Zing News - Tri thức trực tuyến

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn cá

Cùng tìm hiểu những giá trị dinh duỡng mà cá mang lại và một số lưu ý nhỏ khi cho bé ăn cá nhé!

Lợi ích tuyệt vời khi cho bé ăn cá

Giúp bé thông minh hơn: DHA có trong cá không chỉ giúp phát triển não bộ mà còn thúc đẩy phát triển tế bào não, kích thích sự mở rộng các dây thần kinh sọ não, giúp trẻ tăng khả năng tư duy, nhận thức. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ em thường xuyên ăn cá sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những người ăn thịt do trong cá chứa rất nhiều DHA.

Tăng cường tập trung: Một nghiên cứu khác cho thấy trẻ có mẹ có nồng độ DHA trong máu cao hơn lúc mang thai sẽ có khả năng tập trung tốt hơn so với đứa trẻ có mẹ có nồng độ DHA thấp hơn.

Cải thiện thị lực:
DHA giúp hỗ trợ máu lưu thông qua võng mạc, do đó nó giúp tăng thị lực, làm sắc nét tầm nhìn ở trẻ sơ sinh.

Thúc đẩy tâm trạng: Nghiên cứu cho thấy người tiêu thụ nhiều omega 3 từ cá trong thời gian mang thai có tỷ lệ rối loạn tâm trạng, trầm cảm ít hơn. Bởi omega 3 hoạt động trong não bộ để nâng cao hormone như dopamine và serotonin, dẫn truyền thần kinh trong não tương tự như chức năng của 1 số loại thuốc điều trị chứng trầm cảm.

Nâng cao miễn dịch: Các axit béo phong phú có trong cá cũng có khả năng cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời omega 3 và vitamin D có trong cá sẽ giúp hệ xuơng của bé phát triển chắc khoẻ.

Ngăn ngừa bệnh chàm: Omega 3 có thể giúp giảm viêm trong tất cả các phần của cơ thể, bao gồm cả da. Bổ sung cá vào thực đơn của bé trước 9 tháng tuổi sẽ giúp bé bảo vệ khỏi các tình trạng da bị dị ứng, theo một nghiên cứu của Thuỵ Điển.

Những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn cá 1
Cá hồi rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. (Ảnh minh họa)

Những lưu ý khi cho bé ăn cá

Cá là thực phẩm chứa DHA vô cùng phong phú, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, người lớn hãy cho con ăn nhiều cá hoặc dầu cá cũng rất tốt. Để trẻ dễ ăn, bạn có thể xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ cá khi bé đuợc tròn 7 tháng.

Bạn cũng nên lưu ý, có một số loại cá cũng rất giàu omega 3 nhưng lại có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá ngừ trắng, cá nhám, cá kiếm… đây là loại chất gây hại hệ thần kinh, cản trở việc hình thành não. Cá hồi là một gợi ý tuyệt vời cho bạn bởi đây là loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cực thấp, không gây hại cho trẻ, đặc biệt cá hồi là loại cá giàu omega 3 và DHA nhất trong các loại cá. Trong mỡ cá hồi có chứa lượng lớn omega, axit béo, DHA và EPA; DHA và EPA là 2 duỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bộ não

Một số trẻ nhỏ do cơ địa nên dễ dị ứng với các loại hải sản, vì thế với những bé này khi ngoài 2 tuổi, bạn mới có thể bắt đầu bổ sung cho bé các loại thực phẩm từ cá, một cách dần dần để thích nghi.

Nhiều cha mẹ thắc mắc, trẻ em cần bao nhiêu DHA mỗi ngày? Theo các nghiên cứu, mỗi trẻ em cần khoảng 300mg DHA mỗi ngày, hơn nửa số đó bé có thể nhận đuợc từ việc thuờng xuyên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cuờng DHA. Cá cũng là loại thực phẩm tự nhiên có nguồn DHA rất dồi dào mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé.



Các mẹ cẩn trọng khi con bị dị ứng với hải sản nhé!
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn cá 2
Theo Hà Minh / Trí Thức Trẻ

Những điều có thể mẹ chưa biết khi cho bé ăn phô mai

Trong quá trình thăm khám dinh dưỡng, bác sĩ Lê Thị Hải gặp rất nhiều thắc mắc của các mẹ về cách cho bé ăn phô mai và bơ. Vậy cho bé ăn phô mai thế nào là đúng nhất?

1. Giá trị dinh dưỡng của phô mai, bơ

- Trước hết, các mẹ nên biết rằng cả bơ và phô mai đều là những sản phẩm được làm từ sữa.

- Bơ không có chất đạm và hàm lượng chất béo rất cao (83,5%), được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. Còn phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

- Phô mai giàu canxi hơn bơ rất nhiều lần: 100 gram phômai có 760mg canxi, trong khi đó 100 gram bơ chỉ có 12mg canxi mà thôi.

