Zing News - Tri thức trực tuyến

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ

Chỉ cần một ngày cuối tuần là các con đã có thể cùng bố mẹ làm những món quà Noel dễ thương dành tặng mọi người hoặc để trang trí cho ngôi nhà thân yêu ấm áp, rực rỡ hơn đón Giáng Sinh an lành.

Tiếng chuông Noel đang dần dần rộn rã khắp nẻo đường. Những con hẻm cũng bắt đầu treo dây đèn khắp nơi, nhà nhà rục rịch trang trí. Giáng sinh là ngày của tình yêu, an lành… và là ngày của “những món quà”.

Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng háo hức được nhận quà. Đặc biệt là các em bé, ngày này chắc hẳn là ngày mong chờ nhiều nhất sau ngày sinh nhật, các bé cùng bố mẹ trang trí nhà cửa cũng như háo hức được ông già Noel tặng quà.

Việc nhận quà là điều ai cũng ao ước, vậy làm cách nào để bạn giúp bé trao đi những món quà cho người thân mà không quá tốn kém. Đặc biệt là chỉ sử dụng những vật liệu nho nhỏ trong nhà.

1. Vòng nguyệt quế Giáng sinh bằng giấy

* Nguyên liệu:
Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 1
- Giấy màu tùy theo sở thích của con


- Kéo, kẹp bấm lỗ, ruy-băng.

* Các bước làm:

- Gấp đôi tờ giấy lại, 1 đường thẳng dài cách biên 1cm. Sau đó từng đoạn 1cm dọc xuống cho hết tờ giấy. Các con có thể tự kẻ và vẽ để học cách dùng thước và đo khoảng cách giữa các đường thẳng với nhau.

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 2

- Cắt các đường kẻ dọc vừa vẽ chạm vào đường kẻ ngang.

- Quấn vòng hình chữ nhật vừa cắt sau đó dán keo dính lại sẽ được 1 cái vòng loxo như hình.

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 3

- Lấy ruy-băng buộc thành một chiếc nơ nhỏ rồi đính lên vòng tròn. Móc một cái dây ruy-băng nhỏ vào vòng thắt nút lại làm dây treo.

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 4

- Dùng kẹp bấm lỗ bấm những hình tròn nhỏ nhiều màu sắc trên giấy màu rồi dính keo dán những hình tròn đó lên vòng tròn.

Nếu các con làm vòng bằng giấy màu trắng, thì sẽ không cần dùng đến kẹp bấm lỗ mà có thể dùng bút màu tô các chấm hình tròn nhiều màu sắc lên giấy cũng rất đẹp.

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 5

2. Thiệp Giáng Sinh tặng người thân

Các tấm thiệp là một thứ hầu như không thể thiếu trong dịp Giáng Sinh. Một tấm thiệp bao gồm rất nhiều ý nghĩ trong đó. Việc chọn quà là thiệp cũng sẽ giúp các bé thả trí tưởng tượng qua tấm thiệp. Gửi gắm yêu thương vào những lời chúc. Tại sao không cùng bé làm 1 tấm thiệp rất đơn giản sau đây.

* Nguyên liệu:
Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 6
- Một nhánh cây khô nhỏ và thẳng.

- Màu acrylic trắng. Ruy băng các loại họa tiết Giáng sinh, giấy màu, bút, keo dán…

* Các bước làm:
Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 7
- Quét màu trắng lên nhánh cây rồi chờ cành khô. Chọn các sợi ruy băng màu sắc Noel rồi cắt thành từng đoạn ngắn dài khác nhau.

- Khi cành đã khô thì buộc nơ các sợi ruy-băng vào cành cây. Mỗi đoạn thì thắt từ ngắn đến dài theo thứ tự từ trên xuống dưới để tạo hình thành cây thông Noel với các tán cây ngắn dài.

- Gấp đôi một tờ giấy màu đỏ lại để làm phần thiệp. Đặt cành cây đã thắt nơ lên giấy rồi dùng súng bắn keo định hình trên mặt thiệp.

- Vẽ và cắt một hình ngôi sao nhỏ đính lên phần đỉnh của cành cây. Cắt thêm giấy màu xanh và trắng bằng kéo răng của dán trồng lên nhau rồi viết dòng chữ Merry Christmas lên.

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 8

- Cuối cùng thì dùng bút kim tuyến tô cho ngôi sao lấp lánh và chấm những hoa tuyết kim tuyến lên thiệp.

Hai món quà Giáng Sinh đơn giản bé có thể cùng làm với mẹ 9

Chúc cả gia đình một mùa Giáng Sinh an lành!
Theo Bài & ảnh: Tùng Hương / Trí Thức Trẻ

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ

Khi có con nhỏ, trong nhà bạn sẽ xuất hiện rất nhiều chai lọ thủy tinh, nhựa… sau khi dùng hết những thực phẩm, đồ dùng của em bé.

Trước khi thả chúng vào thùng rác, bạn hãy tham khảo ngay những ý tưởng tái chế tuyệt vời dưới đây để có những món đồ mới tinh và hữu ích trong nhà.

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ 1

Những chiếc hộp nhựa màu sắc sẽ trở thành ống cắm bút màu tuyệt vời cho con. Các bé cũng có thể học cách phân loại màu sắc của bút bằng cách cắm đúng vào chiếc hộp cùng màu với màu bút. Nếu bạn không có hộp nhựa nhiều màu sắc như trong hình, bạn hoàn toàn có thể dán băng dính một miếng giấy màu lên vỏ của hộp nhựa trắng để phân loại bút tô màu của con theo ý tưởng này.

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ 2

Những chiếc lọ thủy tinh thật thích hợp để bạn tích trữ cúc áo các loại phục vụ cho con chơi các trò chơi phát triển cảm giác, tập xâu dây qua cúc áo hay học phân loại cúc áo qua kích thước…

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ 3

Một ý tưởng tuyệt vời khác với lọ thủy tinh chính là biến chúng thành những khung ảnh siêu độc đáo bằng cách rửa ảnh, cuộn lại và cho vào lọ thủy tinh như thế này.

