Zing News - Tri thức trực tuyến

Cố vượt đường sắt, xế sang bị tàu tông bẹp dúm

Một chiếc ôtô hiệu Lexus chở 4 người cố tình băng ngang đường sắt đã bị tàu hỏa tông trực diện, kéo lê khoảng 10m.

Sự việc xảy ra vào trưa ngày 8/10, tại đường ngang dân sinh giao cắt với tuyến đường sắt Bắc - Nam, thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Chiếc xe sang hiệu Lexus bị tàu hỏa đâm bẹp dúm
​Vào thời điểm trên, một chiếc 'xế hộp' hiệu Lexus lưu thông trên Quốc lộ 1A, mặc dù đoàn tàu hỏa Bắc - Nam đang đến gần nhưng lái xe vẫn cố băng qua điểm giao cắt dân sinh với đường sắt.
Hậu quả, chiếc xe Lexus bị đoàn tàu hỏa tông trực diện, kéo lê gần chục mét.
Cú đâm mạnh đã khiến chiếc xe 7 chỗ bị biến dạng, phần đầu bị bẹp dúm. Thấy chiếc xe gặp nạn, nhiều người dân hỗ trợ, phá kính để đưa những người trên xe Lexus đi cấp cứu.
​Liên quan vụ tai nạn, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, vụ việc đã khiến 4 người trong xe Lexus bị thương, ôtô hư hỏng nặng. Đoàn tàu đã phải dừng lại gần 20 phút để giải quyết sự việc.
Theo lãnh đạo Ban An toàn giao thông đường sắt Việt Nam, đoạn đường ngang dân sinh xảy ra vụ tai nạn trên không có rào chắn nhưng hệ thống cảnh báo bằng đèn vẫn hoạt động tốt.
Nguyên nhân là do tài xế chiếc xe sang cố tình vượt đường ngang.
Theo Ng.Hưởng - Người lao động

Phim của Triệu Vy, Lưu Diệc Phi bội thu ở phòng vé

Lạc lối ở Hồng Kông – bộ phim điện ảnh với sự tham gia cuảTriệu Vy, Từ Tranh đang dẫn đầu doanh thu phòng vé tại các rạp xứ Trung, vượt xa những bộ phim đình đám khác. Tình yêu thứ ba của Lưu Diệc Phi và Song Seung Hun cũng đạt được con số khả quan sau vài ngày ra mắt.

Ra mắt khán giả từ ngày 25/9, đến nay Lạc lối ở Hồng Kông đang dẫn đầu doanh thu phòng vé tại các rạp cứ Trung. Chỉ tính riêng ngày đầu phim đã đạt con số doanh thu 212 triệu NDT và đến hết ngày 26/9 đã vượt lên hơn 400 triệu NDT. Đây là con số khiến nhà sản xuất bất ngờ và nhiều người cũng dự đoán doanh thu trong thời gian tới của phim sẽ tiếp tục tăng, có thể phá vỡ các kỷ lục phòng vé.
trieu-vy-luu-diec-phi-boi-thu-o-phong-ve-1

Poster Lạc lối ở Hồng Kông

Đây là bộ phim hài, được xem như phần hai của Lạc lối ở Thái Lan do Từ Tranh làm đạo diễn kiêm diễn viên chính. Triệu Vy vào vai vợ của Từ Tranh, vì nhiều lầm nên cặp vợ chồng “không bình thường” này gây nên tình huống dở khóc dở cười.
Trailer Lạc lối ở Hồng Kông
Phim thu hút người xem không chỉ bởi những yếu tố hài hước mà còn ở những cảnh lãng mạn, ngọt ngào bởi chuyện tình tay ba của Triệu Vy – Từ Tranh – Đỗ Quyên. Phim là thông điệp ý nghĩa về tình bạn, tình yêu và đời sống hôn nhân.
trieu-vy-luu-diec-phi-boi-thu-o-phong-ve-2

Lưu Diệc Phi và Song Seng Hun trong Tình yêu thứ ba

Một bộ phim khác cũng được chú ý trong thời gian này là Tình yêu thứ ba với sự tham gia củaLưu Diệc Phi và Song Seung Hun. Mặc dù không “thắng đậm” như Lạc lối ở Hồng Kông, nhưng bộ phim này cũng đạt được kết quả doanh thu đầy khả quan với 77 tỷ đồng sau vài ngày ra mắt. Phim cũng trở thành đề tài bình luận sôi nổi trên mạng xã hội và các diễn đàn điện ảnh.
Trailer Tình yêu thứ ba
Kịch bản tốt, diễn xuất ổn, cảnh quay đẹp, nhạc phim hay… là những điểm cộng của Tình yêu thứ ba. Đặc biệt, diễn xuất của “thần tiên tỷ tỷ” Lưu Diệc Phi trong phim này được khen ngợi là rất có tiến bộ. Trên mạng douban, phim cũng được đánh giá với số điểm là 5.9 – một con số khả quan so với những phim tình cảm gần đây của Trung Quốc.
Cúc Họa Mi (TT & VH)

Bệnh viêm mũi. Bệnh nhẹ, biến chứng nặng

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc của mũi. Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề...

Biểu hiện là sung huyết hoặc phù nề, người bệnh thường cảm thấy ngạt mũi, chảy dịch mũi trong, ngứa mũi, họng khó chịu, ho. Mọi người cho rằng nhức đầu sổ mũi là chuyện vặt, tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì biến chứng viêm mũi xoang không hề nhẹ.
Các loại viêm mũi
Viêm mũi dị ứng: Trong các loại viêm mũi, loại hay gặp nhất là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có 2 thể: thể có chu kỳ và thể không có chu kỳ. Thể có chu kỳ xảy ra một cách đột ngột về đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Người bệnh thấy buồn buồn (nhột), cay cay trong mũi, hắt hơi từng tràng; đồng thời thấy cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Sau đó nước mũi chảy đầm đìa. Nước mũi trong như nước lã. Người bệnh thấy nặng đầu, tay chân uể oải, sợ ánh sáng; có người bị đau trán, nhức đầu... Những cơn như vậy thường xảy ra vào buổi sáng sớm. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày, có khi hằng tuần rồi tự biến mất. Mỗi năm vào đúng thời kỳ đó lại tái diễn bệnh. Thể không có chu kỳ cũng có dấu hiệu tương tự, nhưng xảy ra bất kỳ ở thời tiết nào.


