Zing News - Tri thức trực tuyến

Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật

Toyama là con trai đầu lòng của chị Midori, mặc dù đã hơn 2 tuổi nhưng bé luôn khóc khi gặp người lạ, ngay cả những người bạn thân thiết thường đến nhà chơi cũng khiến cậu bé sợ hãi.

Khi Midori gửi bé đi nhà trẻ, cậu bé đã khóc rất nhiều và không chịu rời xa mẹ. Việc trẻ nhút nhát trong khoảng thời gian đầu đời không phải là lạ, tuy nhiên nét tính cách này khiến trẻ gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội, cản trở khả năng học hỏi ở trẻ và khiến trẻ dễ gặp khiếm khuyết trong quá trình hình thành nhân cách. Các trẻ nhút nhát cũng thường là đối tượng bị bắt nạt khi đi học. Vì vậy, việc bố mẹ quan tâm và giúp trẻ bớt nhút nhát là điều vô cùng quan trọng.

Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật 1

Toyama là một cậu bé khá nhút nhát.

Hãy xem bà mẹ Nhật Midori này làm gì để giúp cậu bé mạnh mẽ hơn.

Trước hết, Midori dành thời gian nhiều hơn để quan sát con trai và rút ra những biểu hiện nhút nhát của cậu bé. Toyama luôn bám lấy mẹ khi đi siêu thị, khi gặp cô Yamada và bé Mei hàng xóm, cậu bé cũng không thể làm quen dù cô bé rất chủ động. Toyama cũng luôn im lặng khi người lớn hỏi chuyện bé, đôi khi bé còn khóc rất to và ôm chặt lấy mẹ. Giáo viên của Toyama cũng cho biết cậu bé không chơi với các bạn trong lớp kể cả bé Mei hàng xóm.


Để khắc phục điều này chị Midori quyết định đưa cậu bé ra ngoài nhiều hơn, khi gặp bạn bè hay người quen chị thường chủ động cười tươi và chào hỏi họ. Midori cũng không quên nhắc Toyama chào những người lớn đó, tuy cậu bé không thể làm được nhưng Midori cũng không quá căng thẳng hay tức giận mà sau đó cô sẽ nói với Toyama rằng: “Mẹ biết con cảm thấy ngại nhưng bác Sawa tốt bụng lắm, mẹ chắc bác ấy sẽ rất vui nếu lần sau con chào bác ấy”.

Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật 2
Mẹ Toyama nhận thấy con trai mình tự tin hơn khi chơi cùng các bé gái, đặc biệt các bé gái nhỏ tuổi hơn.

Chị cũng thường đưa Toyama sang nhà Mei chơi và rủ mẹ con Mei đến nhà để Toyama có một người bạn thân cùng tuổi, Mei sẽ là cầu nối quan trọng giúp Toyama chơi với những đứa trẻ khác.

Mẹ Midori chủ động đưa con đến những nơi có nhiều trẻ em như công viên, trung tâm mua sắm, cô cũng dành thời gian đến lớp cùng Toyama. Thay vì làm như nhiều cha mẹ khác là để mặc các bé tự chơi với nhau hay cố dạy Toyama phải chơi thế này, chơi thế kia, ép cậu bé chơi cùng các bạn, Midori lại chọn cách tổ chức trò chơi cho bọn trẻ. Tất nhiên cô cũng khuyến khích Toyama tham gia vào các trò chơi này và để bé níu lấy mẹ khi bé muốn, tuy nhiên cô không chăm chút cho bé quá nhiều, cũng không nói chuyện riêng với con để bé có thể tự vui vẻ vượt qua sự nhút nhát và kết bạn.

Midori cũng nhận thấy Toyama đặc biệt thấy tự tin hơn khi chơi với những đứa bé kém tuổi mình, đặc biệt là các bé gái.

Cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin của mẹ Nhật 3
Để khắc phục tính nhút nhát của con, mẹ Toyama thường rủ các bạn đến nhà chơi cùng con và tổ chức các trò chơi cho bạn trẻ.

Khi Toyama lớn dần lên thì bé cũng tự tin hơn tuy nhiên vẫn còn khá nhút nhát, về mặt nhận thức Toyama đã biết tự trách mình, khi ấy bé sẽ khóc vì cảm thấy tội lỗi nếu gây ra rắc rối nào đó. Midori đặc biệt chú ý đến điều này vì Toyama dễ tổn thương hơn và thu mình hơn những đứa trẻ khác. Cô cho biết mình thường ôm bé vào lòng để bé cảm thấy được tin tưởng, khi bé nói ra được vấn đề của mình, cô sẽ an ủi và giải thích cho bé hiểu vấn đề.

Sau hơn một năm cố gắng, Toyama đã thay đổi rất nhiều tuy cậu bé vẫn hay mút tay và cảm thấy ngượng ngùng nhưng đã có thể trò chuyện với người lạ. Midori tin rằng việc lo lắng quá mức hay tỏ ra không quan tâm đến trẻ đều không giải quyết được vấn đề, quan trọng là bạn phải tin vào sức mạnh của con mình và củng cố nó.

Kazuko – giáo viên của Toyama cho biết thêm, việc trẻ nhút nhát thường hay mút tay cũng là một điều bình thường. Việc trẻ mút tay không có nghĩa là bé thiếu tình thương mà nó là cách đứa trẻ tự trấn an mình.
theo afamily

Cô giáo Nhật dạy 8 động tác thể dục tại nhà giúp trẻ thông minh hơn

Vận động thể chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe, tầm vóc và trí thông minh của trẻ vì thế hàng ngày, bố mẹ nên dành thời gian để tập luyện những động tác dưới đây theo hướng dẫn của cô giáo Nhật nhé.

Theo các chuyên gia giáo dục và bác sĩ tại Nhật, muốn trẻ không khóc đêm, ăn ngon và ngủ ngon, cha mẹ cần rèn luyện cho bé ngủ sớm, dậy sớm, vận động nhiều vào buổi sáng (khoảng từ 8h đến 12h).

Cô giáo Nhật dạy 8 động tác thể dục tại nhà giúp trẻ thông minh hơn 1

Muốn con học giỏi hơn, hãy cho con vận động!

Vận động thể chất là một trong những môn học được đặc biệt quan tâm và đầu tư tại các trường mầm non ở Nhật. Điều đặc biệt của việc dạy thể chất ở Nhật là: không thi đua, không thành tích, không tính điểm, không khống chế thời gian. Giáo viên chỉ xếp các thang đánh giá: làm được, làm rất tốt, cần cố gắng… Điều quan trọng nhất mà các cô giáo dạy học sinh là phải cố gắng hết sức mình, không bao giờ được bỏ cuộc.

Để hình thành cho con thói quen và niềm yêu thích với các vận động thể chất, bố mẹ cần phải là người đồng đội thân thiết cùng con. Một số bài tập đơn giản mà cô giáo Nhật hướng dẫn trong video trên đây sẽ giúp bố mẹ và con có những giây phút tập luyện vui vẻ và bổ ích tại nhà.

Cô giáo Nhật dạy 8 động tác thể dục tại nhà giúp trẻ thông minh hơn 2
Nên cho trẻ vận động thật nhiều vào buổi sáng, khoảng thời gian từ 8-12 giờ.

Vài lưu ý an toàn:

- Bố mẹ nên cho con mặc quần áo phù hợp, vừa vặn, thoải mái (không quá rộng nhưng cũng không nên quá chật). Nên cho áo vào trong quần.

- Cần tập luyện ở nơi đảm bảo an toàn, rộng rãi…

- Không ép con tập các động tác mà con chưa sẵn sàng, cần giúp con làm quen và tập luyện dần dần.

- Nên duy trì tập luyện thường xuyên, đều đặn.

- Hãy luôn mỉm cười (cho dù mệt hết hơi) với con khi cùng con tập luyện.

- Dành tặng con những lời động viên, khuyến khích.

- "High five" (đập tay) với con sau mỗi lần con thực hiện xong một động tác nào đó.
theo afamily

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật

Là một người Mỹ lập gia đình tại Nhật Bản đã gần 20 năm, chị Gina vẫn không khỏi xúc động với những điều chỉ nền giáo dục tại đất nước này mới có. Mới đây chị đã có trải nghiệm vô cùng đặc biệt khi chứng kiến lễ tốt nghiệp tiểu học của con trai.

Hãy cùng xem những tấm ảnh chị Gina ghi lại trong buổi lễ nhé!

Không giống như Mỹ, tại Nhật Bản hệ tiểu học được chia làm 6 lớp. Trước khi đến với những bức ảnh trong buổi lễ tốt nghiệp chị Gina đã chia sẻ tấm hình ngày đầu tiên đi học của Branden.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 1
Tấm hình được chụp vào tháng 4 năm 2008, Branden khi ấy mặc bộ đồng phục màu đen và cậu nhóc còn nhỏ xíu, bên cạnh là em trai – Noad và mẹ chồng chị Gina từ Osaka đến.


Tại trường học của Branden, các học sinh lớp 1 đều phải dùng balo có màu vàng trên nắp túi, và tất cả vật dụng khác như đồng phục thể dục, túi thể thao đều có màu vàng… Màu sắc này giúp các giáo viên và phụ huynh dễ nhận ra đây là những bé lần đầu tiên đến trường, từ đó sẽ có những biện pháp bảo vệ các bé tốt hơn.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 2
Những vật dụng Branden phải mang theo mỗi ngày đến trường khi còn học tiểu học.

Chiếc cặp trong hình là sản phẩm handmade của mẹ Branden, nó có một chiếc còi kéo ở phía trước để khi ai đó có ý định bắt cóc, cậu bé sẽ kéo và còi sẽ kêu rất to để báo động những người xung quanh. Những chiếc còi hay những vật dụng tương tự thế này được tặng miễn phí tại các trường tiểu học Nhật Bản.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 3
Còn đây là Branden hiện tại, cậu nhóc đã cao lớn hẳn lên và chiếc balo thực sự trở nên nhỏ bé so với cậu. Khi nhìn tấm ảnh này, bà mẹ Gina đã cảm thấy vô cùng tự hào.
Buổi lễ tốt nghiệp được diễn ra tại phòng thể dục. Một không khí trang nghiêm bao trùm khi các học sinh lớp 6 tiến vào hàng ghế trung tâm của buổi lễ, cha mẹ học sinh tốt nghiệp được xếp ngồi ở khu vực gần các học sinh lớp dưới.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 4
Thường ngày, học sinh tại Nhật Bản được phép mặc trang phục tự do đến trường nhưng hôm nay, học sinh tốt nghiệp buộc phải mặc vest đồng phục. Gina không giấu được xúc động khi nhìn thấy hình ảnh rất khác của Branden và các bạn của cậu bé trong trang phục đó.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 5
Giáo viên lớp 6 cài trên ngực những bông hoa màu đỏ và trắng. Người mặc bộ vest xám chính là chủ nhiệm của Branden, hôm nay nhìn cô ấy rất tuyệt.
Sau khi hội trường ổn định chỗ ngồi, thầy hiệu trưởng cùng giáo viên từng lớp lên trao bằng tốt nghiệp cho từng học sinh. Branden có tên xếp thứ 3 trong lớp, nên cậu bé phải lên sớm để đứng đợi được đọc tên. Hiệu trưởng đặc biệt yêu mến Branden vì cậu bé là học sinh xuất sắc, điểm học tập của Branden chủ yếu là A và rất ít điểm B, ngoài ra em còn là đại diện đội bơi của trường và là phó chủ tịch hội học sinh trong năm học này. Mẹ Gina còn hóm hỉnh nhận xét con trai mình rất buồn cười, nó rất thích nhảy nhót và ca hát.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 6
Sau khi toàn bộ học sinh lớp 6 nhận được bằng, các em được yêu cầu đứng lên và quay mặt xuống các em lớp dưới. Đây là phần xúc động nhất của buổi lễ. Các học sinh khóa dưới sẽ đứng dậy và nói về những điều họ biết ơn liên quan đến anh chị lớp 6, đó có thể là những kỉ niệm, cũng có thể là những lời xin lỗi.
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 7
Rất nhiều các em ở lớp dưới đã khóc khi phải chia tay các anh chị lớp trên.
Rất nhiều học sinh và phụ huynh đã không cầm được nước mắt. Bé Noad cũng nói với anh trai rằng cậu sẽ nhớ anh rất nhiều, 2 năm đi học chung với nhau là khoảng thời gian khó quên, khi nước trong bình hết Noah cũng không thể xin anh trai được nữa rồi. Thậm chí Gina còn nhìn thấy thầy giáo dạy lớp 5 của Branden khóc rất nhiều, thầy ấy liên tục lấy khăn tay để lau nước mắt và ngăn những tiếng nấc nghẹn ngào.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 8
Lời nhắn của giáo viên dành cho học sinh đã tốt nghiệp.
Điều đặc biệt ở Nhật Bản là học sinh tốt nghiệp luôn nhận được rất nhiều lời nhắn từ những giáo viên từng dạy mình. Hình trên là lời nhắn từ cô Yuka giáo viên lớp 1 của Branden, cô viết về những ấn tượng đầu tiên của cô về cậu bé trong ngày đầu em tới trường với chiếc balo tự chế độc đáo.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 9