Những điều có thể mẹ chưa biết khi cho bé ăn phô mai 1
Phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao nên khi kết hợp với cháo mẹ nên bớt chút thịt/ cá/ tôm đi một ít để tránh thừa đạm. (Ảnh minh họa)

2. Độ tuổi nên cho bé ăn phô mai

Có khá nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm nên cho bé làm quen với phô mai, bơ. Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh thì cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi là bé có thể ăn được phô mai, bơ. Nhưng một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với món ăn này khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Ngoài ra, một số ít cho rằng, do phô mai, bơ thuộc nhóm sản phẩm từ sữa bò nên chỉ an toàn cho bé 1 tuổi trở lên vì khả năng gây dị ứng cho nhóm bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò.

Vì vậy, bác sĩ Hải khuyên các mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai, bơ từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Có thể dùng bơ hoặc phô mai thay cho sữa, thịt, cá để nấu bột/ cháo cho bé được không?

Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: "Trong dinh dưỡng có một nguyên tắc là chỉ những thực phẩm trong cùng một nhóm mới có thể thay thế được cho nhau mà thôi. Vì vậy, phô mai có hàm lượng đạm cao nên có thể thay cho thịt, cá, trứng, sữa.. (vì cùng nhóm giàu đạm) nhưng bơ thì không. Bơ chỉ được dùng để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ (vì cùng nhóm giàu chất béo)".

Tuy nhiên, bác sĩ Hải khuyến cáo các mẹ không nên vì thế mà lạm dụng phô mai vì cho bé ăn nguyên phô mai sẽ không cân đối hàm lượng dinh dưỡng. Trong phô mai chỉ có đạm, carbohydrate, chất béo, canxi chứ không có đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vì thế chỉ nên cho con ăn phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như bánh mì, trộn vào bột, cháo…

Những điều có thể mẹ chưa biết khi cho bé ăn phô mai 2
Bơ rất giàu chất béo nên nếu cho bơ vào cháo mẹ nên bớt chút dầu/ mỡ ăn. (Ảnh minh họa)

4. Những lưu ý mẹ cần biết khi cho bé ăn phô mai, bơ

- Tất cả các loại phô mai đều có nguồn gốc từ sữa, vì vậy nếu bé nhà bạn có tiền sử dị ứng sữa do bất dung nạp đường lactose thì mẹ nên chú trọng bổ sung phô mai vào chế độ dinh dưỡng của con.

- Để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm... tránh trường hợp bị thừa đạm. Bởi vì một bát cháo nấu đúng như tính toán dinh dưỡng theo độ tuổi đã cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, chất béo, khoáng chất cho trẻ, nếu trộn thêm phô mai, tức là bát cháo đã được cộng thêm phần năng lượng, chất đạm, béo chứ không riêng gì canxi.

- Vì trong phô mai có cả chất béo vì thế các mẹ cũng nên bớt đi chút dầu/ mỡ ăn trong bát cháo của con.

- Không nên chỉ sử dụng phô mai làm nguồn cung cấp canxi cho cơ thể bé, mẹ có thể chọn các loại thực phẩm giàu canxi khác như cua đồng, tôm đồng…

- Mẹ không nên kết hợp phô mai với các thực phẩm như: như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền... vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm...

- Lúc nào bé không chịu ăn thịt, cá hoặc khi mẹ quá bận không thể chuẩn bị một bữa ăn cầu kỳ cho bé thì có thể nấu nhanh món cháo với phô mai, bơ theo hướng dẫn sau của bác sĩ Hải:

Nguyên liệu: bột/ cháo tùy lượng ăn của trẻ theo lứa tuổi; một miếng phô mai (15g); 20g bí đỏ; 5g dầu ăn hoặc bơ.

Cách nấu: Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ vừa ăn. Nấu chung bí với bột/ cháo cho đến khi chín. Bắc xuống để cho bột nguội bớt (khoảng 2 phút), cho phô mai tán nhuyễn vào từ từ, cho thêm dầu ăn hoặc bơ vào trộn đều. Đổ bột ra bát. Để nguội bớt, cho bé ăn.

Với số lượng như trên, bát bột sẽ cung cấp: 170 Kalo; 5,2g chất đạm; 8,9g chất béo; 17,6g chất bột đường; 124mg canxi.



Mẹ tự làm phô mai tươi, trộn với hoa quả cho bé ăn ngon tuyệt và giúp tăng chiều cao. Cách làm vô cùng đơn giản!
Những điều có thể mẹ chưa biết khi cho bé ăn phô mai 3
Theo Minh Anh / Trí Thức Trẻ

5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen

Ngoại trừ khoai tây thì cần tây, ngô, cà tím và củ cải ít khi được các mẹ chú trọng khi con đang tập ăn dặm.

1. Khoai tây

- Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây, mẹ nên giảm đi một chút cháo/ bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

- Thời điểm cho bé tập ăn khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.

5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 1

- Cách chế biến: Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp. Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.

2. Cần tây

Rất nhiều mẹ cho rằng cần tây là thực phẩm không phù hợp với bé đang tuổi tập ăn dặm. Tuy nhiên cần tây lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

- Giá trị dinh dưỡng: Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp. Đoạn phình ra trên thân cây cần tây là nơi tập trung nhiều vitamin C, phôtpho, magiê, vitamin B6 và chất xơ.