Phân biệt giữa viêm mũi và cảm cúm
Viêm mũi cấp tính: Là do nhiễm vi khuẩn hoặc do virut gây ra, giai đoạn đầu do các mao mạch của tế bào mũi sung huyết, tăng xuất tiết, chảy dịch trong, sau vài ngày, dịch rỉ lắng đọng trên bề mặt niêm mạc, hình thành dịch mũi đặc.
Viêm mũi mạn tính: Do viêm mũi cấp tính điều trị không dứt điểm hoặc trị lâu ngày không khỏi. Biểu hiện sưng niêm mạc, tăng xuất tiết, dịch đặc màu vàng hoặc màu trắng, thời gian kéo dài, thường bị ngạt mũi hoặc đau đầu và nặng hơn sau mỗi lần cảm cúm.
Viêm mũi do mũi khô: Biểu hiện niêm mạc mũi khô, người bệnh thường không chảy mũi nhưng do khoang mũi khô ngứa, người bệnh thường ngoáy mũi, nên gây tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu mũi.
Viêm mũi do khô teo: Đây là một loại bệnh về mũi phát triển rất chậm, thường bệnh này có liên quan tới chứng rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, yếu tố di truyền hoặc khi mắc phải viêm mũi mạn tính. Các tuyến trong khoang mũi bị teo, dịch mũi có mủ xanh, mùi hôi...
Từ một viêm mũi nhẹ có thể gây biến chứng nặng nề
Bệnh viêm mũi nếu không được chữa trị, hoặc chữa trị không đúng cách sẽ có nhiều biến chứng và ảnh hưởng chức năng sinh lý của mũi. Sẽ xuất hiện tình trạng hô hấp khó khăn, làm giảm lượng ôxy hít vào. Ảnh hưởng chức năng và sự chuyển hóa của các bộ phận khác xung quanh mà xuất hiện một số tình trạng như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn...
Ngoài ra, có thể ảnh hưởng niêm mạc khứu giác gây mất ngửi; gây biến chứng hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản...; biến chứng mắt: rất hay gặp, nhất là ở trẻ em, vi khuẩn theo ống lệ tỵ từ mũi lên gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, túi lệ,... 
Nếu viêm mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được trị khỏi kịp thời, viêm nhiễm sẽ phát triển lây lan ra bộ phận khác, tổ chức khác của của cơ thể, như gây viêm hốc mắt, viêm dây thần kinh võng mạc, viêm não, viêm màng não, áp-xe não, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang... Hơn nữa khi viêm mũi không thở nổi, hô hấp khó khăn sẽ kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, người bệnh phì đại cuốn mũi, khi ngủ thiếu ôxy, nghiêm trọng gây nhồi máu, bộc phát bệnh tim mạch, có những bệnh nhân thậm chí đột tử. 
Khoảng 90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành. Như vậy, từ một viêm nhiễm nhẹ ở mũi có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng nề khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, không thể xem thường nhức đầu sổ mũi như nhiều người vẫn tưởng. Tốt nhất, khi có biểu hiện viêm nhiễm ở khu vực tai-mũi-họng, nên đến cơ sở có chuyên khoa để thăm khám và điều trị, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Ngoài việc tránh các tác nhân gây viêm mũi nói chung và viêm mũi dị ứng nếu bạn bị dị ứng như sử dụng máy điều hòa, làm giảm độ ẩm trong nhà, luôn bật quạt hút khi tắm, quạt hút mùi khi nấu ăn; hút bụi thường xuyên, lau chùi nhà cửa, chăn mền giặt sạch sẽ... Ngoài ra, việc rửa mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả. Đặc biệt những người bị các triệu chứng xoang mạn tính, viêm xoang cấp, cảm lạnh, các triệu chứng do cảm cúm, rửa mũi sẽ có lợi. Tuy nhiên, không rửa mũi khi có nhiễm khuẩn tai hoặc mũi đang bị tắc gây khó thở.
Khi bạn bị cảm cúm, ban đầu cũng có biểu hiện tại mũi. Làm thế nào để có thể tự phán đoán mình bị viêm mũi hay là bị cảm cúm?
Hắt xì hơi nhiều lần: Những người bị cảm cúm thì mức độ hắt xì hơi không nghiêm trọng như người bị viêm mũi, nếu tần suất hắt xì hơi quá nhiều, rất có thể bạn đã bị viêm mũi.
Nước mũi chảy thường xuyên và liên tục: Những người bị cảm cúm thì triệu chứng ban đầu là nước mũi không nhiều, còn người bị viêm mũi thì có triệu chứng ngược lại, lúc nào cũng chảy nhiều nước mũi.
Mũi bị nghẹt và ngứa: Bị nghẹt mũi lâu ngày, phải thở bằng miệng, chức năng khứu giác bị suy giảm, người mắc bệnh viêm mũi thì xuất hiện triệu chứng mũi ngứa, người bị cảm cúm sẽ không có triệu chứng này.




Theo Sức khỏe & Đời sống

Cháu bé 13 ngày tuổi suýt bị dìm vào lu nước

Ông Trương Văn Cai (48 tuổi) - cha chị Ly chưa hết bàng hoàng kể lại: "Mọi chuyện xảy ra nhanh quá. Con tôi vừa mở cửa thì thằng Hữu xông thẳng vô nhà, túm lấy hai chân cháu bé, rồi đánh con Ly… Nó định dìm cháu tôi xuống nước!".


Theo lời ông Cai, lúc đó khoảng gần 3 giờ sáng thì ông nghe tiếng chó sủa và tiếng la hét inh ỏi trong khu phố. Khoảng 5 phút sau ông nghe tiếng đập cửa nhà mình. Do chưa biết là ai nên ông còn do dự thì con ông là Trương Việt Hùng (17 tuổi) đã nhanh chân mở cửa.
"Cửa vừa mở, tên Hữu xông thẳng vào, la hét, đập phá. Lúc này cháu Ly trong phòng sau bước ra thì tên Hữu chạy thẳng vào phòng chụp hai chân cháu Ngọc Bảo (cháu mới 13 ngày tuổi) dọa giết nếu ai đó chống cự", ông Cai kinh hãi nhớ lại.

bv-phu-quoc-1441585003015
Hiện mẹ con chị Ly vẫn còn được điều trị tại bệnh viện Đa khoa Phú Quốc.
Lo cho con, chị Ly chạy đến giằng co với tên Hữu thì bị hắn đạp văng ra. Chưa dừng lại ở đó, Hữu còn dùng một cục gạch đập vào đầu chị Ly làm chị ngất xỉu. Lúc này hắn bảo mọi người trong nhà đứng yên và đóng cửa lại. Trong lúc mọi người khuyên bảo tên Hữu, ông Cai lẻn ra cửa sau gọi điện thoại báo công an. Khoảng 30 phút sau công an thị trấn có mặt.
Khi thấy công an xuất hiện, tên Hữu càng tức giận hơn, liên tục đòi giết cháu bé nếu như người nhà và công an xông tới. Lúc này, đồng chí trưởng Công an thị trấn Dương Đông ra sức kêu gọi, thuyết phục tên Hữu trao trả cháu bé nhưng tên Hữu không lay chuyển ý định.

1-1441585175092
Căn nhà của gia đình ông Trương Văn Cai sinh sống - nơi đối tượng Hữu khống chế bé Bảo Ngọc
Nhận thấy tên Hữu có biểu hiện ngáo đá, không kiểm soát được hành vi của mình và đặc biệt là hắn có ý định dìm cháu bé vào lu nước gần đó nên lực lượng chức năng đã nổ súng bắn đối tượng khiến hắn quỵ xuống. Lúc này khoảng 5 giờ sáng, lực lượng chức năng áp sát khống chế đối tượng Hữu và đưa mẹ con chị Ly cùng tên Hữu đến Bệnh viện đa khoa Phú Quốc cấp cứu.
Thiếu tá Lê Minh Chánh - trưởng công an thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc cho biết: "Trong tình thế quá nguy cấp đến tính mạng cháu bé nên tôi phải nổ súng để khống chế đối tượng. Tuy nhiên do vết đạt trúng bụng làm đối tượng tử vong và tôi cũng rất lấy làm tiếc khi phải sử dụng đến phương cách nổ súng để giải cứu cháu bé".

me-con-chi-ly-1-1441585002969
Hiện mẹ con chị Ly đang hồi phục sức khỏe.

Anh  Bảo – chồng chị Ly cho biết thêm, từ lúc tên Hữu xông vào nhà cho đến trúng đạn qụy xuống, hắn đã quay cháu bé 13 ngày tuổi hơn 1 giờ đồng hồ. "Nếu các anh công an không nổ súng tôi nghĩ con tôi sẽ khó lòng qua khỏi, vì hắn có thể văng con tôi đi hoặc dìm con tôi xuống nước...", anh Bảo nói.
17 giờ ngày 6/9, lực lượng chức năng đã khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể đối tượng Hữu cho gia đình đưa về lo hậu sự. Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình đối tượng Hữu chưa đến thăm hỏi gia đình chị Ly cũng như chưa có một động thái khiếu nại nào về cái chết của Hữu.
Khoảng 17 giờ 30 cùng ngày, chị Ly đã hồi tỉnh sau cơn hôn mê và nói chuyện được với người thân. Gia đình cho biết, khi nào chị Ly hoàn toàn tỉnh táo, nếu cần thiết gia đình sẽ xin bệnh viện chuyển lên tuyến trên điều trị.
Công an thị trấn Dương Đông cho biết, đối tượng Hữu đã có tiền án về tội trộm cắp tài sản.

Theo  dân trí

Bà lão ăn xin và tờ 5000 đồng

Câu chuyện xúc động về 5.000đ của bà lão ăn xin đang gây sốt trên cộng đồng mạng và khiến nhiều người phải giật mình suy ngẫm.

Hiện nay, cư dân mạng đang chia sẻ câu chuyện về tấm lòng của một bà cụ ăn xin khiến nhiều người không khỏi cảm động. Tuy nghèo khó về tiền bạc, vật chất, nhưng cụ lại rất giàu tình cảm và tự trọng. Hành động đẹp của bà khiến mọi người đều phải nể phục và phải giật mình suy ngẫm về cuộc sống.



