Zing News - Tri thức trực tuyến

Các kĩ năng vệ sinh cá nhân bố mẹ cần dạy con từ tuổi mầm non

Dạy con thói quen vệ sinh tốt không chỉ giúp trẻ khoẻ mạnh, tránh được nguy cơ mắc bệnh mà còn là cách hướng trẻ tới lối sống lành mạnh, sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ.

Dưới đây là những kỹ năng cần thiết, cơ bản nhất cùng với cách hướng dẫn thực hiện chi tiết, cụ thể để các bố mẹ tham khảo khi dạy con cách vệ sinh cá nhân.

Các kĩ năng vệ sinh cá nhân bố mẹ cần dạy con từ tuổi mầm non 1

Các kĩ năng vệ sinh cá nhân bố mẹ cần dạy con từ tuổi mầm non 2

Các kĩ năng vệ sinh cá nhân bố mẹ cần dạy con từ tuổi mầm non 3
Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ

12 điều đơn giản mọi đứa trẻ cần phải học càng sớm càng tốt

Có những điều rất nhỏ bé nhưng lại dễ bị bố mẹ bỏ qua khi dạy con, trong khi những bài học đó lại mang đến cho trẻ rất nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống.

1. Gọi số khẩn cấp

12 điều đơn giản mọi đứa trẻ cần phải học càng sớm càng tốt 1

Biết gọi các số khẩn cấp trên điện thoại di động là một ý tưởng rất hay để dạy con của bạn. Bé nhà bạn nên biết các số quan trọng để gọi trong trường hợp khẩn cấp – và cách làm thế nào để làm điều đó từ một điện thoại cố định, hoặc thậm chí, từ một bốt điện thoại công cộng.


2. Nguyên tắc vàng

Bạn nên dạy con nhớ quy tắc vàng: đó là hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình. Đó cũng là một bài học đạo đức cơ bản mà bạn cần dạy cho con từ sớm.

3. Số điện thoại và địa chỉ nhà

Đừng quên dạy cho trẻ các số điện thoại của mẹ hoặc bố (hoặc cả hai) - cũng như địa chỉ nhà của mình - để có thể liên lạc được khi cần thiết, ví dụ như khi trẻ đi lạc.

4. Làm thế nào để buộc dây giày

Các đôi giày ngày nay có dây giày được thiết kế khá dễ dàng và dễ thương hơn so với ngày xưa. Vì vậy, đừng ngại dạy trẻ cách cột dây giày từ khi còn bé nhé, vì kỹ năng này không chỉ quan trọng cho việc con tự chăm sóc mình, mà còn giúp tăng cường kỹ năng vận động và phối hợp của trẻ.

5. Những điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi

Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi. Kiên nhẫn là điều các con nên được học hỏi - và nó đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy về tiết kiệm tiền bạc.

6. Cách viết lời chúc bằng tay

12 điều đơn giản mọi đứa trẻ cần phải học càng sớm càng tốt 2

Thư điện tử, tin nhắn di động, và các cuộc gọi điện thoại đều là những cách tốt đẹp để nói lời cảm ơn hay xin chào, nhưng không có gì gây ấn tượng mạnh hơn một lời chúc viết tay. Dạy con viết thư bằng tay đồng nghĩa với việc bạn sẽ cung cấp cho con một kỹ năng sống quan trọng.

7. Cách cư xử đúng mực

Làm ơn và xin cảm ơn luôn là một phần quan trọng đầu tiên trong cách nói năng các con. Tuy vậy các cách cư xử đúng phép khác cũng không vì thế mà coi nhẹ, như giữ cửa cho người khác và nói xin lỗi khi làm phiền ai đó cũng là những điều cơ bản cần dạy trẻ.

8. Lịch sự khi gọi điện

Trả lời điện thoại theo cách: "Có chuyện gì," "Hả" hoặc thậm chí "Sao" không phải các cư xử phải phép khi bé lớn lên. Điện thoại đang đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của chúng ta, và việc dạy bảo trẻ em ngày nay nói chuyện điện thoại một cách lịch sự và đúng cách là điều mỗi ông bố bà mẹ phải làm.

9. Ánh mắt giao tiếp

Trẻ em, đặc biệt là những người nhút nhát, thường không hay giao tiếp bằng mắt. Dạy con trẻ nhìn những người khác qua ánh mắt khi đang trò chuyện sẽ là một chặng đường dài trong việc giúp con có thể giao tiếp được. Để làm được điều này buộc các bé phải ngừng và đặt ngay các thiết bị điện tử hoặc điện thoại xuống.

10. Hãy nói “không”

Trẻ cần biết cách nói “không” nếu các bé thấy khó chịu trong một tình huống nào đó. Đặc biệt khi các bé lớn lên và dành nhiều thời gian bên ngoài nhà bạn, các bé cần phải được thoải mái thiết lập ranh giới của riêng mình với những người khác.

11. Niềm vui sách báo

Đọc sách báo trên một thiết bị điện tử thông minh thật tuyệt vời, nhưng trẻ em ngày nay đang bỏ lỡ dần những niềm vui được cầm và xem một cuốn sách hay bằng giấy là như thế nào. Vì thế bằng mọi cách, bạn hãy duy trì việc cho con đọc sách và tìm hiểu sách báo thực sự hơn là một thiết bị điện tử.

12. Cách đi xe đạp

Bạn có thể mất một thời gian khó khăn để kéo các bé ra khỏi trò chơi điện tử của chúng, nhưng việc này rất đáng để làm. Đi xe đạp là một trong những kỹ năng mà mỗi đứa trẻ cần phải học hỏi. Thế nên, thật tốt khi bạn trang bị cho bé yêu kỹ năng căn bản cần thiết này khi bé lớn khôn.
Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ

11 bài học an toàn chỗ đông người bố mẹ cần dạy con

Bố mẹ đưa con ra ngoài là dịp tuyệt vời để các con khám phá và cảm nhận cuộc sống, tuy nhiên, cũng có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra với bé. Vì thế, những lưu ý về an toàn cho con khi ra ngoài không bao giờ là thừa để dạy con.

Không có một cuốn sách hay quyển tạp chí nào có thể nói cho bạn biết hết tất cả những cách giữ an toàn cho bé tốt hơn kinh nghiệm sống động từ những ông bố bà mẹ giống như bạn, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi chăm sóc và đảm bảo an toàn cho con mình từ trong nhà ra đến ngoài đường, từ mùa hè cho tới mùa đông hay chỉ đơn giản là những buổi đi chợ trong chưa đầy một tiếng đồng hồ.

11 bài học an toàn chỗ đông người bố mẹ cần dạy con 1
Bố mẹ nên dạy con những quy tắc an toàn khi ra ngoài càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là những cách an toàn, khắc phục rủi ro của các bậc phụ huynh ở nhiều nơi trên thế giới, bạn hãy thử tham khảo và sử dụng trong tình huống cần thiết nhé!

1. Giữ xe giúp bạn

Một biện pháp tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại vô cùng hiệu quả. Bạn có thể nhờ trẻ giữ tay nắm cửa ô tô hay tay lái xe máy (khi bạn đã về số và tắt máy an toàn) hoặc bất cứ thứ gì để bạn vừa thu xếp túi xách, khoá xe, cất áo chống nắng, vừa là một cách để trẻ không chạy nhảy hay đi lang thang ngoài tầm kiểm soát của bạn, trẻ sẽ đứng tại chỗ và đợi cho đến khi bạn làm xong công việc.

2. Dạy con luôn biết phải ở trong tầm mắt của bạn

Dạy cho trẻ một quy tắc “bất di bất dịch” đó là: “Nếu con không nhìn thấy bố mẹ thì bố mẹ cũng sẽ không thể thấy con, hãy ở những vị trí mà bố mẹ có thể quan sát và nhìn thấy con”

3. Chuẩn bị cho con thẻ thông tin gia đình

Đặt những chiếc thẻ có ghi đầy đủ thông tin của gia đình bạn vào túi của trẻ, bao gồm tên của con bạn, tên và số điện thoại của bạn. Hãy nhớ nhắc trẻ đưa tấm danh thiếp hoặc thẻ đó cho những người lớn ở những nơi mà trẻ không may bị lạc.

4. Viết số điện thoại của bạn lên người trẻ

Một cách khác nếu như bạn quên làm chiếc thẻ thông tin gia đình đó là khi đến những nơi đông người, hãy viết số điện thoại của bạn lên cánh tay của trẻ. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn cần phải nắm tay trẻ để đảm bảo trẻ luôn cùng đi bên bạn một cách an toàn.

5. Chỉ cho trẻ nơi mà trẻ có thể tìm đến nếu cần giúp đỡ

Những lúc gia đình bạn tới các địa điểm công cộng hoặc du lịch ở bãi biển nào đó, hãy chỉ cho trẻ biết nhân viên an ninh ở đâu, các cô chú cứu hộ mặc đồ màu gì và trẻ có thể tìm thấy họ ở những nơi nào. Trong nhiều tình huống không an toàn, trẻ sẽ rất cần sự giúp đỡ của người lớn đáng tin cậy.

6. Đeo vòng có kèm thông tin của gia đình lên tay trẻ

Một biện pháp nữa khi bạn cùng trẻ đến các điểm đông người và rộng lớn như bãi biển hay sở thú, bạn hãy đeo những chiếc vòng vào tay của trẻ, đừng quên đính thêm hoặc viết lên vòng thông tin quan trọng: “Bố mẹ cháu tên là…, số điện thoại của bố mẹ cháu là…”.

7. Dạy trẻ biết cách “Đóng băng” khi cần thiết

Cùng trẻ chơi trò chơi “đóng băng” ở trong nhà, khi đã quen với luật chơi, trẻ sẽ hiểu khi bạn nói “đóng băng!” thì chúng phải dừng lại và đứng im. Trò chơi này thực sự hữu ích khi ra ngoài đường bởi vì nếu không may, trẻ rơi vào tình huống xấu, bạn có thể nói “đóng băng!” để trẻ đứng yên rồi sau đó bạn sẽ hướng dẫn và giúp trẻ xử lý sự cố một cách an toàn.

8. Giao cho trẻ một nhiệm vụ

Nếu bé lớn của bạn là một đứa trẻ tinh nghịch và hiếu động, hãy giao cho bé trọng trách đẩy xe cho em bé. Không chỉ rèn luyện được tinh thần trách nhiệm, hạn chế được việc chạy nhảy khắp nơi của bé lớn, mà bạn có thể đồng thời quan sát, để mắt đến 2 đứa trẻ và đảm bảo an toàn cho chúng.

9. Chơi trò chơi đèn xanh, đèn đỏ

Một trò chơi hữu ích nữa mà bạn nên dạy cho trẻ, trẻ cần được “thực hành” nhiều lần trong nhà và cảm thấy thích thú, tập trung khi chơi nó. Khi gia đình bạn đi chơi hoặc ra ngoài đường dạo phố, những lúc trẻ bắt đầu chạy nhảy, nghịch ngợm, bạn chỉ cần hô “Đèn đỏ!” thì trẻ sẽ tự động dừng lại nếu không sẽ bị phạt vì “chơi sai luật”.

10. Đọc cho trẻ hoặc cho trẻ đọc và tìm hiểu về các quy tắc an toàn

Bạn hãy dành những khoảng thời gian rảnh rỗi trong tuần để đọc và cùng trẻ tìm hiểu về những quy tắc an toàn. Đó sẽ là những kiến thức “kim chỉ nam” giúp bạn và trẻ đối phó với các rủi ro không mong đợi có thể xảy ra.

11. Cho trẻ thật nhiều thời gian để chạy nhảy thoải mái

Ngoài các khuôn khổ an toàn mà bạn và trẻ đã “cam kết” với nhau. Bạn cần dành thêm cho trẻ quãng thời gian hoàn toàn tự do để trẻ nhận ra và hiểu sự khác biệt giữa việc được thoải mái chạy chơi với những khi bị giám sát an toàn.
Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ

7 cách siêu đơn giản giúp con bạn chăm học

Rất nhiều trẻ không thích học, và thuyết phục chúng thích học thì càng khó hơn. Để giúp bé muốn học hỏi khám phá, bạn hãy tham khảo vài gợi ý dưới đây.

1. Đọc sách truyện hàng ngày

Đưa trẻ bước vào thế giới thần tiên của sách là cách dễ dàng nhất để phát triển việc thích học của trẻ. Khi bọn trẻ bước vào “vùng đất mới” gặp các nhân vật trong sách truyện, chúng sẽ muốn khám phá nhiều hơn nữa. Đọc truyện cho con nghe từ nhỏ cũng như tạo ra thời gian đọc mỗi ngày là cách đơn giản giúp trẻ yêu thích học hành.