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ 4

Những chiếc nắp chai lọ sẽ biến thành một bảng lịch hoặc bộ số thú vị cho con học về số đếm, ngày tháng… nếu mẹ chịu khó in những mẫu số độc đáo dán trên nền giấy trang trí đẹp mắt và dán lên nắp chai.

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ 5

Đồ phụ kiện của con được phân loại theo màu sắc sẽ giúp con dễ dàng tìm được loại yêu thích khi cần.

6 ý tưởng thú vị cho con từ những chai lọ cũ 6

Hoặc những chiếc lọ thủy tinh nhỏ bỏ đi sẽ rất hữu ích khi con vẽ tranh bằng màu nước. Mỗi một lọ sẽ dùng để con rửa bút lông một màu sắc rất sạch sẽ.

Chúc các mẹ có thêm nhiều ý tưởng tái chế để cùng con vui chơi, trang trí nhà đẹp lại vừa bảo vệ môi trường.
Theo Ngọc Mai / MASK Online

Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con

Buổi vui chơi ngoài trời của con sẽ trở nên thú vị và nhiều cảm xúc hơn với một “đôi giày leng keng”. Không chỉ thế, đôi giày đặc biệt này còn giúp con rèn luyện sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng rất tốt.

Chỉ với những chiếc lon sữa hộp (loại từ 900gr trở lên) đã dùng hết và một chút xíu thời gian là bố mẹ đã có thể làm tặng con một “đôi giày leng keng” vô cùng thú vị để bé vui chơi.

Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con 1

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 02 lon sữa hộp (loại từ 900gr trở lên) đã hết và rửa sạch.

- Sơn an toàn hoặc màu arcrylic (chọn các loại màu mà con thích).

- Chổi vẽ (bút lông) loại to hoặc chổi quét sơn loại nhỏ.

- Dây ruy-băng loại to bản.

- Máy khoan lỗ hoặc đinh loại to để đục lỗ.

Các bước thực hiện:
Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con 2
1. Sau khi rửa sạch và lau khô lon sữa, hãy để con trổ tài sơn màu cho các lon sữa theo sở thích và sự sáng tạo của trẻ. Chú ý nếu dùng sơn thì có thể cho con mặc tạp dề hoặc áo vẽ để tránh sơn dính bẩn lên quần áo. Hướng dẫn con cách dùng cọ vẽ hoặc chổi sơn một cách khéo léo và cẩn thận.

Sau khi con đã sơn và vẽ xong cho lon sữa, đợi lon khô sơn (hoặc màu vẽ) rồi tiếp tục làm bước thứ 2.

Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con 3

2. Dùng bút đánh dấu một vị trí nhỏ ở cách phần đáy lon sữa khoảng 2-3cm và một vị trí nữa ở đối diện phía bên kia lon sữa (chú ý là hai vị trí đánh dấu phải đối xứng với nhau, tức là cùng nằm trên một đường thẳng xuyên qua lon sữa).

Bố mẹ có thể dùng máy khoan để khoan một lỗ nhỏ ở phần đã đánh dấu (hoặc cũng có thể dùng búa đóng một chiếc đinh tại vị trí đánh dấu cũng có thể tạo thành lỗ nhỏ).

Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con 4

3. Lấy dây ruy băng, nhờ con giẫm chân vào giữa đoạn dây và kéo cho đến khi vừa tầm tay cầm của con.

Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con 5

4. Luồn hai đầu dây ruy-băng qua hai lỗ nhỏ vừa khoan rồi buộc nút hai đầu dây lại thật chặt.

Tự làm “đôi giày leng keng” thú vị cho con 6

5. Kéo phần dây lên là cả nhà đã hoàn thành “đôi giày leng leng” rồi.

Bây giờ, bạn có thể cùng con ra sân và hướng dẫn con đi “đôi giày” thú vị này, chắc hẳn, con sẽ rất vui và sảng khoái khi được thử sức với “đôi giày leng keng”.

Chúc cả nhà cùng vui!
Theo Ngọc Mai / Trí Thức Trẻ

Bài học thú vị cho bé từ trò chơi đan giấy

Bố mẹ có thể dạy cho bé rất nhiều bài học thú vị từ trò chơi quen thuộc với đồ chơi đơn giản là những tờ giấy nhiều màu sắc.

Đan giấy là một trò chơi thủ công cổ điển, đơn giản, rẻ tiền và vui vẻ, không chỉ thế, bé con của bạn sẽ học được rất nhiều bài học và kĩ năng thú vị qua trò chơi này.

Bài học thú vị cho bé từ trò chơi đan giấy 1

Đây còn là trò chơi phù hợp cho bố mẹ cùng chơi với con vào những ngày bận rộn hoặc khi có quá đông trẻ đến chơi cùng một lúc. Thêm vào đó, chỉ qua vài bước hướng dẫn vô cùng đơn giản là các con có thể dễ dàng tự chơi trò chơi này một cách vô cùng thích thú.

Nào! Cùng bắt đầu nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Giấy màu các loại. Nên chuẩn bị giấy màu trơn để làm miếng thảm đan, giấy nhiều họa tiết (kiểu giấy gói quà) hoặc thậm chí là giấy cắt ra từ các tạp chí để làm “sợi” đan. Hoặc cũng có thể dùng một màu trơn làm thảm đan, một màu trơn khác làm “sợi đan” cũng được.

- Kéo (mẹ có thể chuẩn bị thêm các loại kéo cắt răng cưa, zig zag… để đường đan thêm phong phú).

Bài học thú vị cho bé từ trò chơi đan giấy 2

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các chất liệu khác để làm sợi đan như dây ruy băng hoặc các miếng vải để giúp con rèn luyện sự phát triển cảm giác (xúc giác) khi tiếp xúc với các chất liệu khác nhau cũng rất thú vị.

Đối với các bé lớn hơn một chút (khoảng từ 5, 6 tuổi trở lên) thì bố mẹ có thể cắt rời một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật… để cho các con đan lại thành bức tranh đó hoàn chỉnh cũng rất thú vị.