Nguyên văn câu chuyện đang được lan truyền từ một trang cá nhân như sau: "Hôm nay là lần đầu tiên trong đời phải nhận tiền của người ăn xin mà không thể nào từ chối! Chuyện là vậy. Vô quán vừa kêu tô hủ tiếu thì bà cụ đến. Lúc móc tiền cho, thoáng thấy bà nhìn tô hủ tiếu rồi chép miệng nuốt vội nước bọt nên ngỏ ý gọi cho bà một tô. Chắc quá đói, bà cụ đồng ý rồi bê tô hủ tiếu ra ngồi một góc ăn ngon lành. Ăn xong, bà già bước tới nói cám ơn rồi móc ra 5.000 đồng bảo 'cho bà hùn với con, con không lấy là bà không đi'. Tự nhiên thấy vui vui...".

Công trình nước sạch khiến cho hàng chục nhà dân nứt toác?

Sau khi công trình nước sạch đi vào hoạt động không lâu, hàng chục ngôi nhà dân bỗng dưng nứt toác, nhiều giếng khoan, ao hồ gần đó cũng trơ đáy. Người dân hoang mang nghi ngờ nguyên nhân chính là do nhà máy nước sạch gây nên.



Hàng chục hộ dân hoang mang vì nhà bỗng dưng nứt toác
Nhà, đường nứt; ao, giếng cạn kiệt
Theo phản ánh của các hộ dân thôn Bùi 2, xã Tiến Lộc (huyện Hậu Lộc- Thanh Hóa), bao nhiêu năm qua ở đây chưa bao giờ xảy ra tình trạng như trên. Tuy nhiên, từ sau khi nhà máy nước sạch được xây dựng và đi vào hoạt động, một thời gian ngắn sau đó bắt đầu xuất hiện những vết nứt  tường, nền nhà sụt. Không những vậy, những chiếc giếng khoan hay ao hồ gần đó cũng bỗng nhiên cạn kiệt, không một giọt nước.
Ông Hoàng Ngọc Ngôn lo lắng cho biết: “Ban đầu xuất hiện những vết nhỏ, nghĩ bình thường nên tôi không để ý. Đến khi vết nứt ngày càng há rộng và xuất hiện thêm nhiều vết rạn nứt mới hoang mang. Hiện căn nhà cấp 4 của gia đình có nhiều chỗ trên tường đã bị nứt toác hết. Gia đình tôi bây giờ sống trong nhà vô cùng bất an vì sợ nhà đổ lúc nào không biết, đặc biệt là mùa mưa lũ sắp tới”.

01-26b8a
02-7ab28
Những vết nứt bất thường trong nhà ngày càng lớn khiến người dân vô cùng hoang mang

Cùng chung tình trạng với gia đình ông Ngôn là hàng chục ngôi nhà ở thôn Bùi 2. Theo phản ánh của bà con, đến nay hầu hết các hộ dân thôn Bùi 2 đều có hiện tượng rạn nứt tường nhà, trong đó có 36 hộ bị nứt thấy rõ được các cơ quan chức năng xuống kiểm tra và đánh dấu theo dõi. Gia đình bà Nguyễn Thị Hài ông Hoàng Ngọc Cạy là những hộ bị ảnh hưởng nặng nhất, tường nhà nứt nham nhở khắp nơi. Không chỉ có nứt tường mà nền nhà, sân vườn cũng có vết nứt gãy rất khó hiểu.
Không chỉ nứt, sụt nền nhà mà đến đường bê tông cũng bị nứt toác... Trong khi đó, toàn bộ nguồn nước tự nhiên, ở giếng khơi, giếng khoan bị cạn kiệt dân không có nước tưới cây, tưới rau, vệ sinh chuồng trại
“Chúng tôi ở đây hàng chục năm, nhưng chưa bao giờ thấy giếng cạn nước kể cả những năm hạn hán kỷ lục. Đến nay giếng nhà nào cũng trơ đáy, khiến chúng tôi vô cùng khó khăn trong việc tắm giặt, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại” – ông Hoàng Ngọc Ngôn nói.
Ngay trong buổi tìm hiểu của PV thì nhà ông Hoàng Ngọc Duy bị rơi một mảng trần nhà khiến cả gia đình đang ngủ trưa sợ hãi chạy ra ngoài. Qúa hoảng sợ, ông Duy đã đạp xe  ra ủy ban xã báo cáo sự việc.

03-13b14
Cổng của một hộ dân cũng bị nứt toác

“Cả gia đình đang nghỉ trưa thì bỗng có một tiếng động rất lớn trong buồng, mọi người trong nhà chạy vào thì thấy một đống vôi vữa bắt tung tóe khắp nhà, nhìn lên trên thì thấy lộ ra một mảng trần rất to. Hoảng quá gia đình tôi chạy hết ra ngoài sân” – ông Duy kể lại.
Ghi nhận thực tế cho thấy, trần nhà ông Duy rơi một mảng vôi vữa rất lớn có chiều dài khoảng 1 m, chiều rộng khoảng 60 cm. Tại điểm bong tróc này có một vết nứt chạy dài, nước ngấm qua trần tạo thành vết.
Được biết, xã Tiến Lộc là xã có truyền thống làm nghề rèn, do việc ô nhiễm từ hoạt động của làng nghề, lo lắng cho sức khoẻ của người dân nơi đây mà các cấp ngành chức năng đã nỗ lực, ưu ái cho xã này một nhà máy nước sạch từ nguồn vốn ADB. Thế nhưng, niềm vui do nhà máy nước sạch đi vào hoạt động chưa tròn một năm thì hàng loạt hộ dân sống gần khu vực nhà máy lại hoang mang vì nỗi lo nhà sập.
Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân
Trước tình trạng trên, người dân đã phản ánh sự việc với chính quyền địa phương và đã có nhiều đoàn kiểm tra, đo đếm, xác nhận có hiện tượng như người dân phản ánh. Tuy nhiên, nguyên nhân có phải do nhà máy nước sạch gây nên không thì vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Ông Hoàng Văn Thiêm, Phó chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, cho biết:. “Tình trạng nứt nhà, đường hay ao giếng cạn kiệt được người dân phản ánh là do nhà máy nước sạch gây ra tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán chứ chưa có kết luật chính thức nào được đưa ra. Địa phương đã đề nghị cấp trên mời các kỹ sư, chuyên gia địa chất về kiểm tra làm rõ nguyên nhân cho người dân yên tâm”.
Cũng theo ông Thiêm thì lúc đầu có 16 hộ nhưng đến nay đã tăng lên 36 hộ bị nứt nhà.

04-c1630
Những vết nứt như thế này xuất hiện ở hàng chục hộ dân thôn Bùi 2

Ông Nguyễn Xuân Trang, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa (đơn vị quản lý trạm cấp nước sạch xã Tiến Lộc) nhận định có thể việc khai thác nguồn nước ngầm quá lớn dẫn tới hụt hẫng nguồn nước phía dưới gây ra nứt gãy tầng địa chất, cộng thêm đó tại khu vực thôn Bùi 2 người dân sống tựa lưng vào núi tiếp giáp với cánh đồng nên khi nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức sẽ gây sụt lún làm nứt nhà dân.
“Sau khi ghi nhận thực tế, chúng tôi đã báo cáo Sở NN-PTNT và các ban ngành liên quan để đưa ra biện pháp xử lý. Một đoàn công tác của Cục quán lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) cũng đã về kiểm tra, ghi nhận thực tế và khuyến cáo chúng tôi giảm tần xuất bơm nước từ 100% công suất xuống 50% để theo dõi diễn biến, chờ kết luận cuối cùng” – ông Trang nói.
Được biết, ngày 13/8, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi các ban ngành có liên quan yêu cầu nhanh chóng thuê nhà tư vấn xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Chỉ đạo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tính toán nhu cầu sử dụng nước của các hộ dân thuộc Dự án, chỉ khai thác lượng nước đủ cấp cho sinh hoạt.
Trong khi chờ kết luận của cơ quan chuyên ngành, các nhà khoa học xác định hiện tượng rạn nứt, tiếp tục theo dõi hiện tượng trên nếu có bất thường dừng ngay việc khai thác báo cáo kịp thời lên cấp trên để có biện pháp xử lý. Đồng thời khẩn trương phối hợp với UBND xã Tiến Lộc lập biên bản xác định các vết nứt, thiệt hại về tài sản để làm cơ sở cho việc hỗ trợ, bồi thường.
( theo dantri.vn)

