờ thích. Khi trẻ muốn có được một món đồ, bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó của con. Tuy nhiên, thay vì đưa ngay cho con thứ bé muốn thì người lớn hãy dạy trẻ học được một điều rằng “mọi thứ có được chẳng bao giờ là dễ dàng và cần phải chờ đợi”.

Hãy để trẻ chờ trong một vài phút và tăng dần số thời gian đó lên.

Ngoài ra, mỗi khi con yêu cầu có được thứ gì, bạn cũng hãy ra điều kiện ngược lại. Con sẽ phải hoàn thành bài tập, làm việc nhà hoặc một điều gì đó rồi mới nhận được thứ mình muốn. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học được cách có mọi thứ bằng chính năng lực của bản thân. Nó sẽ giúp trẻ biết chờ đợi là có ích. Từ đó, trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của thời gian, nên nhẫn nại và biết mình cần phải chờ bao lâu.

3 phương pháp lớn cha mẹ dạy con tính kiên nhẫn 1


Phương pháp 2: Biến thời gian chờ đợi thành thời gian sáng tạo

Khi đưa trẻ ra ngoài cùng đi dạo, bạn có thể gặp gỡ một người bạn và cùng trò chuyện với người đó. Lúc này, trẻ sẽ có được một khoảng thời gian tự do. Bạn có thể hướng dẫn con làm một điều gì đó và vờ như không để ý tới bé trong khoảng thời gian này.

Hãy quan sát một cách khéo léo xem trẻ sẽ làm gì trong lúc đó. Đây là phương pháp giúp trẻ sáng tạo tư duy và biết tận dụng thời gian. Với những đứa trẻ từ 3 tới 4 tuổi, người lớn hãy thông qua việc làm này để dạy trẻ biết có trách nhiệm hơn với những hành động mình làm.

Phương pháp 3: Rèn kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên được giao tiếp với mọi người bên ngoài. Lúc này, trẻ cần phải kiên nhẫn và học thói quen không được nôn nóng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để người lớn dạy trẻ cách giữ im lặng trong những lúc cần thiết.



Sự dạy dỗ của cha mẹ quyết định đến tính cách và hành vi của trẻ lúc trưởng thành. Vì vậy, bạn phải cực kì thận trọng khi đưa ra những phương pháp dạy trẻ.
3 phương pháp lớn cha mẹ dạy con tính kiên nhẫn 2

Dạy “con trời” - sao cho khéo

Có thể sẽ có lúc bạn phải đối mặt với việc bé hỏi: “Tại sao con có 1 mình? Không có chị như bạn A. ở lớp?”.

Đây là hội chứng xuất hiện từ rất lâu, dưới những tên gọi khác nhau như “con độc”, “quý tử”, “gái rượu”…

Ở hầu hết những gia đình có “con trời”, mọi kỳ vọng của cha mẹ đều đổ dồn lên vai đứa trẻ đó. Con cái giống như phương tiện để thực hiện và truyền tải nốt những ước mơ… còn thiếu của cha mẹ.

Hội chứng "con trời" - "gái rượu"

Bé Bim (4 tuổi) càng lớn càng xinh, vợ chồng chị Hoa Mỹ (Chương Dương, Hà Nội) luôn coi bé là thiên thần và luôn tự hào về con hết mực.

Dù nhà rất có điều kiện nhưng vợ chồng chị Mỹ luôn đặt mục tiêu "chỉ và một con". Vợ chồng chị làm ở một công ty nước ngoài, kiếm tiền rất tốt, bằng chứng là nhà chị chẳng thiếu thứ gì, đến Bim đồ gì cũng có, cũng xịn.

4 tuổi, Bim đã phải gánh trên vai một loạt lịch học: từ tiếng Anh, toán, vi tính đến đàn ca sáo nhị… Cứ đi đến đâu, bố mẹ lại nhắc Bim: “Đàn một bài cho các cô các chú nghe đi con”.