Bắt đầu chơi:

Bước 1: Cắt thảm đan và sợi đan

- Đối với thảm đan: Gấp đôi tờ giấy màu. Dùng kéo cắt từ phần nếp gấp đôi từ giấy. Bạn có thể khuyến khích con tự cắt để học cách dùng kéo và sự khéo léo của đôi tay. Nên kẻ mờ một đường thẳng giới hạn nếp cắt ở phần mép trên của tờ giấy. Ở bước này, bạn không nên chỉ giới hạn ở việc cắt đường thẳng mà hãy cùng con cắt các đường lượn sóng, gấp khúc, zig zag….để có thể tạo ra những tác phẩm ấn tượng hơn.

Lưu ý: Các đường cắt phải cách đều nhau.

Bài học thú vị cho bé từ trò chơi đan giấy 3

- Đối với sợi đan: Đơn giản là bạn cắt những sợi giấy thẳng và bằng kích thước với nhau.

Lưu ý: Có thể tặng các con một trò chơi thử thách nho nhỏ ở bước này: Bạn có thể trộn lẫn các sợi đan màu sắc, họa tiết khác nhau với nhau rồi đố con phân loại chúng về đúng loại. Thử thách này sẽ giúp con học cách phân biệt màu sắc, họa tiết rất thú vị và giúp con thêm háo hức hơn với trò chơi. Nếu con thích đan những sợi đan lộn xộn nhau thì cũng không sao, bởi đó là tác phẩm thể hiện cá tính của con mà!

Bước 2: Cùng đan giấy thôi

- Mở đôi tờ giấy bạn vừa cắt ra và hướng dẫn con đan bằng cách luồn các dải giấy vào thảm đan theo quy tắc “một lên một xuống” hoặc “một trên một dưới”.

Bài học thú vị cho bé từ trò chơi đan giấy 4

- Vừa chơi vừa khuyến khích các con sáng tạo ra những kiểu phối màu, phối hình khác nhau để có được những tác phẩm độc đáo.

Bài học thú vị cho bé từ trò chơi đan giấy 5

Chúc cả nhà cùng chơi đan giấy thật vui!
Theo Ngọc Mai / Trí Thức Trẻ

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt

Những buổi tối mùa đông sẽ trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn khi hai mẹ con cùng nhau cặm cụi làm những món đồ nho nhỏ để trang trí cho ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn chào đón lễ Giáng Sinh.

Những ý tưởng đơn giản dưới đây là một gợi ý dễ thương cho bạn.
1. Cây thông tí hon

Mùa đông rất nhiều cành cây khô bị gãy, hãy cùng còn đi dạo và nhặt một một đoạn cây khô thân tròn, cứng cáp, chuẩn bị thêm một ít dây ruy băng, tốt nhất nên chọn màu xanh lá cây, có nhũ óng ánh càng đẹp, thêm cả ruy-băng màu nhũ bạc, một mẩu giấy bạc bé xíu để cắt ngôi sao đính lên cây thông, kéo, keo dính… là đủ nguyên liệu rồi.

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 1

Mẹ hướng dẫn con cắt những đoạn ruy-băng từ dài đến ngắn, đủ để buộc kín vào đoạn cây đã nhặt về. Sau đó hướng dẫn con buộc ruy-băng lên thân cây, lúc này mẹ có thể vừa rèn sự khéo léo cho đôi bàn tay của con, vừa dạy con cách phân biệt ngắn dài nữa cũng rất thú vị.

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 2

Trên “đỉnh” của cây thông thắt một đoạn ruy-băng màu nhũ bạc để chốt, đính thêm một ngôi sao màu bạc và đính dây treo nữa là bé đã làm xong một cây thông Noel xinh xắn tặng cho bạn bè rồi.

2. Ông già Noel phúc hậu

Chỉ từ giấy màu đỏ, trắng và một chiếc đĩa giấy dùng một lần (loại nhựa mỏng càng đẹp) cộng thêm một số dụng cụ làm đồ thủ công như kéo, keo dán… là hai mẹ con đã chuẩn bị xong nguyên liệu rồi.

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 3

Các bước làm rất đơn giản như trong các hình dưới:

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 4

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 5

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 6

Hãy khuyến khích con tự làm, vì hầu như các bước thực hiện đều rất đơn giản. Một món quà dành cho bố mẹ, anh chị em và người thân yêu thể hiện sự khéo léo và cá tính của con chắc hẳn sẽ khiến người nhận quà cảm thấy vô cùng tự hào và cảm động.

2 món đồ trang trí Giáng Sinh cho bé chỉ làm trong nháy mắt 7

Lễ Giáng Sinh là thời gian sum họp gia đình, vì thế, những món quà nhỏ thế này là cơ hội tuyệt vời để các thành viên trong gia đình chia sẻ thời gian bên nhau và dành tặng những điều thú vị, dễ thương cho những người mà mình yêu quý.
Theo Ngọc Mai / Trí Thức Trẻ

Khám phá thực đơn ăn dặm ở một số nước trên thế giới

Các mẹ có muốn biết ở một số nước khác, thực đơn ăn dặm của bé như thế nào không?

Trên thế giới đã có rất nhiều cuộc tranh luận về những món ăn đầu tiên khi bé đến tuổi ăn dặm. Cháo, trái cây và rau xanh hay thịt băm ninh nhừ mới tốt và phù hợp với bé? Câu trả lời phụ thuộc vào nơi bé sinh sống. Nhưng nhìn chung, thực đơn và chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ trên thế giới đều chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm nuôi con truyền thống đã hình thành từ rất lâu đời trên vùng đất bé sinh ra.

Thụy Điển

Các món dành cho trẻ ăn dặm ở Thụy Điển chủ yếu là rau và trái cây nghiền nhuyễn. Người Thụy Điển cũng cho trẻ nhỏ ăn cháo nấu từ bột ngũ cốc (hoặc bột yến mạch), dầu cọ, dầu calona.

Khám phá thực đơn ăn dặm ở một số nước trên thế giới 1

Jamaica

Trước khi ăn khẩu phần sữa dành cho bữa sáng, em bé 4 tháng tuổi ở hòn đảo nhiệt đới này sẽ được ăn món trái cây thập cẩm gồm nhiều loại quả bản địa như mãng cầu, xoài, chuối, đu đủ, hồng xiêm được trộn thêm một thìa café mật ong để tăng thêm hương vị.