NGÀY LỄ VU LAN

SẮP TỜI NGÀY LỄ VU LAN
CÙNGĐỌC CẢM NHẬN VÀ CHIA SẺ
ƯỚC GÌ CON TRƯỢT ĐẠI HỌC!
Nhớ cái ngày biết tin con đỗ vào Đại Học, lại là một trường Đại Học danh tiếng nữa nên mẹ hạnh phúc lắm. Mẹ khóc thành tiếng luôn. Mẹ bảo "Con vào Đại Học là nhà mình có cơ hội mở này mở mặt rồi, chứ như bố mẹ không được học hành nên khổ lắm"
Kỳ học đầu tiên, mẹ bán lợn, bán gà, bán tất cả số thóc mà nhà mình có để mua xe đạp, dụng cụ và nộp học phí cho con.
Rồi mắt mẹ cứ mờ dần đi, lưng mẹ cứ còng xuống vì mẹ phải gánh khối lượng học phí cứ lớn theo từng kỳ của con... Mẹ thương con, sợ con đi làm thêm ảnh hưởng đến việc học tập nên không cho. " Mày cứ lo học cho thật giỏi đi, tiền mẹ lo được". Thương mẹ lắm nhưng nhà xa, tiền xe đi lại tốn lắm, nên suốt bốn năm học số lần con về thăm mẹ cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cứ mỗi lần về nhìn nếp nhăn trên mắt mẹ nhiều thêm là lòng con thắt lại, chẳng biết làm gì chỉ biết ôm mẹ vào lòng khóc rồi tự hứa với lòng là phải học thật giỏi, phải cố gắng thành công để không phụ lòng mẹ.
Thời gian trôi đi, kỳ thi tốt nghiệp cuối cùng cũng tới.
Mình nghe tin thằng bạn cùng thôn nói mẹ ốm. Định về thăm mẹ nhưng lại nhận được thư mẹ gửi ra.
- "Con ơi, còn kỳ thi tốt nghiệp nữa thôi, phải cố gắng ôn và thi cho tốt nhé. Mẹ vẫn rất khỏe, ở nhà vẫn bình thường. Mong mẹ con mình sớm ngày đoàn tụ. Yêu con"
Chắc mẹ nhờ hàng xóm viết chứ mẹ đâu biết chữ đâu.
Thấy mẹ nói vậy con cũng yên tâm, dành hết tâm trí cho kỳ thi cuối cùng.
Ngày con về với bằng đỏ trên tay, lòng hạnh phúc vô cùng. Vì cuối cùng cũng được về chăm sóc cho mẹ.....
Lúc con chạy vào nhà cũng là lúc con gục xuống khi nhìn thấy ảnh của mẹ được đặt bên cạnh bố.
Mẹ đi theo bố mất rồi, những ngày con thi tốt nghiệp là những ngày mẹ ốm nặng lắm, mẹ lo con biết sẽ bỏ học mà về nên dấu.
Đúng ngày con tốt nghiệp cũng chính là giây phút mẹ ra đi.
Chắc giờ này mẹ buồn lắm, vì có bằng rồi mà con vẫn chưa xin được việc. Cứ nghĩ học Đại Học là thoát nghèo, thoát khổ. Mẹ con mình sai rồi, mẹ ạ!
Giờ nghĩ lại con ƯỚC GÌ CON TRƯỢT ĐẠI HỌC thì có phải con đã có thời gian chăm sóc cho mẹ, đã không để mất mẹ rồi, có phải không?
-Bài viết do độc giả chia sẻ, hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa -
Ảnh của Hội những người thích đọc tin tức 24h.

Hơn 300 người dân Bột Xuyên được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

Ngày 13/9, đoàn từ thiện của Soha News, BV Bạch Mai và Công ty Sao Thái Dương đã về xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để khám bệnh miễn phí cho người dân nơi đây.

    Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng biên tập, Giám đốc Soha News cho hay: “Đây là một trong những hoạt động từ thiện thường xuyên của đoàn nhằm giúp đỡ những người cao tuổi, những người dân thuộc diện khó khăn ở những vùng quê nghèo, không có điều kiện đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện. Mong muốn của đoàn là nâng cao sức khoẻ cộng đồng”.
    Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng biên tập, Giám đốc Soha News (Ảnh: Kim Ngân)
    Nhà báo Bùi Ngọc Hải - Phó Tổng biên tập, Giám đốc Soha News (Ảnh: Kim Ngân)
    Trong lần làm từ thiện này, ngoài việc khám bệnh miễn phí cho hơn 300 người dân, cấp thuốc miễn phí từ nguồn thuốc của Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Sao Thái Dương cũng có khoảng 300 suất quà, mỗi suất trị giá gần 600.000 đồng để tặng người dân.
    Sau khi được khám, cụ Bùi Thị Tái (93 tuổi) không giấu nổi xúc động nói: “Tôi vui quá. Cám ơn các bác sỹ đã khám cho chúng tôi”.
    Cụ Bùi Thị Tái xúc động
    Cụ Bùi Thị Tái xúc động
    Còn cụ Đỗ Thị Tân (84 tuổi) chia sẻ: “Các bác sỹ vui vẻ lắm. Con cháu thì bận, tôi rất ít đi khám. Mấy năm nay tôi không đi khám vì yếu quá. Hôm nay, được đoàn bác sỹ về khám, chúng tôi rất cảm ơn”.
    Cùng chung cảm nhận về các bác sỹ khoác áo Thanh niên tình nguyện trong đoàn từ thiện, cụ Kim Ngọc Bội (81 tuổi) nói: “Các bác sỹ vui vẻ lắm. Còn nhớ, ngày nghe UBND xã thông báo về việc đoàn từ thiện về xã, chúng tôi phấn khởi lắm. Các bác sỹ bảo tôi bị nhiều bệnh như khớp, dạ dày nhưng tình trạng sức khoẻ hiện nay là tương đối tốt”.
    Cụ Kim Ngọc Bội: Các bác sỹ vui vẻ lắm
    Cụ Kim Ngọc Bội: "Các bác sỹ vui vẻ lắm"
    Với sự tích cực làm việc, cuối buổi khám bệnh, Thạc sỹ Hoàng Văn Dũng – Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Bạch Mai cho hay về tình hình sức khoẻ của những người dân được khám: “Đây dù là vùng đồng bằng, không khí khá trong lành nhưng bệnh của những người dân nơi đây cũng giống như ở những vùng khác, đó là bệnh người già: tăng huyết áp, thoái hoá khớp, loãng xương, bệnh lý dạ dày, bệnh lý nhiễm trùng.
    Bên cạnh đó, chúng tôi thấy có điểm nổi bật lên là bệnh tăng huyết áp nhiều. So với các nơi khác, tỷ lệ tăng huyết áp ở địa phương này cao hơn rất nhiều dù tuổi thọ trung bình ở khu vực này không phải là cao nhất – khoảng 70% số người được khám. Để lý giải được việc này thì cần phải có một cuộc khảo sát rộng hơn các yếu tố nguy cơ. Một trong những yếu tố nguy cơ gây ra tăng huyết áp là ăn mặn – thói quen sử dụng muối nhiều trong bữa ăn, ngoài ra cũng có khả năng là mỡ máu… nói chung là liên quan đến dinh dưỡng.
    “Sau những buổi khám bệnh như thế này, chúng tôi sẽ có báo cáo với địa phương để địa phương có kế hoạch chuẩn bị thuốc ở trạm y tế, dự phòng tai biến mạch máu não”, anh Hoàng Văn Dũng nói.
    “Bật mí” với chúng tôi về hoạt động từ thiện trong thời gian tới của đoàn bác sỹ bệnh viện Bạch Mai, ThS. Hoàng Văn Dũng cho biết: “Từ thiện là hoạt động khá nổi bật ở bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi đang tập trung cho những vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, khu vực nông thôn khó khăn ở TP. Hà Nội cũng được chúng tôi chú ý đến. Tới đây, chúng tôi sẽ tới vùng ATK ở Thái Nguyên. Đó là vùng căn cứ cách mạng, vùng nghèo còn nhiều khó khăn”.
    Là một trong những thành viện của đoàn từ thiện, ông Hoàng Văn Giáp – cán bộ phụ trách truyền thông của Công ty Sao Thái Dương - khẳng định hoạt động khám bệnh miễn phí cho những người cao tuổi, những người dân có hoàn cảnh khó khăn là “hết sức cần thiết, các bác sỹ đã rất nhiệt tình khám bệnh cho người dân”.
    Cuối buổi làm việc, Chủ tịch UBND xã Bột Xuyên - phát biểu: “Các bác sỹ đã làm việc rất vất vả, nhiệt tình, chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn tấm lòng của đoàn từ thiện”.
    Dưới đây là một số hình ảnh về buổi làm việc của đoàn từ thiện ở xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội:
    Theo kế hoạch được UBND xã Bột Xuyên thông báo trước đó, nhiều người dân đã có mặt từ sáng sớm để đón và được các bác sỹ trong đoàn từ thiện về khám
    Theo kế hoạch được UBND xã Bột Xuyên thông báo trước đó, nhiều người dân đã có mặt từ sáng sớm để đón và được các bác sỹ trong đoàn từ thiện về khám (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    Thuốc dành cho buổi khám miễn phí của Bệnh viện Bạch Mai
    Thuốc dành cho buổi khám miễn phí của Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Tuấn Nam)
    Niềm vui của người dân khi đón đoàn từ thiện
    Niềm vui của người dân khi đón đoàn từ thiện (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    (Ảnh: Tuấn Nam)
    Bác sỹ tư vấn cho người dân đến khám (Ảnh: Tuấn Nam)
    Bác sỹ tư vấn cho người dân đến khám (Ảnh: Tuấn Nam)
    Không chỉ được khám và cấp thuốc miễn phí, người dân đến khám còn được nhận một suất quà từ Công ty Sao Thái Dương
    Không chỉ được khám và cấp thuốc miễn phí, người dân đến khám còn được nhận một suất quà từ Công ty Sao Thái Dương (Ảnh: Tuấn Nam)
    Đoàn từ thiện chụp ảnh lưu niệm tại nhà văn hoá thôn Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi cách đây 5 tháng, Soha News đã tặng thư viện với nhiều thể loại sách cho người dân
    Đoàn từ thiện chụp ảnh lưu niệm tại nhà văn hoá thôn Mỹ Tiên, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, Hà Nội - nơi cách đây 5 tháng, Soha News đã tặng thư viện với nhiều thể loại sách cho người dân (Ảnh: Tuấn Nam)
theo Đại Lộ