2. Cho con vui chơi

Học là đi đôi với hành. Khi lũ trẻ có cơ hội được tham gia các trò chơi trí tuệ như xếp hình, hay bán hàng, trí tuệ của trẻ sẽ được phát triển. Các trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển nhiều mặt, bao gồm kỹ năng vận động, nhận thức và sáng tạo.

7 cách siêu đơn giản giúp con bạn chăm học 1

3. Kể con nghe những gì mình học được

Cuối ngày, bạn hãy cùng con kể lại những gì học được trong ngày hôm đó. Nói con nghe bạn học được gì ở công ty và bé sẽ kể lại những điều bé tiếp thu được ở trường. Bằng cách thảo luận những điều mới mẻ, bạn sẽ tạo thói quen háo hức tiếp nhận những điều mới mỗi ngày ở trẻ.


4. Thêm các thông tin
Dù con bạn có thích bất cứ điều gì, hãy cung cấp cho trẻ thêm thông tin về điều đó. Bé lúc đó không biết là mình đang được “dạy học”mà chỉ thấy vui khi biết thêm về những điều mình thích. Ví dụ, bé giả vờ kêu giống khủng long, bạn có thể nói khủng long kêu lên như vậy hoặc để thu hút bạn tình, hoặc để uy hiếp các con mồi của mình. Việc cung cấp những thông tin như vậy sẽ tạo cho bé một khối lượng kiến thức nhất định.

5. Hỏi các câu hỏi
Hỏi con bạn chuyện gì sẽ xảy ra nếu con để cốc ngay sát mép bàn, hay chuyện gì sẽ xảy ra nếu bé để quên bài tập ở nhà, hoặc hỏi về nội dung các sự kiện trong cuốn truyện yêu thích của trẻ. Giúp trẻ liên tưởng đến những điều đang diễn ra xung quanh bằng cách hỏi về những điều đó. Tất cả những câu hỏi ấy đều giúp trí óc trẻ hoạt động và kích thích việc tìm tòi học hỏi ở trẻ.

7 cách siêu đơn giản giúp con bạn chăm học 2

6. Nuôi dưỡng đam mê

Nếu con bạn thích điều gì đó, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục đam mê. Ví dụ, con trai bạn thích ô tô, hãy cho trẻ đến thăm bảo tàng vận tải để trẻ có cơ hội hiểu hơn về cấu tạo của những chiếc xe. Điều này thực sự kích thích bé muốn tìm tòi nhiều hơn

7. Thử những điều mới mẻ

Bạn biết con mình sẽ học được nhiều khi cho bé được tiếp xúc với những điều mới mẻ. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy đưa trẻ đến những khu vui chơi mới, những khu mua sắm mới hay đọc những cuốn sách mới, bạn sẽ bất ngờ với những kiến thức bé ngày một tiếp thu được.

6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con

Nếu bạn nghĩ rằng tiền bạc, tình dục hay cái chết... là những vấn đề không cần thiết phải dạy con thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đấy!

Muốn là một phụ huynh thành công, bạn cần là một người cha/mẹ biết cách giao tiếp với con cái một cách hiệu quả.

1. Giới tính

Nhiều cha mẹ thật thà chia sẻ, họ thực sự cảm thấy khó khăn khi phải nói với con về vấn đề giới tính. Nó thực sự là một vấn đề khó khăn mà bất cứ cha mẹ nào cũng phải đối mặt, vấn đề là thời điểm nào thì nên bắt đầu mà thôi.

Các nhà tâm lý học cho rằng, đây là một trong những vấn đề cha mẹ bắt buộc phải dạy con, thậm chí là nói thường xuyên.

Khi con của bạn đủ lớn để thắc mắc những vấn đề về giới tính, bạn cần nghiêm túc trò chuyện với con về vấn đề này nếu như bạn muốn con mình có những hiểu biết lành mạnh.

Nếu bạn làm được như thế, cược là con bạn sẽ hiểu rõ hơn rất nhiều về vấn đề này, nó sẽ bớt đi sự tò mò và hiểu được khi nào là thích hợp. Bạn không cần phải đề cập đến an toàn tình dục khi chưa đến thời điểm thích hợp.

2. Rượu và ma túy

Hãy kể cho con nghe về những bài học cuộc sống của những người đã từng là nạn nhân của rượu và ma túy. Điều quan trọng các nhà tâm lý muốn nhắn nhủ tới cha mẹ là hãy nói vấn đề này với con bằng thái độ thật nghiêm túc nhưng không cần phải tỏ ra không cần phải tỏ ra quá đau đớn.

Con bạn có thể sẽ không thích thú gì cho lắm với những câu chuyện như thế, nhưng nếu bạn không nói, một ngày nào đó có thể gia đình bạn sẽ bị tổn thương, thậm chí tồi tệ hơn thế, nếu bạn không biến chúng thành kinh nghiệm học tập cho con bằng cách nói về chúng một cách nghiêm túc với con bạn.

6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con 1
Hãy nói với con 6 vấn đề trên nếu như bạn muốn con trở thành một người như mong muốn. (Ảnh minh họa)

3. Cái chết

Trong quá trình trưởng thành, trẻ thường chứng kiến rất nhiều về sự ra đi của vật nuôi hoặc người thân trong gia đình. Sự quan tâm về cái chết của đứa trẻ giống như sự quan tâm về những vấn đề tệ hại nào đó mà chúng thường nghĩ ra trong khi chúng đánh răng, đó thường là khởi đầu cho cả tá câu hỏi cần được giải quyết một cách tế nhị.


Nhưng đừng vì con bạn không hỏi về chúng nữa mà cho rằng trẻ không quan tâm đến vấn đề đó nữa. Sẽ không có gì sai trái nếu bạn quay trở lại vấn đề một cách từ từ để đảm bảo rằng không có sự quan tâm của chúng nào rơi rớt lại. Bạn sẽ trở thành một ông bố bà mẹ tuyệt vời.

4. Tiền bạc

Đến một lúc nào đó, con bạn sẽ tự đặt ra một số câu hỏi như: Tiền từ đâu ra? Gia đình mình thuộc đẳng cấp nào trong xã hội? Đây chính là lúc bạn cần nói với con về vấn đề tiền bạc. Điều tuyệt vời nhất là bạn nên nhắc nhở chúng về việc dù chúng đang đứng ở đâu, đó chỉ là một phân tầng trong xã hội mà thôi.

Một cuộc thảo luận về tiền bạc sẽ mở ra cánh cửa cho sự thảo luận về các giá trị và nếu như bạn thảo luận vấn đề này một cách thẳng thắn thì con của bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để không bao giờ sai lầm trong việc nhìn nhận giá trị bản thân so với giá trị thực tế.

5. Bắt nạt

Không ai thích những kẻ chuyên đi bắt nạt người khác. Nhưng có một thực tế là con của bạn sẽ bị bắt nạt một hoặc nhiều lần vào thời điểm nào đó. Nhưng bắt nạt thường bắt đầu dần dần. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn nên hành động tích cực bằng cách khuyến khích con mạnh mẽ, thẳng thắn lên để những kẻ bắt nạt phải tôn trọng mình.

Với sự huấn luyện của bạn, hẳn con bạn dần dần sẽ xử lý những chuyện như vậy với sự tự tin. Và điều buồn cười về những kẻ hay đi bắt nạt là chúng thường “nản chí” khi đối mặt với những nạn nhân tự tin như vậy.

6. Internet

Internet là kho tri thức vô hạn nhưng cũng là cái bẫy nguy hiểm khôn lường. Hãy thường xuyên nói chuyện với trẻ về thế giới thực mà chúng ta sống hằng này cũng như về thế giới ảo trên mạng.



Bạn thường la mắng, dọa dẫm con với mục đích muốn chúng phải nghe lời bạn. Thế nhưng có những điều mà nhà tâm lý học trẻ em Amir Tagiev (Nga) khuyên bạn không nên nói.
6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con 2

Ông bố Mỹ nuôi 12 con thành đạt mà không cho con tiền đóng học

Những bí quyết dạy con chia sẻ dưới đây của một ông bố 12 con, tất cả đều độc lập, thành đạt, có vị trí trong xã hội có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc dạy con của mình.


Ông bố Mỹ nuôi 12 con thành đạt mà không cho con tiền đóng học 1
Ảnh chụp các con, cháu trong gia đình cùa tác giả năm 1998
Dưới đây là những chia sẻ của ông bố 12 con ở Mỹ Francis L. Thompson, kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ:
Vợ chồng tôi có 12 đứa con sinh liền nhau trong vòng 15 năm rưỡi. Năm nay đứa lớn nhất đã 37 tuổi và đứa nhỏ nhất là 22 tuổi. Tôi cũng có một công việc có thu nhập cao và có thể chu cấp đủ tiền cho con các con ăn học, đóng tiền học phí. Nhưng tôi và vợ đã quyết định không làm điều đó.