Khám phá thực đơn ăn dặm ở một số nước trên thế giới 2

Trung Quốc

Thông thường, người dân ở vùng nông thôn Trung Quốc sẽ cho con ăn cơm (nấu nhão) với cá, cà rốt, rong biển hoặc ăn trứng và đặc biệt là cháo nóng được trộn với sữa, chuối và bột đậu xanh khi trẻ được 4 tháng tuổi. Một món ăn khá phổ biến khác là nước canh gà nấu với bí ngô, thịt lợn và cà tím xay nhỏ.

Khám phá thực đơn ăn dặm ở một số nước trên thế giới 3

Tây Tạng

Trẻ nhỏ ở vùng đất này bắt đầu khám phá thế giới ẩm thực với một miếng Zamba khi chỉ được 4 tháng tuổi. Zamba là món ăn làm từ bột lúa mạch, lúa mì, ngô, đậu Hà Lan trộn với bơ làm từ sữa bò Yak rồi chiên vàng.

Khám phá thực đơn ăn dặm ở một số nước trên thế giới 4

Một số vùng đất khác

Ở Kenya, trẻ sơ sinh được cho ăn khoai lang từ rất sớm để ngăn ngừa nguy cơ thiếu vitamin A. Trong khi đó, ở Jamaica, trẻ được ăn món khai vị làm từ trái cây và mật ong trước khi ăn sữa trong bữa sáng.

Còn ở Nhật Bản, trong một sự kiện ăn mừng bé bước sang giai đoạn ăn dặm mà người ta gọi là Okuizome, bé sẽ được ăn một món ăn cầu kỳ chế biến từ cá, gạo nếp, bạch tuộc và rau muối. Kèm theo đó là một hòn đá để bé cắn vào đó, giúp thúc đẩy sự phát triển của răng.



Học cách lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của mẹ Việt ở Tokyo
Khám phá thực đơn ăn dặm ở một số nước trên thế giới 5
Theo Nam Anh / Pháp Luật Xã Hội

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm xay thịt mịn, nhuyễn cho bé

Điều được không ít cha mẹ quan tâm là làm sao để xay thịt thật mịn, không bị vón cục (dính vào nhau) và khiến bé dễ nuốt.

Dưới đây là tổng hợp chia sẻ của nhiều người mẹ khi nấu thịt cho con:

- “Trước tiên, tôi chọn một miếng thịt tươi, ngon, lọc bỏ bì và mỡ. Sau đó, luộc thịt liu riu trên lửa nhỏ. Khi thịt đã chín, tôi dùng dao băm nhỏ hoặc cho vào cối xay thịt để thịt thật mịn. Nếu dùng dao băm thì cần dùng rây để lọc những cục thịt to. Lúc đầu chỉ nên cho bé ăn nửa thìa cafe thịt băm nhỏ mịn.

Tiếp tục, hòa thịt với một ít nước để thịt tan đều trong nước, không còn đóng cục. Nếu muốn mịn tiếp, hãy cho thịt hòa với nước vào máy xay sinh tố rồi cho rau vào xay cùng. Cuối cùng, bạn sẽ có hỗn hợp thịt – rau xanh sền sệt như sinh tố, rất mịn. Ngoài ra, hỗn hợp này còn đảm bảo bé có đủ chất đạm và chất xơ", mẹ cu Bin (Định Công, Hà Nội) chia sẻ.

- “Khi bé lớn hơn, ăn được thức ăn có cục lổn nhổn (chẳng hạn, khi bé ăn cháo hạt), bạn có thể xay thịt sống ở cối khô (của máy xay sinh tố). Khi cháo chín nhừ thì cho thịt vào, đảo đều và chờ sôi là được. Thịt có những cục nhỏ nhưng bé vẫn ăn được. Nếu thịt nhiều bã (nhiều cục to), có thể cho cả cháo có thịt vào máy xay. Độ mịn hay thô là tùy bạn”, mẹ bé Sóc (Kim Ngưu, Hà Nội) cho biết.

- “Tôi nhận thấy cách xay thịt sống rồi cho vào nồi cháo đang sôi thì thịt mịn và mềm hơn. Tuy nhiên, thịt nấu chín rồi xay thì thường thơm hơn và có khi bé sẽ thích cách này hơn”, chị Thủy - bà mẹ 2 con chia sẻ kinh nghiệm của mình.

- “Tôi thường xay thịt và rau, củ lẫn khi cả hai loại đó đều còn sống. Khi cháo chín, đổ hỗn hợp kia vào, chờ sôi lại là rau và thịt chín ngay. Nếu bé ăn được thức ăn cục rồi thì không cần dùng máy xay sinh tố, cối xay thịt hay rây nữa, cứ băm nhỏ thịt và rau cho bé là xong”, chị Nga (Hoàng Cầu) đang có con trong độ tuổi ăn dặm cho biết.

- “Tôi thường dùng cách hấp thịt bò (tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó, cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò. Nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, tôi nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo hoặc bột, chờ nồi bột của bé sôi lại là được. Thịt bò nấu cùng carrot, súp lơ xanh, đậu đũa (đậu que), khoai tây, cần tây, ớt ngọt… thì rất thơm ngon lại bổ dưỡng”, mẹ bé Thùy Linh (Hà Đông) chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình.

Nếu các mẹ có kinh nghiệm gì về việc chế biến thịt ăn dặm sao cho không vón cục mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng. Hãy tham gia chủ đề ăn dặm trên Aforum tại đây nhé!



Nghe thì có vẻ đơn giản, bạn nghĩ rằng chỉ cần nghiền hoặc xay nhuyễn là xong? Làm rau củ nghiền cho bé đôi khi lại có thể phức tạp hơn một chút đấy!
Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm xay thịt mịn, nhuyễn cho bé 1
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm

Từ khi bé 5 tháng tuổi, các mẹ đã có thể làm những món hoa quả này cho bé tập ăn dặm.