    Cận cảnh ngôi nhà của người phụ nữ Tày nghèo nhất Tuyên Quang

    Căn nhà trống hoác bằng phên nứa là “tổ ấm” nhiều năm nay của vợ chồng chị Quế ở xã nghèo thuộc tỉnh Tuyên Quang.

    Người phụ nữ Tày Ma Thị Quế (SN 1979) ở Khuổi Phát, xã Kim Quang, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang được người dân trong vùng ví von “Khổ như Ma Quế” vì gần chục năm nay mình chị chạy vạy thuốc thang, chăm chồng bị liệt nuôi 3 con nhỏ ăn học mà không một lời kêu than.
    Người phụ nữ Tày Ma Thị Quế (SN 1979) ở Khuổi Phát, xã Kim Quang, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang được người dân trong vùng ví von “Khổ như Ma Quế” vì gần chục năm nay mình chị chạy vạy thuốc thang, chăm chồng bị liệt nuôi 3 con nhỏ ăn học mà không một lời kêu than.


    Năm 2008, chồng chị bị viêm đa khớp phải nằm liệt một chỗ, không ngồi dậy được, chứ nằm như vậy trên giường không động đậy nên mọi sinh hoạt, ăn uống của anh đều do chị và các con làm. Hàng ngày bón cho anh từng thìa cơm suốt 6 năm qua, chị khóc cạn nước mắt vì thương anh, thương con.
    Năm 2008, chồng chị bị viêm đa khớp phải nằm liệt một chỗ, không ngồi dậy được, chứ nằm như vậy trên giường không động đậy nên mọi sinh hoạt, ăn uống của anh đều do chị và các con làm. Hàng ngày bón cho anh từng thìa cơm suốt 6 năm qua, chị khóc cạn nước mắt vì thương chồng, thương con.


    Anh Vàng A Thạch nằm 1 chỗ suốt 6 năm qua.
    Anh Vàng A Thạch nằm 1 chỗ suốt 6 năm qua.
    Ngôi nhà chị trống hoác, bức tường che mưa nắng được làm bằng tấm nứa phên ốp vào, bên trong nhà chẳng có gì đáng giá, quạt điện, bàn thờ..đều không có. Nói rồi chị chỉ vào chiếc ti vi đen trắng để ở giường của anh chồng nói đó là vật giá trị nhất được người “buôn sắn dưới xuôi mang lên cho” và chiếc xe đạp mini chị chắt chiu mua cho con lớn đi học dưới xuôi.
    Ngôi nhà chị trống hoác, bức tường che mưa nắng được làm bằng tấm nứa phên ốp vào, bên trong nhà chẳng có gì đáng giá, quạt điện, bàn thờ..đều không có. Nói rồi chị chỉ vào chiếc ti vi đen trắng để ở giường của chồng nói đó là vật giá trị nhất được người buôn sắn dưới xuôi mang lên cho và chiếc xe đạp mini chị chắt chiu mua cho con lớn đi học.
    Những đồ dùng cũ kỹ, đối với gia đình chị, chăn màn, những bộ quần áo mới, tủ quần áo…là những vật dụng xa xỉ, đáng mơ ước những năm qua.
    Những đồ dùng chăn màn, những bộ quần áo mới, tủ quần áo…là những vật dụng xa xỉ, đáng mơ ước những năm qua. Chị kể rằng, năm 2009 được nhà nước cho vay vốn xóa đói giảm nghèo 8 triệu đồng với hơn 8 triệu tiền hỗ trợ xóa nhà tạm, chị gom góp vay mượn “bà vãi” (mẹ chị - PV), anh chị em trong nhà để làm phên, lợp tấm proximăng để kiên cố ngày mưa gió.
    Còn trước đó, cả gia đình anh chị sống trong căn nhà xập xệ, tạm bợ, chật chội mà giờ chị làm đấy là chỗ nấu nướng cho gia đình. Chị hồi tưởng lại ngày mới lấy nhau, hai vợ chồng chẳng có chỗ mà nằm, những đêm mưa gió co quắp nhường nhau chỗ khô.
    Còn trước đó, cả gia đình anh chị sống trong căn nhà xập xệ, tạm bợ, chật chội mà giờ chị làm đấy là chỗ nấu nướng cho gia đình. Chị hồi tưởng lại ngày mới lấy nhau, hai vợ chồng chẳng có chỗ mà nằm, nấu nướng, nhiều đêm mưa gió co quắp nhường con chỗ nằm ấm, khô ráo.
    Thiếu thốn là thế, nhưng anh chị vẫn quyết cho mấy đứa con đi học đầy đủ. “Bọn trẻ đi học được nhà trường cho mượn sách vở, được hỗ trợ tiền học.
    Thiếu thốn là thế, những bữa cơm đạm bạc cơm trộn muối nhưng vợ chồng luôn hòa thuận, yêu thương, kiên cường nuôi con ăn học.
    Biết thông tin qua bài viết trên Soha.vn, nhóm Sống Hướng Thiện cùng các nhà hảo tâm đến tận nơi trao tặng 6 triệu đồng tiền mặt, 1 xe đạp trị giá 2 triệu đồng, đèn tích điện, quần áo, sách vở, chăn màn ấm và các vật phẩm thứ yếu như 100 kilogam gạo, 10 lít dầu ăn, 4 thùng mì tôm, 2 kilogam mì chính, muối mắm, đường, chậu nhựa…cho gia đình anh chị Thạch.
    Biết thông tin qua bài viết trên Soha.vn, nhóm Sống Hướng Thiện cùng các nhà hảo tâm đến tận nơi trao tặng 6 triệu đồng tiền mặt, 1 xe đạp trị giá 2 triệu đồng, đèn tích điện, quần áo, sách vở, chăn màn ấm và các vật phẩm thứ yếu như 100 kg gạo, 10 lít dầu ăn, 4 thùng mì tôm, 2 kg mì chính, muối mắm, đường, chậu nhựa…cho gia đình anh chị Thạch.
    Anh chị có với nhau ba mặt con (1 gái, 2 trai), bé lớn tên Vàng Thị Phượng (2001); bé thứ hai tên Vàng Văn Toàn (2003) và bé Vàng Văn Dân (2005). Dù cuộc sống thiếu thốn, “khổ không để đâu cho hết” nhưng anh chị luôn kiên cường, lạc quan sống tiếp. Đối với anh chị, cuộc đời hai vợ chồng có khổ thế nào, cả đời ngai lưng trả nợ 30 – 49 triệu thì tâm nguyện lớn nhất vẫn mong muốn cho các con đi học đầy đủ lấy cái chữ.
    Anh chị có với nhau ba mặt con (1 gái, 2 trai), bé lớn tên Vàng Thị Phượng (2001); bé thứ hai tên Vàng Văn Toàn (2003) và bé Vàng Văn Dân (2005). Dù cuộc sống thiếu thốn, “khổ không để đâu cho hết” nhưng anh chị luôn kiên cường, lạc quan sống tiếp. Đối với anh chị, cuộc đời hai vợ chồng có khổ thế nào, cả đời ngai lưng trả nợ 30 – 49 triệu thì tâm nguyện lớn nhất vẫn mong muốn cho các con đi học đầy đủ lấy cái chữ.
    theo Đại Lộ