Chúng tôi nuôi dạy các con ở Utah, Florida, and California. Nhưng giờ vợ chồng tôi sống ở Colorado. Tháng 3 tới chúng tôi sẽ kỉ niệm 40 năm ngày cưới. Tôi cho rằng tình yêu giữa chúng tôi là một phần của sự thành công ngày trong việc nuôi dạy con cái. Chúng đã được chứng kiến gia đình ổn định cùng với những cam kết không hề có sự thỏa hiệp.
Tôi sẽ chia sẻ với các bạn những điều mà chúng tôi đã làm nhưng trước tiên hãy để tôi nói một chút về kết quả vợ chồng tôi đã làm được: Tất cả 12 đứa con của tôi đã tốt nghiệp đại học (hoặc đang học trung học) và vợ chồng tôi không hề trả một đồng học phí nào cho tất cả bọn chúng. Những đứa đã kết hôn đều có vợ (chồng) tốt và đều tốt nghiệp đại học. Chúng tôi đang có tất cả 18 đứa cháu đều đang được giáo dục những điều như bố mẹ chúng đã được dạy ngày xưa đó là lòng tự trọng, lòng biết ơn, và mong muốn đóng góp được điều gì đó cho xã hội.
Tất nhiên còn rất nhiều điều chúng tôi đã làm sai. Nhưng tôi chỉ ghi ra đây những điều tôi nghĩ là tôi đã làm đúng trong việc nuôi dạy các con:
1. Công việc nhà
- Tất cả những đứa con của tôi đều bắt đầu làm công việc nhà từ lúc được 3 tuổi. Một đứa trẻ 3 tuổi có thể chùi cọ toa-lét chưa được sạch nhưng đến 4 tuổi thì đó là một công việc hoàn toàn phù hợp.
- Chúng sẽ nhận được tiền tiêu vặt dựa trên chất lượng công việc nhà chúng đã làm trong tuần.
- Tất cả những đứa con của tôi đều sẽ bắt đầu tự giặt quần áo của mình khi chúng được 8 tuổi. Chúng tôi sẽ giao nhiệm vụ giặt giũ cho con.
- Khi chúng bắt đầu biết đọc, chúng sẽ phải nấu bữa tối dựa trên việc đọc một công thức nấu ăn nào đó và áp dụng nó. Chúng cũng phải học cách để đọc và tăng dần những công thức nấu ăn mà mình biết được.
- Tất cả con trai và con gái đều phải học cách may vá.
2. Việc học tập
- Việc học tập rất quan trọng trong gia đình của chúng tôi. Chúng tôi quy định giờ học từ 6-8 giờ vào các buổi tối. Lúc đó lũ trẻ sẽ không được xem tivi, ngồi máy tính, chơi game hoặc làm các hoạt động khác cho đến khi 2 giờ học tập kết thúc. Nếu chúng không có bài tập về nhà thì chúng sẽ đọc sách. Với những đứa chưa đi học, chúng tôi chia nhau để đọc sách cho con. Sau 2 giờ, chúng có thể được làm bất kì điều gì chúng muốn miễn là không được vượt quá giờ giới nghiêm.
- Nếu lũ trẻ trở về nhà và nói rằng cô (thầy) giáo của chúng ghét chúng và không hề công bằng, phản ứng của chúng tôi là nói cho con biết chúng cần thích nghi. Bạn cần học học cách thích nghi bởi vì trong cuộc sống thực khi trưởng thành có thể bạn sẽ gặp ông ông chủ không mấy yêu quý bạn. Chúng tôi sẽ không đổ lỗi cho giáo viên trong việc không dạy dỗ các con, mà đặt trách nhiệm học tập lên những đứa trẻ. Tất nhiên, chúng tôi vẫn luôn dành cho các con 2 giờ mỗi mỗi ngày để chúng có thể hỏi gì đó bất cứ khi nào cần.
Ông bố Mỹ nuôi 12 con thành đạt mà không cho con tiền đóng học 2
Tác giả Francis L. Thompson - ông bố của 12 đứa con thành đạt.
3. Không được phép kén ăn
- Chúng tôi ăn tối và ăn sáng cùng nhau. Bữa sáng bắt đầu lúc 5h15 và sau đó tất cả các con sẽ làm việc nhà trước khi đi học. Bữa tối sẽ bắt đầu lúc 17h30.
- Chúng tôi tạo niềm yêu thích thức ăn cho con. Nguyên tắc của chúng tôi là đưa cho trẻ những món ăn mà chúng ghét nhất trước (bắt đầu từ rau cho đến thức ăn mặn). Nếu chúng không thích ăn chúng có thể rời bàn ăn và nếu một lúc sau chúng kêu đói thì chúng tôi sẽ lấy thực phẩm lúc trước ra hâm lại trong lò vi sóng và đưa cho con. Nếu chúng tiếp tục không muốn ăn, chúng tôi cũng kiên trì không đưa thêm bất kì thức ăn nào cho đến khi chúng ăn món ăn chúng ghét.
- Chúng tôi không cho các con ăn nhẹ giữa các bữa. Chúng tôi luôn cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm (thịt, sữa, ngũ cốc, trái cây và rau) và gần như luôn luôn có món tráng miệng. Bây giờ, các con tôi không sợ thử các loại thực phẩm khác nhau, và không bị dị ứng với thực phẩm. Chúng luôn cố gắng tất cả các loại thức ăn mới và ăn cho đến lúc no. Không có một đứa nào trong số chúng bị quá cân. Chúng đều khỏe mạnh và chắc chắn.
4. Các hoạt động ngoại khóa
- Tất các các con tôi phải học một môn thể thao nào đó. Chúng sẽ chọn và bắt đầu chơi khi bắt đầu đi học. Chúng tôi sẽ không quan tâm đó là môn thể thao nào: bơi lội, bóng đá, bóng chày, tennis… chúng tôi cũng không quan tâm đến việc chúng sẽ chuyển khi chúng không thích, nhưng chúng cần biết chơi tối thiểu một môn thể thao.
- Tất cả các con tôi đều phải tham gia một câu lạc bộ nào đó như: Câu lạc bộ cho các chàng trai, câu lạc bộ cho các cô gái, câu lạc bộ lịch sử, truyện tranh...
- Tôi cũng yêu cầu các con tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương, các hoạt động cộng đồng. Chúng tôi cũng thu gom quần áo cũ và gửi đến Mexico. Thông qua những việc làm đó những đứa trẻ hiểu được hoàn cảnh sống của nhiều gia đình và những việc chúng làm đã mang lại niềm hạnh phúc và thay đổi cho những gia đình đó như thế nào.
5. Tính độc lập
- Khi các con 16 tuổi chúng tôi đã mua cho mỗi đứa một chiếc xe ô tô, chúng sẽ học cách sử dụng các công cụ sửa chữa và tự mình làm khi xe hỏng. Những đứa trẻ của chúng tôi không sợ thử làm những điều mới. Chúng được dạy nếu có làm gì sai thì chúng cũng không bị phạt. Điều này thường tốn của chúng tôi khá nhiều tiền nhưng chúng tôi đang dạy con và chúng tôi chấp nhận điều đó.
- Tất cả các con cũng được mua máy tính riêng nhưng tôi chỉ mua bộ vi xử lý, bộ nhớ, cung cấp điện, bàn phím, ổ cứng, chuột…Chúng sẽ phải tự mình lắp đặt, tải các phần mềm cần thiết khi chúng lên 12 tuổi.
- Chúng tôi cũng để cho các con có những lựa chọn riêng. Ví dụ: “con muốn đi ngủ hay dọn dẹp phòng”. Hiếm khi chúng tôi đưa ra những câu chỉ dẫn trừ khi chúng liên quan đến những quy tắc đã được thỏa thuận từ trước trong gia đình. Việc làm này sẽ giúp trẻ cảm thấy chúng có thể kiểm soát cuộc sống của mình.
Ông bố Mỹ nuôi 12 con thành đạt mà không cho con tiền đóng học 3
Tôi đã nuôi dạy 12 đứa con thành đạt bằng những nguyên tắc của mình. (Ảnh minh họa: Internet)
6. Giúp đỡ lẫn nhau
- Chúng tôi cũng yêu cầu các con phải giúp đỡ lẫn nhau. Khi đứa học lớp 5 cần đọc sách cho nghe 30 phút mỗi ngày thì sẽ có anh chị em đọc cho chúng nghe. Những đứa lớn hơn sẽ hướng dẫn các em làm toán…
Chúng tôi cũng giao nhiệm vụ cho các con lớn dạy dỗ và giúp đỡ các em, khen ngợi những việc hàng tuần chúng làm được.
- Chúng tôi cũng để cho các con được đưa ra những quy tắc trong gia đình. Ví dụ: Những đứa trẻ muốn không được để đồ chơi ở trong phòng chung của gia đình. Đồ chơi phải để trong phòng ngủ hoặc phòng chơi. Thêm nữa đối với công việc nhà chúng phải tự lau dọn phòng ngủ của mình mỗi ngày. Đó là những quy tắc mà các con muốn và chúng tôi cho các con cơ hội mỗi tháng để sửa lại hoặc đưa ra các nguyên tắc mới. Bố và mẹ là những người có quyền phủ quyết nếu thấy không phù hợp.
- Chúng tôi cố gắng nhất quán. Tất cả đều học 2 giờ mỗi tối và không có ngoại lệ nào khác. Những ngày thường trong tuần giờ giới nghiêm là 22 giờ và với những ngày cuối tuần là 24 giờ.
7. Những nguyên tắc trong việc nghỉ ngơi
- Mỗi mùa hè cả gia đình chúng tôi sẽ cùng nhau đi nghỉ 2-3 tuần. chúng tôi cũng có đủ tiền để trả tiền thuê khách sạn, hoặc đi du lịch nhưng chúng tôi đã không làm như vậy. Chúng tôi đã đi cắm trại hoặc đi du lịch khắp nơi. Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ tìm cách tự xoay sở. Chúng tôi có thể dựng 5-6 chiếc lều để nghỉ và tôi thường đưa những đứa trẻ từ 6 tuổi hoặc lớn hơn đi du lịch khoảng 3-5 ngày. Vợ tôi sẽ ở lại lều với đứa bé nhất. Suốt 15 năm qua, dù vợ tôi đang mang bầu hay có con nhỏ, vợ chồng tôi vẫn cho các con đi leo qua hẻm núi Grand Canyon, lên đỉnh Mount Whitney, vượt qua Continental Divide và Yosemite.
- Chúng tôi cũng sẽ gửi các con qua đường máy bay đến thăm họ hàng ở Châu Âu hoặc trong nước Mỹ 2- 3 tuần. Chúng tôi bắt đầu làm những việc này khi chúng bắt đầu học mẫu giáo. Những hãng bay sẽ phải quan tâm đặc biệt hơn đến những đứa trẻ 5 tuổi đi một mình không có người kèm. Tuy nhiên những đứa trẻ sẽ học được từ rất sớm và hiểu được rằng chúng tôi – bố mẹ sẽ luôn ở bên chúng nhưng cũng để chúng tự lập, phát triển, tìm hiểu.
8. Về chuyện tiền bạc và vật chất
- Mặc dù chúng tôi có đầy đủ tiền bạc nhưng chúng tôi không giúp chúng mua nhà, hay trả tiền học phí, hay tiền tổ chức hôn lễ…Chúng tôi chỉ đưa ra rất nhiều thông tin về cách làm như thế nào, làm thế nào để có thể mua nhà và sử dụng vốn đã có để phát sinh thêm? Chúng tôi đã không đưa tiền cho các con mà chúng tôi đã dạy và đưa ra những thông tin để làm sao kiếm được tiền. Chúng tôi giúp các con liên hệ với các tập đoàn, nhưng chính các con phải tự mình thể hiện trong các cuộc phỏng vấn và tự kiếm việc làm.
- Chúng tôi cũng mua quà giáng sinh và quà sinh nhật cho các con. Chúng tôi cũng đã từng đóng vai ông già Noel để mang quà cho các con nhưng khi chúng lớn và hỏi về ông già Noel chúng tôi đã không nói dối bọn trẻ.Chúng tôi đã nói với con đó chỉ là trò chơi để mọi người cùng nhau vui vẻ. Chúng tôi đã làm danh sách những món quà mà mỗi đứa muốn sau đó để cho chúng xem và lựa chọn món quà chúng thích. Đối với những đứa con và cháu ở xa, thật không khó khăn gì để gửi danh sách đó qua mạng. Đôi khi những món quà tự tay làm cũng được chúng yêu thích.
9. Đối diện với thất bại
Dù chúng có làm gì thì chúng tôi vẫn yêu thương các con. Nhưng chúng tôi không hề ngăn cản hậu quả của bất kì hành động nào. Chúng tôi để cho chúng phải đối diện với hậu quả và không cố gắng để làm dịu những hậu quả đó bởi vì chúng tôi muốn nhìn thấy các con đối diện với nó. Chúng tôi có thể khóc và buồn nhưng không làm bất cứ điều gì để làm giảm đi hậu quả của những hành động chúng làm.
Vài nét về tác giả: Francis L. Thompson là một kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ. Ông là đội trưởng thiết kế các vệ tinh truyền hình trực tiếp và vệ tinh phòng thủ tên lửa đầu tiên, cũng như kiểm soát mặt đất cho các hệ thống này.

10 quy tắc ứng xử bố mẹ cần dạy con ngay từ nhỏ

Không phải tự nhiên mà những đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, biết điều và cư xử đúng mực mà phải do sự dạy dỗ của bố mẹ ngay từ khi trẻ con rất nhỏ.

Dưới đây là những quy tắc ứng xử mà bố mẹ cần lưu ý dạy con càng sớm càng tốt. Những quy tắc này, bố mẹ có thể dạy con ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống của cuộc sống.

Một trong những cách giúp các con ghi nhớ và thực hành nhanh nhất các quy tắc ứng xử này là bố mẹ hãy làm gương cho con, sự mẫu mực của bố mẹ chính là bài học sinh động và dễ nhớ nhất đối với các con.

10 quy tắc ứng xử bố mẹ cần dạy con ngay từ nhỏ 1

(Nguồn: APD)

Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm

Các chuyên gia Montessori khuyên rằng, làm việc nhà là phương pháp hay nhất để trẻ vận động cơ thể và hình thành nhiều tính cách tốt cho tương lai.

Theo các chuyên gia Montessori, nếu được bố mẹ hướng dẫn và giao nhiệm vụ làm những việc nhà phù hợp với độ tuổi từ ngày còn nhỏ, trẻ sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để học hỏi, phát triển các kĩ năng thô và tinh của bàn tay, rèn luyện sự khéo léo, tính bền bỉ và tinh thần trách nhiệm.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, nếu được giao việc vừa sức, bé sẽ rất háo hức với công việc mình làm, cảm thấy mình thật quan trọng đối với gia đình, và đó cũng chính là một cách để bố mẹ dạy con về vai trò, vị trí của bé trong gia đình.

Bảng những công việc trẻ có thể làm ở từng độ tuổi dưới đây sẽ giúp bố mẹ tham khảo và lựa chọn những việc nhà phù hợp để giao cho con. Tùy vào điều kiện gia đình mà bố mẹ có thể hướng dẫn con mình những việc khác nhau, nhưng luôn phải ghi nhớ: Một khi bé bắt tay vào làm việc nhà, hãy nhẹ nhàng bảo ban con, đừng mắng mỏ hay cáu gắt nếu con làm chưa tốt. Thái độ của bạn sẽ quyết định tới sự ham học hỏi của bé!

* Click vào ảnh để xem kích thước lớn
Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 1


Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 2

Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 3

Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 4

Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 5

Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 6
Bảng tổng hợp:
Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm 7
Theo Bana Houz / Trí Thức Trẻ

Những sai lầm khi dạy con

Mỗi bậc phụ huynh có một kinh nghiệm và cách dạy con riêng. Nhưng sau đây là một vài điểm cần tránh trong giáo dục con trẻ.