Rời hội trường, học sinh lớp 6 sẽ được trở về lớp học của mình lần cuối, tại đây, các em được ghi hình và trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm. Chị Gina đã viết: "Cô giáo của Branden đã làm chúng tôi khóc thêm lần nữa, cô nói với bọn trẻ rằng cô đã gửi một tin nhắn đặc biệt tới mỗi học sinh và cô coi đó như một lời hứa, bọn trẻ sẽ thực hiện lời hứa đó và quay lại gặp cô vào năm chúng 20 tuổi. Lũ trẻ đã khóc theo và hứa với cô ấy".
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 10
Cô giáo tận tâm của Branden đang xúc động chia tay học sinh của mình.
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 11
Cuối cùng, lần lượt từng học sinh lên tặng hoa cô giáo chủ nhiệm rồi tất cả trở lại hội trường để chụp ảnh kỉ yếu.
Trước khi ra về, nhà trường yêu cầu phụ huynh đi cùng với con em của mình, số còn lại sẽ đi cùng thầy cô giáo, toàn trường xếp thành 1 hàng dài để tạm biệt học sinh tốt nghiệp. Những em nhỏ sẽ cầm hoa trên tay hoặc những bức vẽ chân dung để tặng cho anh chị mà chúng yêu mến. Tất cả học sinh tốt nghiệp sẽ bắt tay và dặn dò học sinh lớp dưới trước khi rời mái trường mà các em từng gắn bó. Đây thực sự là một nghi thức rất đáng yêu và xúc động.
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 12
Branden cùng cô và các bạn ghi lại khoảnh khắc cuối cùng là học sinh tiểu học.

Cô giáo chủ nhiệm của Branden đã cười vui trở lại, trong lời giấy nhắn dành cho con trai chị Gina, cô viết, cô rất ấn tượng với màn nhảy Michael Jackson điêu luyện của cậu bé. Cô cũng nhận thấy Branden là một chàng trai rất yêu gia đình, em luôn để mắt tới Noad khi ở trường và theo cô, Branden là một cậu bé ngọt ngào luôn biết cách làm người khác mỉm cười.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 13
Những món quà Branden nhận được của các em lớp dưới.
Trở về nhà, chị Gina cùng Branden khám phá các món quà mà cậu bé nhận được. Đầu tiên là một bức tranh chân dung do một bé lớp 2 vẽ tặng, trông nó không thật sự giống Branden nhưng nụ cười thì không thể nhầm được. Branden luôn cười và khiến người khác cảm thấy thoải mái. Ngoài ra cậu nhóc nổi tiếng của Gina còn nhận được rất nhiều thư, bút viết và thậm chí cả sữa tắm – món quà thật bất ngờ.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 14
Lễ tốt nghiệp kết thúc vào lúc 11h30 và đến 2h chiều gia đình chị Gina được xe buýt của trường đón tới nhà hàng nơi diễn ra bữa tiệc chia tay thân mật. Tại đây, các gia đình được gặp gỡ nhau, những đứa trẻ tặng hoa và nói lời tạm biệt. Hầu hết bạn bè của Branden đều chuyển đến cùng một trường trung học nhưng Mio – cô bạn thân của Branden lại chuyển đi rất xa, điều này khiến cậu bé rất buồn.
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 15
Trong khi bữa tiệc diễn ra thì trên màn hình chiếu hình ảnh các bé tham gia hoạt động ngoại khóa trong quãng thời gian học tiểu học.
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 16
Branden cùng 2 cô bạn Genki và Saya chọn làm đầu bếp trong một nhà hàng Trung Quốc, một số khác lại chọn thử làm nông dân hoặc người bán vé ở trạm xe lửa, nhiều bé lại thích làm lính cứu hỏa. Đây là trải nghiệm đáng nhớ của học sinh tiểu học trong “Ngày thử việc”.
Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 17
Trở về nhà sau bữa tiệc, chị Gina thực sự rất bất ngờ về món quà mà nhà trường dành tặng cho học sinh tốt nghiệp, đó là một tờ giấy nhỏ ghi lại quá trình tăng trưởng của Branden trong suốt 6 năm học. Tấm bảng cho biết Branden đã cao lên 37,6cm kể từ ngày đầu cậu bé đến trường. Gina cho rằng đây thực sự là món quà tuyệt vời nhất mà con cô nhận được.

Giây phút nghẹn ngào khi con tốt nghiệp tiểu học tại Nhật 18
Hai món quà cuối cùng của Branden là cuốn từ điển trung học do Hội đồng giáo dục thành phố tặng và khung hình do Noah tự làm. Trong khung hình là những lời nhắn Noah và bạn của Branden thu thập được, Noah còn đặc biệt chú thích miếng nui to nhất ở dưới khung hình là dành cho anh trai của cậu. Branden rất vui và cảm ơn Noad, còn chị Gina thì cảm thấy rất tự hào về hai cậu nhóc của mình.

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản

Là một giáo viên dạy Tiếng Anh 5 năm tại Nhật Bản, J.Decker đã có những trải nghiệm quý giá tại đất nước tuyệt vời này, nhất là trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

Theo J.Decker, sự khác biệt lớn nhất của nền giáo dục Nhật Bản là cách người Nhật rèn tinh thần tập thể, khả năng làm việc nhóm cho học sinh từ khi còn rất nhỏ. Một điều thú vị nữa là cách họ giáo dục không phải là bắt trẻ học mà là để chúng chơi. Với Tiếng Anh, người Nhật dạy học sinh để chúng hiểu rằng học Tiếng Anh là niềm vui và giúp đứa trẻ thích học môn này hơn trong tương lai chứ không phải để chúng sớm sử dụng được ngôn ngữ này.

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản 1


Ngay trong giảng dạy, các giáo viên cũng phải kết hợp chặt chẽ với nhau, Decker cho biết đó là phương pháp dạy theo nhóm, anh sẽ làm việc với các giáo viên người Nhật để cùng dạy cho trẻ.

Tại Nhật Bản, giáo viên được ví như một người nghệ sĩ thực thụ. Họ phải biết rất nhiều bài hát, sáng tác ra các điệu nhảy, họ còn phải nghiên cứu để tích lũy cho mình một vốn từ vựng phong phú về động vật, màu sắc, thời tiết, tổ chức trò chơi và nhất là những câu chuyện bổ ích. Một buổi học sẽ diễn ra tất cả những hoạt động đó.


Mục tiêu của lớp học mẫu giáo ở Nhật Bản cũng khiến Decker thực sự bất ngờ, đó là việc phá bỏ lớp rào cản nhút nhát cho trẻ. Trẻ sẽ được “chạm” vào thầy giáo nước ngoài vào cuối buổi học để không còn cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. Decker nói rằng đây là điều anh chưa bao giờ tưởng tượng ra trước khi đến Nhật Bản. Anh không ngờ rằng người Nhật trả tiền cho mình để “chạm” vào con cái của họ, anh cũng từng thử dạy bọn trẻ đập tay high – five nhưng không có kết quả vì chúng khá e dè. Đất nước này quả thật chứa rất nhiều điều thú vị.

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản 2

J.Decker thực sự cảm thấy may mắn khi được làm việc tại các trường mẫu giáo Nhật Bản vì đó là nơi anh có thể cảm nhận rõ nhất lý do tại sao người Nhật lại có những tính cách khác biệt như vậy. Cách người Nhật dạy con cái họ hoàn toàn tương phản với những người phương Tây.

Trẻ em Nhật được dạy cách làm việc nhóm từ khi còn nhỏ, điều này Decker nhìn thấy rất rõ trong cách giờ học Tiếng Anh của mình. Ở Mỹ, trẻ được khuyến khích giơ cao tay và nói ra câu trả lời của mình thì ở Nhật đó lại là điều bất lịch sự. Học sinh ở Nhật được khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời và phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là tạo ra các trò chơi để trẻ có thể làm việc nhóm với nhau để cùng tìm ra đáp án. Sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn.

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản 3

Bữa ăn trưa cũng chính là một ví dụ tuyệt vời cho sự tương phản giữa nên giáo dục Nhật Bản và phương Tây. Không có những chiếc túi giấy màu nâu đựng bơ đậu phông, bánh sandwich, cheetos và một quả chuối, bữa ăn trưa tại Nhật là cả một hộp bento màu sắc được sắp xếp gọn gàng và giàu dinh dưỡng. Đôi khi mẹ của những học sinh còn khiến Decker bất ngờ khi cắt rong biển thành hình Pokémon và làm xúc xích hình con bạch tuộc. Bữa trưa thực sự khiến lũ trẻ ăn một cách vui vẻ và giống như mọi thứ cho trẻ em, chúng đều thật dễ thương.

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản 4

Không chỉ vậy, phong cách phục vụ bữa trưa tại mẫu giáo Nhật cũng thực sự khác biệt. Một vài em sẽ được chọn ra để cùng giáo viên phục vụ trà cho các bạn cùng lớp, trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon và đôi khi nó sẽ được thay thế bằng một vài hát vui vẻ. Việc trẻ được chọn ra để phục vụ các bạn khác không được coi là việc vặt mà nó giống như một vinh dự, một điều rất đặc biệt mà đứa trẻ được phép làm.

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản 5

Kỷ luật tại các trường học Nhật cũng rất khác so với phương Tây. Nếu như tại Mỹ, trẻ được ngồi cạnh giáo viên hay được cử ra ngoài giúp giáo viên lấy các giấy tờ được coi như một phần thưởng thì tại Nhật Bản nó lại được coi như một hình phạt. Việc trẻ nào đó phải ngồi cùng giáo viên có nghĩa là chúng quá yếu kém để là một thành viên trong nhóm. Học sinh được dạy để nhận thức rằng mình là một phần của tập thể và phải biết vị trí của mình trong tập thể đó.

Giáo dục Nhật Bản cũng có điểm tương đống rất lớn với các nước Châu Á đó là tư tưởng Nho giáo, quan trọng nhất là lòng hiếu thảo. Trẻ em được dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi người. Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ. Đó là lí do vì sao trẻ mẫu giáo sẽ luôn có một món đồ đồng phục, đôi khi là những chiếc mũ, đồ thể thao và thậm chí là những đôi tất.

Đó là những điều tưởng như kỳ lạ nhưng đã tạo nên một đất nước Nhật như nó vốn có ngày nay.