      Trao tặng gần 10 triệu đồng cho em bé cụt chân ở Huế

      Bé Phạm Văn Thạnh gặp tai nạn thương tâm bị cắt đi một chân, mặt mày bầm dập đã xúc động nhận quà tặng của các nhà hảo tâm ngay trên giường bệnh.

      Sau khi chia sẻ bài viết “Xót thương cậu bé mồ côi gặp tai nạn thảm khốc”, nói về em Phạm Văn Thạnh (sinh năm 2003) ở Huế gặp tai nạn thương tâm bị cụt mất chân trái khiến ai ai cũng xót xa.
      Em Phạm Văn Thạnh vừa trải qua cơn nguy kịch hiện đang trong thời gian chờ phẫu thuật tiếp
      Em Phạm Văn Thạnh vừa trải qua cơn nguy kịch hiện đang trong thời gian chờ phẫu thuật tiếp
      Rất nhiều người đã gửi thư, gọi điện để động viên em Thạnh và gia đình. Trong thời gian ngắn,
      chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ của các nhà hảo tâm ở khắp nói gửi đến để ủng hộ bé Phạm Văn Thạnh và cùng hỗ trợ gia đình bé vượt qua thời điểm khó khăn.
      Số tiền ủng hộ cho hoàn cảnh của bé Thạnh là 9.600.000đ. Toàn bộ số tiền này được chúng tôi trao tận tay cho em Thạnh và người nhà của em tại Bệnh viện Trung ương Huế.
      Đến tại khoa Hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi không khỏi xót xa khi nhìn vào giường bệnh nơi em Thạnh nằm điều trị. Hiện tại, toàn thân em bị bỏng nặng, nhiều vết sẹo do cháy xém lộ rõ qua các vết sẹo dày đặc. Vì tai nạn quá nặng khiến chân trái bị dập nát, các bác sỹ đã phải tiến hành cắt bỏ.
      Nhà Thạnh có 7 anh em, mẹ bị bệnh tim và huyết áp cao, bố thì đã mất, các anh em và mẹ đều phải sống nương nhờ ở Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi. Đến gặp Thạnh, ám ảnh chúng tôi sâu đậm nhất khi ánh mắt thơ ngây của bé Thạnh nhìn sâu xoáy vào mỗi người.
      Anh trai của bé Thạnh là Phạm Phụng túc trực để chăm lo cho em trai cho biết: “Hiện tại các bác sỹ đang hội chẩn chờ mổ cho em Thạnh, nhưng do sức khỏe chưa đủ và cũng chưa đủ tiền lo chi phí mổ nên còn phải chờ thêm nữa ạ”
      Hai anh em Phạm Phụng và Phạm Văn Thạnh nhận số tiền 9.600.000 đồng

      Gia đình của Thạnh ở các bệnh viện gần 100km nhưng vì ở nhà có mẹ ốm nặng, không ai lo cho các em nên Phụng thường phải chạy đi chạy lại vừa chăm em nằm viện, vừa lo cho mẹ và các em ở nhà…
      Cầm trong tay số tiền gần 10 triệu đồng của những nhà hảo tâm anh em Phụng xúc động không nói lên lời. Chúng tôi biết, với khoản chi phí mổ, ăn ở đi lại cho cả hai anh em thì có lẽ sẽ còn thiếu rất rất nhiều nữa.
      Chúng tôi đã hoàn thành công việc làm cầu nối giữa nhà hảo tâm và hoàn cảnh bé Thạnh. Đã trao tận tay cho Thạnh anh trai Phạm Phụng số tiền 9.600.000đ trước sự chứng kiến của nhiều người và y bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế.
      Chia tay hai anh em bé Phạm Văn Thạnh ra về, anh mắt của cậu bé vừa trải qua cơn đại nạn hoang mang, buồn rười rượi ám ảnh chúng tôi. Mong sao sẽ có thêm nhiều nhà hảo tâm hơn nữa biết đến hoàn cảnh của em và phát tâm san sẻ, ủng hộ để cứu vớt em qua cơn hoạn nạn.

      DANH SÁCH ỦNG HỘ EM PHẠM VĂN THẠNH (MS: 06)
      Nhà hảo tâm Số tiền
      Do Phan Duong: 100,000
      Tran Van Sinh: 1,100,000
      Pham Thi Minh Anh: 200,000
      Trieu Thi Le Vi: 2,000,000
      Độc giả tên Linh: 1,000,000
      Bạn đọc giấu tên: 500,000
      Giang Kinh Hong: 500,000
      Luu Thi Hoang Yen: 1,000,000
      Nguyen Trung Nam, Johnny Huynh (Na Uy): 1,200,000
      Nguyen Van Qui: 1,000,000
      Dương Minh Tâm: 1,000,000
      Tổng 9,600,000
      theo Đại Lộ

        Quảng Bình: Duyên tình khó tin của đôi ‘chồng bò, vợ lết’

        Hình ảnh ông bò phía trước, bà lết theo sau của đôi vợ chồng này đã quá quen thuộc với một số chợ trên địa bàn từ Huế đến Quảng Bình. Đằng sau đó là cả câu chuyện về cuộc đời, về tình yêu hết sức cảm động của những người kém may mắn trong cuộc sống.