Con mình luôn đúng

Cuối tuần, chị Tâm cho hai đứa nhỏ về nhà ông bà ngoại. Đang dở câu chuyện, Tâm nghe tiếng con khóc. Chạy ra ngoài sân, thấy thằng lớn đang chạnh chọe nhau với đứa trẻ hàng xóm. Tâm vội đẩy đứa trẻ hàng xóm ra, ôm lấy con mình, dỗ dành: “Khổ thân con, thôi nín đi để mẹ mắng anh ấy. Lớn rồi mà còn bắt nạt em”. Nói xong, Tâm quát đứa trẻ hàng xóm. Tâm tẽn tò khi biết con mình tranh đồ chơi của mấy anh lớn.
Bất kể con mình đúng hay sai, Tâm luôn ra vẻ bênh vực con mình. Tâm lúc nào cũng cho rằng con mình luôn đúng. Hễ ai nói con mình có tội gì, Tâm lại ra sức biện minh. Chính vì thế mà đứa trẻ nhà Tâm luôn tỏ ra hách dịch và ích kỉ. Chúng luôn bị bạn bè hàng xóm “hít le”.
Chồng Tâm đã nhiều lần góp ý : “Em đừng có bênh con chằm chằm như thế. Em làm thế, con nó hư đi”, vậy mà Tâm chẳng bao giờ để ý tới.
Nói xấu con
Đứa con trai đã lớn, nhưng trong mắt Nga “nó vẫn như trẻ lên ba”. Sinh nhật con, bạn bè đến nhà liên hoan. Thằng bé xấu hổ đỏ mặt khi Nga hồn nhiên khoe với mấy đứa bạn của con về tật xấu của con trai mình: “Thằng Thảo nhà bác nó không như các cháu. Lớn rồi mà hễ ai nói to tiếng một cái là chảy nước mắt. Con trai gì mà như con gái ấy”. Nhóm bạn được một phen chọc quê Thảo. Từ đó, Thảo rất ngại khi rủ bạn bè về nhà chơi.
Một lần, cả nhà đang ăn cơm, mẹ Thảo lại đem câu chuyện tối qua Thảo hỏi mẹ về hiện tượng tuổi mới lớn. “Con mình đã biết yêu rồi đấy…?”. Thảo bực tức chạy vào phòng trong tiếng cười đùa của mọi người. Từ đó chẳng bao giờ Thảo muốn chia sẻ với bố mẹ về những tâm tư tình cảm của mình.
So sánh con với đứa trẻ khác
“Sao mấy đứa con hàng xóm nó chẳng bao giờ bị điểm kém, mà mày học dốt thế. Cứ nhìn vào chúng nó mà học. Con với chả cái, lúc nào đi họp tao cũng xấu hổ vì mày”, Hưng vừa cầm quyển sổ liên lạc vừa chửi con. Cách dạy con của Hưng luôn lấy tên tuổi mấy đứa bạn của con để so sánh và bắt con mình học theo. Không cần biết con mình thế nào, Hưng luôn quan niệm cổ hủ rằng: “con người ta làm được, thì con mình cũng phải làm được”. Mặc dù không có chút năng khiếu nghệ thuật, Hưng vẫn ép con đi học vẽ chỉ vì đứa bé hàng xóm đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh thành phố.
Dùng lại đồ của anh chị
Đầu năm học mới, trong khi đứa bạn khoe được bố mẹ cho chiếc mua xe đạp mới, Đức Anh (học sinh lớp 4) lại buồn rầu: “Em lại phải đi chiếc xe cũ của anh. Từ nhỏ cái gì bố mẹ cũng bắt dùng những đồ anh thải ra. Nhiều lần em phàn nàn, mẹ lại nói con còn nhỏ dùng tạm của anh, khi nào lớn mẹ sẽ sắm cái mới cho”.
Chị Oanh, mẹ của cháu cho rằng: “Bọn trẻ con đang tuổi lớn, mới mua cho nó bộ quần áo tháng trước, tháng sau kêu cộc. Tôi cũng chóng mặt chuyện ăn mặc. Đành phải để thằng bé mặc lại đồ của thằng lớn để tiết kiệm. Mấy đứa con bây giờ khác bố mẹ ngày xưa, quần áo còn mới nhưng mặc lại thì cấm có chịu. Đứa nào cũng đòi cái mới”.Đức Anh luôn phải chấp nhận dùng lại đồ của anh chị lớn mà không dám nói gì.
Không công bằng
Nhà có chị em nhưng Bảo luôn nghĩ “bố mẹ không thương chị hơn mình”. Chị gái của Bảo ngoan ngoãn và học giỏi hơn, nên trong mắt bố mẹ Bảo là đứa con hư. Hôm trước, cô chị đi chơi về muộn chỉ bị nhắc nhở. Còn hôm nay, Bảo đi về muộn đã bị bố đánh đòn. Hai chị em mải chơi, vô tình làm vỡ cốc thủy tinh trên bàn. Chưa lên đến nơi, mẹ đã quát inh ỏi: “Lại thằng Bảo nghịch ngợm rồi. Con cái gì mà hư quá”. Bảo khóc lóc với bà ngoại : “Hễ có chuyện gì xảy ra trong nhà, thì cháu luôn bị bố mẹ nói đầu tiên”.
Để hiểu trẻ và dạy trẻ luôn là điều mà các bậc cha mẹ phải đau đầu. Dạy con thế nào cho tốt, phụ huynh cần có kĩ năng và kiến thức. Đừng vì bản năng hay lý thuyết của mình ngày xưa mà áp đặt trong chuyện dạy trẻ. Mỗi đứa trẻ ở một thời đại cần có cách dạy khác nhau. Hãy để trẻ tự học hỏi để phát triển toàn diện.
Phan Anh

Sai lầm tai hại khi nuôi dạy con

Có những điều tưởng chừng rất bình thường đối với người lớn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đối với trẻ em. Các bác sỹ nhi khoa khuyên các bậc cha mẹ nên tránh những sai lầm sau đây.

1.Cho bé ngủ giữa bố và mẹ: Khi còn nhỏ trẻ được ngủ chung với bố mẹ để dễ dàng chăm sóc, nhưng về mặt sinh học, ngủ chung với bố mẹ gây nên tình trạng thiếu oxy cho trẻ, đặc biệt khi đặt trẻ nằm giữa vì bố và mẹ thở ra nhiều cacbonic. Đó chính là thủ phạm gây nên giấc ngủ không sâu ở trẻ. Về lâu dài, hệ thống hô hấp ở trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, sẽ không tốt nếu như vô tình để trẻ chứng kiến cảnh bố mẹ tình tứ với nhau. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ âm thầm chứng kiến cảnh sinh hoạt của bố mẹ khi vô tình thức giấc và để lại những ám ảnh không hay về chuyện giới tính.
Vì vậy, khi trẻ bắt đầu biết nói và nhận biết được những gì diễn ra xung quanh mình, hãy cho trẻ ra ngủ riêng và đảm bảo cho bé bằng những biện pháp an toàn như giường có thành cao.
2. Cho trẻ chơi những đồ chơi có tính chất bạo lực: như gươm, đao, súng, v.v... không chỉ gây tai nạn cho trẻ nếu chúng bất cẩn mà còn ảnh hưởng đến tính cách trẻ sau này. Con bạn có thể trở nên hung hãn, thích bạo lực và hay bắt nạt cũng như đánh nhau với những trẻ khác.
3. Đeo kính râm cho trẻ: Khi võng mạc của trẻ không nhận được sự kích thích đầy đủ của ánh sáng, cơ quan thị giác sẽ không được phát triển tự nhiên có thể dẫn đến nhược thủy thị, đục thủy tinh thể.
4. Đi giày da cho trẻ: giày da cứng, lại ít co giãn, dễ gây chèn mạch máu, cản trở lưu thông tuần hoàn máu ở cơ chân. Trong khi đó cơ xương ở bàn chân, bắp, đùi của trẻ còn rất non nớt. Vì thế, nên chọn giày có chất liệu mềm, co giãn tốt, đế giày thấp, êm, là tốt nhất.
5. Để trẻ gặm móng tay: hầu hết trẻ con đều có thói quen này, đặc biệt trong giai đoạn mọc răng. Cha mẹ nên khéo léo ngăn chặn hành động này ở trẻ vì gặm móng tay là điều kiện tốt để vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể bé. Mặc khác, nó còn có ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành của móng.
6. Cho trẻ chơi trò chơi kéo co: Cha mẹ vẫn thường cho con chơi kéo co và nghĩ điều đó rất bình thường. Nhưng trò chơi này có ảnh hưởng rất xấu đến hệ dây chằng và cơ bắp còn non yếu của trẻ. Mặt khác, khi chơi kéo co, trẻ hay nín nở rồi đột nhiên thở dốc. Điều này dễ gây tổn thương nội tạng như tim và phổi.
7. Để trẻ dùng tay chồng cằm: thói quen này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hàm răng và cơ xương răng. Thêm nữa, tư thế vẹo xương khi chống cằm dễ làm bé bị lệch cột sống.
8. Mặc đồ khác giới tính: nhiều cha mẹ vì tâm lý thích con trai hay con gái mà cho con mình mặc đồ khác với giới tính của chúng. Điều này rất nguy hiểm vì khiến con không phân biệt được giới tính hoặc mơ hồ về giới tính của mình. Về lâu dài, có thể dẫn đến lệch lạc giới tính ở trẻ.
Hải Minh (Theo Parents)

5 cách dạy trẻ sai lầm về tiền bạc

Hãy dạy cho trẻ biết rằng, không phải muốn thứ gì là có thứ đó. Nếu muốn, bé hãy tự tiết kiệm tiền để mua.

1. Coi tiền như rác
"Bố (mẹ) kiếm được bao nhiêu?" "Cái này giá bao nhiêu?"..., đã bao giờ bé hỏi bạn những câu hỏi này? Bạn có nói với trẻ rằng hỏi như thế thật không lịch sự? Nếu nói thế là bạn đã bỏ lỡ cơ hội để giải thích cho con hiểu từ đâu mà có tiền và phải chi tiêu như thế nào.
Rõ ràng bạn không cần thiết làm con lo lắng vì phải chi tiêu tằn tiện với số tiền ít ỏi của cả nhà, nhưng bạn có thể chia sẻ một chút với con. Chẳng hạn, hằng ngày bạn đi chợ hết bao nhiêu tiền hoặc tiền gas hàng tháng là bao nhiêu, điều này sẽ giúp bé hiểu nhiều hơn về giá trị của đồng tiền.
Vì thế lần sau, nếu bé rời phòng mà vẫn để điện sáng, bạn hãy nói: "Con hãy tắt điện đi. Điện cũng phải trả bằng tiền", điều này tốt hơn là nói bạn trả bao nhiêu cho hóa đơn tiền điện hàng tháng.
2. "Nếu con muốn, con sẽ có nó"
Bạn không nên nói điều này. Phần lớn các bậc cha mẹ thường phải nhượng bộ một phần nào đó khi bé muốn mua chiếc quần jeans của hãng danh tiếng, máy nghe nhạc iPod hoặc là một cái gì đó tốn kém dù không cần thiết.
Nhưng ai cũng phải học, rằng trẻ không thể có bất cứ thứ gì mình muốn bởi đơn giản là vì trẻ không đủ khả năng chi trả cho những đồ đó. Nếu bé muốn mua một đồ chơi đắt tiền, bạn có thể chỉ cho con biết cách để dành tiền hàng tháng như thế nào (và nếu bạn muốn, bạn có thể đóng góp một phần cho bé).
Bài học này là cần thiết. Bé sẽ biết cách trân trọng bất cứ thứ gì đáng giá vì bé đã phải dành dụm tiền để mua nó.
3. "Đừng lo lắng, mẹ sẽ cho con tiền"
Bé đã chi tiêu không hợp lý, và bạn rất sẵn lòng giúp bé trong tình huống đó: "Đừng lo lắng, mẹ sẽ cho con tiền". Bạn không nên nói như vậy. Nếu bạn đã giúp bé một lần, thì rất có thể bé sẽ hy vọng bạn lại làm điều này lần nữa.
Nếu bé tiêu hết tiền để mua kẹo hoặc đồ rẻ tiền và sau đó thì không đủ tiền để đi xem phim cùng các bạn, lúc ấy bé sẽ học được bài học thú vị về giá trị của việc dự tính chi tiêu. Bé sẽ biết phải cân nhắc trước khi bỏ tiền ra mua thứ gì.
4. Bạn không làm đúng theo những gì dạy bé
Nếu bạn quản lý vấn đề tài chính của mình không tốt, thì có thể bé cũng sẽ học theo bạn. Thật vô ích nếu bạn giảng giải cho con cách quản lý tài chính của mình cho thật tốt và sau đó thì làm ngược lại. Trẻ học được bằng cách quan sát cha mẹ của mình và học theo. Bạn đừng hy vọng rằng bé sẽ làm những gì bạn nói mà bé học theo cách bạn làm. Vì thế, bạn hãy kiên nhẫn và làm gương cho con.
5. Tiền bạc có thể mua được tình cảm
Điều này là không thế. Nếu bạn cố gắng lấp liếm tội lỗi của mình bằng cách cho trẻ nhiều tiền hơn mức cần thiết với lứa tuổi của con, mua những món quà quá đắt tiền hoặc đáp ứng những yêu cầu vô lý của bé. Bạn đang gửi cho con thông điệp nguy hiểm rằng tiền bạc có thể thay thế được tình cảm, sự chấp thuận và yêu thích. Dĩ nhiên tiền là điều cần thiết, nhưng không bao giờ được sử dụng là công cụ để đạt được tình cảm.
Theo VnExpress