Sai lầm thuộc về cha mẹ

Sau đây là một số sai lầm cha mẹ hay mắc phải trong quá trình dạy dỗ con, theo CBSnews:
1. Cứu nguy cho con trong mọi hoàn cảnh


Lúc nào bạn cũng phải để mắt đến con để chắc chắn rằng chúng luôn làm điều đúng đắn và xuất hiện ngay lập tức như một vị cứu tinh khi rắc rối nảy sinh. Điều này là một sai lầm lớn.
Trẻ cần phải được trải nghiệm sự thất vọng. Chúng cần biết rằng mình phải tự đấu tranh để giải quyết vấn đề của mình. Nếu đó là vấn đề liên quan đến sự an toàn hay sức khỏe của trẻ thì bạn cần can thiệp ngay bằng bất cứ giá nào. Nhưng nếu chỉ đơn giản là trẻ ngủ dậy muộn hoặc quên bữa ăn trưa ở nhà thì bạn hãy để con nhận hậu quả do hành vi này.

2. Luôn cố gắng để con không cảm thấy buồn
Sự tức giận, buồn chán và những cảm xúc tiêu cực khác sẽ không thể làm bé tổn thương nếu chúng không kéo dài. Đôi khi, những cảm xúc này lại dạy cho trẻ những bài học quan trọng về cách cư xử.
Với tư cách là các bậc cha mẹ, nhiệm vụ của bạn không phải là đảm bảo bé không bao giờ cảm thấy thất vọng mà giúp bé biết cách vượt qua sự thất bại đó.
3. Nói "không" nhưng lại không hoàn toàn ám chỉ như thế
Bé cần biết rằng một khi bạn đã nói "không" thì có nghĩa điều đó không được phép và không tranh cãi gì thêm. Vì nếu bạn không kiên quyết, thì bé sẽ biết rằng mọi thứ đều có thể thương lượng, điều này sẽ vô tình khuyến khích bé tranh cãi, chống đối nhiều hơn.
Vì thế khi bạn đã nói "không", hãy kiên định với nó. Không giải thích dài dòng hay xin lỗi trẻ. Không thay đổi dù trẻ làm ầm lên, thậm chí ngay cả khi bé nói "Con ghét mẹ (bố)".
4. "Hối lộ" con
Bạn tìm cách "hối lộ" để thuyết phục bé tự dọn phòng, đánh răng, tắm rửa... Lúc đầu, cách này có thể hiệu quả nhưng vô hình nó đang làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn lên con. Thậm chí, nó có thể khuyến khích trẻ mong đợi được thưởng cho mọi việc chúng làm.
5. Luôn đặt con là ưu tiên số một
Bé cần hiểu rằng đôi khi chuyện của bố mẹ cũng có thể là việc ưu tiên hàng đầu. Không có gì sai trái khi bạn có thời gian riêng tư với vợ (chồng) của mình, ngay cả khi đó là vấn đề con cái.
Chẳng hạn, nếu hai vợ chồng bạn thường có một buổi đi chơi riêng cho hai người vào tối thứ 5 hàng tuần thì bạn hãy cứ làm việc mình đã định dù bé không thích bị bỏ rơi. Không nên vì con mà hủy bỏ kế hoạch của cả hai vợ chồng.
6. Nuông chiều con một cách thái quá
Trẻ nào cũng có hàng đống những thứ mình muốn. Nhưng điều chúng thực sự cần là gì? Đó chính là tình yêu và thời gian của bạn. Bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của bé. Lý do là không phải thứ gì trẻ muốn bạn cũng có thể đáp ứng được.
7. Dung túng cho sự vô lễ của trẻ
Không cần biết trẻ sẽ giận dữ hay buồn đến như thế nào nhưng bạn không cho phép bé được thô lỗ hay vô lễ. Hãy dạy con biết nói "làm ơn", "cảm ơn" và "xin lỗi" ngay khi bé có thể nói. Bạn hãy nói rõ với con rằng bé không được phép gọi tên không với người lớn, không chửi bậy hay xúc phạm người khác.
8. Xin lỗi hộ con
Trẻ cần phải biết chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Nếu không trẻ sẽ gặp khó khăn khi biết rằng trong thế giới bên ngoài ai cũng phải gánh chịu hậu quả cho những cách cư xử tồi hoặc không suy xét.
Chẳng hạn, nếu trẻ quên không cảm ơn dì vì đã tặng quà thì bạn đừng giải thích hộ con rằng "chỉ vì cháu nó có nhiều bài tập quá nên có thể nó quên".
Theo Vnexpress

Những sai lầm trầm trọng của cha mẹ với con cái

Đôi khi cảm xúc, tình yêu thương và trách nhiệm lại chính là cản trở để các bậc phụ huynh đưa ra được quyết định đúng đắn và đúng thời điểm. Dưới đây là 7 sai lầm cơ bản mà cha mẹ thường mắc phải trong quá trình nuôi dạy con cái. Nếu bạn đã và đang áp dụng một trong số những “quá trình” dạy dỗ dưới đây thì hãy nhanh chóng dừng lại và cùng tìm hiểu những phương pháp nuôi dạy con. Bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi có những điều vô cùng đơn hiản nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa bạn với con cái.

1. Quá bao bọc, nuông chiều con
Vì cho rằng con của mình quá bé bỏng, cần được bao bọc hoặc quá nuông chiều con cái… nên các bậc cha mẹ thường có xu hướng làm hộ con tất cả mọi việc, không để trẻ “nhúng” tay hoặc chịu phân công công việc cho trẻ để trẻ biết chịu trách nhiệm trước phần việc được giao. Kết quả là, sự bao bọc và nuông chiều đó khiến những đứa trẻ không có ý thức tự thân vận động, ỷ lại và lười biếng, lúc nào cũng cần đến sự giúp đỡ.
Sai lầm của các bậc cha mẹ là không nhận ra rằng, chính những điều đó sẽ khiến con của họ mai này trở nên không biết gì về ngày mai. Họ quên rằng con mình là một cá nhân độc lập, không phải là một người phụ thuộc. Do đó cha mẹ hãy tập cho con thói quen tiếp xúc với công việc phù hợp với lứa tuổi và để con tự chịu trách nhiệm với phần việc đó, đừng nuông chiều con, vì con của bạn sẽ không sẵn sàng để đối mặt với thế giới bên ngoài.
2. Không thích ứng được với thời gian biểu của con
Các bậc cha mẹ đã bao giờ nhớ việc mình đã làm gì khi cha mẹ của mình không hiểu suy nghĩ và hành động của mình khi còn trẻ con? Và hiện tại chính các bậc cha mẹ cũng đang đi vào lối mòn của cha mẹ mình, các bậc cha mẹ không hiểu biết nhiều về thế hệ của con mình, ngăn cấm và không thể thích ứng với thời gian biểu của con. Chính điều này đã làm cho cuộc sống của trẻ thêm khó khăn, chúng sẽ sống đối phó với cha mẹ. Do vậy nếu cha mẹ không chủ động tham gia tìm hiểu các nhóm, xu hướng, diễn biến, và quan trọng hơn là học cách suy nghĩ như một thiếu niên, cha mẹ sẽ không thể biết được những gì con mình đang suy nghĩ hoặc cảm thấy.
3. Quá bận rộn
Gửi con đến trường học, phó mặc cho người giúp việc chăm sóc, cho con tham gia các lớp học năng khiếu… Các bậc cha mẹ có thể đủ khả năng để cho con mình học trường tốt nhất, giáo viên giỏi nhất, cuộc sống đầy đủ vật chất nhất…
nhưng không có gì có thể thay thế được sự hiện diện của mình trong cuộc sống của con. Cuộc sống quá bận rộn của cha mẹ sẽ tạo thành khoảng cách lớn trong mối quan hệ với con cái và nó tạo thành ấn tượng không tốt, lâu dài trong con trẻ. Do vậy hãy dành nhiều thời gian ở bên con. Nói chuyện, chơi, đi nghỉ mát, vui chơi… với con!
4. Thường xuyên trừng phạt con cái
Thông thường các bậc cha mẹ đều cho rằng đó là biện pháp có giá trị mang tính răn đe nhất để nuôi dạy con nên người. Và trừng phạt để con ghi nhớ nếu phá vỡ bất cứ quy tắc nào sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn nếu bố mẹ đã nói với con là không được chơi bóng trong nhà vì nó sẽ làm vỡ các cửa sổ, và khi các con vi phạm, bố mẹ thường đánh đòn con hoặc buông những lời nhiếc mắng nặng nề... Tất cả những việc làm bạo lực đối với con cái không những không mang lại bất cứ giá trị tốt đẹp nào cả mà nó còn để lại ấn tượng đen tối trong suy nghĩ của con. Do đó hãy định hướng để con học cách chủ động tuân thủ các quy định, như vậy con sẽ ý thức được và làm theo.
5. Trút sự giận dữ lên con
Một tuần 7 ngày không tránh khỏi có những ngày mệt mỏi và căng thẳng. Nhiều bậc cha mẹ thực tế chỉ cần một cái cớ nhỏ đã trút sự bực dọc, muộn phiền của mình lên con cái. Các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng tuyệt đối không lôi kéo chuyện gia đình vào công việc. Hãy tách bạch giữa công việc và gia đình. Trút sự giận dữ của mình lên con cái sẽ khiến con trẻ tổn thương lâu dài. Do đó cách dễ dàng để cha mẹ tránh điều này là hãy hít thở thật sâu và tự nói với mình rằng: “Con mình không đáng phải chịu điều đó”…
6. Quyết định tất cả mọi thứ thay con
Hãy con của bạn tự chịu trách nhiệm về những hậu quả mà mình gây ra. Nếu các bậc cha mẹ liên tục đưa ra những quyết định thay con, cha mẹ sẽ khiến năng lực thực sự của con giảm đi một nửa. Đành rằng không phải lúc nào quyết định của con cũng là đúng đắn nhưng việc để con đưa ra quyết định của mình là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của tính quyết đoán, quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm trong cuộc sống. Chỉ có như vậy trẻ mới sống tốt hơn ở cả hiện tại và tương lai.
7. Đặt kỳ vọng quá cao vào con
Nhận ra ưu điểm của con sẽ giúp các bậc cha mẹ định hướng đúng đắn con đường mà trẻ cần đi theo. Tuy nhiên có nhiều bậc cha mẹ vì quá coi trọng thành tích và muốn được “nở mày, nở mặt” với đồng nghiệp, họ hàng… đã không quan tâm đến việc điều quan trọng là giáo dục kỹ năng sống cho con chứ không phải là chạy theo thành tích. Giáo dục rất quan trọng và nó tạo ra nền tảng tuyệt vời cho cuộc sống của con. Nhưng các bậc cha mẹ phải chắc chắn rằng đó là những điều gắn liền với khả năng và cuộc sống thực tế của con. Đừng buộc trẻ làm những gì quá sức hoặc quá giới hạn của trẻ.