Đến một ngày, có gia đình một người bạn của bố đến chơi nhà đưa theo đứa con bằng tuổi Bim, bố mẹ lại bảo Bim đánh đàn, xong xuôi, cô bạn xinh xắn như búp bê kia cũng đòi đánh đàn. Phải công nhận, cô bé đó đàn rất hay.

Dạy “con trời” - sao cho khéo 1
Vậy dạy bé con một như thế nào là hợp lý? (Ảnh minh họa)

Khách đi về, bố mẹ Bim nhăn nhó: “Con bé đó nghe nói mới học đàn mà đã đánh được bài dài ngoẵng như vậy. Bim học cả năm mà đánh được mấy bài ngắn cũn”.

Bị so sánh thế, Bim buồn lắm.

Một trường hợp khác, anh Sông Lam và chị Bích Thủy (Cống Trắng, Khâm Thiên, Hà Nội) lấy nhau muộn, đi khám khắp nơi nơi, cuối cùng mới sinh được một đứa “con vàng con bạc”. Vì vậy, anh chị quyết tâm “dốc toàn tâm toàn lực” hết mực cưng chiều và chăm sóc con…

Bảo Minh được bố mẹ rất chiều, cuối tuần nào bố mẹ cũng hỏi han xem “con muốn gì? Hôm nay mẹ mua đồ chơi cho con nhé?”. Ngày nào anh chị cũng hỏi xem con thích ăn gì?

Anh chị rất để ý lịch ăn uống của con (sữa gì, xem kẽ những bữa nào? Thực đơn thịt cá gà bò thay đổi ra sao?...).

Chẳng hiểu anh chị chiều con thế nào mà Minh ngày càng tự coi mình là trung tâm vũ trụ. Dù đã đi học lớp 1 nhưng bé chẳng nói chuyện, chẳng chơi với ai. Cô giáo nhiều khi gọi điện thoại về thông báo Minh rất khó khăn để học cách chia sẻ với bạn bè.

Nếu chơi với bạn, bé hay áp đặt suy nghĩ cho bạn khác nên dần dần chẳng ai chơi với Minh.

Nhiều khi mẹ hỏi tình hình học hành, bé khó chịu ngắt lời cả mẹ. Anh chị buồn lắm và nhận ra hình như mình đang dậy con sai cách. Vậy dạy bé con một như thế nào là hợp lý?

Dạy bé đúng cách

Loại bỏ vị trí độc tôn của bé là việc nên làm. Bạn không nên dành cho con quá nhiều đặc quyền để con thấy mình là người đặc biệt.

Sẽ là sai lầm khi bố mẹ luôn đặt kỳ vọng quá lớn ở bé. Bạn cần nhớ rằng, bé cần có thời gian và không gian để phát triển mình còn hiện giờ bé cần tự do để làm những gì bé muốn. Bố mẹ nào cũng muốn con mình trở thành kỹ sư, bác sĩ… những nghề cao quý thế nhưng bạn phải tùy vào sức và tuổi của con. Thay vì tạo áp lực, ban nên để bé phát triển theo hướng tự nhiên.

Chiều chuộng bé quá cũng khiến bé trở nên ích kỷ, coi mình là cái của rốn vũ trụ. Như trường hợp trên cũng có thể thấy, bé khó khăn để học cách tiếp xúc, chia sẻ với bạn bè. Bạn hãy dạy con biết cách chia sẻ, cách lắng nghe, cảm thông và nhường nhịn ngay từ tấm bé.

Có thể sẽ có lúc bạn phải đối mặt với việc bé hỏi: “Tại sao con có 1 mình? Không có chị như bạn A. ở lớp?” Đó là lúc bé thấy cô đơn, trống trải và ghen tỵ với bạn cùng lớp. Bạn cần dành nhiều thời gian cho con hơn, cho bé đi chơi tiếp xúc với bạn đồng trang lứa, người thân…



Kết hôn gần chục năm trời mới có “tin vui”, vợ chồng anh chị yêu chiều béhết mực
Dạy “con trời” - sao cho khéo 2