Một số sai lầm khi dạy con tập nói

Nếu như trong gia đình mà ông bà, cha mẹ, người giúp việc... mỗi người nói bằng phương ngữ khác nhau sẽ làm trẻ bị “nhiễu” và là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

1. Phản ứng quá nhanh với những yêu cầu của trẻ

Khi trẻ chỉ vào cái bình nước, ngay lập tức người lớn hiểu rằng trẻ đang muốn uống nước. Vậy là cha mẹ liền vội vàng lấy bình nước đưa cho trẻ. Làm như vậy là bạn đã lấy đi cơ hội trẻ được nói. Cách làm đúng phải là bạn nên khơi gợi cho trẻ nói ra điều mà trẻ muốn, nếu không thì chỉ cần một chữ “nước” thôi cũng được. Khi trẻ nói được điều đó, người lớn nên động viên, cổ vũ cho trẻ bởi vì đó là một sự tiến bộ. Lúc này, bé sẽ hiểu cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.

2. Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với bé

Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, thay vì nói “ăn cơm”, thì người lớn thường nói thành “cơm cơm”, “đi ngủ” thì lại nói thành “ngủ ngủ”. Nhiều ông bố bà mẹ sai lầm khi cứ nghĩ rằng chỉ cần dùng ngôn ngữ thế nào cho trẻ nhanh hiểu nhất và tỏ ra thích thú là được chứ không cần thiết là phải nói đúng và nói chính xác. Lâu dần, chính thói quen này của người lớn đã khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy về “lời nói đúng và đầy đủ”.

3. Thường lặp lại những lỗi phát âm sai của trẻ

Trẻ em trong giai đoạn học nói thường phát âm không được rõ, còn ngọng và đôi lúc là phát âm sai. Mỗi lần như vậy, người lớn thường cười và nhắc lại điều này vào những lần sau. Điều đó khiến trẻ tưởng rằng như vậy sẽ làm cho mọi người thích thú, và không nhận ra được cái sai của mình. Chính vì vậy cha mẹ không nên nhại lại lời nói sai của trẻ mà nên sửa lại cách phát âm mỗi lần trẻ nói sai. Lâu dần, nó sẽ trở thành một thói quen và giúp trẻ phát âm đúng.

4. Môi trường ngôn ngữ phức tạp

Hiện nay, có rất nhiều gia đình mà ông, bà, bố, mẹ, người giúp việc nói với nhau bằng những phương ngữ khác nhau. Chính môi trường ngôn ngữ phức tạp này đã khiến cho trẻ bị “nhiễu” khi học nói. Kết quả thường thấy là hiện tượng trẻ học nói chậm.

Bảo Vy
Tổng hợp từ MC

'Hầu hết kinh nghiệm dạy con của chúng ta là sai lầm'

Cậu con 7 tuổi cho bạn xem bức vẽ về khủng long. Bạn sẽ chỉ cho bé cần phải tô màu đường viền cẩn thận hơn, hay nói với bé rằng đó là bức vẽ khủng long bạn thích nhất?

Vài tuần sau đó, cô con gái 14 tuổi của bạn từ trường trở về nhà trong nước mắt, và thú nhận rằng cô bé bị một vài bạn gái bắt nạt. Chúng réo tên, nói kháy và ra dấu lờ đi khi cô bé nói chuyện.

Bạn sẽ trao đổi với con rằng con cần phân loại các bạn để chơi? Hay ôm con vào lòng thật chặt và hứa rằng chuyện đó không xảy ra?

Nếu trong cả hai tình huống trên bạn đều lựa chọn giải pháp thứ hai, thì bạn là mẫu cha mẹ hiện đại điển hình: yêu con, bảo vệ con và tham gia sâu vào cuộc sống của đứa trẻ. Và theo một nghiên cứu mới nhất, bạn cũng đang làm tất cả những điều đó một cách sai lầm - dù là vì những lý do chính đáng nhất.

Trên DailyMail, các tác giả nghiên cứu này lập luận: Nếu các bậc cha mẹ liên tục nói với con rằng chúng "giỏi giang, thông minh", chúng sẽ trở nên lo lắng với những ý nghĩ thất bại.

"Cú sốc dưỡng dục" là một cuốn sách đột phá mới, châm ngòi cho cuộc tranh cãi dữ dội tại Mỹ bằng cách phủ nhận rất nhiều kinh nghiệm cơ bản nuôi dạy con truyền thống.

Trọng tâm của cuốn sách là một trong những câu hỏi cơ bản nhất của thời đại chúng ta: Tại sao, sau hàng thập kỷ được chăm sóc bởi nền giáo dục và các bậc cha mẹ tiến hộ, xã hội lại nảy sinh rất nhiều vấn đề với trẻ em và thanh thiếu niên.

Dựa trên một khảo sát quy mô đối với các nghiên cứu khoa học gần đây nhất, các tác giả - Po Bronson và Ashley Merryman - khẳng định hầu hết những điều chúng ta nghĩ để trở thành cha mẹ tốt thực ra lại sai lầm.

Họ lập luận rằng nhiều chiến lược nuôi dạy con của chúng ta đang đem lại kết quả ngược với mong muốn, bởi chúng ta không thực sự hiểu về cách mà trẻ con suy nghĩ và phát triển.

Mặc dù không khuyến khích các bậc cha mẹ mỉa mai hay ép buộc con, song hai nhà nghiên cứu cho rằng những kiểu cha mẹ quá ít chỉ trích hay kỷ luật con thì về lâu dài sẽ làm hư đứa trẻ.

Một trong những thất bại lớn nhất của kiểu cha mẹ hiện đại - theo các tác giả - là cố truyền cho trẻ lòng tự tôn bằng mọi giá. Chúng ta đang nuôi các con lớn lên một cách cẩu thả. Một bức vẽ đơn giản của trẻ cũng được xem "tuyệt vời", trẻ làm được vài bài tập về nhà cũng sẽ nhận được lời khen "con thật thông minh".

Bằng cách ấy, chúng ta tạo ra "tâm lý ngôi sao", khi mà trẻ con được nhận phần thưởng cho hành vi tốt. Trẻ cũng được cha mẹ bao bọc để tránh xa cảm giác thất bại.

Lý thuyết nuôi con lâu nay cho rằng việc xây dựng lòng tự tin và tự tôn như vậy sẽ góp phần mang lại hạnh phúc, cuộc sống thành công hơn và nhiều mối quan hệ hơn trong cuộc đời đứa trẻ về sau.

Nhưng nghiên cứu mới của tiến sĩ Carol Dweck tại Đại học Colombia, người đã tìm hiểu các nhóm trẻ trong hơn 10 năm qua, chỉ ra rằng điều ngược lại mới đúng. Nghiên cứu cho thấy chúng ta đang tạo ra một thế hệ những đứa trẻ hỗn xược và những tên nghiện xì ke được tuyên dương, những người không thể thích nghi với các khó khăn và thất bại thường tình trong cuộc sống thường ngày.

Chẳng hạn, khi thường xuyên khẳng định con thông minh, cha mẹ nghĩ rằng mình đang ủng hộ và động viên đứa trẻ, trong khi thực tế họ đang khoác cho đứa trẻ kỳ vọng quá lớn.

"Thông minh" trở thành một danh hiệu đứa trẻ phải bảo vệ nếu muốn làm cha mẹ hài lòng. Nó trở nên lo lắng với suy nghĩ về sự thất bại và sẽ chỉ nỗ lực làm những việc "dễ dàng" - những thứ mà chúng biết có thể thành công, chứ không thất bại, cốt để được cha mẹ khen ngợi.

Nhưng nếu chúng ta ca ngợi nỗ lực của con, nói với chúng sau một bài kiểm tra "Con chắc đã phải rất cố gắng trong bài thi này", trẻ sẽ được ca ngợi về điều mà chúng thực làm. Và điều đó sẽ thúc đẩy trẻ cố gắng làm tốt hơn nữa.

"Để việc khích lệ hiệu quả, lời ca ngợi phải cụ thể và xác thực, nghĩa là trẻ phải thực sự đạt được điều gì đó", nhóm nghiên cứu cho biết.

Khi một đứa trẻ làm hỏng việc gì đó, hoặc có sự xuống dốc trong học tập, chúng ta thường an ủi "không sao đâu", để trẻ biết rằng cha mẹ yêu chúng dù cho chúng có thế nào đi nữa. Nhưng đó không phải là cách mà lũ trẻ hiểu. Trẻ sẽ hiểu rằng thất bại đó có vấn đề, bởi cha mẹ thường tỏ ra hạnh phúc và phấn khích khi trẻ làm tốt.

Và bằng việc giả vờ như không có gì xảy ra, chúng ta sẽ không cho trẻ cái mà trẻ thực cần - những công cụ giúp trẻ kiểm soát nỗi thất vọng và làm tốt hơn trong lần sau.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy lòng tự tôn cao có bất cứ ảnh hưởng nào đến việc cải thiện kết quả học tập, hoặc giảm thiểu những hành vi xấu.

Thực tế, những đứa trẻ được bao bọc quá mức thường không hài lòng với người khác, và là những kẻ tồi trong nhóm chơi. Mục tiêu của chúng sẽ là duy trì hình ảnh đẹp của mình, và chúng sẽ làm bất cứ việc gì có thể - kể cả chỉ trích và xua đuổi người khác - nhằm biến mình trông tốt đẹp hơn.

Những giải thích trên không có nghĩa là cha mẹ cả đời không bao giờ nên tán dương trẻ. Nhưng để có hiệu quả, lời ca ngợi đó phải cụ thể và sát thực. Và sự ca ngợi cũng phải cân bằng với việc phê bình có tính xây dựng một cách cẩn thận.

Nghiên cứu cũng cho thấy những teen có xung đột với cha mẹ ở mức độ vừa phải thì nói chung có quan hệ tốt hơn với cha mẹ, nói dối ít hơn, và tự điều chỉnh mình tốt hơn.

Nhiều phát hiện trong cuốn "Cú sốc dưỡng dục" không phải là thứ mà cha mẹ hy vọng hoặc muốn nghe, nhưng chúng ta phải nghe. Các tác giả - những người thừa nhận họ cũng làm cha mẹ và đã thực hiện tất cả những sai lầm này - tin rằng chúng ta, một cách đơn giản, đã trở nên xa lạ với các con mình.

Chúng ta cần nằm trở lại quyền uy cha mẹ, ngừng việc "làm bạn" với con, và xem xét lại những điều mà trước đây chúng ta cho rằng tốt với chúng.
Theo Vnexpress

Muốn con thông minh, hãy để nhiều sách trong nhà

Số lượng sách mà trẻ có khả năng tiếp xúc trong nhà càng lớn thì khả năng tư duy của chúng càng cao.

Giáo sư Brian Avants, một nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp phân tích thông tin về cuộc đời của 64 người. Những người này được theo dõi trong 20 năm, nghĩa là từ khi họ còn nhỏ tới khi thành người lớn, Fox News đưa tin.

Khi đối tượng nghiên cứu còn nhỏ, các chuyên gia tập trung vào những đồ vật có khả năng kích thích hoạt động trí tuệ - chẳng hạn như đồ chơi hay sách. Sau đó họ thường xuyên quan sát não của đối tượng nghiên cứu bằng máy chụp ảnh cộng hưởng từ trong những năm sau để phân tích.

Kết quả cho thấy, vỏ não của những người sống trong môi trường có nhiều đồ vật kích thích tư duy từ khi 4 tuổi mỏng hơn so với những trẻ khác. Xu hướng này không hề phụ thuộc vào chỉ số thông minh của cha, mẹ. Vỏ não càng mỏng thì khả năng tư duy càng lớn.