Cách dạy cháu sai lầm của ông bà nội

Bin chỉ để lại vài thứ đồ chơi hỏng và vài loại quả mà mình không thích ăn. Bố Bin thấy vậy thì ngạc nhiên vô cùng. Chỉ sau chuyến công tác 2 tháng xa nhà, trở về bố thấy Bin hoàn toàn thay đổi.
Trước kia, bố Bin vẫn thường khen con trai có tính “quảng đại” vô cùng. Bin rất thích trẻ con, cứ có đồ ăn là chia hết cho đứa trẻ này lẫn đứa trẻ khác. Có lần, hai bố con đi dạo thì gặp một em bé ngồi vạ vật ở góc đường. Thằng bé lớn hơn Bin 1 - 2 tuổi, chắc là đang đứng chờ mẹ bán vài gói tăm bông cho khách. Thấy Bin ăn gói bim bim to, thằng bé nhìn chằm chặp và nuốt nước miếng ừng ực. Bố chưa kịp nói gì thì Bin đã nhanh nhảu: “Anh ăn không, cho anh này”. Nói rồi, Bin chạy ra bốc một nắm bim bim thật to đưa cho thằng bé kia. Bố Bin nhìn con mà thầm tự hào lắm.
Bin chỉ để lại vài thứ đồ chơi hỏng và vài loại quả mà mình không thích ăn. Bố Bin thấy vậy thì ngạc nhiên vô cùng. Chỉ sau chuyến công tác 2 tháng xa nhà, trở về bố thấy Bin hoàn toàn thay đổi.
Thế mà chỉ sau hai tháng, Bin trở thành đứa trẻ ki bo ngoài sức tưởng tượng của bố. Không chia đồ ăn cho bạn đã đành, Bin còn luôn thắc thỏm một nỗi lo lắng: “Các bạn ăn hết của Bin đấy”. Kể cả đồ chơi cũng thế. Nếu như trước đây Bin thường mang hết làn đồ chơi này đến làn đồ chơi khác đổ ra nền nhà cho các bạn chơi thì nay Bin chỉ cho các bạn chơi mấy cái ô tô long bánh hoặc mấy thứ đồ chơi đã hỏng. Bố hỏi thì Bin bảo: “Các bạn chơi toàn phá của Bin thôi, hỏng hết đồ chơi, phí lắm, tốn tiền mua”.
Cho đến ngày nghỉ phép bố Bin mới hiểu tại sao con trai ngày càng trở nên “giữ của” đến vậy.
Từ một đứa trẻ rất thảo, Bin dần trở nên ki bo chỉ vì những lời dạy vô tình của ông bà.
Bin càng lớn càng lười ăn, cứ đến bữa là lảng tránh, ông bà cho Bin ăn cũng phát mệt. Bin ngậm rất lâu hoặc nhai mãi không nuốt. Mỗi lần như vậy, ông bà thường nhắc: “Bin nuốt đi, ăn nhanh lên không là các bạn sang ăn hết bây giờ. Các bạn ăn tham lắm nhé, không phần Bin đâu”. Thế là Bin nhai vội vã rồi nuốt để ăn miếng khác. Và miếng khác lại ngậm, ông bà lại nhắc…
Đồ chơi cũng thế, Bin có thói quen để đồ chơi bừa bãi và không bao giờ thu dọn dù ông bà có nhắc nhở bao nhiêu lần. Thế là ông bà lại nghĩ là một “chiêu”: Mỗi lần muốn Bin dọn đồ chơi, ông bà lại nói: “Kìa thằng cu Tí sang lấy đồ chơi của Bin kìa, Bin dọn nhanh lên, cất đi không nó lấy mất”. Hoặc “Úi các bạn sang xin đồ chơi của Bin kìa, các bạn chơi phá lắm, hỏng hết đồ chơi, phí tiền của bố mẹ Bin mua lắm, cất đi mau”. Thế là Bin sợ bạn lấy hoặc chơi mất đồ chơi liền vội vàng cất đi thật nhanh.
Dần dần, Bin trở thành đứa trẻ ki bo.
Thực ra, nếu không có sự “nhồi nhét” liên tiếp của ông bà nội về chuyện “các bạn ăn hết cơm hoặc chơi hết đồ chơi của Bin” thì Bin đã không phải là đứa trẻ keo kiệt đến vậy. Vì Bin chưa ý thức được đâu là đúng, đâu là sai, Bin chỉ biết nghe theo lời người lớn và tin rằng người lớn nói đúng.
Ông bà nội nói những câu mang tính “đe dọa” đến quyền lợi của Bin làm cho Bin cứ nghĩ rằng các bạn đang tranh những gì thuộc về mình nên Bin lo sợ. Chính tâm lý sợ hãi đó đã tạo cho Bin suy nghĩ phải “giữ của”, không được để các bạn tiếp xúc những thứ thuộc về mình. Và Bin trở nên ích kỉ từ lúc nào mà không biết.
Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm với Bin nói riêng cũng như với trẻ em nói chung. Ngay từ nhỏ, trẻ đã được “huấn luyện” để hình thành thói ích kỉ thì thói quen này sẽ theo trẻ tới tận khi lớn lên và từ đó trẻ sẽ có ít bạn bè, phải sống cuộc sống chỉ biết làm sao để bảo toàn mọi thứ thuộc về mình… Vô tình nó cũng làm ảnh hưởng nhân cách của trẻ, khiến trẻ không bao giờ có được tính bao dung và biết giúp đỡ người khác.
theo afamily

Những sai lầm nghiêm trọng của bậc cha mẹ

Bậc làm cha mẹ nào cũng luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái của mình, kể cả từ giáo dục đến thức ăn và tất cả những gì con cần sẽ luôn được cha mẹ đáp ứng. Tuy nhiên, có những điều không phải cứ đáp ứng cho con là tốt, bởi nó không những không tốt cho con mà còn định hướng sai khi con phát triển đến tuổi trưởng thành. Dù là con phát triển thể chất, trí tuệ hay nhân cách theo hướng đúng hay sai đều có sự tác động của cha mẹ. Nuôi dạy con là cả một nghệ thuật, nhưng không phải cha mẹ nào cũng làm đúng.
Dưới đây là 11 lỗi của cha mẹ đã góp phần ảnh hưởng không tốt trong quá trình nuôi dạy con nên người.
1. Khi con bắt chước người khác nói tục, chửi thề - cha mẹ chỉ cười. Điều này sẽ làm cho con ta nghĩ rằng như vậy là hài hước và con sẽ cứ không hiểu như vậy là không nên, nó sẽ thành thói quen của con và con cứ nói như vậy nhiều lần.
2. Đáp ứng tất cả những đòi hỏi về ăn uống, tiệc tùng, những thứ xa xỉ và tất cả những đòi hỏi khác của con. Trong trường hợp này, cha mẹ cần tập trung và phân loại những đòi hỏi nào của con là chính đáng và cần thiết thì mới đáp ứng, còn nếu không thì không thể. Điều quan trọng ở đây là, không đáp ứng yêu cầu của con không có nghĩa là làm cho con thất vọng, mà ngược lại, con đạt được mọi yêu cầu một cách dễ dàng thì sẽ rất dễ sinh hư. Điều này rất nguy hiểm.
3. Nuông chiều con cáibằng cách cho phép chúng ra lệnh với chính cả bố mẹ chúng. Điều này có thể khiến con khi lớn lên sẽ luôn tin rằng, anh ta sở hữu cả thế giới này, và con là người có quyền lực nhất, không chịu nghe lời ai.
4. Không bao giờ giáo dục tinh thần cho con. Một cuộc sống thiếu thốn về tinh thần sẽ khiến con không thể tự quyết định cho bản thân và thậm chí còn không thể làm chủ được những cảm xúc, tư tưởng của chính mình.
5. Nhặt bất cứ thứ gì con làm rơi. Cho dù là con làm rơi hay con cố ý ném đi, từ bút chì, sách vở, quần áo, hoặc giày dép… cha mẹ cũng nhặt lên cho con. Cha mẹ hoàn toàn không nên làm vậy, mà hãy để con tự làm. Bởi nếu cứ làm hộ còn, con sẽ không từ bỏ được cố tật đó mà còn có thói đổ trách nhiệm cho người khác!
6. Khi con mắc lỗi lớn, cha mẹ luôn bỏ qua. Không những không phạt mà cha mẹ còn nói: “Tôi không thể làm gì thay nó…!”, ý là đó là bởi con tôi tự làm. Với cách dạy dỗ này, đừng thất vọng hay hối tiếc gì trong việc giáo dục con trong tương lai.

7. Để con tự do tiếp cận tivi, sách báo. Có thể cha mẹ luôn giữ vệ sinh cho con bằng cách khử trùng và rửa sạch các đồ dùng ăn uống. Thế nhưng cha mẹ lại quên mất một việc, đó là vẫn cho phép con xem các chương trình truyền hình không phù hợp với lứa tuổi của con, hoặc xem sách truyện không phù hợp lứa tuổi, thậm chí là truy cập cả vào những web đen, không lành mạnh.
8. Phá vỡ các quy tắc hay điều lệ. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ không đề ra những quy tắc, quy định và nghiêm túc làm theo thì cho đến khi lớn lên, cha mẹ sẽ cảm thấy khó dạy con, không biết bắt đầu từ đâu trong cái mớ hỗn độn ấy.
9. Thường xuyên tức giận mà không có lý do hoặclý do không liên quan đến con. Nhiều người làm cha mẹ nghĩ rằng, cần phải nghiêm khắc với con, và đã nghiêm khắc thì tức là khi tỏ ra tức giận thì con sẽ phải sợ. Hệ lụy của lối dạy con theo cách này là sau này đứa trẻ sẽ có những suy nghĩ nông cạn và luôn muốn gây rắc rối.
10. Dạy con “ăn gian”. Giáo dục con với các thủ đoạn và các cách “ăn gian” để sớm được thành công chứ không để cho con phải đối mặt với một thách thức khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách con sau này.
11. Luôn cho rằng con mình đúng. Cho dù chính con là người đã làm sai, đã làm điều không phải với bạn bè, với hàng xóm, với cô giáo hay với chính anh chị em trong nhà. Nhưng thay vì trách mắng con, cha mẹ lại đứng về phía con và luôn cho rằng con mình đúng. Cách giáo dục này sớm muộn gì cũng tạo cho con tính ích kỉ, dựa dẫm vào cha mẹ mà không biết tự dùng sức của mình.
theo afamily

Hạ thấp danh dự của con: Việc làm sai lầm!

"Con xuống xe ngay", người mẹ dừng xe, bắt cậu con trai chừng tám, chín tuổi xuống, quỳ gối ngay trước cổng trường. Cậu bé nói trong tiếng nấc: "Mẹ ơi, xin lỗi mẹ, con biết lỗi rồi".
Chưa hết sửng sốt vì cách dạy con lạ lùng của người phụ nữ trên, những phụ huynh đến đón con hôm ấy không khỏi bất bình khi chị giật phắt chiếc nón bảo hiểm và khẩu trang của bé ra.
"Sao chị làm vậy?", một người đứng gần đó bức xúc.
"Phải làm như vậy trước mặt bạn bè đồng trang lứa nó mới xấu hổ, không dám tái phạm nữa", chị ta phân trần.
Đó là chuyện xảy ra trước cổng một trường tiểu học ở Q.3, TP. HCM, vào ngày 14-12 vừa qua.