          Duyên trời định
          Chúng tôi đến thăm ngôi nhà nhỏ của ông Lê Văn Tuất và bà Nguyễn Thị Mụng (đều 57 tuổi) ở thôn Đoàn Kết, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) để nghe kể về câu chuyện cuộc đời của vợ chồng họ.
          “Khi sinh ra, vợ chồng tôi đều bình thường, năm chúng tôi lên ba, cả hai người đều bị sốt, hết sốt thì đôi chân cứ teo dần lại rồi không đi được nữa. Từ đó tôi bò bằng đầu gối, còn bà ấy thì lết khi cần đi đâu”, ông Tuất kể.
          Là con đầu trong một gia đình có 8 anh chị em, cuộc sống vất vả, phụ thuộc vào cha mẹ già và mấy đứa em mãi không được nên năm 16 tuổi ông bắt đầu tập tành đan lát.
          ăn xin, chồng bò, vợ lết, Lệ Thủy, Quảng Bình, tàn tật, Lê Văn Tuất, Nguyễn Thị Mụng
          Đôi vợ chồng ‘chồng bò vợ lết’ khiến cho rất nhiều người cảm động. Ai cũng mừng cho kết thúc có hậu của chuyện tình này.
          Trời lấy đi đôi chân nhưng lại cho ông đôi tay khéo léo. Những rổ, rá, nong, nia ông đan ra đều được người làng ưa thích nên mỗi khi cần là họ lại thay nhau đến cõng ông về nhà mình, nuôi ăn nuôi ở dăm bữa nửa tháng để ông đan lát.
          Năm ông 26 tuổi, bố bà tới cõng ông về nhà để đan lát, ông đã ở đan suốt một tháng trời và tình cảm giữa hai người cũng bắt đầu nảy nở.
          Bà nhớ lại: “Cả hai chúng tôi một chữ bẻ đôi cũng không biết, lại tàn tật nên thương nhau nhưng cha mẹ hai bên phản đối lịch liệt. Ai cũng bảo hai người thương nhau nhưng lấy thì lấy về thì ăn gì, rồi nếu có con thì con sẽ ra sao”.
          Vượt qua tất cả, ông đã dắt bà đi trên đôi chân nhỏ, vượt qua luỹ tre làng, vượt qua cả những ngăn cấm của gia đình hai họ.
          Ngày đó, người dân thôn Đoàn Kết vừa thương vừa ái ngại cho hình ảnh người chồng bò trước, chị vợ lết theo sau đi ra khỏi làng.
          Hai đôi chân nhỏ dắt díu nhau đi ăn xin
          Nhớ lại những bước “đi” dầu tiên ông vẫn còn rùng mình, con đường làng chỉ toàn đá với sỏi đã làm cho đám da trên đầu gối ông bong tróc, máu tứa ra đau buốt. Nhưng nghĩ đến bà đang lết theo phía sau nên ông vẫn cố đi.
          Hai vợ chồng ra đến đường cái, ngồi bên vệ đường để xin xe khách cho đi nhờ vào Huế.
          “Hồi đó các chú xe khách tốt lắm, cứ thấy vợ chồng tôi ngồi bên đường vẫy tay là các chú lại dừng xe, xuống bế cả hai chúng tôi lên rồi cho đi nhờ, họ chưa bao giờ lấy tiền của chúng tôi”, bà nói.
          ăn xin, chồng bò, vợ lết, Lệ Thủy, Quảng Bình, tàn tật, Lê Văn Tuất, Nguyễn Thị Mụng
          Những việc vặt trong nhà như lấy củi, nấu ăn...ông bà vẫn tự làm
          Ông bà đã bắt nhau đi khắp các chợ Đông Ba, An Cựu (Huế), Đông Hà, Hồ Xá (Quảng Trị) rồi các chợ lớn nhỏ ở Quảng Bình.
          Nhớ lại những ngày đi xin ăn xin, cả ông và bà đều thấy rùng mình, ngày nắng còn đỡ, lúc mưa xuống chợ ướt lép nhép, hai đầu gối của ông không bao giờ kịp kéo da non, những vết thương nhiễm trùng đau tê tái.
          Ông bà ngả tay xin ở bất cứ hàng nào đến được, cho thức ăn thì ăn, cho lương thực và ít bạc lẻ ông bà lại cất vào túi để đưa về. Buổi ngày ông bà bò lết khắp chợ, tối đến thì ngủ ở mái che của các quán.
          “Về đêm, mùi rác trong chợ hôi lắm, còn muỗi thì kinh khủng, đêm nào vợ chồng tôi cũng mong trời mau sáng. Khiếp nhất là những hôm trời lạnh”, ông kể.
          Hai vợ chồng sống như thế 7 năm thì bà mang bầu, sau khi biết, ông đưa vợ về sống ở nhà ngoại rồi lại một mình đi ăn xin mong có chút tiền nuôi vợ con.
          9 tháng bà mang thai là 9 tháng mất ngủ của hai vợ chồng và bố mẹ hai bên, ai cũng lo đứa bé sinh ra lại giống ba giống mẹ.
          “Những người trong bệnh viện đã khóc khi chứng kiến tôi lết đi sinh con” - bà bảo.
          Ngày bà trở dạ, ông vẫn còn bò lê lết khắp chợ, thấy bà bụng bầu lết đến bệnh viện để sinh con, cả y, bác sỹ và người nhà bệnh nhân không ai cầm được nước mắt.
          Vì không sinh thường được nên bà phải sinh mổ, đứa con trai khi sinh ra chỉ nặng 1,2kg, ông bà đặt tên là Lê Văn Tuấn, và may mắn cho ông bà là con bình thường.
          Sinh xong bà phải nằm viện 1 tháng để điều trị và chăm sóc đứa bé, ông về bò đi bò lại chăm vợ làm nhiều người thương đứt ruột.
          Một tuổi rưỡi mà con trai vẫn chưa đi được khiến ông bà như ngồi trên đống lửa, gần 2 tuổi anh con trai mới chập chững những bước đầu tiên trong cuộc đời.
          Thấy con đi chập chững, ông và bà mừng phát khóc, bao nhiêu hy vọng về một cuộc sống được đứng ngang bằng với mọi người ông bà đặt cả vào con.
          Đứa bé lớn lên ngoan ngoãn, ông bà cho anh học đến lớp 9 thì nghỉ ở nhà vì gia đình không có điều kiện học tiếp. Sau đó anh đã đi học sửa chữa điện gia dụng rồi về sửa tại nhà kiếm tiền nuôi suống gia đình.
          Cách đây 7 năm, ông bỏ hẳn nghề ăn xin. Nhà nước cũng hỗ trợ cho ông bà tháng một ít tiền để ổn định cuộc sống. Ăn còn bữa cơm bữa cháo nhưng tình cảm ông bà giành cho nhau vẫn không hề thay đổi.
          Hiện ông bà đã có cháu nội, đầu gối của ông giờ đã có da, nhà nước cũng cho ông bà một chiếc xe lăn, cứ dịp lễ tết ông lại lấy xe chở bà đi một vòng khắp xóm làng cho bà đỡ nhớ.
        Hải Sâm - theo Vietnamnet

          DANH SÁCH CÁC NHÀ HẢO TÂM ỦNG HỘ QUỸ "TẤM LÒNG THIỆN"

          Báo điện tử Trí Thức Trẻ cập nhật danh sách nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ Tấm Lòng Thiện trong tháng 9, 10, 11 năm 2014.

          • Trao tặng gần 10 triệu đồng cho em bé cụt chân ở Huế
          • Vợ trẻ bệnh tật ôm 5 đứa con nheo nhóc mong nhận thi thể chồng
          Báo điện tử Trí Thức Trẻ bên cạnh việc cập nhật những tin tức thời sự nóng hổi trong nước và quốc tế cũng luôn chú ý đến các chương trình từ thiện, các hoạt động xã hội.
          Báo dành riêng chuyên mục Tấm Lòng Thiện cho các hoạt động xã hội, để chia sẻ các bài từ thiện, giời thiệu đến bạn đọc gần xa những hoàn cảnh éo le khốn khó để mong các nhà hảo tâm góp sức ủng hộ.
          Chúng tôi xin nguyện là cầu nối giữa những tấm lòng thiện nguyện của Qúy nhà hảo tâm gần xa đến với những hoàn cảnh khó khăn khắp nơi.
          Dưới đây là danh sách nhà hảo tâm ủng hộ Qũy Tấm Lòng Thiện:
          CẬP NHẬT DS ỦNG HỖ QUỸ TẤM LÒNG THIỆN MỚI NHẤT

          Báo điện tử Trí Thức Trẻ xin ghi nhận những tấm lòng thơm thảo của Quý độc giả nhà hảo tâm gần xa. Mong tiếp tục nhận được sự quan tâm theo dõi của Qúy độc giả và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn mà Tấm Lòng Thiện giới thiệu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
          Hãy chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh thương tâm bằng cách gửi tiền ủng hộ đến Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí thức trẻ.
          Tài khoản: 1912.832.546.5015
          Báo Điện tử Trí Thức Trẻ - Techcombank Lĩnh Nam - Hà Nội
          Địa chỉ: Tầng 17, tòa nhà VTC Online số 18 đường Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
          Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn.
          theo Trí Thức Trẻ

            Người vợ quỳ lạy xin mọi người tha thứ khi chồng phát bệnh

            Bất chấp sự phản đối của mọi người, chị Hằng vẫn quyết định lấy người chồng điên. Gần 15 năm gắn bó với nhau, nước mắt đã không biết bao lần rơi cho những khổ cực, nhưng chị vẫn lặng lẽ ở bên anh, chăm sóc anh…
            Chặng đường tìm hạnh phúc
            Nếu ví cuộc đời chị Nguyễn Thị Hằng (SN 1957, thôn Văn Hội, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) như một bản nhạc thì ở đó, đa số là những nốt trầm. Bởi lẽ, anh Nguyễn Đức Đăng (SN 1959) chồng chị bị tâm thần phân liệt, lúc nào cũng ra ngẩn vào ngơ. Sức khỏe anh không có nên mọi công việc trong nhà đều do một mình chị định đoạt. Hai người lấy nhau được gần 15 năm, có với nhau hai mụn con nhưng hai cô con gái xinh đẹp của họ trí tuệ cũng chậm phát triển.