Độ dày của vỏ não thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời của con người. Trẻ càng nhỏ thì vỏ não càng dày. Nhưng trong quá trình phát triển của người, vỏ não loại bỏ những tế bào không cần thiết nên trở nên mỏng hơn. Những tế bào còn lại sẽ chuyên biệt hóa để phù hợp với môi trường xung quanh.

Muốn con thông minh, hãy để nhiều sách trong nhà

"Con người càng tiếp xúc nhiều với sách, đồ chơi và những vật kích thích hoạt động thần kinh thì vỏ não càng mỏng. Tế bào não càng hoạt động nhiều thì chúng ngày càng trở nên chuyên biệt hóa để thực hiện một số chức năng nhất định. Vỏ não của những người có chỉ số thông minh cao thường mỏng hơn so với vỏ não của những người có chỉ số thông minh thấp", Avants giải thích.

Một điều thú vị là môi trường sống trong nhà không ảnh hưởng tới vỏ não của trẻ từ tuổi thứ tám. Do vậy, phụ huynh nên quan tâm tới môi trường trong nhà ngay từ khi trẻ còn nhỏ hơn độ tuổi đó.

"Nguyên nhân là não của người rất nhạy cảm với môi trường xung quanh trong quãng thời gian trước tuổi thứ tám. Song chúng tôi cũng cho rằng, từ tuổi thứ tám, thời gian ở nhà của trẻ ít hơn so với khoảng thời gian trước", nhóm nghiên cứu lập luận.



Có 50 cách giúp bé thông minh từ thưở lọt lòng, các mẹ có muốn biết?
Muốn con thông minh, hãy để nhiều sách trong nhà
Theo Vnexpress

Cha đẻ tập đoàn Sony bày cách dạy con thông minh

Lời nhắn nhủ “Sau ba tuổi thì đã muộn” cũng là tên của cuốn sách nói về phương pháp “khởi động sớm” trong giáo dục của vị doanh nhân nổi tiếng người Nhật – ngài Masaru Ibuka, cha đẻ của tập đoàn Sony lừng danh.

Khủng hoảng nằm ở… trường mầm non

Từ giữa thế kỷ trước, với ước mơ đưa Nhật Bản ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, ông chủ hãng Sony đồng thời là nhà giáo dục tâm huyết và người cha rất mực yêu thương con cái đã nghiên cứu về các vấn đề giáo dục để rồi đi đến kết luận: cội rễ của mọi sự khủng hoảng nằm ở các… trường mầm non, ở những công dân trong độ tuổi “búp trên cành”.

Theo ông, đây chính là độ tuổi trẻ đang phát triển với mức độ “thần tốc” cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì thế, việc kịp thời khuyến khích sự phát triển của trẻ lúc này là cực kỳ quan trọng. Đúc rút từ kinh nghiệm làm cha của chính mình và của các nhà giáo dục cự phách như Maria Montessori, Glenn Doman và Shinichi Suzuki, phương pháp “khởi động sớm” của Masaru Ibuka đã ra đời và trở nên nổi tiếng không chỉ trong phạm vi nước Nhật.

Trong cuốn “Sau ba tuổi thì đã muộn”, Masaru Ibuka chỉ ra rằng thời kỳ lĩnh hội kiến thức quan trọng nhất ở con người diễn ra từ lúc chào đời cho đến khi 3 tuổi. Và bởi vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được học hỏi thật nhiều trong giai đoạn nền móng này thay vì để trẻ phát triển tự nhiên khiến khả năng của chúng bị thui chột phí hoài. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà Ibuka muốn nhắn nhủ là: giáo dục sớm không nhằm đào luyện nên “thần đồng” mà chỉ đơn giản là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện để trở thành những công dân thành đạt và hạnh phúc sau này.

Theo Ibuka, không có trẻ nào sinh ra đã là thiên tài hay bất tài, tất cả là tùy thuộc vào cách chúng được dạy dỗ ra sao. Bất cứ bé nào cũng có cơ hội để trở nên khỏe khoắn, thông minh hơn nếu được dạy dỗ đúng cách, đúng lúc. Điều quan trọng là đừng bỏ lỡ thời điểm mà trẻ có thể thu nạp kiến thức hiệu quả nhất.

Cha đẻ tập đoàn Sony bày cách dạy con thông minh 1

Những nguyên tắc giáo dục cơ bản

Không ít chuyên gia giáo dục và tâm lý phản đối việc đào tạo trẻ ở độ tuổi còn quá nhỏ. Họ cho rằng khối lượng thông tin mà ta chủ động nạp cho trẻ sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thần kinh của trẻ, và bởi vậy tốt nhất là cứ để trẻ tự tiếp cận mọi thứ một cách tự nhiên. Trong khi đó, Ibuka thì cho rằng cần phải làm ngược lại!

Theo ông, sai lầm lớn nhất của chúng ta trong giáo dục con trẻ là đã hoán đổi thời điểm cần dạy dỗ chúng một cách nghiêm khắc với thời điểm cần để chúng được tự do phát triển. Cụ thể là muốn trẻ lớn lên vừa thông thạo vài ngoại ngữ, vừa giỏi bơi lội, vừa kéo violon điêu luyện thì cần phải cho chúng tiếp cận với tất cả ngay từ khi chưa đầy ba tuổi. Còn khi trẻ đã lớn hơn thì lại phải tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, không ép chúng theo đuổi những gì mà chúng không thích.

Dưới đây là một số nguyên tắc giáo dục cơ bản của Ibuka:

Dừng ảnh hưởng của phụ huynh đối với trẻ khi chúng đã qua tuổi mầm non

Dạy con cũng như uốn cây. Muốn cây có hình dáng ra sao thì phải uốn cành từ lúc còn non, chờ lúc cành đã cứng mới uốn thì chỉ có… gẫy.

Đừng coi thường những ý nguyện “con nít” của trẻ, bằng không bạn sẽ gieo cho con mối hoài nghi về khả năng của mình suốt cuộc đời. Ngược lại, hãy truyền cho con niềm tin và trao cho con nhiều sự lựa chọn rồi để con tự chọn lấy “món” hợp với “khẩu vị” của mình nhất.

Không nựng con bằng giọng điệu đả đớt

Sự ngọng nghịu, đả đớt có thể hằn sâu vào tâm trí của con và trở thành chiếc barie cản trở con nắm bắt ngôn ngữ một cách chuẩn xác. Không quá bảo bọc nhưng đừng bỏ mặc con. Chăm lo quá mức có thể biến con thành “gà tồ”, nhưng để con phát triển như cỏ dại thì còn tệ hơn. Những đứa trẻ được sống trong sự quan tâm lớn lên thường lạc quan, nhân hậu và điềm tĩnh hơn.

Hành vi nào của trẻ cũng có căn nguyên riêng

Ví như vì ghen tị với sự quan tâm của cha mẹ dành cho em bé, đứa con lớn có thể cố tình… tè dầm và điều mà cha mẹ cần làm là phải loại bỏ căn nguyên ấy (quan tâm hơn đến con) chứ không phải là tìm cách trấn áp hành vi của con.

Tăng cường khen ngợi, hạn chế mắng mỏ

Tất nhiên là cũng có lúc phải đe nẹt, nhưng sẽ tốt hơn nếu ta thuyết phục hoặc cho bé được lựa chọn. Chẳng hạn nếu bé toan xé tờ báo mà mẹ chưa kịp đọc, thay vì giằng lại tờ báo và đánh vào tay bé khiến bé “ức chế”, mẹ có thể đổi cho bé tờ báo cũ để bé tha hồ xé (xin nói thêm: xé giấy cũng là một “bài tập” để bé rèn luyện đôi tay nhỏ).

Nêu gương bằng hành động

Khuyên nhủ bao giờ cũng dễ tiếp thu hơn cấm đoán. Nhưng hiệu quả hơn cả khuyên nhủ là hành động của chính cha mẹ. Con trẻ ưa bắt chước những gì chúng nhìn thấy hơn là những lời nói suông. Vì thế hãy nêu gương tốt cho con trong mọi việc.

Từ học nhạc cho đến học bơi, trẻ nhỏ đều có thể học được một cách dễ dàng từ rất sớm nếu được hướng dẫn đúng lúc, đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp “khởi động sớm” mà Ibuka đề xuất:

• Lên 3 tuổi là bé đã có thể tập kéo violon. Nhưng để bé sớm “kết thân” với âm nhạc, bạn nên cho bé nghe nhạc thường xuyên ngay từ lúc sơ sinh (thậm chí từ lúc còn trong bụng mẹ). Khi lớn hơn một chút, hãy dạy bé vừa nhịp chân vừa vỗ tay khi nghe nhạc.

• Lúc bé bi bô tập nói, bạn có thể dạy bé đọc thơ. Bộ nhớ của bé có thể lưu giữ được 200 bài thơ ngắn và dạy bé học thuộc thơ chính là cách tốt nhất để rèn trí nhớ cho bé.

• Bé rất thích thú khi có thể để lại “dấu vết” trên tờ giấy trắng và bạn sẽ dễ dàng dụ bé học vẽ khi bé mới 9-10 tháng tuổi. Tuy nhiên, “suất học” chỉ nên kéo dài chừng 10 phút và mỗi tuần chỉ cần 2 suất. (Lưu ý: Không yêu cầu bé vẽ theo mẫu hay theo “đơn đặt hàng”, bố mẹ có thể gợi ý nhưng hãy để bé tự do sáng tạo).

• Dạy bé làm đồ chơi từ khi 2-3 tuổi. Việc tự làm đồ chơi (dù chỉ là xé giấy, nặn đất…) vừa giúp bé rèn luyện đôi tay vừa phát huy trí tưởng tượng của bé.

• Có thể dạy bé bơi từ khi còn đang… ẵm ngửa. Các nghiên cứu cho thấy trẻ chưa biết đi cố gắng nổi trên mặt nước y như cách chúng cố gắng bò trên mặt đất vậy. Còn tập trượt patin thì có thể bắt đầu từ lúc trẻ… chập chững biết đi, bởi đây chính là thời điểm mà bé ham sử dụng đôi chân để tiến lên nhất.



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy cha mẹ hãy bổ sung những chất béo sau đây để con thông minh hơn.

Cha đẻ tập đoàn Sony bày cách dạy con thông minh 2
Theo Đẹp

6 cách đơn giản để con bạn thông minh hơn

Hãy để trẻ trải nghiệm với thế giới xung quanh càng nhiều càng tốt, việc tiếp xúc này sẽ khiến tâm hồn trẻ trở nên hào hứng, màu sắc, sống động hơn.

Muốn con thông minh, nhiều bậc phụ huynh search mạng nghiên cứu các loại sữa giúp tăng cường trí thông minh, thực phẩm nhiều chất này chất nọ nhưng họ cũng không để ý rằng có rất nhiều cách vô cùng đơn giản như bằng tình yêu, sự trò chuyện, chơi đùa... cùng con.

Dành thời gian trò chuyện với con

Trao đổi thông tin là một cách phát triển ngôn ngữ cho bé. Khi ngôn ngữ được mở rộng sẽ là sự khởi đầu quan trọng để con bạn có thể phát triển các lĩnh vực "lân cận" khác. Bởi ngôn ngữ sẽ "ép" trẻ phải suy nghĩ để giải quyết nhanh chóng một vấn đề, suy nghĩ để bày tỏ quan điểm của mình.

Mẹ Anh Đào (Quận 1, TP HCM) chia sẻ: “Ngay từ tháng thứ 6, bé nhà mình đã biết gọi mẹ, gọi bố. Theo những gì tôi biết trẻ nói sớm như vậy không nhiều”.

Giờ đây khi Min Hi – con gái chị Đào 5 tuổi, bé đã thuộc lòng bảng chữ cái, đọc sách báo trôi chảy, trộm vía bé rất thông minh, trình bày một vấn đề luôn kín kẽ. Chị Đào kết luận, đúng là khi phát triển ngôn ngữ sớm, con sẽ có nền tảng để phát huy sự sáng tạo, trí thông minh sau này.
Chia sẻ về bí quyết tập cho bé nói sớm, chị khuyên chị em nên đọc sách, hát cho bé nghe, tóm lại bố mẹ và con thường xuyên phải có sự trao đổi thông tin. Có thể lúc bé còn nhỏ, còn chưa hiểu được câu chuyện, lời bài hát nhưng đó chính là lúc giúp bé đang "gồng mình" để phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.