Lời bàn: Người lớn rất coi trọng danh dự, nhưng nhiều lúc lại quên hoặc không biết trẻ nhỏ cũng có lòng tự trọng. Đánh vào lòng tự trọng là một biện pháp hiệu quả, nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách sử dụng thứ vũ khí hai lưỡi này.
Nếu trẻ không biết giữ vệ sinh phòng riêng, không biết cất đồ sau khi chơi xong, người mẹ có thể đánh vào tâm lý thích làm người lớn của trẻ. Chẳng hạn như, mẹ có thể nói: "Ơ, ai vứt đồ chơi bừa bãi thế này nhỉ? Chắc chắn không phải cu Bin của mẹ rồ. Cu Bin của mẹ là người lớn, đâu có làm như vậy nhỉ".
Bằng cách nói đó, cu Bin sẽ thấy mẹ đánh giá cao mình. Khi lòng tự trọng được nâng lên, trẻ sẽ tự giác và vui vẻ sửa sai.
Đó là một cách dạy con khôn ngoan. Còn phương pháp làm con xấu hổ trước mặt đám đông như người mẹ trong câu chuyện trên là điều không nên.
Trước hết, ý định làm con xấu hổ sẽ gián tiếp hạ thấp giá trị của người mẹ trước mặt mọi người. Không ai trách đứa trẻ vì nó quá nhỏ, phạm lỗi là điều khó tránh, nhưng hành động trên sẽ khiến người xung quanh đánh giá không hay về mẹ nó.
Kế đến, về lâu dài, cách giáo dục trên sẽ để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Ban đầu, bé có thể mắc cỡ, xấu hổ nhưng không phục. Lâu dần, trẻ có thể trở nên chai lì, đánh mất lòng tự trọng hoặc trở nên tự ti, khó hoà nhập với xã hội.
Ngoài ra, việc hạ thấp danh dự của con như vậy còn có một tác dụng phụ đáng tiếc là đẩy đứa trẻ ngày càng xa rời bố mẹ. Khi này, trẻ không còn tự tin, thậm chí ghét và sợ mỗi khi ở gần các bậc sinh thành.
Đó chính là câu chuyện của bạn Thanh Sơn, 24 tuổi. Trong một lá thư gửi về báo, bạn viết: "Lúc nhỏ, mỗi khi mắc lỗi, tôi bi bố bắt quỳ trước cửa nhà, vừa giơ hai tay lên khỏi đầu vừa hét to câu: "Tôi là đồ con lừa, nhẹ không ưa, ưa nặng". Từ đó, mối quan hệ của tôi và bố luôn căng thẳng, ít khi nào chúng tôi gần gũi với nhau".
Rõ ràng, đòn roi, làm con xấu hổ trước mọi người không giúp bé hiểu ra vấn đề hay biết sửa lỗi. Do đó, nếu có thói quen dạy con bằng phương pháp trên, bạn nên thay đổi ngay. Đừng để đến một lúc nào đó, bạn thảng thốt nhận ra con mình ngày càng khó bảo, bất trị hoặc xa cách, khi đó đã quá muộn.
Theo TTGĐ

10 sai lầm của mẹ

1. Cùng bé đi dạo phố
Mẹ đẩy xe đưa đứa con đi dạo phố trông thì... đẹp mắt đấy, nhưng khổ nỗi độ cao chiếc xe lại vừa đúng tầm khiến bé con hứng trọn những đám khói độc hại xịt ra từ đuôi các loại xe lưu thông trên đường. Vậy là vô tình mẹ đã biến con thành "máy hút bụi" di động, khổ thân chưa! Ngoài ra, phố xá cũng như các trung tâm mua sắm đông đúc còn ẩn chứa vô số vi khuẩn có hại lăm le xâm nhập vào cơ thể còn non nớt của bé, dẫn đến đủ thứ bệnh.
2. Thích đưa con đi du lịch
Nhiều đôi vợ chồng trẻ máu mê du lịch đã mang đứa con nhỏ của mình đi ngao du khắp nơi mà quên rằng sức đề kháng của bé còn kém lắm và bé chẳng dễ dàng thích nghi với môi trường mới trong dăm ba ngày đầu. Mọi thứ xung quanh đột ngột thay đổi, các thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, ăn uống thì tạm bợ, thời tiết lại đỏng đảnh, tất cả khiến bé mệt mỏi và rất dễ lăn ra ốm... Và bệnh tình của trẻ càng trầm trọng hơn nếu nơi mẹ đưa bé đến không có điều kiện y tế thuận lợi.
3. Cho con tập yoga
Nghe nói yoga giúp cho xương cốt trẻ phát triển tốt hơn, thúc đẩy hệ thống tiêu hoá, giải phóng ra năng lượng dư thừa, cân bằng cảm xúc... một số bà mẹ quyết định cho con theo học yoga. Nhưng yoga là thú phải hợp nhất cơ thể và tâm trí mà điều này lại quá khó đối với một đứa trẻ.
Cái được xem là yoga cho trẻ nhỏ chính là thông qua các bài hát, câu truyện hay trò chơi để dẫn dắt trẻ vào thế giới yoga. Nhưng vấn đề là trẻ nhỏ vốn hiếu động, khả năng lý giải của chúng còn non nớt nên rất ít bé có thể lĩnh hội được ý nghĩa của yoga. Chính vì thế, chúng có thể làm các động tác không chuẩn, lâu dần dẫn đến xương cốt phát triển lệch lạc.
4. Khoái xài đồ mới và tin dùng tã giấy


Thường xuyên dùng bỉm dễ khiến da bé bị tổn thương
Mặc quần áo mới cho trẻ thực ra không tốt bằng áo cũ. Bởi vì mặc đồ cũ bao giờ cũng dễ chịu, thoải mái. Hơn nữa quần áo cũ đã được giặt giũ nhiều nên các chất hoá học độc hại đã được tẩy sạch. Càng không tốt khi cho trẻ mặc quần áo mới mua chưa qua giặt giũ lần nào vì chúng có thể làm da trẻ bị dị ứng.
Bỉm hay tã giấy dùng quá thường xuyên sẽ khiến da bé bị ẩm ướt trong thời gian dài, tầng bảo vệ bề mặt da sẽ bị phá hoại, da dẻ vì thế dễ bị tổn thương. Ở mức độ nhẹ là hăm đỏ, nặng hơn sẽ gây đau rát, quanh bộ phận sinh dục và các nếp gấp giữa bắp đùi và mông bị nổi mẩn. Hạn chế bỉm, tã giấy, quay sang xài tã vải sợi bông, xô màn vừa mềm mại vừa thoáng sẽ tránh được hiện tượng trên.
5. Mẹ ngủ muộn kéo theo con thức khuya
Một số bà mẹ có thói quen ngủ muộn, cho bú muộn khiến con cũng thức khuya. Nên nhớ, giấc ngủ bị bớt xén không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn làm giảm sức đề kháng của trẻ.
Một điều quan trọng nữa là hóc môn tăng cường trong cơ thể trẻ thực sự phát huy tác dụng vào khoảng từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng, bởi vậy thức khuya sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ. Nhiều quan sát và nghiên cứu cho thấy những trẻ thức khuya thường không tập trung, không hợp tác với người khác, khó dạy bảo, chiều cao thường thấp hơn so với các bé cùng lứa tuổi.
6. Để trẻ chơi máy tính cùng bố mẹ
Bức xạ của máy vi tính không hề có lợi cho hệ thần kinh, sự phát triển não bộ cũng như thị lực của trẻ. Để trẻ chơi trên máy tính cùng bố mẹ, góc nhìn và độ cao lại không hợp lý nên càng ảnh hưởng nhiều đến xương cốt và thị lực của trẻ.
7. Cho trẻ thả sức ăn uống

Bé ăn thả phanh dễ bị béo phì
Nhiều bà mẹ quá hào phóng với con trong việc ăn uống và cứ mặc kệ con ăn bao nhiêu tuỳ ý. Thích sôcô la ư? Cứ việc. Thích thịt ư? Thả phanh đi. Còn rau xanh có ăn hay không cũng chẳng quan tâm. Chính vì vậy nhiều trẻ lâm vào tình trạng "su mô", thậm chí mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ trong máu cao ở lứa tuổi còn nhỏ.
8. Nghe nhạc rock
Muốn con mình có nhiều cơ hội thưởng thức âm nhạc, có những bà mẹ rất chăm đưa con đi nghe ca nhạc. Nếu là nhạc nhẹ thì không có vấn đề gì lớn, nhưng nếu là những loại ầm ĩ như rock thì sẽ gây tổn hại đến thính lực của trẻ.
9. Bổ sung quá nhiều canxi
Ngoài sữa, một số bà mẹ còn mua can xi miếng, canxi bột cho con dùng. Tuy nhiên dư thừa canxi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí dẫn đến hiện tượng canxi bị tích tụ kết thành sỏi thận, sỏi mật, sỏi tiết niệu. Có trường hợp cháu bé ba tuổi đã có sỏi mật chỉ vì được mẹ bổ sung quá nhiều canxi.
10. Tẩm bổ cho con bằng nhau thai
Nhiều người mách nhau bồi bổ cho trẻ bằng nhau thai mà không biết rằng tuy bổ béo thật nhưng nhau thai có chứa estrogen và việc thường xuyên cho trẻ xài món này có thể dẫn đến hiện tượng dậy thì quá sớm. Đã có bé gái 5 tuổi dậy thì vì ăn nhiều nhau thai.
Theo Gia đình trẻ

7 sai lầm dễ mắc phải khi dạy con

1. Chê bai bé
Bố mẹ luôn so sánh bé với các bạn khác. Thông thường sự so sánh đó tỏ ý chê bai, luyến tiếc và thất vọng. Ví dụ: “Sao con không học giỏi bằng bạn Hoa” hoặc “Sao con không ngoan như bạn Lan”.
Những tình cảm mang tính chất tiêu cực này sẽ gây cho bé cảm giác xấu hổ, ảnh hưởng xấu, làm tổn thương tới lòng tự trọng của bé.
Thay vào sự chê bai đó, bố mẹ có thể khuyến khích, động viên bé sẽ làm tốt hơn ở lần sau. Ví dụ: “Con cố gắng chăm chỉ nhé. Có khi con còn học giỏi vượt bạn Hoa ấy chứ” hoặc “Con của mẹ ngoan nhé, ngoan hơn bạn Lan nhỉ”.
2. Luôn nhìn vào khuyết điểm của bé
Chắc chắn, bé chỉ mắc có một lỗi nhỏ, nhưng cha mẹ thường nhắc đi nhắc lại lỗi đó nhiều lần. Hễ bé cứ bé mắc lỗi, cha mẹ sẽ lại nói chuyện lỗi cũ. Điều này làm bé sẽ lung túng, ức chế và khó chịu.
Sự “nhai lại” khuyết điểm của bé vô tình khiến bé luôn băn khoăn suy nghĩ về điều đó mà quên đi những ưu điểm của mình. Vì thế, bố mẹ hãy chỉ cho bé cách khắc phục lỗi lầm và giúp bé phát huy những ưu điểm. Chắc chắn bé sẽ rất tự tin vào bản thân mình hơn và không tiếp tục mắc lỗi.
3. Lúc nào cũng nóng vội
Khi bố mẹ bảo/ra lệnh/hướng dẫn bé làm điều gì thường nóng vội, mong muốn bé hoàn thành thật nhanh công việc đó. Có thể, bé vẫn chưa làm xong, nhưng bị bố mẹ thúc giục, hỏi han nên cảm thấy lo sợ, bất an. Lâu dần cảm giác đó làm cho trẻ trở nên sợ hãi và thụ động.
Nếu bé chưa làm xong việc như bố mẹ mong muốn, hãy tận tình hỏi xem khúc mắc của bé ở đâu và hướng dẫn, cùng bé hoàn thành công việc.

4. Không tận tình hướng dẫn cụ thể cho bé
Khi dạy bé điều gì, bố mẹ thường thiếu kiên nhẫn và nghĩ rằng chắc bé đã nắm được hết những điều mình bảo. Trên thực tế, bé mới chỉ nắm sơ sơ hoặc chưa chắc đã hiểu hết vấn đề và thật khó để bé làm theo.
Ví dụ, bố mẹ hướng dẫn bé đánh răng, mà chưa làm mẫu cho bé cụ thể. Nhưng bố mẹ lại mắng bé đánh răng chưa sạch hoặc không biết cách. Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy mình kém cỏi và mất tự tin vào bản thân.
Thay vào đó, bố mẹ nên hướng dẫn tất cả mọi việc với bé thật rõ ràng, đơn giản và ngắn gọn. Khi bé có tiến bộ, cần kịp thời động viên, khích lệ bé.