Sữa chua trộn chuối và quả mơ
Món này dành cho bé từ 5 tháng tuổi.

Chuối chín là thức ăn hoàn hảo cho bé từ rất sớm và kết hợp được với những loại quả như đào, xoài, thậm chí quả có vị chua như mơ. Hỗn hợp chuối và các loại quả vừa không tiềm ẩn dị ứng vừa có tác dụng phòng rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.

Với món ăn này, bé nhà bạn cần nhiều chất béo hơn người lớn nên không dùng loại sữa chua không béo. Nên chọn sữa chua dành riêng cho bé.

2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm 1

Thời gian chuẩn bị: 2 phút.

Thời gian chế biến: 3 phút.

Chỉ làm cho 1 phần vì món này không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh.

Nguyên liệu: 1 quả mơ; 2 thìa sữa chua; 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.

Thực hiện: Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.

Hỗn hợp táo, lê và vani

Món ăn dành cho bé từ 5 tháng tuổi.

Táo và lê dễ tiêu hóa nên là nguồn thức ăn tuyệt vời cho bé nhà bạn. Ngoài ra, hỗn hợp quả này cũng không gây dị ứng. Đó là lý do vì sao ngay từ 5 tháng tuổi, bé đã ăn được món này.

2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm 2


Thời gian chuẩn bị: 5 phút.

Thời gian chế biến: 6 phút.

Nguyên liệu (làm 4 phần): 2 quả táo tây; 2 quả lê chín tất cả gọt vỏ, xắt nhỏ; 4 thìa nước ép táo; một chút vani.

Thực hiện: cho hai loại quả vào nồi hấp, hấp cho mềm. Sau đó, xay nhuyễn. Thêm vani và nước ép táo, trộn đều cho bé thưởng thức.

Thích hợp khi để tủ lạnh.



Giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm (6 tháng tuổi), các loại bột ngọt kết hợp cùng các loại củ, rau xanh, hoa quả kích thích bé ngon miệng.
2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm 3
Theo GiangC / Pháp Luật Xã Hội

Uống kẽm mỗi ngày để tăng chiều cao cho trẻ

Đối với trẻ có chiều cao "khiêm tốn", mẹ nên bổ sung lượng kẽm mỗi ngày để phát triển chiều cao tốt hơn.

Bé nhà em là bé trai đã được 14 tháng, cao77cm, nặng 12,3kg; bé mọc được 5 răng, biết đi vững lúc 12,5 tháng. Em được tư vấn là bé hơi thấp so với chiều cao chuẩn. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé em áp dụng như sau:
- 7h thức dậy-tập thể dục, tắm nắng, uống khoảng 20ml nước ấm.
- 7h30 ăn 200ml cháo xay, bú sữa mẹ.
- 9h30 ăn 1 hũ sữa chua và bú mẹ.
- 11h trưa ăn 200ml cháo xay và bú mẹ sau đó bé ngủ trưa.
- Đến khoảng 14h30 bé ăn 100ml cháo xay
- 16h ăn 1 hộp váng sữa 67ml
- 17h30 ăn 200ml cháo xay
- 20h uống 150ml sữa
- Khoảng 20h30 thì cháu đi ngủ (ban đêm cháu bú khoảng 3-4 lần)



Cháo của bé gồm 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, chất bột đưòng, vitamim và khoáng chất). Mỗi ngày bé ăn 3 món cháo khác nhau bao gồm đạm và rau khác nhau (sáng thường là thịt & trứng; buổi trưa là cá (hoặc tôm, lươn, trai, hến, cua hoặc phối hợp). Tổng lượng đạm hằng ngày em cung cấp cho bé là 40gam, rau xanh củ quả là 40-50gam.
Bé đi vệ sinh bình thưòng, mỗi ngày đi đại tiên 1 lần, tiểu tiện khoảng15 lần
Bé ăn rất ngon miệng và hoạt động khá nhiều, em thấy bé thấp và mọc răng chậm nên rất lo lắng, xin hỏi bác sĩ chế độ dinh dưỡng của bé đã hợp lý chưa? Cần bổ xung thêm gì nữa không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
(Đỗ Thị Thuỷ - myadts@yahoo.com)
Trả lời:
Với tháng tuổi của cháu thì tiêu chuẩn cân nặng là 10 kg, cao 78cm. Con em đang trong tình trạng thừa cân, chiều cao như vậy vẫn là bình thường, có lẽ do cháu quá mập nên tưởng là thấp chiều cao thôi. Chế độ ăn như vậy là quá đầy đủ, nhưng ở tuổi này em nên tập cho bé ăn cháo hạt được rồi, không nên cho bé ăn cháo xay nữa. Vì là mùa đông không có nắng em có thể bổ sung thêm vitamin D3 cho bé 2giọt/ngày, để phát triển chiều cao tốt hơn em cho bé uống thêm 5mg kẽm mỗi ngày.
BS Lê Thị Hải - Viện dinh dưỡng Quốc gia

Ép con ăn nhiều để tăng chiều cao

Ám ảnh về chiều cao… “nấm lùn” của mình, mà ngay từ khi sinh cậu con trai đầu lòng, nghe ai mách thực phẩm gì tốt cho chiều cao của trẻ, chị Lan đều lùng mua bằng được.

Từ trước đến nay, chị Hương (Triều Khúc, Hà Nội) luôn mặc cảm về chiều cao của mình, nỗi sợ ấy càng tăng lên khi chị có cậu con trai đầu lòng: “Thằng bé lớn lên mà giống chiều cao của bố mẹ thì chết. Tôi dáng người nhỏ bé, chồng tôi cũng thế, nên tôi muốn cho cháu ăn uống đủ chất, phát triển chiều cao. So với các bạn cùng lứa, cũng phải sàn sàn như nhau. Cứ nghe mọi người nói “nấm lùn” là thấy ngượng chín mặt rồi”.