- Thời điểm cho bé tập ăn cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; hải sản… cho bé từ 8 tháng.

5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 2

- Cách chế biến: Các mẹ hãy coi cần tây như một loại rau xanh hữu ích cho bé. Khi chế biến cần tây, người ta thường sử dụng phần thân của cây cần. Cách chế biến cần tây cũng tương tự cách sơ chế các loại rau xanh khác dành cho bé ăn dặm nên rất đơn giản. Cần tây kết hợp tốt với dầu olive, thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; cá, hải sản khác… đều thơm ngon.

3. Cà tím

Rất ít mẹ cho bé tập ăn cà tím. Tuy nhiên đây lại là một thiếu sót.

- Giá trị dinh dưỡng: Cà tím có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh. So với các loại củ, quả khác thì cà tím không 'dồi dào năng lượng' nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.

- Thời điểm cho bé tập ăn cà tím: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).

5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 3

- Cách chế biến: Mẹ có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước sốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho bé tập ăn cà tím.

4. Củ cải

Cũng giống như cà tím và cần tây, củ cải là một trong những thực phẩm ít được các mẹ bổ sung vào thực đơn của bé vì nghĩ nó không nhiều chất, bên cạnh đó lại có mùi hăng hăng khó ăn nên sợ bé không ăn được.

- Giá trị dinh dưỡng: Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.

- Thời điểm cho bé tập ăn: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.

5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 4

- Cách chế biến: Củ cải gọt vỏ, thái dạng hạt lựu, hấp chín và cho bé dùng tay bốc ăn. Hoặc bạn có thể luộc lên rồi cắt miếng nhỏ cho bé ăn sẽ rất ngọt miệng.

5. Bắp ngô

- Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbonhydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.

- Thời điểm cho bé tập ăn ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.

5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 5

- Cách chế biến: Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé). Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm.



Thực phẩm “vàng” cho bữa ăn dặm của con các mẹ nên biết
5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 6
Theo GiangC / Trí Thức Trẻ

Hướng dẫn mẹ cách lau người cho bé

(aFamily.vn) - Có những ngày trời lạnh mẹ không thể thường xuyên tắm cho bé được. Video dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách lau người, vệ sinh cho bé mà con không hề bị lạnh.

Nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng việc tắm rửa, vệ sinh cho trẻ đơn giản và không cần phải học, vì thế không ít phụ huynh tắm gội không đúng cách cho trẻ, hậu quả có thể gây nên một số bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, ho…

1. Những điều mẹ cần lưu ý khi vệ sinh cơ thể cho bé:

- Nên vệ sinh từng bộ phận cho trẻ, hạn chế cởi bỏ hết quần áo trên người bé.

- Vệ sinh cơ thể cho bé ở trong phòng kín, tránh nơi bị gió lùa.

- Lau người bé xong mới gội đầu. Đây là cách tắm gội rất khoa học không chỉ cho trẻ nhỏ mà còn cho cả người lớn. Gội đầu sau khi tắm giúp não bộ kịp tiếp nhận và thích ứng với những tín hiệu thay đổi của cơ thể. Làm như vậy có tác dụng bảo vệ bộ não trẻ.

Hướng dẫn mẹ cách lau người cho bé 1

- Nên dùng loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Và không nên lạm dụng sữa tắm đối với trẻ, bởi da trẻ em còn non nớt, sữa tắm có thể làm da trẻ bị dị ứng.

- Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng thường xuyên dơ bẩn bởi chúng tiếp xúc với phân và nước tiểu. Đây cũng là vùng da dễ bị tổn thương nhất. Vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc, lau rửa cho bé.

- Đừng bao giờ tắm gội, lau người vào lúc trẻ đói bụng. Trẻ sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung. Và cũng không nên lau người khi mới vừa cho ăn no xong, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị ọc thức ăn. Tốt hơn hết bạn hãy tắm trẻ vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.

- Khi lau người cho bé, mẹ cần phải thao tác thật nhanh và nếu có người để hỗ trợ thì càng tốt.

- Mẹ có thể làm ấm quần áo của con bằng máy sấy tóc hoặc quạt sưởi để khi bé mặc vào người sẽ không bị lạnh.

- Nếu nhà bạn có điều hòa hai chiều, hãy bật điều hòa trong phòng lên trước khi lau người cho bé khoảng 30 phút để căn phòng ấm hơn.

- Mẹ cố gắng giữ ấm ngực bé, đừng để ngực con bị hở quá lâu dễ dẫn đến ho, viêm phổi nhé. Mách nhhỏ là mẹ có thể lấy một chiếc khăn để đặt lên phần ngực của bé.

2. Vậy để lau rửa và làm vệ sinh cơ thể cho bé mẹ cần chuẩn bị những gì? Các thao tác tiến hành ra sao? Video dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách làm cụ thể.







Mặc dù trời lạnh, mẹ cũng nên tắm cho bé theo định kỳ. Những "chiêu" dưới đây sẽ giúp mẹ tắm cho bé trong ngày lạnh giá.
Hướng dẫn mẹ cách lau người cho bé 2