Mẹ nên tận tình hướng dẫn bé một cách thể tỉ mỉ trong mọi công việc

5. Kỳ vọng quá mức vào bé
Khi mới sinh ra, bố mẹ nào cũng mong muốn con ăn thật nhiều cho nhanh lớn.
Khi bé vào lớp 1, bố mẹ mong con viết chữ thật đẹp và làm toán thật nhành…
Nhưng tùy vào hoàn cảnh cụ thể, tùy vào từng bé, điều bố mẹ mong muốn bé có thể làm được hoặc có thể không.
Khi không đạt được những điều mong muốn, bố mẹ thường cảm thấy thất vọng về bé. Thái độ của bố mẹ sẽ làm cho bé chản nản, mất hứng thú với các công việc sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là trong học tập.
Tùy vào khả năng của bé, bố mẹ nên đặt cho bé mục tiêu gần và bé có thể thực hiện được.
6. Không lắng nghe bé
Đôi khi bé muốn kể chuyện cho bố mẹ nghe, nhưng bố mẹ thường phớt lờ và không quan tâm. Bởi vì những câu chuyện của bé có thể là bố mẹ đã nghe rồi, hoặc là những điều bố mẹ cho là linh tinh, huyên thuyên. Đôi khi, những câu chuyện đó còn khiến bố mẹ nổi cáu và bố mẹ chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
Điều này làm bé cảm thấy chán nản và thất vọng, nhất là khi thấy câu chuyện của mình không được quan tâm bằng một trận bóng đá của bố hay một buổi chiều “buôn dưa lê” của mẹ.
Hãy lắng nghe bé nói, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất. Vì điều đó thể hiện bé rất tin tưởng vào bố mẹ.
Hãy luôn lắng nghe bé, dù là điều nhỏ nhất


7. Yêu cầu bé hoàn thành nhiều việc một lúc
Điều này thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Buổi sáng cả nhà ngủ dậy muộn, mẹ bắt bé phải nhanh chóng đánh răng, thay quần áo và sắp sách vở, ăn sáng, chuẩn bị đi học trong một thời gian rất ngắn. Nếu không bé sẽ muộn giờ đi học, mẹ muộn giờ làm. Điều đó thật là quá sức với bé. Một lúc bé phải làm theo quá nhiều yêu cầu sẽ khiến bé phải lung túng, không biết nên làm việc nào trước và dẫn tới kết quả là không hoàn thành việc nào.
Thay vào đó, mẹ nên chỉ cho bé ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm xong, khắc phục vào việc nào.
Ví dụ đã muộn giờ học, mẹ có thể mua đồ ăn sáng ở ngoài mang đến trường cho bé hoặc giúp bé mặc quần áo và sửa soạn sách vở. Điều đó sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều hơn là để bé tự làm một mình.
Những điều tạm gọi là “sai lầm” trên đây thực ra rất đơn giản nhưng bố mẹ dễ mắc phải. Đó cũng là nguyên nhân gây đến những sự tiêu cực, chán nản, thất vọng ở bé. Bố mẹ nên coi trọng bé và tôn trọng tất cả những gì bé mong muốn, xây dựng cho bé một thái độ sống tích cực. Đó mới là sự giáo dục tốt nhất và cần thiết cho bé.
Bảo Châu
(Tổng hợp)



Sai lầm trong nuôi dạy con của người Việt

1. “Vô tư” bế bồng con
Có em bé, cả nhà ai cũng yêu. Đi về tới nhà, dù quần áo bụi bặm, tay chân bẩn thỉu, mồ hôi nhễ nhại hay miệng sặc mùi thuốc lá, các bố mẹ vô tư ôm ấp, bế bồng con yêu. Họ không biết rằng vô tình đã truyền bao nhiêu vi trùng cho con. Ngay cả người lớn, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, cứ thấy bé con ở đâu là hôn hít, nựng nịu. Tất cả những điều đó chỉ thể hiện tình cảm của người lớn dành cho bé con, nhưng chẳng tốt cho bé chút nào.
Bé càng nhỏ, sức đề kháng càng thấp, cần phải hạn chế tối đa sự tiếp xúc gần gũi với người lớn. Đó cũng là lý do nhiều bố mẹ hiện nay không cho con ngủ chung giường với mình. Các bác sỹ cũng khuyên rằng nên rửa tay thật sạch trước khi bế con, hoặc chỉ khi khỏe mạnh mới ôm hôn em bé. Đó cũng là cách phòng tránh các bệnh tật tốt nhất cho bé.

Người lớn nên rửa tay sạch sẽ trước khi bế con
2. Cho con ăn cơm kèm với bụi
Từ xưa tới nay, một phương pháp cho con ăn rất Việt Nam được các bà, các mẹ truyền tai và áp dụng nhiều. Đó là xúc cho con ăn ở ngoài đường, ngoài ngõ, ngoài phố. Kể cả khi mẹ cho con ăn ở công viên, nơi có không khí trong lành và tránh xa tất cả bụi bặm của đường phố, bát cháo/cơm đó vẫn không tránh khỏi bụi.
Điều đó sẽ hình thành cho bé một thói quen xấu, cứ phải đi dong ngoài đường mới chịu ăn cơm. Mệt cả mẹ lẫn con mà thức ăn lại chẳng vệ sinh chút nào.
Mẹ nên cho bé ăn tại nhà tránh bụi bẩn
3. Dạy con đổ lỗi cho người khác từ khi còn bé
Mỗi khi con khóc, bố mẹ xót con, chạy lại dỗ dành: “Thôi cho bố/mẹ/ông/bà xin” mà chưa cần biết bé khóc vì lý do gì. Con bị vấp, ngã và òa lên khóc. Bố mẹ sẽ chạy đến, đánh vào vật đã làm con đau: “Cái bàn này hư quá. Làm em đau à. Đánh chừa nhé”. Bố mẹ vô tình đã dạy con cách đổ thừa, đổ lỗi cho người khác và kèm theo tật khóc nhè, dùng tiếng khóc để đòi hỏi mọi thứ.
Nếu chẳng may con có ngã, bố mẹ hãy nên khuyến khích con: “Không sao đâu. Con tự đứng dậy mẹ xem nào. Con mẹ giỏi lắm”. Nếu con có bị va vào đâu bị đau, hãy dạy con lần sau phải cẩn thận, đừng đổ lỗi cho đồ vật.
Khuyến khích con nhận lỗi chứ không nên đổ cho người khác
4. Luôn sẵn sàng làm hộ những việc con có thể tự làm
Không ít các bố mẹ vẫn sẵn sàng bón cơm, lấy nước, mặc quần áo, dọn dẹp sách vở đồ chơi cho con khi con đã học tới lớp 5, thậm chí ở cả những lớp lớn hơn. Có thể, bố mẹ coi đó là niềm hạnh phúc khi được chăm sóc con. Nhưng điều đó lại dạy con tính lười biếng, ỉ lại, không chịu “tự thân vận động”.
Để dạy con tính tự lập, bố mẹ không nên làm hộ những việc con có thể làm được. Có thể hướng dẫn, làm mẫu cho con, làm cùng với con một vài lần và sau đó, yêu cầu con phải tự làm mọi việc.
Các em bé ở nước ngoài, ngay từ khi 2 tuổi đã tự xúc cơm ăn, dọn đồ chơi. Khi đi chơi, các bé tự đeo ba lô, có chai nước và bánh đề phòng khi đói – khát có thể tự phục vụ mình. Cả gia đình đi du lịch, các bé được cha mẹ dạy cách lên danh sách các món đồ cần đem theo, tự sửa soạn hành lý và kéo vali bé đi đằng sau bố mẹ.
Không nên làm hộ những việc con có thể làm được
Thu Hằng(Tổng hợp)

Sai lầm vì không cho con tiền tiêu vặt?

Sai lầm vì không cho con tiền tiêu vặt?
Cu Bờm nhà chị Lan (Kim Mã – Hà Nội) từ bé tới giờ, chẳng bao giờ biết tiêu tiền. Tiền mừng tuổi, bé đưa mẹ cất hết. Bé cần gì, bố mẹ đều mua cho, từ cái kẹo mút đến sách vở, quần áo. Hỏi bé các các loại tiền bé cũng chẳng biết nốt. Không biết bao lần cả nhà cười ồ lên vì bé “phát minh” ra có tờ tiền 3.000, 40.000, 60.000. Vợ chồng chị Lan rất yên tâm vì cho con làm quen sớm với tiền cũng chả ích lợi gì.
Thế mà chiều hôm qua đi học về, chị hốt hoảng khi thấy cô giáo ghi vào sổ liên lạc của con: “Mời bố mẹ đến giải quyết việc con vay tiền của các anh lớp 5 để mua quay”.
Căn vặn, mắng con một hồi, chị mới biết vì con thích chơi những con quay bán ở ngay cổng trường mà không có tiền mua, nên anh Bi (nhà cùng khu tập thể với nhà chị) cho em Bờm vay, mua một con quay. Mấy hôm không thấy em trả, anh Bi xuống mách cô giáo đòi tiền mua quay.
Cũng giống như chị Lan, nhiều bậc phụ huynh rất băn khoăn có nên cho con vài nghìn để tiêu vặt hay không? Mẹ Hà Chi cho biết: “Con gái mình hiện đang học lớp 3. Đôi khi mình cũng cho cháu vài ngàn để tiêu vặt. Dạo này, cháu hay hỏi xin tiều tiêu vặt hơn (chỉ 5000 đ/ lần). Nếu không cho, cháu không vui ra mặt”.
Nhiều bé chưa biết cách tiêu tiền, nhưng vì “các bạn con đều được bố mẹ cho tiền” nên về cũng ra sức xin mẹ.

Mấy tuổi nên dạy con tiêu tiền? (Ảnh minh họa)
Mẹ hãy nghĩ “thoáng” một chút
Rất nhiều mẹ cho rằng nên cho con tiền tiêu vặt.
“Mình thường cho con tiền tiêu vặt. Ban đầu định không cho, nhưng thấy một lần cu cậu được cho tiền tiêu vặt thì rất khấn khởi, vui vẻ. Mình nghĩ thỉnh thoảng cho bé tiền để bé cảm thấy mình là người lớn”. Mẹ Tùng Lâm chia sẻ. Đã có trường hợp xảy một chàng sinh viên ĐH không biết tự mua đồ ăn sáng cho mình.
Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, nhiều phụ huynh không cho con tiền vì sợ rất nhiều thứ (con mua đồ chơi không phù hợp, đồ ăn uống mất vệ sinh...).
Nhưng không có tiền trong túi, bé lại mặc cảm hoặc bị lệ thuộc vào các bạn có tiền ở trong lớp. Điều này còn tệ hại hơn so với việc con bị đau bụng vì ăn quà bánh hay mua sắm linh tinh.
Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ cho con tiêu tiền một cách thoải mái.
Mẹ không nên chỉ cho rồi mặc kệ con muốn làm gì với số tiền đó cũng được. Buổi chiều đi học về, mẹ nên hỏi bé đã làm gì với số tiền đó và hướng dẫn cho bé cách tiêu xài tiền đúng mực (nên mua cái gì, mua bao nhiêu là đủ, không nên mua cái này vì mất vệ sinh, đắt quá...). Cũng không nên buộc con phải chi tiêu theo ý muốn của bố mẹ.
Cho bé tiền đôi khi mẹ cảm thấy yên tâm hơn nhé. Nếu khát nước hoặc đói bụng, bé có thể tự mua đồ ăn uống cho mình. Mẹ cũng phải thị sát căng-tin trong trường vài lần để xem giá cả món ăn đồ uống có hợp với bé và có thể hỏi cô bán hàng xem bé có mua đồ ở đó không.
Nhiều cha mẹ lại không cho con tiếp xúc với tiền vì nghĩ rằng tiền rất “xấu” và có thể làm hư bé. Mẹ thử nghĩ xem nếu bé xa lạ và không biết sử dụng tiền, khi phải tự làm việc gì đó một mình, bé rất khó xoay xở. Các mẹ nên cho các cháu quen dần với việc dùng tiền. Khi các con có khái niệm sở hữu thì tiếp theo cháu mới có khái niệm tiêu xài hợp lý và để dành tiền được. Mẹ ơi, nên dạy con cách tiêu tiền đúng mục đích, hợp lý tốt hơn là không cho bé tiền.
Nhiều mẹ lại dạy con cách tiết kiệm tiền nếu con không tiêu hết tiền tiêu vặt mẹ cho trong một tuần: “Khi nào được một khoản “lớn”, con sẽ làm được những việc con thích.
Các bé còn nhỏ, hầu hết chưa biết đếm tiền thừa, tiền trả lại. Khi cho con tiền, mẹ cũng nên dạy con tính nhẩm tiền trả lại. Nên cho con những tờ tiền có mệnh giá nhỏ 1.000, 2.000, 5.000, 10.000. 20.000 để con dễ tiêu. Không nên đưa những tờ tiền có mệnh giá lớn, phòng khi bé làm mất.
Nên dạy bé tiền tiêu vặt dùng để chi tiêu cho những việc sau :
- Mua vé xe bus đến trường.
- Ăn uống ở căng-tin khi con thấy đói bụng và khát nước.
- Tiết kiệm để làm những việc lớn hơn
- Có thể mời bạn bè ăn uống
- Làm từ thiện, cho người ăn xin.
Thỉnh thoảng mẹ cũng nên nhờ bé đi mua hộ đồ lặt vặt ở cửa hàng gần nhà để dạy bé cách tiêu tiền. Nếu bố mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con từ việc nhỏ nhất, không dạy con cách tiêu tiền, bé sẽ ỷ lại, thiếu hiểu biết.
Cho con tiền tiêu vặt từ lúc mấy tuổi?
Mặc dù rất nhiều nghiên cứu cho thấy các bố mẹ hầu hết cho con tiền tiêu vặt khi con được 6 -7 tuổi, đi học tiểu học. Nhưng không có một đáp số chung cho tất cả các bố mẹ. Tùy theo tính cách, điều kiện và hoàn cảnh gia đình, bố mẹ có thể tự quyết định nên cho con tiền tiêu lúc nào là hợp lý.
Nhiều bố mẹ hứa cho con tiền khi sai con làm giúp việc nhà. Điều đó cũng góp phần giáo dục trẻ hiểu được làm ra tiền vất vả thế nào. Nhưng không nên lặp lại điều này thường xuyên. Nó khiến trẻ sẽ mặc cả khi làm việc nhà và gây nên việc hiểu không đúng về việc làm việc nhà là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
Tuy vậy, không có nguyên tắc chung nào cho mỗi gia đình. Nếu con bạn làm các việc nhà rất tốt, bạn hoàn toàn có thể thưởng cho con. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để con bạn không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào.
Thu Hằng
(Tổng hợp)