Vì mục tiêu… cao lớn của cậu con trai, mà hàng ngày, chị đều tìm hiểu những dưỡng chất có trong thực phẩm, chế biến các món giàu can xi, cho con uống nhiều sữa để thúc đẩy chiều cao. Thằng bé ăn nhiều món cua, cá, tôm…, uống nhiều sữa đến phát ngán, nhưng chị phải ép con ăn cho bằng được: “Nghe nói loại sữa nhập ngoại nào của nước ngoài, món ăn bổ dưỡng nào tôi cũng đều săn mua bằng được, phải chăm chút từ khi cháu còn nhỏ, thì mới mong lớn lên nó có chiều cao giống như các bạn. Tôi cũng đang tìm hiểu về mấy loại thực phẩm quảng cáo như các hạt cốm thúc đẩy chiều cao, để cho con uống”.
Nhiều ông bố, bà mẹ cố ép con ăn để cao

Thời còn con gái, chị Linh (Linh Đàm, Hà Nội) có vóc người nhỏ nhắn, ưa nhìn. Chị vẫn thường nói đùa với nhóm bạn rằng phải lấy một anh chồng thật cao cho… cải thiện nòi giống: “Thế nhưng phải duyên số, chồng mình giờ cũng chỉ cao có hơn 1,60m, thằng cu con giờ hơn 2 tuổi mà cũng chỉ cao 80cm, tôi lo quá!”.

Sợ con giống gene bố mẹ, nên chị Linh lên kế hoạch rõ ràng, hàng ngày con phải ăn uống như thế nào, lớn chút thì tập luyện ra sao. Đối với các bữa ăn, chị tập trung cho con ăn thật nhiều khoáng chất và các chất xơ. Ngoài các bữa ăn chính luôn đổi món từ cá, thịt, trứng,.. các loại rau xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa…

Tối đến, cu Tùng, con chị chưa muốn đi ngủ, chị cũng bắt con phải đi ngủ đúng giờ để tăng quá trình hình thành hormon somatotropin, là 1 loại hormon có vai trò quyết định trong việc hình thành sụn… Hôm nào trời nắng đẹp, chị bắt con phơi nắng hàng ngày để bổ sung vitamin D… Lịch ăn, ngủ, hoạt động… để phát triển chiều cao của cu Tùng dày đặc, đến mức chỉ sau một tuần thực hiện phơi nắng, thằng bé đã lăn ra ốm, sốt, nằm hơn một tuần trong viện.
Sợ chiều cao... nấm lùn, nhiều người cố ép con ăn

Vợ chồng anh Thịnh (Hà Đông, Hà Nội) không phải lùn, ai cũng nói chồng chị cao, còn dáng người chị như thế là khá chuẩn. Cậu con trai lớn cũng có chiều cao tương đối, nhưng cô con gái lại hơi lùn. “Không hiểu sao cho con ăn uống đầy đủ, mà nó vẫn bé tý, thua xa các bạn cùng trang lứa”.

Mua thuốc can xi về cho con uống được vài tháng, mà xem ra chiều cao của bé vẫn không nhỉnh hơn chút nào, chị thở dài: “Con gái bây giờ ra ngoài đường, trông con người ta cao ráo, mảnh mai mà mình cũng thèm. Con gái mình mà có được chiều cao như thế thì tốt, chứ trong lớp, nó luôn xếp đầu hàng vì lùn nhất
”.

Mặc dù con gái chị đã bù đầu vì lịch học hàng tuần, học từ sáng tới tối, nhưng đến chiều, chị vẫn tranh thủ thời gian đăng kí cho con học lớp múa, ngoài ra bắt cháu học thêm… bóng rổ cho nhanh cao. Mặc cho con bé mỗi lần được mẹ đích thân đưa đến phòng tập là mệt, thở dài thườn thượt…

Có không ít các ông bố, bà mẹ luôn đau đầu về chiều cao của con, nỗi lo… “nấm lùn” dường như ám ảnh tâm trí nhiều bậc phụ huynh. Trên các diễn đàn mạng, rất nhiều topic về chủ đề này được bàn tán sôi nổi, như: “Làm thế nào để tăng chiều cao cho con”, “sữa nào giúp con cao?”, “kế hoạch giúp trẻ phát triển chiều cao từ nhỏ như thế nào?”, hay “con em thế này thì có lùn không”, rồi “làm sao để bé không thấp theo di truyền”...

Chị Hạnh (Trung Tự, Hà Nội) thường tham gia các buổi hội thảo về dinh dưỡng và phát triển chiều cao cho con, chia sẻ: “Tôi nghĩ các ông bố, bà mẹ không nên bi quan quá về chuyện phát triển chiều cao cho con. Có một lần tôi tham dự một buổi tư vấn về dinh dưỡng do 1 bác sĩ dinh dưỡng có chiều cao rất khiêm tốn khoảng gần 1,60m thôi và vợ bác sĩ còn thấp hơn nhiều nhưng bác sĩ cũng cho biết con trai của ông lại cao 1,73m. Ông cũng nói luôn có 2 khoảng thời gian quan trọng nhất để làm tăng chiều cao hiệu quả nhất là từ 0-3 tuổi và 3 năm trong khoảng thời gian dậy thì nếu được chăm sóc kỹ và đầy đủ dinh dưỡng với lại uống sữa nhiều là sẽ cải thiện chiều cao đáng kể. Nên nhất định hai giai đoạn này tôi phải đầu tư cho con. Tuy nhiên, việc đầu tư một cách hợp lý, khoa học là rất cần thiết. Các ông bố, bà mẹ đừng bắt ép các con quá, nhiều khi chúng sợ các món ăn, thực phẩm phải ăn thường xuyên, dẫn đến chán ăn. Nếu muốn con phát triển hài hòa về thể chất, thì nên có sự tham khảo kỹ từ phía bác sĩ dinh dưỡng. Không nên tự ý mình tìm hiểu, và ép các con phải ăn cho cao lớn. Điều quan trọng là bố mẹ phải biết chế biến làm sao để bé thích ăn, thay vì ép con ăn một thực phẩm nào đó ”.

Đinh Liên

Làm thế nào để tăng chiều cao cho con?

Hiện nay cháu nặng 28 kg, có nguy cơ béo phì. Vậy tôi có cần cho cháu uống thêm Cansu 3 để tăng thêm chiều cao hay không?