            Mặc cho chị Hằng tất bật với công việc nhưng anh Đăng vẫn chỉ ngồi trong góc nhà và lặng lẽ nhìn vợ

            Nhìn anh Đăng đang rít vội điếu thuốc lá, thỉnh thoảng, đôi tay thô ráp của anh lại vuốt nhẹ mái tóc của con, chị phân trần: “Nhìn thế thôi nhưng tâm trí của anh chỉ như đứa trẻ. Hơn 30 năm nay, anh sống như thế rồi”.

            Kể lại mối tình năm xưa với “tiếng sét ái tình” của cô gái lần đầu bước vào yêu, chị Hằng cười, nụ cười đầy chua xót.

            Trong một lần đi gặt lúa thuê cho nhà bà Bùi Thị Nuôi ở thôn Văn Hội, chị Hằng tình cờ bắt gặp hình ảnh người đàn ông tha thẩn trước hiên nhà, thỉnh thoảng lại ngẩng lên, ánh mắt vừa như vô hồn lại vừa đăm chiêu. Sự hiền lành, chất phác và ánh mắt ấy đã chiếm trọn trái tim của người phụ nữ mà từ nhỏ đã phải sống cảnh “dì ghẻ con chồng”.

            Thêm đó là sự động viên của hàng xóm “lấy nó đi cho đỡ khổ”, khiến chị càng quyết tâm đến với anh mặc mọi sự phản đối, sự ái ngại của mọi người xung quanh về tương lai của chị. Bản thân chị hiểu, hai người khổ gặp nhau cuộc sống sẽ càng khổ hơn nhưng chị không cưỡng lại “sự sắp đặt của số phận” và coi đó như cái duyên nợ từ kiếp trước của mình với anh Đăng.

            “Quen nhau 2 tháng, gặp nhau được 3 lần, anh cũng bảo tôi: “Hằng thương thì lấy tôi để tôi có một chỗ dựa còn tôi không làm được gì đâu”. Chính câu nói ấy của anh càng khiến tôi thương anh hơn và quyết định lấy anh làm chồng” – chị Hằng tâm sự.

            Chật vật con đường mưu sinh

            Nhìn chồng đang nghịch chơi cùng con gái út, bé Nguyễn Thị Lan Anh (4 tuổi), chị Hằng thở dài: “Mẹ chồng tôi mới mất được 3 – 4 tháng, trước khi mất bà cũng dặn tôi phải chăm sóc anh và vợ chồng đừng khi nào mắng chửi nhau”.

            Xung quanh nhà, mọi thứ vẫn xếp chồng bừa bộn, đâu cũng là những thứ mọi người cho: từ chiếc tivi cho tới xe đạp, bộ quần áo… Tự tay anh chị không
            có đủ kinh tế để sắm.

            Nhiều lúc nhìn chồng cứ ra ngẩn vào ngơ mà không làm được gì, chị cũng bực, cũng giận chồng rồi giận mình, rồi chị khóc, khóc ngày, khóc đêm, khóc cả trong những cơn mộng mị.

            “Nhiều người khuyên bỏ anh để đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng tôi không làm được như thế vì tôi bỏ đi, anh và con sẽ lại dắt nhau đi lang thang, bữa no bữa đói. Anh cũng bảo tôi: “Hằng cố chăm sóc tôi, tôi không làm được gì đâu, sau này tôi chết tôi sẽ phù hộ Hằng”. Nghe những lời thủ thỉ ấy, chẳng người vợ nào nhẫn tâm bỏ đi. Hơn nữa, tình cảm của tôi dành cho anh vẫn còn nhiều lắm” – mím chặt môi chị Hằng nói.

            Ngày sinh con gái đầu lòng, bé Nguyễn Thị Hiểu Ly (13 tuổi), chị phải đi nhặt lá rau má, hái từng quả sung về cho các thành viên trong gia đình ăn.

            “Khi mới sinh bé thứ hai, có người thấy gia cảnh khốn khó quá, tới xin tôi con về nuôi, cũng có người khuyên tôi đưa nó vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, nhưng tôi không đồng ý. “Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo”, gia đình 4 người chúng tôi sẽ nương tựa vào nhau để cùng vượt qua cảnh khổ” – chị Hằng chia sẻ.





            Nhiều năm nay, dù khó khăn chất chồng, dù phải đối diện với nhiều lời dị nghị, nhưng gia đình 4 người họ vẫn bên nhau

            Nhắc tới những lần anh đi lang thang, chị càng xót xa hơn. Đó là câu chuyện xảy ra khoảng 3 – 4 năm trước, trong một lần không kiểm soát được hành vi của mình, anh Đăng đã bỏ nhà lên khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn mà trong túi không có nổi đồng xu. Cả nhà đã đi tìm khắp nơi nhưng tung tích về anh vẫn biệt tăm. Ngày anh trở về sau 4 tháng đi “lang bạt” với thân hình tiều tụy “da bọc xương”, chị vừa mừng vừa tủi. Sự trở về của anh, với chị đó là điều may mắn.


            Vào những ngày nắng nóng, anh Đăng “phát bệnh” nhiều hơn. Anh có thể gây hấn với người xung quanh khiến chị có lần phải quỳ lạy để xin sự tha thứ từ mọi người, nhưng chưa khi nào anh đánh đập hay quát mắng vợ con. Trong mắt chị, anh vẫn chỉ là “đứa trẻ” với bản tính “hiền như cục đất”.

            Công việc chính hiện tại của chị Hằng là phụ dán đồ hàng mã, đi mò cua bắt ốc ngoài đồng để lấy tiền nuôi 4 miệng ăn. Chị nhớ, mình đã từng hai lần rủ chồng ra đồng cùng nhưng anh chỉ xua tay, lắc đầu. “Nghĩ đi nghĩ lại, cho anh ấy ra đồng, tiền thuốc còn hơn tiền kiếm được” – chị Hằng cho hay.

            Chị kể, nơi xa nhất mà chị đi chính là những cánh đồng làng, cuộc sống quanh năm suốt tháng chị bó hẹp sau “lũy tre làng” với người chồng “điên” và hai đứa con cũng chẳng được khôn ngoan như người. Mỗi lần đi làm như thế, chị lại phải lo cơm nước sẵn, rồi vội vàng trở về khi công việc đã tươm tất.





            Bị tâm thần phân liệt nên anh Đăng không giúp được gì cho vợ, lúc nào cũng chỉ ra ngẩn vào ngơ

            “Nhiều lúc tôi cũng tủi thân khi nhìn hạnh phúc của các gia đình xung quanh. Cảnh sống của gia đình tôi ngày nào cũng là bữa no, bữa đói nên tôi chẳng dám ước mơ về sự “đổi vận” mà chỉ ước sao có đủ cơm ăn, áo mặc, 2 con được học hành nên người. Những nợ nần của gia đình, tôi sẽ nhịn ăn để trả dần mà không để chồng con phải khổ” – chị Hằng nói.

            Và mỗi khi có ai gọi chồng mình là “điên”, hay bảo mình lấy chồng điên, chị Hằng lại nổi giận vì với chị, anh luôn là người đàn ông sống tình cảm. Khi tôi quay sang hỏi anh: “Anh Đăng có thương chị Hằng không?”, anh im lặng hồi lâu rồi khẽ gật đầu. Chính cái gật đầu ấy của anh khiến chị thêm vui, chị cười, nét cười đầy khắc khổ của người phụ nữ ở cái tuổi đã toan về chiều.

            Nằm gọn trong lòng bố, bé Lan Anh cũng lí nhí: “Con cũng thương bố mẹ. Sau này con muốn được làm cô giáo”.

            Và những ước mơ của họ vẫn được giấu chặt sau ngôi nhà vừa được xây nên bằng số tiền anh chị đi vay nợ, bằng sự giúp đỡ của chính quyền, cộng đồng… trên nền ngôi nhà tranh mà “mưa tới mặt, nắng tới đầu”. Nhưng dù cuộc sống khó khăn, ở đó chúng tôi vẫn tìm thấy những nụ cười, nụ cười làm vơi bớt những gánh nặng mưu sinh.


            Hãy chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh thương tâm bằng cách gửi tiền ủng hộ đến Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí thức trẻ.

            Tài khoản: 1912.832.546.5015

            Báo Điện tử Trí Thức Trẻ - Techcombank Lĩnh Nam - Hà Nội

            Địa chỉ: Tầng 17, tòa nhà VTC Online số 18 đường Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

            Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn.
            theo Đại Lộ