Trẻ học kém vì phương pháp sai lầm





Chú trọng điểm số, coi nhẹ khả năng
Trong rất nhiều gia đình hiện nay, các bậc cha mẹ lấy điểm số làm tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển trí lực và khả năng học tập của con.
Song, điểm số thực ra chỉ đánh giá được một phần trình độ trí lực của trẻ, bởi thế, nếu chỉ yêu cầu trẻ học để có điểm số cao mà coi nhẹ việc bồi dưỡng năng lực tư duy tức là bỏ gốc lấy ngọn. Chính vì vậy, rất nhiều trẻ em lúc nhỏ có thành tích học tập tốt, nhưng càng lớn thì thành tích càng kém.
Không chú trọng khả năng tự học của trẻ
Một số phụ huynh thường bao biện, làm thay bài tập cho con, không để trẻ tự tư duy độc lập. Cho nên, khi trẻ hơi gặp khó khăn một chút là nhờ cha mẹ giải quyết.
Để trẻ ỷ lại vào cha mẹ sẽ không có lợi cho việc bồi dưỡng năng lực và hình thành thói quen học tập tốt. Cha mẹ chỉ nên là người chỉ đạo, hướng dẫn chứ không nên làm thay, làm hộ, con cái bạn không thể cả đời dựa dẫm vào cha mẹ.
Hãy giúp trẻ nắm vững phương pháp học tập, bồi dưỡng cho trẻ tinh thần độc lập suy nghĩ và khả năng tự học, tự nghiên cứu sáng tạo.
Coi trọng sức khỏe thể chất, xem nhẹ sức khỏe tinh thần
Phần lớn các bậc cha mẹ ngày nay dường như không có kiến thức về sức khỏe tinh thần và không có cách nào hiểu được nhu cầu tâm lý của con trẻ theo từng độ tuổi, vì thế không có biện pháp phòng ngừa những rối loạn tâm lý của trẻ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Học sinh từ cấp tiểu học đến THPT ở hầu hết các nước đã và đang phát triển đều có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái như thế nào đều có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe tâm lý của trẻ. Nếu cha mẹ không thể giúp trẻ xử lý tốt những xung đột gặp phải hàng ngày thì con bạn sẽ dễ gặp những trở ngại và rối nhiễu tâm lý.
Kỳ vọng quá lớn
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình học giỏi, thành tài, đỗ đạt vào những trường đại học danh tiếng. Nhiều người kỳ vọng quá cao, đầu tư rất nhiều tiền bạc cho con học hành, nhưng chúng vẫn không đáp ứng được đòi hỏi của cha mẹ khiến phát sinh mâu thuẫn gia đình, không khí căng thẳng do bất đồng trong quan điểm và mục tiêu giáo dục.
Khi tâm lý cha mẹ không hòa thuận, mất cân bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi và tạo áp lực cho con trẻ.
Không tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên của trẻ
Nhiều bậc cha mẹ do thiếu lý luận cơ bản đối với vấn đề giáo dục nên không hiểu được quy luật trưởng thành của trẻ, họ thường áp dụng phương pháp “nhổ mạ lên cho cây mau lớn”, tức là đặt ra những mục tiêu quá cao, yêu cầu quá sức đối với khả năng của trẻ.
Không để trẻ phát triển theo đúng quy luật tự nhiên, gây nên sự phát triển không đồng bộ về tâm sinh lý, khiến quá trình trưởng thành của trẻ gặp nhiều khó khăn.
Trừng phạt nhiều, biểu dương ít
Nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua ưu điểm của con, còn khuyết điểm thì lại trừng phạt nặng nề, họ cho rằng như vậy trẻ mới cố gắng và không dám phạm lỗi.
Thực ra sự trừng phạt quá nghiêm khắc là một biện pháp giáo dục tiêu cực. Nếu vì thành tích học tập không tốt mà bị trừng phạt thì trẻ sẽ chán học, mất hứng thú sáng tạo.
Không có đứa trẻ nào hoàn toàn không mắc khuyết điểm trong quá trình trưởng thành, cha mẹ và thầy cô nên đối xử rộng lượng khi trẻ phạm lỗi, nên hướng dẫn chính xác, giúp trẻ xây dựng lòng tự tin.
Nên cổ vũ, giúp đỡ trẻ nhiều hơn là trừng phạt. Giáo dục trẻ là một khoa học, cũng là một nghệ thuật, các bậc cha mẹ cần nỗ lực bồi dưỡng nâng cao hiểu biết, kiến thức để trở thành phụ huynh thông minh.
Theo TGPN

10 mốc phát triển quan trọng của bé bố mẹ không thể bỏ qua

Tìm hiểu về 10 mốc phát triển quan trọng của trẻ sẽ rất hữu ích cho các bố mẹ trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh và hạnh phúc.

Bộ não của trẻ 3 tuổi hoạt động nhanh nhạy gấp 2 lần người trưởng thành. Đó là lý do vì sao 5 năm đầu đời là thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất, nhận thức và tình cảm.

Dưới đây là 10 mốc phát triển quan trọng của các bé mà bố mẹ không nên bỏ qua để có thể nuôi dạy con trở thành những em bé thông minh, khỏe mạnh và hạnh phúc.

* Click vào ảnh để xem ảnh kích thước lớn.

10 mốc phát triển quan trọng của bé bố mẹ không thể bỏ qua 1

Sai lầm của bố mẹ làm con kém thông minh

1. Lớp học nào, con cũng có mặt
Tất cả thời gian của Cún chỉ có học và học. Ông ngoại hàng ngày có trách nhiệm đưa Cún đi và đón Cún về.
Vì bố mẹ Cún muốn cho con học thật nhiều, học thật sớm cho con thật giỏi, thông minh hơn các bạn cùng lứa. Bị bố mẹ ép học nhiều quá, có lần Cún khóc, đòi ông bà cho ở nhà. Ông bà có nói gì với bố mẹ Cún, cũng bị gạt đi ngay: “Con làm thế là vì cháu, chứ nào có vì ai. Thế mà ông bà cũng không chịu hiểu cho”.
Rất nhiều các bố mẹ hiện nay chạy đua đi tìm các lớp học cho con. Họ cho rằng, con còn bé nên học càng nhiều thì “tờ giấy trắng ấy” càng được viết nhiều, nhận được nhiều tri thức.
Các chuyên gia cho rằng chuyện cho con học sớm cũng là một điều tốt, nhưng cần có sự hài hòa và thích hợp. Điều đó phụ thuộc vào việc học cái gì, khi con được bao nhiêu tuổi, tuần học bao nhiêu buổi, khả năng và hứng thú của con đối với việc học.
Nếu cha mẹ bắt con học nhiều, học sớm sẽ tạo nhiều sức ép cho con, tạo thành áp lực. Khi lớn, con sẽ chán học. Thêm vào đó, con sẽ mất đi sự hồn nhiên, thơ ngây của tuổi thơ hạnh phúc. Thực tế, bé thông minh hay không, không phụ thuộc nhiều vào việc bé học sớm hay học muộn. Bố mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định cho con đi học hay không nhé!
2. Không được chơi đồ chơi vô bổ
Hà Mi rất thích chơi bóng bay. Bé muốn mẹ mua cho một túi bóng bay to và bơm bóng để thổi, bay xung quanh nhà. Nhưng mẹ lại quát: “Bóng bay có ăn được đâu, có học được đâu, cần gì mua lắm thế”.
Suốt ngày mẹ so sánh: “Con xem bạn Tuấn nhà bên cạnh ấy, có chơi lung tung như con không. Bạn ấy làm toán nhanh, viết chữ đẹp. Vì bạn ấy không chơi bóng bay. Mẹ cấm con, không được chơi bóng bay nữa”.

Hãy để con được sống đúng với tuổi thơ của mình, bố mẹ nhé!
Mẹ của Hà Mi đã thật sai lầm vì nghĩ rằng chơi bóng bay là điều vô bổ, không ích lợi gì. Từ bóng bay, mẹ có thể dạy bé về màu sắc, cách đếm... Trí lực của bé có thể phát triển ngay cả trong lúc chơi. Thông qua các trò chơi, bé có thể học được sự sáng tạo, nhận biết thế giới xung quanh.
Bố mẹ không nên lúc nào cũng bắt con phải học, phải chơi đồ chơi giáo dục. Hãy cho con được tự do khám phá, phát triển theo khả năng của con.
3. Thích con đạt được thành tích cao
Bố mẹ Mimi lúc nào cũng tự hào vì ở lớp mẫu giáo, Mimi là số 1. Hát hay, múa đẹp, nói tiếng Anh giỏi. Ở lớp, ở trường có cuộc thi gì, Mimi luôn được bố mẹ cổ vũ và “bắt buộc” giành giải thưởng. Nếu không đạt giải, buổi tối về, thế nào bố cũng mắng: “Ăn cho tốn cơm, tốn gạo”.
Bố mẹ Mimi đã có cách giáo dục con không đúng tí nào. Không thể đánh đồng giáo dục con với việc bắt con lúc nào cũng đạt thành tích. Để bé phát triển toàn diện, bố mẹ không chỉ coi trọng việc con đạt được thành tích cao trong học tập, mà nên bồi dưỡng phát triển tâm hồn của con. Lúc nào cũng để con thấy vui vẻ, học tập và yêu đời. Những điều này không thể dùng thành tích để đánh giá được.
Hơn thế, việc lúc nào cũng bắt con đạt thành tích cao trong học tập dễ tạo cho con thói quen ta đây hơn người, không tốt cho sự phát triển nhân cách của con sau này.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái thông minh, giỏi giang hơn người. Nhưng không vì thế mà bằng mọi cách để bắt con đạt được điều quá sức của con. Hãy để con lớn lên, phát triển toàn diện về cả mặt thể chất và tâm hồn.
Thu Hằng
(Tổng hợp)