Chào bác sĩ. Con tôi đang học mầm non chuẩn bị vào lớp 1. Hiện nay cháu nặng 28 kg, có nguy cơ béo phì. Vậy tôi có cần cho cháu uống thêm Cansu 3 để cháu tăng thêm chiều cao hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. (trinhthihuan.yd@gmail.com)

Trả lời:

Chị không nói rõ chiều cao của cháu là bao nhiêu, nếu chiều cao đã đủ tiêu chuẩn rồi thì có uống gì cháu cũng không thể cao thêm được.

Điều quan trọng là bây giờ con chị đã bị béo phì, cần phải có chế độ ăn hợp lý để cháu không bị tăng cân thêm nữa, vì hiện nay cân nặng của cháu đã bằng trẻ 9 tuổi rồi.

Ngoài chế độ ăn cháu cần vận động nhiều cũng giúp tăng chiều cao tốt, chị nên cho cháu đi khám tư vấn dinh dưỡng để BS tư vấn chế độ ăn và hướng dẫn vận động cho cháu. Có thể làm thêm các xét nghiệm xem có bị rối loạn mỡ máu, đường máu hay không? Và cũng xem có bị thiếu các vi chất dinh dưỡng hay không, nếu thiếu mới cần bổ sung.
BS Lê Thị Hải - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Các cha mẹ có bất cứ thắc mắc nào về dinh dưỡng cho con, hãy gửi câu hỏi về hộp thư nuoidaycon@afamily.vn, bác sĩ Lê Thị Hải sẽ tư vấn giúp bạn.

Theo BS Lê Thị Hải / MASK Online

Những bệnh khiến trẻ dễ bị lùn

Trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn... thường giảm khả năng nhận thức, có thể mất 10 điểm IQ so với bé không mắc bệnh.

Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), đưa ra thông tin này tại hội thảo Dịch bệnh và nguy cơ ảnh hưởng chiều cao, chỉ số thông minh ở trẻ, diễn ra ở Hà Nội vào ngày 26/7.
Ngoài những yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, chăm sóc trong giai đoạn bào thai..., những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên hệ giữa IQ và sức khỏe. Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn và đường ruột thì trí thông minh cũng bị giảm sút.
"Tại Việt Nam dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở các tỉnh miền Nam, với nhiều trường hợp bị biến viêm não cấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ. Điều đáng lưu ý, sự suy giảm trí tuệ từ dịch bệnh đôi khi có thể là vĩnh viễn", phó giáo sư Lâm khuyến cáo.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Hà Vinh, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, các bệnh nhiễm trùng đường ruột cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Một khảo sát tại Brazil với gần 200 trẻ cho thấy, trong 2 năm đầu đời nếu trung bình bé bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi sẽ thấp hơn 3,6 cm so với bạn cùng lứa tuổi không mắc bệnh. Trẻ bị giun khi lên 7 cũng sẽ thấp hơn các bạn khác 4,6 cm.
"Như vậy trẻ có nguy cơ giảm tới 8,2 cm chiều cao nếu vừa bị tiêu chảy vừa có giun sán trong người. Sau nhiễm trùng đường ruột, khả năng nhận thức của bé cũng giảm", bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Nguyên nhân là do khi bị nhiễm trùng đường ruột (có tiêu chảy hoặc không), trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Việc tái phân bố năng lượng vào việc chống bệnh cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng nuôi dưỡng não.
Cũng theo bác sĩ, dù được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ tiêu chảy nhiều lần cũng vẫn bị thấp còi hơn các trẻ khác. Điều này trái với quan niệm thông thường rằng những gì đã mất đi trong lúc trẻ bị tiêu chảy có thể phục hồi hoàn toàn sau khi hết bệnh. Thực tế có những tổn thương không thể phục hồi hoàn toàn như trước được.
Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, để trẻ phát triển tối đa về chiều cao cũng như trí thông minh, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua bàn tay mẹ, người chăm sóc và trẻ.
Một biện pháp phòng bệnh hết sức đơn giản mà nhiều người đang bỏ qua là rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, 80% bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay như tiêu chảy, tay chân miệng, thương hàn... đều liên quan đến hành vi không rửa tay bằng xà phòng.
Theo Vnexpress

Trẻ dễ bị lùn nếu ăn trước khi ngủ

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, việc cho trẻ ăn quá no và quá nhiều trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiều cao của bé trong tương lai.

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, việc cho con ăn no trước khi ngủ sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, nhất là về chiều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Những yếu tố kích thích sinh trưởng quyết định tới chiều cao của con người được sản sinh nhiều nhất trong giai đoạn nhỏ tuổi, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tế bào trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, đặc biệt là sinh trưởng của các xương mềm, khiến con người phát triển mạnh về chiều cao.

Trong đó, các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi con người đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày.

Do vậy, nếu cho trẻ ăn quá nhiều trước khi ngủ, dạ dày phải kéo dài thời gian hoạt động, chuyển hóa thức ăn, khiến trẻ khó nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu, ảnh hưởng tới khả năng tiết kích thích tố sinh trưởng trong thời điểm lý tưởng này.

Khả năng chuyển hóa năng lượng vào ban đêm của cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, rất thấp, bởi hệ tiêu hóa và trao đổi chất lúc này đều kém hoạt động. Ăn nhiều vào ban đêm cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh về răng miệng.
Theo TTOL

Trẻ hay quấy khóc sẽ chậm phát triển chiều cao

Hay quấy khóc vào lúc nửa đêm làm giảm cường độ tiết hormone tăng trưởng của cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.