6 cách đơn giản để con bạn thông minh hơn 1
Bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng con (Ảnh minh họa)

Còn về chữ cái, chị Đào chia sẻ ngay từ khi Min Hi hơn 1 tuổi chị đã cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái, hình con giống, cây trồng đầy màu sắc. Chị luôn khơi gợi con học mà chơi - chơi mà học.

Cho bé sớm trải nghiệm

Hãy để trẻ trải nghiệm càng nhiều càng tốt, tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh sẽ khiến tâm hồn trẻ trở nên hào hứng hơn, màu sắc, sống động hơn.
Ví dụ ở nhà, bố mẹ cho chơi nặn đất, cắt giấy, xếp khối màu… những sự tiếp xúc mới mẻ này sẽ khiến bé phát triển sự sáng tạo của mình.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng sớm nhận ra được khả năng tiềm tàng đang ẩn chứa đằng sau con khi thấy bé có một phát hiện mới với những trò chơi này.

Hoặc bạn có thể đưa con đi dạo và đưa con đến nhiều nơi đông đúc hơn như siêu thị, sân chơi. Cho con cảm nhận được những cảnh vật, những âm thanh khác nhau.

Trời nóng cũng như trời lạnh, tối nào, cả nhà chị Uyên Nhi (Bích Câu, Hà Nội) cũng phải lượn lờ tập thể dục quanh phố. Chị Nhi chia sẻ: "Khu nhà mình có thói quen hay đi thể dục buổi tối. Tuy bé Xíu còn nhỏ, mới hơn 8 tháng nhưng mình muốn cho con cảm nhận sự mới mẻ của không gian. Có thể là một buổi tối nóng hừng hực hay một ngày trời se se. Có thể là buổi tối mà cũng có thể là ban sáng. Cho con tiếp xúc trực tiếp với không khí, thiên nhiên, cây cỏ, con người... mình thấy Xíu ngày càng dạn dĩ và lanh lẹ hơn bạn cùng tuổi".

Hạn chế cho bé “chăm chú” trước tivi quá nhiều bởi điều này sẽ không kích thích trẻ sáng tạo, trải nghiệm. Trẻ cần những trải nghiệm thực sự chứ không phải là những hình ảnh ảo trên tivi.

Học cách lắng nghe con

Dù công việc bận rộn mệt mỏi nhưng bố mẹ hãy cố gắng dành thời gian để lắng nghe trẻ tâm sự, giãi bày. Khi biết tiếng nói của mình được tôn trọng, bé sẽ hào hứng “kể lể” nhiều hơn. Và rồi, chúng sẽ thấy mình cần phải có trách nhiệm với lời mình nói và điều này khiến bé tự tin hơn.

Không thỏa hiệp với những mè nheo của con

Thấy con khóc, sợ con trớ sạch cả bữa cháo mới ăn trước đó dăm phút, chị Mai Chi (Trần Hưng Đạo) lại hớt hải ngọt ngào với con: “Con thích gì thì mới không khóc nào? Ném điều khiển nhé”.

Thế là chị đã hoàn toàn thất bại rồi. Nếu bà mẹ luôn đáp ứng ngay và luôn trước mọi điều khoản và yêu sách của con cưng thì không nên chút nào. Đó hoàn toàn không phải là một cách hay để giúp con thông minh.

Các chuyên gia khuyên chị em nên khuyến khích trẻ suy nghĩ trước những yêu cầu đó: “Con nghĩ nên như vậy không? Tại sao lại thế”. Và bố mẹ cần bắt trẻ chịu trách nhiệm với những yêu cầu đó.

Chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ

Những trò chơi giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy, giúp trẻ phát triển trí thông minh. Tuy nhiên, ở mỗi một lứa tuổi, bé lại thích hợp với một món đồ khác nhau.

Vì vậy, khi bé đã đến tuổi, bạn đừng ngần ngại giới thiệu những trò trả lời câu đố có thưởng, giải ô chữ, cờ tướng, ghép hình… Những trò chơi này phát huy tối đa sự hoạt động của não bộ trẻ.

Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đầu tiên cần có là chất béo (có trong mỡ cá, dầu thực vật, mỡ lợn…) để hình thành hệ thần kinh và màng tế bào thần kinh. Các axít béo quan trọng cho việc hình thành cấu trúc và chức năng của não như DHA, ARA. Để não hoạt động minh mẫn và linh hoạt, bé cần thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa…

Chất sắt (trong thịt, gan, lòng đỏ trứng, cá…) và vitamin C (trong rau, trái cây) rất quan trọng với sự phát triển trí thông minh. Các vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin E,... cũng tác động lên hoạt động não bộ.

Tóm lại, một chế độ ăn đủ lượng, đủ chất, đa dạng sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng và sự thông minh cho con bạn.



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập, trí thông minh cũng như phát triển chức năng não bộ.
6 cách đơn giản để con bạn thông minh hơn 2
Theo Thi Dung / MASK Online

10 cách mẹ nên làm để con thông minh

Các mẹ hãy tăng cường trí tuệ của con với những chiến lược đã được khoa học chứng minh nhé!

Sự thông minh có tính di truyền, nhưng nó hoàn toàn có thể được nuôi dưỡng và tăng cường bởi môi trường tốt. Trong khi chưa có kết quả rõ ràng về trí thông minh di truyền thì nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng phương pháp nhất định giúp đẩy mạnh việc học tập và phát triển trí tuệ của trẻ.

Trò chơi trí tuệ

Cờ tướng, giải ô chữ, giải câu đố hay cờ vua… là những trò chơi trí tuệ luôn được khuyến khích đối với trẻ nhằm thúc đẩy các bài tập tinh thần.

Các trò chơi như Sudoku vừa giúp trẻ giải trí, thư giãn lại thúc đẩy tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề và ra quyết định phức tạp. Hãy đặt những trò chơi trí tuệ xung quanh nhà bạn để khuyến khích trẻ “chơi mà học” nhiều hơn.

Đôi khi một chút thách đố sẽ tăng tính hấp dẫn cũng như cuốn hút trẻ đối mặt với “thách thức” của mẹ, từ đó biết cách giải quyết các vấn đề phức tạp hơn.

Bài học âm nhạc

Lắng nghe con bạn chơi kèn là một trải nghiệm thú vị, nhưng những bài học âm nhạc là một cách để não phải có thể được tham gia vào học tập.

Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Toronto, các bài học âm nhạc giúp nâng cao chỉ số IQ của trẻ và thúc đẩy khả năng học tập ở các bộ môn khác.

Nghiên cứu cho thấy rằng các bài học âm nhạc trong thời thơ ấu là một yếu tố dự báo rõ ràng về điểm số tốt hơn ở trường trung học và chỉ số IQ cao hơn ở tuổi trưởng thành.

10 cách mẹ nên làm để con thông minh 1

Cho con bú

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sữa mẹ có nhiều lợi ích và đặc biệt là tốt cho sự phát triển não của trẻ sơ sinh. Nó tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong chín tháng lớn lên thông minh hơn đáng kể hơn so với những bé chì được bú sữa mẹ trong vòng một tháng hoặc ít hơn.

Rõ ràng là, nếu cho con bú nghĩa là bạn đã thực hiện một khoản đầu tư ban đầu vô cùng lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Hơn thế, đó còn là một cổ tức dài hạn.

10 cách mẹ nên làm để con thông minh 2

Tham gia các môn thể thao

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trường Đại học Illinois cho biết, khi tham gia vào các môn thể thao sẽ giúp trẻ có tổ chức, nuôi dưỡng sự tự tin, làm việc theo nhóm và lãnh đạo.

Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng 81% các giám đốc điều hành kinh doanh đều chơi hoặc đã từng gắn bó với các môn thể thao đồng đội.

Vì vậy, thay vì dán mắt vào tivi sau bữa ăn tối, hãy tìm một quả bóng hoặc đi dạo cùng với con. Nên khuyến khích con bạn tham gia vào một hoạt động thể chất có tổ chức hay thể thao ở trường học.

10 cách mẹ nên làm để con thông minh 3

Chơi các trò chơi video

Các bậc cha mẹ thường nghĩ trò chơi video gây tác động xấu, nhưng thật ngạc nhiên là nếu biết tiết chế thời gian thích hợp nó lại đem đến nhiều hiệu ứng tích cực như thúc đẩy phát triển trí tuệ cho trẻ, kỹ năng lập kế hoạch và khả năng làm việc theo nhóm hay sáng tạo.

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Đại học Rochester cho thấy rằng những người tham gia chơi trò chơi video có tín hiệu thị giác nhanh hơn nhiều so với nhóm không chơi. Giáo viên người Anh đã bắt đầu sử dụng một số trò chơi video trong lớp học của họ.

10 cách mẹ nên làm để con thông minh 4

Loại bỏ thực phẩm “xấu”

Nếu các mẹ muốn con thông minh, hãy cắt giảm đường, chất béo trans (Các chất này thường có trong những món đồ rán, chiên, đặc biệt các loại dầu chiên đi chiên lại hoặc trong việc trộn xa lát, mỳ gói...) và đồ ăn vặt khác khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Thay thế vào đó bằng các lựa chọn dinh dưỡng hơn để làm nên điều kỳ diệu cho tinh thần thời thơ ấu và phát triển thể chất, đặc biệt là trong hai năm đầu đời.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được nuôi dưỡng kém gặp khó khăn nhiều hơn trong cuộc chiến chống nhiễm trùng, đồng thời là nguyên nhân khiến chúng bỏ học và tụt lại phía sau bạn bè của mình.

Nuôi dưỡng sự tò mò

Các chuyên gia cho rằng các bậc cha mẹ nên khuyến khích sự tò mò của con cái để chúng có hứng thú khám phá những ý tưởng mới, qua đó cũng dạy cho chúng những bài học có giá trị: Tìm kiếm kiến thức là quan trọng.

Hỗ trợ các sở thích của trẻ bằng cách hỏi chúng những câu hỏi, dạy chúng những kỹ năng mới và đưa chúng đi chơi để phát triển sự tò mò trí tuệ.

Đọc sách

Việc đọc sách có thể cải thiện việc học và phát triển nhận thức của trẻ ở mọi lứa tuổi. Hãy đọc cho trẻ nghe ngay từ khi chúng còn nhỏ, ký tên chúng vào một thẻ thư viện và đặt vào những cuốn sách.

10 cách mẹ nên làm để con thông minh 5

Dạy cho trẻ sự tự tin

Các nhà tâm lý học khuyến khích các bậc cha mẹ nên kích thích tư duy của trẻ bằng cách thường xuyên động viên, cổ vũ và nuôi dưỡng sự lạc quan cho trẻ. Tham gia vào đội thể thao và các hoạt động xã hội khác cũng giúp trẻ xây dựng sự tự tin trước cộng đồng.

Chú ý bữa ăn sáng

Những nghiên cứu từ những năm 1970 đã cho thấy rằng ăn sáng có thể cải thiện trí nhớ, sự tập trung và học tập. Trẻ em không ăn sáng có xu hướng dễ cáu kỉnh và phản ứng quá khích hơn so với những trẻ bắt đầu một ngày bằng bữa sáng đủ chất.

Với lịch trình bận rộn thế nào, cha mẹ cũng nên chu đáo sắp xếp một bữa ăn sáng đầy đủ cho trẻ. Dù chỉ là một vài lát bánh mỳ và một ly sữa cũng giúp trẻ đi một chặng đường dài hướng tới việc giúp đỡ trẻ tập trung và tham gia giờ học tốt hơn.



Cùng đọc để biết cha đẻ của tập đoàn Sony đã dạy con thông minh như thế nào nhé!
10 cách mẹ nên làm để con thông minh 6
Theo Thúy Phạm / MASK Online

Không phải cứ cho nghe nhạc là con sẽ thông minh

Âm nhạc tốt cho thai nhi nhưng nếu mẹ không biết cách thì nó lại trở thành điều bất lợi cho sự phát triển của bé.

Tế bào não của thai nhi hình thành và phát triển theo những cơ chế hết sức phức tạp, sự tác động có chủ đích hoặc không có chủ đích của những yếu tố bên ngoài thai nhi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trính hình thành và phát triển ấy.
Không phải cứ cho nghe nhạc là con sẽ thông minh 1

Cái lợi khi cho thai nhi nghe nhạc

Khi tế bào thính giác nói riêng, hay tế bào thần kinh của thai nhi nói chung biệt hóa đến một mức độ nào đó đủ tiếp nhận sự tác động trực tiếp của những âm thanh có tính nhạc, tạo nên những xung động thần kinh kích thích các tế bào não tăng cường phát triển và biệt hóa. Khi bị kích thích, tế bào não của thai nhi ở trạng thái hưng phấn sẽ tiết ra chất Endomorphin, có tác dụng duy trì sự hưng phấn đồng thời kích thích não phát triển tốt hơn.