Ứng xử sai lầm khi con thất bại

Từ bé cô con gái chị Như ở Giáp Bát, Hà Nội đã rất thông minh, nhanh nhẹn. Học cấp 1, 2 thì luôn đứng nhất lớp, lại học trường chuyên lớp chọn khiến cha mẹ lúc nào cũng hãnh diện, đi đâu cũng khoe. Việc học hành cháu đều tự giác, vợ chồng chị chưa bao giờ phải lo lắng hay nhắc con phải học thế này, thế kia.
Thế nhưng một ngày kia, mọi chuyện bỗng trở thành tai họa khi lần đầu con chị gặp thất bại. Học kỳ 1 năm lớp 10, cháu chỉ đứng thứ 5 trong lớp. Khi biết không còn giữ được vị trí đứng đầu, cháu rơi vào tâm trạng thất vọng và khổ sở đến mức chị Như chỉ sợ con tự tử. Suốt mấy ngày trời, cô bé đóng cửa phòng khóc một mình, nhịn cả ăn, ai hỏi gì cũng không nói, chị Như kể lại.
Từ đó trở đi việc học hành của cô bé ngày càng tụt dốc, hay nổi nóng, giận dữ với bất kỳ ai, đôi khi rất vô cớ. Giờ cả nhà chị Như ai cũng phải nhường nhịn, không dám mắng hay nói nặng gì vì chỉ sợ con có hành động dại dột.
"Mỗi lần có bài kiểm tra hay thi cử, cả nhà lại nín thở thăm dò cảm xúc của con. Hôm nào thi xong mà mặt mày nó ủ rũ là y như rằng, về nhà nó không khóc sướt mướt thì cũng đập phá đồ đạc", chị Như buồn bã nói.
Tiến sĩ - bác sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna (Phố Vọng, Hà Nội) cho biết, những trường hợp trẻ gặp thất bại trong chuyện học hành đến phòng khám như trên không phải là hiếm gặp. Như trường hợp con của chị Như, con đường học hành của trẻ luôn thuận buồm xuôi gió, trẻ không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thất bại.
"Vì thế khi gặp trở ngại trẻ rơi vào trạng thái mất cân bằng, lo lắng, tâm trạng tụt dốc. Với những trẻ khác, đó có thể chỉ là chuyện bình thường nhưng với những trẻ chưa bao giờ gặp thất bại thì đó lại là một cú sốc lớn về tinh thần", tiến sĩ Bưởi nói.
Cũng theo bà, những lúc như thế, sự quan tâm, hỗ trợ từ phía người thân là rất quan trọng. Đáng lý, gia đình chị Như cần có sự can thiệp ngay khi trẻ gặp thất bại đầu tiên. Chị có thể đưa trẻ đến gặp nhà tâm lý hoặc cùng thảo luận với trẻ để tìm ra nguyên nhân thất bại, từ đó rút kinh nghiệm, tránh việc để tự trẻ cố gắng nhưng lại càng bế tắc.
Ngoài ra, một số cha mẹ lại tỏ ra quá quan trọng hóa, mất bình tĩnh khi con không làm được cái này cái kia. Khi thấy con thi trượt, bài kiểm tra bị điểm kém, ngay lập tức nhiều phụ huynh đã lên án, thậm chí kết luận về nhân cách của con "Sao mày ngu thế", "Sao mày dốt thế", hay so sánh với bạn bè của trẻ "Mày học hành thế nào mà để đến mức cô giáo gọi điện cho bố mẹ vậy hả con? Chả như con của bà..."
Chuyên gia tâm lý cho biết nếu ngay từ đầu cha mẹ đã phủ đầu bằng việc phán xét, kết tội thì sau đó có nói gì trẻ cũng sẽ không nghe, thậm chí tỏ thái độ ghét bố mẹ. Ngoài ra, một số người thay vì dạy con cách vượt qua những tình huống khó khăn bằng cách rút kinh nghiệm thì lại cấm con không cho làm việc đó nữa hoặc tìm cách đổ lỗi thất bại cho ngoại cảnh hay một ai khác... Đây đều không phải là cách xử lý phù hợp, tiến sĩ Bưởi lý giải.
Ở một thái cực khác, một số cha mẹ lại chấp nhận chuyện thất bại của con là việc đương nhiên, khiến trẻ cũng có tâm lý như vậy, ỷ lại, không chịu cố gắng, nhà tâm lý Lã Linh Nga, Phòng khám Tuna cũng cho biết thêm.
Trường hợp của gia đình Liên, 16 tuổi, ở Hà Nội là một ví dụ. Học lớp 11 nhưng cô bé rất ngô nghê, vô tư, hồn nhiên như trẻ con, kể chuyện linh tinh, không biết cái gì nên nói, cái gì không nên.
Trò chuyện với nhà tâm lý, cô bé luôn cười nói vui vẻ: "Chắc tại vì em yêu thằng kia, bố mẹ không thích nên mới đưa em đến phòng khám. Nhưng em bỏ lâu rồi. Giờ em yêu thằng khác rồi, mẹ bán đồ ăn sáng, học đại học năm thứ nhất", lúc sau lại bảo "À không nó đang học lớp 12, nhưng nó bảo không thích học, nó dốt lắm, em toàn phải dạy nó", hay "Em toàn nói dối bố mẹ nghỉ học, bảo học đấy nhưng em ngồi chơi"...
Khi được hỏi học bài chưa thì cô bé bảo học trong 10-15 phút là xong vì "có làm được đâu mà học". Trong trường hợp này, theo nhà tâm lý, cô bé không hề có kỹ năng, có tư duy giải quyết vấn đề, vì không giải quyết cũng chẳng sao.
"Trẻ không hề biết mình có điểm mạnh, điểm yếu gì", chị Linh Nga cho biết.
Cũng theo nhà tâm lý, ngoài miệng bố mẹ cô bé này luôn nói là muốn con tốt nghiệp cấp 3, muốn con vào đại học nhưng trong thâm tâm họ lại nghĩ "Ờ, khả năng của nó chỉ có thế thôi. Thất bại là chuyện đương nhiên". Họ luôn tâm niệm con mình là đứa kém cỏi vì thế khi trẻ gặp khó khăn, thất bại không giải quyết được thì thôi, không mong đợi gì ở con vì "biết sức của nó chỉ có thế". Lúc nào cũng cho rằng con mình hết cách không dạy được, nói ngọt, đánh đòn cũng không ăn thua.
"Trẻ chưa bao giờ được khen, toàn chê, việc đó khiến trẻ hình thành thái độ ỷ lại, không làm được thì thôi để đấy, không cần phải cố gắng, động não để làm. Trong khi đó, có những bài nếu biết cách hướng dẫn, giúp đỡ thì Liên hoàn toàn có thể làm được", chị Nga nói.
Chị Nga cho biết, trước hết cha mẹ cần đánh giá đúng năng lực của con, không quá kỳ vọng nhưng cũng không nên đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân cho trẻ niềm tin. Bản thân trẻ cũng phải biết cách chia sẻ, tự tìm cách giải quyết vấn đề khó khăn của mình.
Đồng thời, cha mẹ cần dạy con biết chịu đựng và vượt qua những thất bại. Thất bại không phải là điều tồi tệ. Con người ta khi thành công không học được điều gì, sẽ quên ngay nhưng khi gặp thấp bại họ lại nghiền ngẫm nó và từ đó rút ra được những bài học từ chính thất bại của mình. Từ đó, giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn.
Bố mẹ cần tỏ bình tĩnh trước thất bại của con, không nên quát mắng hay đánh đập trẻ mà trước hết cần chăm chú lắng nghe tâm sự của con. Sau đó cùng trẻ phân tích điều kiện khách quan, chủ quan, dưới nhiều góc độ để trẻ có thể biết được thất bại của mình là do đâu: "Có thể con chưa cố gắng", "Có thể con hơi chủ quan", "Bố (mẹ) biết nếu đặt trong tình huống khác con sẽ làm tốt hơn"...
Theo Vnexpress

Sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ

Không đáp lại lời mẹ, bé Phúc nằm khóc rấm rứt. Đối với bé, học như một cực hình, và mỗi khi không vâng lời hoặc làm gì sai là người lớn lại bắt Phúc đem vở ra ngồi học.
Còn vài tháng nữa là Phúc đã vào học lớp một. Với bao đứa trẻ khác, viễn cảnh về ngày đầu đến trường vô cùng đẹp cho nên các bé thường mang một tâm trạng hồi hộp đợi chờ. Thế mà Phúc thì lại khác hẳn. Nói đến học là cậu nhóc lại ngồi khóc lóc, rên rỉ hơn cả bị đánh đòn đau. Có lần, ba Phúc bảo ra ngồi nhẩm bảng cửu chương, chỉ có thế mà cậu nhóc hét toáng lên: “Con sợ đi học lắm. Đừng bắt con phải học”.
Vậy, nguyên nhân vì sao mà một đứa trẻ còn bé tí đã vội chán nản việc học hành. Nếu cứ tiếp tục như thế thì tương lai cậu bé sẽ ra sao. Ở cương vị một người cô ruột, tôi bắt đầu quan sát bé. Hoạt động thường ngày mà tôi được chứng kiến nơi bé đó là thường xuyên xem phim họat hình. Dạo gần đây Phúc còn tập tành chơi game cùng chú út nữa. Những khi ấy, trong mắt cu cậu sáng lên một niềm thích thú vô hạn. Vì không bị quản thúc hoạt động giải trí, Phúc cảm thấy được tự ý xem những chương trình mình yêu thích mới thực sự là niềm vui. Đang tự do làm điều mình thích bỗng nhiên lại bị ép vào khuôn khổ của việc học tập, Phúc cảm thấy chán nản cũng là điều tất yếu.
Thế nhưng đó mới chỉ là nguyên nhân phụ, sai lầm chủ yếu ở đây chính là do người lớn thường đem việc học ra đe dọa bé cứ như một cực hình. Không chịu ngủ, bắt ngồi học. Chơi không ngoan cũng bắt học, thậm chí không chịu ăn uống cũng đe dọa bé học. Dần dần, trong tâm thức Phúc cho rằng việc học là một hình phạt khi mình mắc phải sai lầm và lẽ tất nhiên hình phạt thì bé phải ghét và trốn tránh. Do đó, phản ứng lười học của bé chỉ mang tính phòng vệ. Và trong sai lầm nghiêm trọng này, trách nhiệm thuộc về người lớn.

Ý kiến chuyên gia: Cha mẹ Phúc nên dành nhiều thời gian trao đổi cùng con, tiết lộ cho cu cậu những điều thú vị khi được đi học, ví dụ như: được vui chơi cùng bạn bè, được cô dạy những bài học hay, được biết chữ để ghi tên của chính mình hay được tự mình đọc sách. Như thế, Phúc sẽ cảm thấy việc học cũng là một sân chơi lý thú và sẽ hào hứng tham gia mà không coi đó là áp lực. Bên cạnh đó, cha mẹ Phúc nên lập một thời gian biểu thật khoa học để quản lý giờ giấc sinh họat của con, tránh để trẻ vui chơi, giải trí ngoài tầm kiểm soát mà nảy sinh tâm lý lười học.
Ai cũng biết học hành là điều cần thiết trong xã hội hiện nay nhưng không phải trẻ em nào cũng yêu thích điều đó. Nếu lỡ như con không mấy mặn mà gì về chuyện học, cha mẹ nên tìm cách đánh thức sự đam mê tri thức hoặc chí ít cũng khơi dậy niềm hứng thú học tập nơi con. Có như vậy tương lai của con mới không rơi vào khoảng tối vì nghèo con chữ, thấp học vấn.

Mẹ tham gia trò chơi, rinh quà về cho bé!
Quà tặng của tuần này là một combor trị giá 500 nghìn, bao gồm:
1. Bỉm Tom&Jery
2. Đồ chơi bông Lokyee
3. Hai bột nặn giấy Nhật Bản
4. Hai thẻ mua hàng trị giá 50.000đ/thẻ