Các nhà khoa học cho rằng trẻ em ngủ đủ giấc sẽ có lợi cho sự phát triển trí tuệ. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng và khoa học. Tác dụng chủ yếu của hormone tăng trưởng chính là thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.
Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ hàm lượng protein, quá trình phát triển xương, sụn khớp và sụn đầu xương sẽ được hỗ trợ. Cơ thể thiếu làm lượng hormone tăng trưởng sẽ dẫn đến sự ức chế thần kinh và khiến trẻ phát triển không bình thường.
Thông thường, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm khi trẻ ngủ. Chính vì vậy, nếu trong một đêm, trẻ thức dậy nhiều và quấy khóc sẽ khiến cơ thể giảm tiết hormone tăng trưởng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cũng như trí tuệ của trẻ.
Các chuyên gia cho rằng, ở trẻ sơ sinh, thời gian ngủ chính là một đồng hồ sinh lý, trẻ chưa hề có ý thức nhiều về thời gian ngủ của mình. Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã giải thích rằng, do trung khu thần kinh ở trẻ chưa được phát triển đầy đủ và hoàn thiện nên các phản xạ có điều kiện chưa được thành lập. Tuy nhiên, khoảng 15 ngày tiếp theo, sự tác động của cường độ ánh sáng, âm thanh bắt đầu ảnh hưởng đến não của trẻ và phản xạ có điều kiện được thành lập.
Trẻ sẽ bị giật mình khi có âm thanh lớn, chói mắt khi cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quấy khóc, tỉnh giấc nhiều về đêm nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Ngoài ra, có một vài các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như nhiệt độ môi trường quá ấm hoặc quá lạnh. Không gian trong phòng quá bí cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc về đêm.
Trẻ có thể khóc khi bị đói, bởi vậy, các bà mẹ nên chú ý để con không bị đói và tỉnh giấc lúc nửa đêm. Tã của trẻ ướt và không được thay cũng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
Bên cạnh đó, mắc bệnh còi xương hay viêm da dị ứng với tã quấn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc về đêm.
Để hạn chế tình trạng này, các bà mẹ nên chú ý để điều chỉnh “đồng hồ sinh học” của con mình. Không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày. Các chuyên gia cũng khuyên người lớn không nên nói to, bật âm thanh quá lớn khiến trẻ giật mình.
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng cho phù hợp và chú ý để trẻ không bị đói là một trong những cách giúp con yêu không tỉnh giấc lúc nửa đêm.
Việc kiểm tra xem tã quấn có khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay bị dị ứng không là điều quan trong trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ cho con của bạn.
Theo Dân trí

Ngủ lúc nào giúp bé tăng chiều cao tốt nhất?

Nếu trẻ duy trì thói quen đi ngủ muộn thì đồng nghĩa với việc các hormone tăng trưởng của trẻ sẽ tiết ra ít hơn và trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao. Vậy ngủ vào lúc nào là tốt nhất cho sự tăng trưởng của trẻ?

Và còn vô số những điều khác xung quanh giấc ngủ của trẻ mà cha mẹ có thể chưa biết!
1. Ngậm vú mẹ khi ngủ
Nhiều bà mẹ có thói quen để con mình ngậm vú mẹ khi đi ngủ. Cho bé ngủ theo cách này đã được các bác sĩ khuyến cáo là có hại tới sức khỏe của bé. Khi trẻ ngủ mà vẫn ngậm vú mẹ rất dễ dẫn đến việc mỗi khi bé hít thở sẽ vô tình hút luôn cả sữa mẹ gây trở ngại cho việc tiêu hóa. Trẻ sẽ khó ngủ, hay quấy, thậm chí bị ngạt thở.
Bên cạnh đó, ngậm vú mẹ khi ngủ còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của răng và nướu.
2. Trẻ ngủ mang theo cảm giác lo sợ
Để trẻ nhanh chóng đi ngủ, người lớn đôi khi thường hay dọa trẻ rằng “Nếu con không ngủ thì… sẽ đến”. Những câu nói như vậy sẽ khiến trẻ sợ hãi và ngoan ngoãn nghe lời. Tuy nhiên, sự thật là khi bị dọa như vậy, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị kích thích mạnh mẽ. Trẻ sẽ không thể ngủ sâu giấc và đôi khi hay gặp ác mộng, ngủ hay bị giật mình và chất lượng giấc ngủ không tốt.
3. Cho trẻ ngủ muộn
Một số gia đình thường có thói quen ngủ muộn và thói quen này đôi khi ảnh hưởng tới trẻ. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ thường không biết rằng hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất từ khoảng 22 đến 24 giờ đêm. Chính vì vậy, nếu trẻ duy trì thói quen đi ngủ muộn thì đồng nghĩa với việc các hormone tăng trưởng của trẻ sẽ tiết ra ít hơn và trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao…
Để giúp trẻ phát triển toàn diện, người lớn cần duy trì cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
4. Cho trẻ ngủ trong trạng thái đung đưa
Mỗi khi trẻ quấy khóc khi ngủ, người lớn thường bế trẻ lên, đung đưa hoặc cho trẻ nằm vào nôi để lắc qua lắc lại. Trong thực tế, phương pháp này có thể sẽ khiến trẻ ngủ ngoan nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác. Các chuyên gia sức khỏe đã cho biết rằng, não ở trẻ chưa được phát triển toàn diện, chính vì vậy khi người lớn bế và lắc thường xuyên như vậy sẽ có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, ở những trường hợp nặng có thể gây tê liệt chân tay, thậm chí là tử vong.
5. Trẻ nằm sấp khi ngủ
Tư thế ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này. Để trẻ nằm sấp khi ngủ sẽ khiến trẻ dễ bị ngạt. Nhiều trường hợp trẻ tử vong khi ngủ trong tư thế nằm sấp. Các chuyên gia khoa học gọi đây là cái chết đột ngột. Chính vì vậy, khi để cho trẻ ngủ, người lớn cần để trẻ nằm thẳng và đảm bảo rằng mũi cũng như miệng của trẻ không có bất kỳ vật cản nào khác.
6. Ngủ chung với trẻ
Ngủ chung với trẻ sẽ dẫn dẫn đến tâm lý phụ thuộc ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, khi người lớn ngủ cùng giường với trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ khó hít thở được không khí trong lành. Nhiều bà mẹ còn có thói quen để con nằm trên cánh tay của mình khi ngủ, điều này có thể sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và giấc ngủ không được sâu.
7. Để đèn sáng khi ngủ
Để đèn sáng khi ngủ sẽ hạn chế hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ.
Gia Linh - Theo Baby