Nếu một bản nhạc được người mẹ yêu thích, bản thân các tể bào não của mẹ cũng tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu, nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, cũng giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.
Và cái hại

Tuy nhiên, với một con người, âm nhạc vừa là niềm vui nhưng cũng đồng thời là sự khó chịu.

Với người mẹ, bản nhạc chỉ với lý do đơn giản là không thích, hay các lý do khác như quá ồn ào, nghe trong những trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, chắc chắn sẽ gây tình trạng ức chế tiết Endormophin, hay gây ra hiện tượng ức chế làm giảm khả năng giao tiếp mẹ con, điều đó sẽ không tốt cho não trẻ.

Một bản nhạc phù hợp với thể trạng và đặc tính của thai nhi, nếu được sử dụng đúng mức và đúng thời điểm, sẽ có tác dụng kích thích tế bào não phát triển. Ngược lại, nếu chọn bản nhạc không phù hợp, bắt thai nhi nghe quá nhiều hoặc phải chịu đựng những âm thanh quá lớn, đánh thức giấc ngủ của thai nhi, thì bản nhạc ấy sẽ ức chế hiện tượng tiết Endomorphin, ức chế sự phát triển của tế bào thần kinh.

Thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ.

Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm. Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời".

Không phải cứ cho nghe nhạc là con sẽ thông minh 1

Mẹ đừng lạm dụng nhạc cho bé

Sử dụng âm nhạc như thế nào với thai nhi? Câu hỏi ấy đến nay giới khoa học vẫn chưa có chỉ dẫn rõ ràng, mà chỉ có những lời khuyên căn cứ trên những phân tích về mặt logic khoa học nhiều hơn là những bằng chứng khoa học xác đáng.

Con người là một thực thể của tự nhiên, nên thuận theo tự nhiên vẫn là lý tưởng hơn cả. Thay vì ép một thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc áp tai nghe vào thành bụng hoặc người mẹ phải cố nghe thật nhiều nhạc (kể cả những bản nhạc gây ra sự khó chịu cho mẹ), thì hãy để cho đứa trẻ được tiếp thu âm nhạc một cách tự nhiên hơn. Ví như, người mẹ chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hay người mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích với tâm trạng như hát để hai mẹ con cùng nghe, không bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình phải nghe.

Nên nhớ, thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ. Mọi hoạt động thể chất và tinh thần của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy.



Mẹ bầu hãy tham khảo lời khuyên dưới đây để chọn được bản nhạc phù hợp cho bé nhé.
Không phải cứ cho nghe nhạc là con sẽ thông minh 2
Theo Bài: Lam Anh, Dịch sub: Youaholic / MASK Online

8 thủ thuật khiến con của bạn thông minh hơn

(Afamily.vn) - Nếu bố mẹ biết cách làm cho con mình trở nên thông minh hơn thì trẻ không những hoàn thành mục tiêu học tập hiện tại ở trường mà còn có cuộc sống hoàn hảo về sau này.

Dưới đây là một số ý tưởng mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp con của mình thông minh hơn.

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ giúp bé của bạn có một cơ thể khỏe mạnh, mà nó cũng góp phần vào phát triển, hoàn thiện não bộ. Sữa mẹ có tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bộ não con người phát triển và hoạt động hoàn hảo hơn.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Anh thì việc nuôi con bằng sữa mẹ thậm chí chỉ kéo dài vài tuần sau khi sinh cũng có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các em bé được nuôi bằng sữa mẹ thì khả năng bộ não sẽ phát triển đầy đủ và thông minh hơn.

2. Sử dụng trò chơi để giúp trẻ tư duy

Trò chơi có thể huấn luyện trí não của trẻ suy nghĩ một cách thông minh, nhạy bén hơn. Việc rèn luyện tư duy bằng các trò chơi sẽ giúp trẻ xử lý thông tin và kiến thức nhanh hơn. Bố mẹ có thể sử một số trò chơi trí tuệ như Sudoku và cờ tướng để kích thích trí não, buộc trẻ phải tập trung suy nghĩ.

Khi bé đến tuổi đi học, bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ một số trò chơi cần phải có sự động não. Các trò chơi này sẽ khiến trẻ tư duy nhanh và trở nên thông minh hơn.

3. Hãy giao tiếp thường xuyên với con trẻ

Dạy dỗ hoặc những cuộc hội thoại với con hàng ngày tại nhà phần nào sẽ giúp bạn huấn luyện tâm trí của trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích con mình hòa nhập với mọi người xung quanh. Điều quan trọng của việc này là bố mẹ có thể dạy con mình những điều nên và không nên nói với những người khác.

Bố mẹ phải dạy cho những đứa con của mình khi nào và làm thế nào để giao tiếp với mọi người. Hãy hình thành thói quen cho con bằng sự va chạm thực tế. Bước đầu bố mẹ có thể gián tiếp chỉ bảo cho con bằng các tín hiệu (nháy mắt, gật đầu…). Như vậy dần dần khi trẻ có nhu cầu giao tiếp, chúng sẽ quan sát và chủ động trong mọi tình huống.

4. Đánh giá cao con trẻ để khuyến khích sự tự tin

Đừng bao giờ quên đánh giá cao những gì con bạn nói, hỏi. Bởi điều đó giúp trẻ có động lực tham gia tích cực hơn ở những lần sau. Các mẹ đừng bao giờ cho rằng những điều con nói là những điều vớ vẩn. Hãy trân trọng những gì con nói, khen ngợi và giải thích cho con những khi cần thiết. Việc cha mẹ tôn trọng và đánh giá cao con, sẽ truyền thêm sự tự tin vào con trẻ. Điều này sẽ giúp các mẹ loại bỏ khả năng con mình trở thành người hướng nội.
8 thủ thuật khiến con của bạn thông minh hơn 1

5. Phát triển thói quen ăn uống tốt

Thói quen ăn uống xấu thực sự có thể gây hại cho sức khỏe của con bạn. Điều này thậm chí có thể làm cho tâm trí của con bạn trở nên chậm chạp, kém phát triển. Thực phẩm không tốt có thể làm trẻ chậm phát triển về mặt tư duy là bởi nó không có chứa các vitamin và khoáng chất.

Vì vậy, để cải thiện trí tuệ của con mình, bố mẹ ngoài việc lựa chọn thực phẩm đúng đắn cho con thì cũng cần dạy trẻ những lợi ích của việc ăn thực phẩm lành mạnh và điểm yếu của đồ ăn vặt/đồ ăn nhanh. Nếu bố mẹ thành công trong việc khắc sâu thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ, sau đó việc khiến trẻ thông minh sẽ là chuyện dễ dàng hơn.

6. Hãy chắc chắn rằng con bạn ngủ đủ mỗi đêm

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí não của trẻ. Một giấc ngủ sâu và đủ giấc ngoài việc giúp trẻ phục hồi năng lượng còn kích thích não bộ, giúp trẻ tăng cường khả năng tập trung, thông minh và sáng tạo hơn. Do vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải cho trẻ ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày để đảm bảo con mình được phát triển toàn diện cả về sức khỏe thể chất và tâm thần.

7. Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa

Đừng giới hạn việc giáo dục trẻ chỉ ở các lớp học. Việc học ngoại khóa cũng rất quan trọng để trẻ phát huy bản thân. Sự trải nghiệm và tiếp xúc với thực tế có thể làm cho trẻ tư duy hiệu quả và thông minh hơn. Cũng theo một nghiên cứu của các giáo sư thuộc trường Đại học Columbia Mỹ về Giáo Dục Nghệ Thuật cho trẻ em, nhảy múa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện trí tuệ của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ hãy khuyến khích con tìm hiểu thêm các lĩnh vực khác như âm nhạc, nhảy múa, võ thuật, đi xe đạp, bơi lội hoặc bất kỳ hoạt động nào mà con cho đó là thú vị. Các hoạt động ngoại khóa như vậy có thể thúc đẩy kỹ năng học tập của trẻ, và cũng giúp con ghi điểm cao hơn trong bảng thành tích học tập của mình.

8. Luôn ở bên cạnh con

Sự hỗ trợ của cha mẹ vốn rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Nếu bạn muốn có những đứa con thông minh, bạn hãy để con biết rằng chúng sẽ luôn có bố mẹ sẵn sàng ở đó để hỗ trợ.

Sự hỗ trợ và khuyến khích của bố mẹ được ví như một cây đũa thần kỳ. Bởi điều này có thể biến một đứa trẻ vốn không lanh lợi trở thành một đứa trẻ hoàn hảo trong vòng vài tháng. Hãy khuyến khích con tham gia vào tất cả mọi hoạt động trong gia đình. Dĩ nhiên cha mẹ phải cực chú ý đến những lời đề nghị, thậm chí sẵn sàng thương lượng và thỏa hiệp với con mình.



Nếu các mẹ muốn con mình thông minh từ khi còn trong bụng mẹ. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!
8 thủ thuật khiến con của bạn thông minh hơn 2

Nguyễn Mai

4 hoạt động giúp con bạn thông minh hơn

(aFamily.vn) - Liệu việc mua cho con những đồ chơi hay cuốn bách khoa toàn thư đắt tiền có giúp chúng thông minh hơn?

Bách khoa toàn thư hay đồ chơi đắt tiền chưa hẳn đã là cách hay giúp phát triển trí thông minh ở trẻ. Đôi khi, các bậc cha mẹ bỏ qua những điều cơ bản nhất trong cuộc sống có thể tăng khả năng học hỏi và trí tưởng tượng ở trẻ. Bởi thực tế, có những điều đơn giản trong cuộc sống sẽ đem tới hiệu quả mà bạn không ngờ tới.

Dưới đây là 4 hoạt động thú vị và đơn giản sẽ giúp con bạn học và nhớ lâu hơn.

1. Dạy bé làm vườn

Làm vườn là một cách hay giúp tăng khả năng học hỏi ở trẻ. Nếu có một mảnh vườn nhỏ bạn hãy chỉ cho con các dụng cụ làm vườn, trò chuyện và giải thích cho bé về hoạt động của cuộc sống tự nhiên. Nhờ đó, con yêu của bạn sẽ hiểu biết hơn về cuộc sống bởi lẽ chẳng có gì tuyệt hơn khi để chúng nhìn nhận mọi thứ xung quanh và học hỏi từ chính bà mẹ thiên nhiên.

4 hoạt động giúp con bạn thông minh hơn 1
(Ảnh minh họa)
2. Chơi trò chơi trí tuệ

Nếu bạn đang kiếm tìm một cách thú vị giúp bé nhà bạn vừa học vừa chơi thì đây hẳn là cách tuyệt vời.

Bạn hãy đưa ra những chủ đề đơn giản, gây hứng thú với các bé như các hành tinh hay tên các thành phố. Tiếp đến, bạn tìm những tấm bìa cứng cắt thành nhiều miếng nhỏ rồi viết câu hỏi lên đó để kiểm tra cũng như bổ sung kiến thức cho bé. Mỗi lần vượt qua câu hỏi sẽ cuốn hút bé vào trò chơi của bạn.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý tới độ khó dễ của các câu hỏi. Sẽ tốt hơn nếu bạn chú ý xen lẫn những câu hỏi khó với câu hỏi ở mức độ hiểu biết của con.

3. Chơi thể thao

Chơi thể thao không chỉ tăng cường sức khỏe nhờ sự vận động mà còn góp phần phát triển khả năng suy nghĩ ở trẻ. Tất cả các môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn về thể chất và tinh thần. Vì thế, bạn hãy cho con học môn thể thao yêu thích nhằm tăng cường thể lực và khả năng suy nghĩ nhanh nhạy ở trẻ.

4 hoạt động giúp con bạn thông minh hơn 2
(Ảnh minh họa)
4. Thảo luận cùng con

Trong cuộc sống hối hả hiện nay, chắc hẳn bạn cũng luôn bận rộn với công việc. Tuy vậy, bạn nên cố gắng dành thời gian trò chuyện với các bé. Ngoài những vấn đề bình thường xoay quanh cuộc sống hằng ngày, bạn hãy tìm ra những chủ đề mới mẻ, phù hợp với tuổi của con đề thảo luận với chúng. Những cuộc trò chuyện như vậy sẽ kích thích não bộ của các bé suy nghi mới mẻ hơn, đa chiều hơn.



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Những chất béo sau đây sẽ giúp não bé phát triển tốt hơn.
4 hoạt động giúp con bạn thông minh hơn 3
Mai Dung